• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 33

Ngày soạn: 2/5/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2021 Tập đọc - Kể chuyện

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

I.MỤC TIÊU.

A.Tập đọc

1.Kiến thức: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các dấu câu, giữa các cụm từ.

2.Kĩ năng : Rèn kỹ năng đọc đúng 1 số từ ngữ: Xách nỏ, nắm bùi nhùi.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ giải nghĩa ở cuối bài

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác 3. Thái độ : Cần có ý thức bảo vệ môi trường.

* GDBVMT:Có ý thức bảo vệ động vật…

Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên

B. Kể chuyện

1.Kiến thức : Dựa nội dung câu chuyện, tranh minh hoạ để kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn.

2.Kĩ năng : Rèn kỹ năng nói và nghe cho HS để kể tiếp được câu chuyện, nhận xét được bạn kể.

3.Thái độ : Giáo dục tính mạnh dạn tự tin cho HS.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II- CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ SGK.

- Bảng phụ chép câu văn dài các đoạn 1, 2, 4.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Khởi động : 4'

Giáo viên gọi 3 học sinh đọc đọc thuộc lòng “Bài hát trồng cây"

1. - Nêu nội dung bài thơ - Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. Khám phá a. Luyện đọc

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt và hướng dẫn giọng đọc

Đoạn 1: giọng kể khoan thai.

Đoạn 2: giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương.

Đoạn 3: giọng cảm động, xót xa.

Đoạn 4: giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn.

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi do bạn nêu.

- Nhận xét.

- Lắng nghe

(2)

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.

- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS.

- HD đọc từ ngữ khó: xách nỏ, loang, nắm bùi nhùi, hét lên, nước mắt, lẳng lặng, giật phắt...

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.

- GV theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. Nhắc HS chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu:

Nếu con thú nào không may gặp bác ta/ ...ngày tận số.// Bác nhẹ nhàng rút mũi tên/ bắn trúng vượn mẹ.// Bác cắn môi/ bẻ gãy nỏ/ và lẳng lặng quay gót ra về.//

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

b. Tìm hiểu bài.

+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?

+ Khi bị trúng tên, vượn mẹ đã nhìn người thợ săn với ánh mắt như thế nào?

+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?

+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?

+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?

- KL: Câu chuyện muốn khuyên con người phải biết yêu thương và bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường c. Luyện đọc lại

- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2:

giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương.

- YC hs luyện đọc đoạn 2.

- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét.

- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài (đọc 2 lần).

- HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.

- Đọc từng đoạn trước lớp. (2 lần)

- HS đọc chú giải nêu nghĩa các từ mới.

- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.

- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.

- Hs đọc

+ Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.

+ Vượn mẹ nhìn người thợ săn bằng đôi mắt căm giận.

+ Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc…

+ Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn nghề đi săn.

- Không nên giết hại muông thú. / Phải bảo vệ đông vật hoang dã. / Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc trước lớp;

- Hs luyện đọc nhóm đôi

- 3 HS đại diện 3 dãy thi đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.

(3)

Kể chuyện

*Nêu nhiệm vụ.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện

* Hướng dẫn HS kể chuyện.

+ Chúng ta phả kể lại câu chuyện bằng lời của ai?

+ Khi kể chúng ta cần xưng hô như thế nào?

- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.

- Gọi HS kể mẫu

- Yêu cầu HS kể theo nhóm.

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.

- YC hs kể cả câu chuyện.

- Gọi vài HS thi kể chuyện trước lớp.

- Nhận xét.

3. Vận dụng: 3’

+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?

- Nhận xét tiết học

- Dặn hs về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu: Dựa vào tranh kể lại câu chuyện Người đi săn và cọn vượn bằng lời của bác thợ săn.

+ Bằng lời của bác thợ săn.

+ Xưng là tôi.

- HS nêu:

+ Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.

+Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.

+Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương.

+ Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.

-4 HS kể 4 đoạn, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Kể chuyện theo nhóm 4, mỗi HS kể 1 đoạn.

- 4 HS kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện (2 lượt)

- 2 HS kể.

- HS thi kể.

- Nêu

- Lắng nghe Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức : giúp học sinh củng cố về:

- Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000.

- Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.

- Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.

2.Kĩ năng : Học sinh đọc, viết các số trong phạm vi 100 000; viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại; tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước nhanh, đúng, chính xác.

3.Thái độ : Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.

(4)

* Gúp phần phỏt triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sỏng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. Chuẩn bị:

-Bảng phụ,VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động (3 phỳt):

- Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lờn bảng 2. Luyện tập thực hành 25'

*Bài 1( 169 SGK) : Viết tiếp số thớch hợp vào dưới mỗi vạch.

- HS đọc yờu cầu.

- 2 h/s lờn bảng làm, lớp làm vở.

- Em cú nhận xột gỡ về cỏc số trong dóy số?

- Em cú nhận xột gỡ về cỏc số trong dóy số?

- Nhận xột

*Bài 2( 169 SGK): Đọc cỏc số.

- Gv đưa mẫu, yờu cầu hs đọc mẫu 36 982

GV viết số, h/s nối tiếp đọc số.

- Nhận xột.

*Bài 3( 169 SGK): Viết cỏc số.

- GV hướng dẫn mẫu.

9725 = 9000 + 700 + 20 + 5 - 2 đội cử 4 h/s thi viết tiếp sức.

- Nhận xột.

b) Tương tự

- Đưa mẫu 4000 + 600 + 30 + 1 = 4631

*Bài 4( 169 SGK): Viết số thớch hợp vào chỗ chấm.

- TBVN điều hành lớp hỏt, vận động tại chỗ

- Lắng nghe - Ghi bài vào vở - Hs đọc yờu cầu, xỏc định yờu cầu - Hs làm bài

a. 20000 50000 70000 0 10000 30000 40000 60000 … - Là các số tròn chục nghìn.

b.

75000 80000 85000 90000 95000 100000 - Là các số tròn nghìn.

- Hs đọc yờu cầu, xỏc định yờu cầu - Hs đọc mẫu

- Hs nối tiếp đọc số.

36 982; 54 175; 90 631; 14 034; 8066; 71 459;

48 307; 2003; 10 005.

- Hs đọc yờu cầu, xỏc định yờu cầu - Hs làm bài

a) 6819 = 6000 + 800 + 10 + 9 2096 = 2000 + 90 + 6

5204 = 5000 + 200 + 4 1005 = 1000 + 5

b) Viết các tổng (theo maóu) 9000 + 900 + 90 + 9 = 9999 9000 + 9 = 9009

7000 + 500 + 90 + 4 = 7594 9000 + 90 = 9090

- Hs đọc yờu cầu, xỏc định yờu cầu - Hs làm bài

a) 2005; 2010; 2015; 2020; 2025.

b) 14 300; 14 400; 14 500; 14 600; 14 700.

c) 68 000; 68 010; 68 020; 68 030; 68 040.

a) Hơn kém nhau 5 đơn vị.

(5)

- Lớp làm vở, 3 h/s lên bảng làm.

- Nhận xét về các dãy số trên.

- Nhận xét.

3. Vận dụng : 4' - NhËn xÐt giê häc.

- Dặn hs về xem lại bài.

b) C¸c sè trßn tr¨m.

c) C¸c sè trßn chôc.

Tự nhiên và xã hội CÁC ĐỚI KHÍ HẬU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết tên các đới khí hậu trên Trái Đất; Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu; Biết chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, chỉ trên bản đồ

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường giúp cho khí hậu trở nên trong lành.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong SGK trang 124, 125. (HĐ1); quả địa cầu (HĐ 2)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: 4’

+ Mỗi năm gồm bao nhiêu tháng?

- Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng?

- Nhận xét, tuyên dương hs - Kết nối tri thức - giới thiệu bài 2. 2. Khám phá

3. HĐ1: Các đới khí hậu ở bắc và nam bán cầu

- GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK trang 124, 125 trả lời các câu hỏi sau:

+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?

+ Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực.

- Kết luận: Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu.

Từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực có các đới sau: nhiệt đới, ôn

+ Mỗi năm gồm 12 tháng + …365 vòng

- Nhận xét

- HS quan sát và làm việc theo nhóm.

+ Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới + Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu + Các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực là nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

- Nhận xét

(6)

đới, hàn đới

HĐ2: Đặc điểm chính của các đới khí hậu

- GV hướng dẫn HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới trên quả địa cầu.

- Gv yêu cầu HS xác định đường xích đạo trên quả địa cầu

- GV xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu. Những đường đó là: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. Sau đó, GV có thể dùng phấn hoặc bút màu tô đậm 4 đường đó.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra đặc điểm của các đới khí hậu

- Nhận xét

- GV yêu cầu HS:

+ Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào?

+ Tìm trên quả địa cầu 3 nước nằm ở mỗi đới khí hậu nói trên.

Kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: thường nóng quanh năm ; ôn đới: ôn hoà, có đủ 4 mùa ; hàn đới: rất lạnh. Ở hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng.

3. Vận dụng: 3’

+ Có mấy đới khí hậu? Là những đới nào?

- HS chú ý theo dõi

- HS xác định đường xích đạo

- HS quan sát và lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.

+ Nhiệt đới: nóng, ẩm, mưa nhiề + Ôn đới: ấm áp, mát mẻ. Có đủ 4 mùa

+ Hàn đới: Lạnh quanh năm, có tuyết

- HS chỉ và trả lời: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới

+ Nhiệt đới: Việt Nam, Malaixia, Êtiopia

+ Ôn đới: Pháp, Thuỵ Sĩ, Úc.

+ Hàn đới: Canada, Thuỵ Điển, Phần Lan.

+ Có 3 đới: ôn đới, hàn đới, nhiệt đới - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài “Bề mặt Trái Đất

- GV nhận xét tiết học Ngày soạn: 2/5/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2021 Thể dục

ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI TRÒ CHƠI "CHUYỂN ĐỒ VẬT"

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.

(7)

- Chơi trò chơi "Chuyển đồ vật". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

2.Kĩ năng: Thực hiện động tác tương đối đúng và tham gia chơi tương đối chủ động.

3.Thái độ: Qua bài học giúp học sinh rèn kỹ năng và rèn cho học sinh có tính khéo léo cẩn thận hơn.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe

II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: Chuẩn bị 3 em 1 quả bóng và sân cho trò chơi "Chuyển đồ vật".

III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Khởi động 5-6’

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, dặn dò học sinh chú ý an toàn trong quá trình tập luyện.

-Đội hình nhận lớp

*Khởi động các khớp

- Xoay khớp cổ tay kết hợp cổ chân - Xoay khớp khuỷu

- Xoay khớp vai - Xoay khớp hông - Xoay khớp gối

- GV quan sát nhắc nhở lớp khởi động tích cực - Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 3-6 em lên Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay. HS nhận xét, gv nhận xét và chốt ý.

- Khởi động theo đội hình hàng ngang.

- LT điều khiển lớp khởi động

- HS thực hiện A. Hoạt động thực hành 25-28’

- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người. - ĐH: Tung và bắt bóng theo nhóm 3 người.

- Chia số HS trong lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 người. Từng nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau. Sau một số lần tập, GV có thể đổi các vị trí đứng để tăng các tình huống trong khu thực hiện bài tập. Khi HS thực hiện, tuỳ theo đường bóng cao hay thấp, gần hay xa để

- HS thực hiện

(8)

di chuyển tới bắt bóng. Khi bắt bóng xong mới chuyển sang động tác tung bóng đi cho bạn.

- Chơi trò chơi "Chuyển đồ vật". - ĐH: Trò chơi "Chuyển đồ vật".

- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi một cách ngắn gọn để HS nắm được và cho HS chơi, GV làm trọng tài. Khi đã chơi thành thạo, tuỳ theo điều kiện hoặc trình độ của HS, GV có thể tăng thêm số lượng bóng và mẩu gỗ để mỗi lần thực hiện, các em phải chuyển vùng một lúc nhiều đồ vật

- HS lắng nghe và thực hiện

B. Hoạt động thả lỏng 5-6’

- Đứng thành vòng tròn, cúi người thả lỏng. - HS thực hiện

- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét. - Đội hình xuống lớp x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x



GV Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : giúp học sinh củng cố về:

- So sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Củng cố về sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định.

2.Kĩ năng : Học sinh so sánh các số trong phạm vi 100 000; sắp xếp một dãy số theo thứ tự xác định nhanh, đúng, chính xác.

3.Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II- CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động : Ôn tập các số đến 100 000 4'

- GV gọi 3 h/s lên bảng làm bài tập

- Nhận xét, tuyên dương hs

- Kết nối tri thức - giới thiệu bài

*Bài 3:

a)7618 = 7000 + 600 + 10 + 8 9274 = 9000 + 200 + 70 + 4 4404 = 4000 + 400 + 4

b) 5000 + 700 + 20 + 4 = 5724 6000 + 800 + 90 + 5 = 6895 5000 + 500 + 50 + 5 = 5555

(9)

2. Luyện tập thực hành :

*Bài 1: Điền dấu >, <, =: 6'

- GV gọi h/s đọc yêu cầu

- Giáo viên cho h/s tự làm bài và sửa bài

- GV yêu cầu h/s giải thích cách làm.

- Giáo viên cho lớp nhận xét

* Bài 2: 5'

- GV gọi h/s đọc yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài - Nhận xét.

* Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. 5'

- GV gọi h/s đọc yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài - Nhận xét

*Bài 4: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. 5'

- GV gọi h/s đọc yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài

- Giáo viên nhận xét.

*Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng 4'

- GV gọi h/s đọc yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh tự làm bài 3. Vận dụng : 4'

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Luyện tập.

- Học sinh nêu

- HS làm bài và sửa bài

27469 > 27470 70000+30000 > 99000 85100 > 85099 80000+10000 < 99000 30000 = 29000+1000 90000+9000 = 99000

- HS đọc

- HS làm bài

a) 41 590; 41 800; 42 360; 41 785.

b) 27 898; 27 989; 27 899; 27 998.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

59 825; 67 925; 69 725; 70 100

- Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài

96 400; 94 600; 64 900; 46 900 - Học sinh đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài.

A. 2935; 3914; 2945 8763; 8843; 8853 B. 6840; 8640;4860 D 3689; 3699;3690

Đạo đức

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

LỊCH SỬ NHÀ BIA YÊN DƯỠNG-XÃ HỒNG THÁI ĐÔNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được lịch sử những cuộc chiến tranh ác liệt để giành lại cuộc sống độc lập, tự do, ấm no yên bình ngày nay ngay tại địa phương các em sinh sống.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Thực hiện tốt những hành vi uống nước nhớ nguồn và thể hiện lòng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ....

3. Thái độ: Biết ơn gia đình TBLS bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

* Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các thông tin và hình ảnh về nhà bia các gia đình TBLS.

C

(10)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (5’)

- Nêu nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm?

- Nêu các cách để bảo vệ môi trường. Địa phương em đã làm gì để bảo vệ môi trường?

- Nhận xét

- Kết nối tri thức - giới thiệu bài:

2. Khám phá

Ngày 24 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày mà nhân dân xã Hồng Thái Đông tổ chức tưởng niệm 127 người dân vô tội bị giặc Pháp giết hại trong trận càn năm 1949, thường thì Lễ cầu siêu được tổ chức tại Nhà bia từ ngày hôm trước, ngoài ra còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Người dân làng Yên Dưỡng gọi ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày "Giỗ làng".

“Nhà bia yên dưỡng”. Một cái tên nghe tưởng như vô tình nhưng rất đỗi thương tâm, nơi ghi dấu ấn một sự kiện lịch sử của một vùng quê huyện Đông Triều trong cuộc kháng chiến chống Thực dân pháp xâm lược, đây là nơi ghi lại tội ác thực dân khi sát hại 127 người dân vô tội trong một trận càn năm 1949.

Ngày 8 tháng 5 năm 1949, (Âm lịch là ngày 22 tháng 4 năm kỷ sửu). Giặc Pháp đã mở cuộc càn quét lớn vào thôn Yên Dưỡng và thôn Thượng Thông, đánh phá cơ sở cách mạng, tàn phá xóm làng, uy hiếp tinh thần cách mạng của nhân dân. Những người bị giặc Pháp giết hại trong trận càn là những ông già, bà già, phụ nữ, trẻ nhỏ, họ bị lùa đến khu vực giếng làng thôn Yên Dưỡng, chúng dùng lưỡi lê đâm chết tại chỗ 5 cụ già, đó là các cụ: Cụ Nguyễn Văn

- HS trả lời - Nhận xét - HS trả lời - Nhận xét

- Hs lắng nghe.

- Nhà bia Yên Dưỡng là nơi tưởng niệm 127 người dân vô tội bị giặc Pháp giết hại trong trận càn năm 1949.

- Giặc Pháp đã mở cuộc càn quét lớn vào thôn Yên Dưỡng và thôn Thượng Thông. Ngày 8 tháng 5 năm 1949, (Âm lịch là ngày 22 tháng 4 năm kỷ sửu) - Những người bị giặc Pháp giết hại trong trận càn là những ông già, bà già, phụ nữ, trẻ nhỏ, họ bị lùa đến khu vực giếng làng thôn Yên Dưỡng.

- 5 cụ già, đó là các cụ: Cụ Nguyễn Văn Tải, cụ Lê Văn Nhờ, cụ Lê Văn Mễ, cụ Tô Văn Bất, cụ Lê Văn Mẫn.

- H lắng nghe.

- Gia đình cụ Lê Văn Mễ chết 10 người;

- Gia đình ông Nguyễn Văn Quýnh chết 09 người.

- gia đình cụ Phạm Văn Hồng chết 07 người.

- Gia đình ông Nguyễn Văn Trù đã có 01 bà vợ và 03 con trai nhỏ đều bị chết, ông Trù đã hoá điên, dại.

(11)

Tải, cụ Lê Văn Nhờ, cụ Lê Văn Mễ, cụ Tô Văn Bất, cụ Lê Văn Mẫn, sau đó chúng điên cuồng xả súng vào những người dân vô tội, lấy đi sinh mạng của 127 con người.

Trong trận càn làng, địch đã đốt phá gần 80 hộ gia đình, khiến cho nhiều người không còn tấm áo, cái quần để mặc, lương thực, dụng cụ gia đình bị tàn phá hết, thậm chí cái bát, cái nồi nấu cơm không còn, một số hộ gia đình có nhiều người chết là: Gia đình cụ Lê Văn Mễ chết 10 người; gia đình ông Nguyễn Văn Quýnh chết 09 người, gia đình cụ Phạm Văn Hồng chết 07 người. Đặc biệt có gia đình ông Nguyễn Văn Trù đã có 01 bà vợ và 03 con trai nhỏ đều bị chết, ông Trù đã hoá điên, dại.

Gia đình ông Đỗ Văn Bỉnh có 01 vợ và 03 con cũng đều bị địch bắn chết. (Sau vụ tàn sát đẫm máu của địch, ông Bỉnh đã tự nguyện gia nhập Bộ đội Cụ Hồ để trả thù nhà, đến nợ nước, ông Bỉnh đã hy sinh tại chiến trường và được nhà nước truy tặng danh hiệu Liệt sỹ chống Pháp).Tại hiện trường xung quanh giếng nước, bọn địch đã lấy hết các bao thắt lưng của các bà, các chị, lục soát để lấy tiền. Những bao thắt lưng đó đủ các màu và dính máu đỏ, chúng đã cuộn lại thành từng bó vứt vào giếng nước toàn màu máu đỏ. Khi rời khỏi hiện trường, bọn địch còn cài lại mìn nổ chậm xung quanh xác chết bên bờ giếng nước và các ngả đường vào các xóm ngõ trong làng, hòng gây thêm tội ác, khi cán bộ và du kích xã về làng chôn cất các tử thi.

Trong số bà con và trẻ thơ bị địch bắn chết, may mắn còn sống sót 3 người là chị Lê Thị Nhít lúc đó 6 tuổi, bị bắn gãy chân, chị Nguyễn Thị Sắn 6 tuổi bị đạn bắn sượt đầu và anh Phạm Văn Thường lên 7 tuổi bị đạn bắn vào bụng nhưng không chết. Ba người sống sót nói trên, ngay tối đêm ngày 22 tháng 4 năm Kỷ Sửu đã được đội du kích xã và bà con thôn xóm đưa sang thôn Tân Yên để cứu chữa.. Anh Thường ngày nay đã thành bậc ông già ở độ tuổi 70. Trong quá trình tham gia công tác cách mạng, ông Thường đã đi bộ đội, trở thành

- Gia đình ông Đỗ Văn Bỉnh có 01 vợ và 03 con cũng đều bị địch bắn chết.

- Sau vụ tàn sát đẫm máu của địch, ông Bỉnh đã tự nguyện gia nhập Bộ đội Cụ Hồ để trả thù nhà, đến nợ nước, ông Bỉnh đã hy sinh tại chiến trường và được nhà nước truy tặng danh hiệu Liệt sỹ chống Pháp.

- Khi rời khỏi hiện trường, bọn địch còn cài lại mìn nổ chậm xung quanh xác chết bên bờ giếng nước và các ngả đường vào các xóm ngõ trong làng, hòng gây thêm tội ác, khi cán bộ và du kích xã về làng chôn cất các tử thi..

- May mắn còn sống sót 3 người là chị Lê Thị Nhít lúc đó 6 tuổi, bị bắn gãy chân, chị Nguyễn Thị Sắn 6 tuổi bị đạn bắn sượt đầu và anh Phạm Văn Thường lên 7 tuổi bị đạn bắn vào bụng nhưng không chết.

- Trong quá trình tham gia công tác cách mạng, ông Thường đã đi bộ đội, trở thành Đảng viên, là thương binh, đã từng giưc chức vụ phó Chủ tịch UBND xã Phạm Hồng Thái năm 1984 - 1986.

- Năm 1993 đã xây dựng Nhà bia tưởng niệm để tưởng nhớ tới 127 người dân vô tội đã anh dũng hy sinh trước sự đàn áp dã man của giặc Pháp.

(12)

Đảng viên, là thương binh, đã từng giữ chức vụ phó Chủ tịch UBND xã Phạm Hồng Thái năm 1984 - 1986.

Để ghi lại sự kiện tàn sát đẫm máu của giặc Pháp năm 1949 đối với người dân làng Yên Dưỡng. Thân nhân các gia đình có người thân bị giết, cùng các bậc cao niên của làng đã cùng nhau tổ chức vận động bà con trong thôn xóm, người góp của, người góp công và được sự hỗ trợ của UBND huyện Đông Triều, năm 1993 đã xây dựng Nhà bia tưởng niệm để tưởng nhớ tới 127 người dân vô tội đã anh dũng hy sinh trước sự đàn áp dã man của giặc Pháp. Nhà bia tưởng niệm được xây dựng gần 2 miếu thờ vị Thành Hoàng của làng và một miếu thờ Mẫu. Đây không chỉ là chứng tích ghi tội ác của thực dân pháp đối với dân làng Yên Dưỡng mà Nhà bia Yên Dưỡng còn là công trình văn hoá có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng sâu sắc, đối với các thế hệ người dân xã Hồng Thái Đông.

Ngày nay, ngày 24 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày mà nhân dân xã Hồng Thái Đông tổ chức tưởng niệm 127 người dân vô tội bị giặc Pháp giết hại, thường thì Lễ cầu siêu được tổ chức tại Nhà bia từ ngày hôm trước, ngoài ra còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Người dân làng Yên Dưỡng gọi ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày “Giỗ làng”.

Tuy Nhà bia Yên Dưỡng được xây dựng đơn sơ, đang tiếp tục được nâng cấp, tôn tạo, hàng năm vào ngày “Giỗ làng”, mỗi người dân tới đây đều muốn thắp một nén nhang thơm để cầu mong cho những linh hồn vô tội thanh thản siêu thoát.

Nhà bia Yên Dưỡng, nằm cách trục đường 18A khoảng 500m. Nơi đây cuộc sống của người dân được cải thiện, từng ngày nhà cao tầng mọc thêm, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Ba trường của 3 cấp học:

Mầm non, tiểu học, THCS xã Hồng Thái Đông đang đi vào chuẩn và đạt chuẩn Quốc gia. Các thế hệ học trò của Hồng Thái Đông vẫn biết

(13)

lịch sử “Nhà bia Yên Dưỡng’. Ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm, dân làng đều đến nơi đây để thắp một nén nhang thơm tưởng nhớ, thấm đậm cảm giác thương tâm, như tiếng nức nở của đời sau khi nghe hai tiếng “Giỗ làng”

3. Vận dụng (3’)

- HS ghi nhớ bài học thực hiện giúp đỡ gđ TBLS bằng những việc làm cụ thể.

- Nhận xét giờ học.

Chính tả ( Nghe - viết) NGÔI NHÀ CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.

2. Kĩ năng: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ngôi nhà chung. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.

- Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: l/n ; v/d.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

*Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: 4'

- GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: bạc phếch, con rết, kết hoa, mũi hếch.

- Nhận xét.

- Kết nối tri thức - giới thiệu bài.

2. Khám phá :

a. Hướng dẫn học sinh nghe viết : 20'

- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.

- Gọi học sinh đọc lại bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả.

+ Tên bài viết ở vị trí nào ?

+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì ? + Những việc chung mà tất cả mọi dân tộc phải làm là gì ?

+ Đoạn văn trên có mấy câu ?

- Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con

- Học sinh nghe giáo viên đọc

- 2 - 3 học sinh đọc

- Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.

- Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là trái đất.

- Những việc chung mà tất cả mọi dân tộc phải làm là bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống nghèo đói, bệnh tật.

- Đoạn văn trên có 4 câu

(14)

- Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: hàng nghìn, bảo vệ, đói nghèo

- Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.

- Đọc cho học sinh viết :

- GV cho h/s nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.

- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho h/s viết vào vở.

- GV theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.

- Chấm, chữa bài :

- Giáo viên cho h/s cầm bút chì chữa bài.

- GV đọc chậm rãi, để h/s dò lại.

- Giáo viên thu vở, nhận xét một số bài, c. Luyện tập thực hành : 7'

* Bài tập 1 : Gọi 1 h/s đọc yêu cầu phần a

- Cho h/s làm bài vào vở bài tập.

- GV tổ chức cho h/s thi làm bài tập nhanh, đúng.

- Gọi học sinh đọc bài làm của mình:

Xen vào giữa những đám đá tai bèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.

* Gọi 1 h/s đọc yêu cầu phần b

- Cho h/s làm bài vào vở bài tập.

- GV tổ chức cho h/s thi làm bài tập nhanh, đúng.

- Gọi học sinh đọc bài làm của mình:

Chiếc xe đò từ Sài Gòn về làng, dừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy vẫn nổ, anh lái xe vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, kêu lớn:

- Thằng Năm về !

Chị tôi đang ngồi sàng gạo, vội vàng đứng dậy, chạy tụt ra đường.

*Bài tập 2: Gọi 1 h/s đọc yêu cầu

- Cho h/s làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh đọc

- Học sinh viết vào bảng con

- Cá nhân

- HS chép bài chính tả vào vở

- Học sinh soát lỗi

- Điền vào chỗ trống l hoặc n:

- Điền vào chỗ trống v hoặc d:

- Đọc và chép lại các câu văn sau:

- Hs đọc yêu cầu - Hs làm bài vào vbt

(15)

- GV tổ chức cho h/s thi làm bài tập nhanh, đỳng.

- Gọi học sinh đọc bài làm của mỡnh:

- Nhận xột 3. Vận dụng : 3'

- GV nhận xột tiết học.

- Tuyờn dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đỳng chớnh tả

- Hs thi làm nhan, đỳng

Tự nhiờn và xó hội BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIấU:

1. Kiến thức: Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dơng. Nói tên và chỉ

đợc vị trí trên lợc đồ.

2. Kĩ năng: Rốn kĩ năng nhận biết

3. Thỏi độ: Tạo hứng thỳ yờu thớch mụn học

* Gúp phần phỏt triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giỏo tiếp và hợp tỏc, NL giải quyết vấn đề và sỏng tạo, NL nhận thức mụi trường, NL tỡm tũi và khỏm phỏ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong Sgk

- tranh ảnh về lục địa và các đại dơng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: 4’

- Nờu cỏc đới khớ hậu?

- Nhận xột

- Kết nối tri thức - giới thiệu bài 2. Khỏm phỏ

* Cỏc hoạt động

1. hoạt động 1: (10p) thảo luận cả lớp - GV nêu yêu cầu

- 2 hs trả lời

:- GV chỉ vào phần đất và phần nớc trên quả

địa cầu .

- HS quan sát - GV hỏi: nớc hay đất chiếm phần lớn trên

bề mặt trái đất ? - HS trả lời

- GV giải thích cho HS biết về lục địa và đại dơng.

- HS nghe

* Kết luận: SGV

2. Hoạt động 2 (10p) Làm việc theo nhóm - GV nêu câu hỏi gợi ý

- Có mấy châu lục? chỉ và nói tên?

- Có mấy đại dơng?

* Kết luận: SGV

3. Hoạt động 3: (10p) chơi trò chơi; tìm vị trí các châu lục và các đại dơng

- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 l- ợc đồ câm , 10 tấm bìa nhỏ ghi tên các châu và đại dơng

- GV hô : bắt đầu

- chỉ đợc vị trí 6 châu lục và 4 đại dơng trên bản đồ.

- HS thảo luận theo nhóm

- Đại diện nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm nhận xét - HS nhận lợc đồ - HS trao đổi và dán - HS trng bày sản phẩm

(16)

- GV nhËn xÐt 3. Vận dụng: (5’) - ChuÈn bÞ bµi sau

Thực hành Toán ÔN TẬP I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức cho học sinh cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở hai dạng cơ bản.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. Đồ dùng: BP (BT 1,2 3,) III. Hoạt động dạy học:

1. Khởi động: 3’

- Kiểm tra đồ dùng của hs - Nhận xét

2.Luyện tập thực hành.

HĐ 1:Ôn lí thuyết

+ Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?

- Chốt các bước về giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

HĐ 2:Thực hành Bài 1: BP

3 bao gạo nặng 150 kg. Hỏi 9 bao gạo như thế nặng bao nhiêu kg?

- GV củng cố về dạng toán có liên quan rút về đơn vị dạng 1.

Bài 2: BP

HĐ cả lớp

- Nhiều HS nêu:

Dạng 1:

B1. Tính giá trị của một phần trong các phần bằng nhau (làm tính chia).

B2. Tính giá trị của nhiều phần(làm phép tính nhân)

Dạng 2:

B1. Tính giá trị của một phần trong các phần bằng nhau (làm tính chia).

B2. Tìm số phần bằng nhau của một giá trị (làm phép tính chia)

- Nhận xét.

- HS đọc đề bài

- HS tóm tắt, giải cá nhân.

- 1 HS làm bảng lớp

- HS kiểm tra kết quả theo nhóm cặp Bài giải

1 bao gạo nặng là:

150: 3 = 50 (kg) 9 bao gạo nặng là:

50 x 9 = 450 (kg) ĐS: 450 kg - HS nhận xét.

(17)

Mua 5 cái com pa hết 25 000 đồng. Hỏi mua 8 cái com pa như thế hết bao nhiêu tiền?

- Yêu cầu HS nêu dạng toán và giải thích cách làm.

- Củng cố dạng toán có liên quan rút về đơn vị dạng 1.

Bài 3: BP

Làm 32 sản phẩm trong một ngày cần 4 công nhân. Hỏi làm 72 sản phẩm như thế trong một ngày cần bao nhiêu công nhân? (biết sức làm của mỗi công nhân là như nhau)

- HS thảo luận theo nhóm đôi để lập kế hoạch giải bài toán.

- GV chốt các bước giải.

B1. Tìm 1 ngày 1 công nhân sản xuất được bao nhiêu sản phẩm.

B2. Tìm 72 trong 1 ngày cần bao nhiêu công nhân.

- Củng cố về dạng toán có liên quan rút về đơn vị dạng 2.

3. Vận dụng

- Nhận xét giờ hộc - Dặn hs về xem lại bài

- HS đọc đề bài

- HS tóm tắt, giải cá nhân.

- 1 HS làm bảng lớp

- HS kiểm tra kết quả theo nhóm cặp Bài giải

Mua 1 com pa hết số tiền là:

25000: 5 = 5000 (đồng) Mua 8 com pa hết số tiền là

5000 x 8 = 40000 (đồng) Đáp số: 40000 đồng - HS đọc đề

- HS thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày bài - HS làm bài cá nhân.

- 1HS làm bảng lớp Giải

Một công nhân một ngày làm được số SP là:

32: 4 = 8 (sản phẩm)

72 sản phẩm như thế trong một ngày cần số công nhân là:

72: 8 = 9 (công nhân) ĐS: 9 công nhân

Hoạt động ngoài giờ( Văn hóa giao thông) BÀI 9: KHÔNG NGHỊCH PHÁ ĐÈN TÍN HIỆU,

BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG

I- MỤC TIÊU

- HS biết được sự nguy hiểm khi nghịch phá biến báo giao thông.

- Biết cách xử lý khi phát hiện người khác nghịch phá biển báo giao thông.

- Không nghịch phá biển báo hiệu giao thông.

- Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc phá hoại biển báo giao thông.

Biết nhắc nhở mọi người không nghịch phá biển báo hiệu giao thông.

II-CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh về biển báo và đèn tín hiệu giao thông( nếu là giáo án điện tử)

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về về biển báo và đèn tín hiệu giao thông trong đồ dùng học tập của nhà trường.

(18)

- Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Tổ chức trong lớp a) Trải nghiệm

- Đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông có tác dụng gì? ( Chỉ dẫn cho người đi đường đi đúng)

- Nếu biển báo giao thông và đèn tín hiệu giao thông bị phá vỡ thì sẽ gây hậu quả gì?

b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ai hay hơn”

- Treo tranh, hỏi:

+ Em thấy gì qua 2 bức tranh?

+ Từ câu hỏi GV dẫn dắt đi vào truyện . + Yêu cầu Hs đọc truyện

- Thảo luận câu hỏi trong sách:

+ Lộc đề nghị Phúc thi bắn cái gì?

+ Em có ủng hộ trò chơi của hai bạn không? Vì sao?

+ Tại sao Liễu nói với Lộc và Phúc rằng “ Không ai hay hơn hết”.

c) Hoạt động thực hành

- GV đưa lần lượt 4 tranh trong hoạt động thực hành, hỏi:

+ Em nhìn thấy gì qua mỗi bức tranh? ( Tranh 1: Có 1 bạn leo lên đèn tín hiệu giao thông; Tranh 2: Một bạn đang ném đá vào đèn tín hiệu giao thông; Tranh 3:

Một bạn cõng bạn khác dán giấy vào biển báo dành cho người đi bộ; Tranh 4: Hai bạn đang khiêng biển báo đi nơi khác)

- GV giới thiệu: Đây là trò chơi của các bạn. Nếu em được rủ tham gia các trò chơi này em sẽ trả lời như thế nào?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 theo tổ, mỗi tổ một bức tranh - Gọi đại diện mỗi tổ trả lời

- GV nhận xét, tuyên dương những câu trả lời hay d) Hoạt động ứng dụng

- Chiếu tranh, gọi Hs đọc truyện + Câu chuyện có mấy nhân vật?

+ Thái rủ Trọng làm gì?

+ Trọng có đồng ý với việc làm của Thái không?

+ Nếu là Trọng em sẽ ngăn cản Thái bằng cách nào?

- Yêu cầu Hs tham gia đóng vai theo tổ để giải quyết tình huống.

- Gọi các nhóm đóng vai

- Bình chọn nhóm có cách diễn xuất tự nhiên và có cách giải quyết hay nhất.

2. Tổ chức lớp học ở sân trường hoặc nơi khác: Thảo luận nhóm, Đóng vai - Tổ chức trò chơi “ Đóng vai”: Yêu cầu các tổ dựa vào nội dung truyện , thảo luận đóng vai dựng lại tình huống

- Gọi đại diện các tổ trình bày

- Sau trò chơi đóng vai, GV nhận xét, chốt cách giải quyết đúng.

Ngày soạn: 2/5/2021

Ngày dạy Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2021

(19)

Toỏn

ễN TẬP BỐN PHẫP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000

I.MỤC TIấU

1.Kiến thức:Giỳp HS : Củng cố về cộng, trừ, nhõn, chia (nhẩm và viết) cỏc số trong phạm vi 100000

2.Kĩ năng: Giải bài toỏn bằng cỏc cỏch khỏc nhau.

3.Thỏi độ: Giỏo dục HS cú ý thức trong học tập.

* Gúp phần phỏt triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sỏng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II- CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ chộp bài

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động. 4'

- Trũ chơi “Hộp quà bớ mật”.

+ Nội dung chơi điền dấu thớch hợp vào chỗ chấm:

VD: 25 369 ...25469;

15 200 ...51002

13000 + 4000 ... 17000 (…) - Tổng kết – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lờn b ng.ả 2. Luyện tập thực hành

*Bài 1( 170 SGK): Tớnh nhẩm. 8' GV gọi h/s đọc yờu cầu .

- Yờu cầu hs nờu kết quả - Hướng dẫn hs cỏch viết.

- Nhận xột.

*Bài 2( 170 SGK): Đặt tớnh rồi tớnh 9' - GV gọi h/s đọc yờu cầu ,

- Yờu cầu hs lờn bảng làm, lớp làm vở

- Nhận xột.

-Hs tham gia chơi

- Lắng nghe - HS đọc yêu cầu.

- HS làm vở , nối tiếp đọc kết quả.

a)50 000 + 20 000 = 70 000 80 000 - 40 000 = 40 000 b) 25 000 + 3000 = 28 000 42 000 - 2000 = 40 000 c) 20 000 x 3 = 60 000 60 000 : 2 = 30 000 d) 12 000 x 2 = 24 000 36 000 : 6 = 6000.

- HS đọc yêu cầu.

- 8 HS lên bảng thực hiện và nêu cách tính

a) b

+ 39178 + 58427 _86271 25706 40753 43954 64884 99180 42317 _ 26883

7826 19057

c) d)

x 412 x 6247 25968 6 5 2 19 4328 2060 12494 16

48 0 36296 8 42 4537

(20)

*Bài 3 ( 171 SGK):

- Gọi hs đọc yờu cầu

- Bài toỏn cho biết gỡ, hỏi gỡ ?

- Lưu ý : 2 cỏch giải đều ra kết quả giống nhau.

- Nhận xột.

3. Vận dụng : 3' - Nhận xét giờ học.

- Nhắc về làm bài tập VBT(82)

29 56 0 - HS đọc bài toán.

- 1 h/s lên bảng tóm tắt.

- 2 h/s lên giải theo 2 cách.

Tóm tắt

Có: 80 000 bóng đèn

Lần 1 chuyển: 38 000 bóng đèn Lần 2 chuyển: 26 000 bóng đèn Còn lại: ... bóng đèn?

Bài giải.

C1: Cả hai lần chuyển số bóng đèn là:

38000 + 26000 = 64000( bóng đèn) Trong kho còn lại số bóng đèn là:

80000 - 64000 = 16000(bóng đèn) Đáp số: 16000 bóng

đèn.

C2: Trong kho còn lại số bóng đèn là:

80000 - (38000 + 26000) = 16000(bóng đèn) Đáp số: 16000 bóng đèn.

Tập đọc CUỐN SỔ TAY

I- MỤC TIấU.

1.Kiến thức : HS biết đọc phõn biệt lời người dẫnchuyện với lời cỏc nhõn vật.

Đọc đỳng cỏc từ ngữ khú phỏt õm: Mụ - na - ca, Va - ti - căng, lý thỳ, một phần năm

2.Kĩ năng : Nắm được cụng dụng của sổ tay. Biết cỏch ứng xử đỳng khụng tự tiện xem sổ tay của ngời khỏc.

3.Thỏi độ : Giỏo dục cho HS cú ý thức khụng tự tiện xem sổ tay của người khỏc.

* Gúp phần phỏt triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tỏc, NL giải quyết vấn đề và sỏng tạo, NL ngụn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GDQTE : quyền được bảo vệ riờng tư( giữ bớ mật sổ tay của mỡnh). Bạn nam hay bạn nữ khụng được tự ý xem sổ của người khỏc.

II- CHUẨN BỊ :

-Vài cuốn sổ tay đó ghi chộp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động : 4'

(21)

Người đi săn và con vượn

- Giáo viên gọi 3 học sinh kể chuyện và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét.

- Kết nối tri thức - giới thiệu bài 2. Khám phá

a. Luyện đọc :12'

* GV đọc mẫu toàn bài

* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, câu

- Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.

*GV hướng dẫn h/s luyện đọc từng đoạn

- Bài chia làm 4 đoạn:

- Giáo viên gọi 4 học sinh đọc 4 đoạn .

- GV gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.

- Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy

- GV kết hợp giải nghĩa từ khó, câu dài

- Giáo viên cho học sinh chỉ bản đồ để biết vị trí của các nước: Mô-na-cô, Va-ti-căng, Nga, Trung Quốc.

*HS đọc nhóm

- Giáo viên gọi nhóm đọc .

*Cho cả lớp đọc Đồng thanh c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 10'

- GV cho h/s đọc thầm bài văn và hỏi : + Thanh dùng sổ tay làm gì ?

+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh.

+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?

- Nội dung bài nói gì ? d. Luyện đọc lại :6'

- Giáo viên đọc mẫu bài và lưu ý học sinh về giọng đọc ở đoạn đó.

- GV uốn nắn cách đọc cho học sinh.

- GV cho học sinh hình thành nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh, tự phân các vai: Lân, Thanh, Tùng và người dẫn chuyện

- Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối.

- Học sinh lên bảng .

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh đọc

- Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.

- 4 Học sinh đọc

- Hs đọc nối tiếp đoạn ( 2 lần)

- HS giải nghĩa từ trong SGK.

- Đừng!/ Sao lại xem sổ tay của bạn?//

- Học sinh đọc theo nhóm ba.

- Đồng thanh

- Học sinh đọc thầm và trả lời

- Thanh dùng sổ tay để ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú.

- Có những điều lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất.

- Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng.

Trong sổ tay, người ta có thể ghi những điều chỉ cho riêng mình, không muốn cho ai biết. Người ngoài tự tiện đọc là tò mò, thiếu lịch sự.

- Học sinh lắng nghe

- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV

- Học sinh tự hình thành nhóm và phân vai

- Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức

- Học sinh thi đọc

(22)

- Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn

- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất

3. Vận dụng : 3'

- Bài văn cho em biết điều gì ? - GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài : Cóc kiện trời.

- Lớp nhận xét

Luyện từ và câu

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ? DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ? Dấu chấm, dấu hai chấm.

2. Kĩ năng : Học sinh tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? - Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm

3. Thái độ : Thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: Từ ngữ về các nước.

Dấu phẩy 4'

- GV cho học sinh làm lại bài tập 1, 2

- Giáo viên nhận xét

- Kết nối tri thức - giới thiệu bài 2. Luyện tập thực hành:

a. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì ?

*Bài tập 1: 9'

- Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh làm bài

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm

- Nhận xét

- Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu b

- Giáo viên cho học sinh làm bài

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm:

+ Trong bài có mấy dấu hai chấm ? + Dấu hai chấm thứ nhất được đặt trước gì ?

+ Dấu hai chấm này dùng để làm gì

- 2 hs lên bảng làm - Nhận xét

- Khoanh tròn các dấu hai chấm trong đoạn văn sau:

- Học sinh làm bài

Bồ Chao kể tiếp :

Đầu đuôi là thế này : Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi : “Kìa, hai cái trụ chống trời!”

Mỗi dấu hai chấm được dùng để làm gì ?

- Học sinh làm bài

- Trong bài có 3 dấu hai chấm

- Dấu hai chấm thứ nhất được đặt trước câu nói của Bồ Chao

- Dấu hai chấm này dùng để dẫn lời nói của

(23)

?

+ Dấu hai chấm thứ hai dùng để làm gì ?

+ Dấu hai chấm thứ ba dùng để làm gì ?

- Giáo viên: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, lời kể của một nhân vật hoặc lời giải thích cho một ý đứng trước.

b. Dấu chấm, dấu hai chấm :

*Bài tập 2. 9'

- Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh làm bài - Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm - Nhận xét

*Bài tập 3. 9'

- Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu

- Giáo viên cho học sinh làm bài - Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm - Nhận xét

3. Vận dụng : 3'

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài : Nhân hoá.

nhân vật.

- Dấu hai chấm thứ hai dùng để giải thích sự vật.

- Dấu hai chấm thứ ba dùng để dẫn lời nhân vật Tu Hú.

- Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào ô trống trong đoạn văn sau:

- Học sinh làm bài

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi : “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác-uyn ôn tồn đáp :

“Bác học không có nghĩa là ngừng học.”

- Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi

“Bằng gì ?”:

- Học sinh làm bài

a) Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.

b) Các nghệ nhân đã thêu

nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi tay khéo léo của mình.

c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.

- Lắng nghe

Tập viết ÔN CHỮ HOA X

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X( 1 dòng) Đ, t( 1 dòng); viết đúng tên riêng Đồng Xuân( 1 dòng ) và câu ứng dụng: Tốt gỗ…hơn đẹp người( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

(24)

2.Kĩ năng: Viết đúng chữ x và câu ,tư ứng dụng

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và có ý thức rèn luyện chữ viết.

II- CHUẨN BỊ:

- Mẫu chữ viết hoa X

III- CÁC HOẠT ĐỘNG.

1. Khởi động(4)

- Gọi 3 HS viết bảng lớp chữ hoa V, tên riêng: Văn Lang

-HS + GV nhận xét đánh giá - Kết nối tri thức - giới thiệu bài 2. Khám phá

*Hướng dẫn HS viết bảng con(14) a- Luyện viết chữ hoa:

- Hướng dẫn tìm các chữ hoa có trong bài.

- GV treo chữ mẫu lên bảng.

- GV cho HS quan sát chữ mẫu.

- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết.

- Hướng dẫn viết 3 chữ cái trên vào bảng con.

- GV cùng HS nhận xét.

b- Luyện viết từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc từ ứng dụng.

- GV giúp HS hiểu: Đồng Xuân - GV viết mẫu

- Hướng dẫn viết bảng con.

- GV cùng HS nhận xét.

c- Luyện viết câu ứng dụng:

- Gọi HS đọc câu ứng dụng.

- GV viết mẫu - Hướng dẫn

- GV cho HS tập viết bảng con chữ: Tốt gỗ, Xấu.

- GV cùng HS nhận xét.

3- Hướng dẫn viết vở tập viết(14) - GV nêu yêu cầu, viết vào vở.

- GV cho HS viết bài.

- GV quan sát uốn nắn HS viết.

- GV thu , nhận xét 4 bài.

3. Vận dụng(2’)

- Nêu lại cách viết chữ hoa X - GV nhận xét tiết học

- Dặn về luyện viết phần viết thêm- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- 3 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con

- Gọi HS tìm chữ viết hoa trong bài.

- HS quan sát chữ mẫu.

- HS quan sát GV viết bài trên bảng.

- HS viết lại 3 chữ cái X vào bảng con.

- HS nhận xét bài viết của nhau.

- 1 HS đọc từ ứng dụng, HS khác theo dõi.

- HS lắng nghe.Quan sát

- HS viết bảng con, sửa bài cho nhau.

- 1 HS đọc câu ứng dụng, HS khác theo dõi.

- Quan sát theo dõi

- HS viết vào bảng con, 1 HS lên bảng viết.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

- HS viết bài vào vở.

Thủ công

LÀM QUẠT GIẤY TRÒN ( tiết 3)

(25)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách làm quạt giấy tròn.

2. Kĩ năng: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1. Khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Luyện tập thực hành:

- Hát đầu tiết.

- Học sinh để đề dùng ra bàn.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Thực hành (15 phút) - Gọi học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy

- Giáo viên quan sát, giáp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm

b. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (12 phút)

- GV gợi ý cho học sinh cách trang trí.

- Trong khi HS thực hành, giáo viên đến các bàn quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hồn thành sản phẩm.

- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - GV khen ngợi, tuyên dương những sản phẩm làm đẹp.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3. Vận dụng (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.

- 1,2 học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn

+ Bước 1: Cắt giấy

+ Bước 2: Gấp , dán quạt.

+ Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt

- Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn.

- Học sinh trang trí theo gợi ý.

- HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá.

Ngày soạn: 2/5/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2021 Toán

ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000( tiếp theo)

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Giúp h/s tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm và viết)

(26)

- Củng cố về tỡm số hạng và thừa số chưa biết.

2.Kĩ năng: Rốn luyện kĩ năng giải toỏn liờn quan đến rỳt về đơn vị.

3.Thỏi độ: Giỏo dục HS cú ý thức trong học tập, yờu thớch mụn toỏn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Sgk, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: 3'

- Trũ chơi: Hỏi hoa dõn chủ.

+ Thực hành làm BT1 - SGK - Chốt cỏch tớnh nhẩm

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lờn bảng.

2. Luyện tập thực hành

*Bài 1( 171 SGK): Tớnh nhẩm.5' - Y/c HS đọc yờu cầu.

- Y/c 2 h/s lờn bảng tớnh và nờu cỏch tớnh.

- Nhận xột

*Bài 2( 171 SGK): Đặt tớnh rồi tớnh. 6' - HS đọc yờu cầu.

- Bài cú mấy yờu cầu, là những yờu cầu nào ?

- h/s lờn bảng thực hiện, lớp làm vở.

- Nhận xột.

-HS tham gia chơi

- HS thực hiện tớnh nhẩm và bỏo cỏo kết quả tớnh

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài - HS đọc yêu cầu.

- 2 h/s lên bảng tính và nêu cách tính.

a) 30 000 + 40 000 - 50 000 = 20 000 80 000 - ( 20 000 + 30 000) = 30 000 80 000 - 20 000 - 30 000 = 30 000 b) 3000 x 2 : 3 = 2000

4800 : 8 x 4 = 2400 4000 : 5 : 2 = 400 - HS đọc yêu cầu.

- h/s lên bảng tính và nêu cách tính.

a)

+4083 _8763 3269 2469 7352 6294 b)

37246 _6000 + 1765 879 49011 5121 c)

x3608 x6047 4 5

14432 30235 d) 40068 7

50 5724

16 28

0 6004 5 10 1200 00

04 4

- HS đọc yêu cầu.

- h/s lên bảng làm bài

(27)

*Bài 3( 171 SGK): Tỡm X 7' - HS đọc yờu cầu.

- X trong mỗi phộp tớnh gọi là gỡ?

- 2 h/s lờn bảng thực hiện.

- Nhận xột.

*Bài 4( 171 SGK): 5' - HS đọc bài toỏn.

- ? Bài toỏn cho biết gỡ, hỏi gỡ ? - GV ghi túm tắt.

- Chia lớp thành 4 nhúm, giải trờn bảng nhúm.

- Nhận xột.

? lời giải khỏc?

- Bài toỏn trờn thuộc dạng toỏn gỡ?

*Bài 5( 171 SGK): Xếp hỡnh. 4' - HS đọc yờu cầu.

- Lớp thi xem ai xếp nhanh và đỳng.

- Nhận xột tuyờn dương h/s xếp tốt.

3. Vận dụng : 3' - Nhận xét giờ học.

- Nhắc về xem lại và và chuẩn bị bài sau

1999 + X = 2005 X x 2 = 3998 X = 2005 -1999 X = 3998: 2 X = 6 X = 1999 HS đọc yêu cầu.

Hs nờu Tóm tắt

5 quyển : 28 500 đồng 8 quyển: ... đồng?

Bài giải

Mỗi quyển sách giá tiền là:

28500 : 5 = 5700(đồng)

Tám quyển sách mua hết số tiền là:

5700 x 8 = 45600(đồng)

Đáp số: 45 600 đồng.

- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Hs đọc yờu cầu, xỏc định yờu cầu - Hs sử dụng bộ đồ dựng học toỏn

Tập đọc

MẶT TRỜI XANH CỦA TễI

I. MỤC TIấU:

1. Kiến thức : Hiểu được tỡnh yờu quờ hương của tỏc giả qua hỡnh ảnh “Mặt trời xanh” và những dũng thơ tả vẽ đẹp đa dạng của rừng cọ.

2. Kĩ năng : Biết ngắt nhịp hợp lớ ở cỏc cõu thơ, nghỉ hơi sau mỗi cõu thơ.

3. Thỏi độ: GDHS tỡnh yờu quờ hương đất nước.

(28)

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ