• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 11/10/2020 Tiết 11

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. Biết cách xác định sự phụ thuộc của Điện trở vào một trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn).

2. Kĩ năng: Vận dụng được công thức R = ρ.l

S. để tính một đại lượng khi biết các đại lượng còn lại.

3. Phẩm chất - Năng lực cần hình thành, phát triển:

- Phẩm chất: Trung thực, cẩn thận, trách nhiệm. Nghiêm túc, tự giác, có tinh thần hợp tác theo nhóm.

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đặt ra những câu hỏi về một sự kiến vật lý.

+ Tham gia hoạt động nhóm, ghi lại, trình bày, thảo luận các kết quả từ các hoạt động thí nghiệm.

+ Sử dụng kiến thức vật lí để thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Vận dụng kiến thức vật lý vào các tình huống thực tiễn.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

1. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào?

2. Viết công thức tính điện trở của dây dẫn và giải thích các đại lượng trong công thức?

III. ĐÁNH GIÁ

* Bằng chứng đánh giá:

- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

- Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm.

* Hình thức đánh giá:

- Trong bài giảng: Thái độ học tập, vận dụng giải quyết tình huống học tập.

- Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Máy tính; BT trắc nghiệm.

Câu 1 Một dây dẫn có chiều dài ℓ và điện trở R. Nếu nối tiếp 4 dây dẫn trên thì dây mới có điện trở là A. R’ = 4R. B. R’ = R/4. C. R’ = R + 4. D. R’ = R – 4.

Câu 2 Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 1,5A.

Biết rằng dây dẫn cùng loại dài 6m có điện trở là 2 Ω. Chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này là

A. 24 m B. 18 m C. 12 m D. 8 m

(2)

Câu 3 Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5 Ω.

Dây thứ hai có điện trở 8 Ω. Chiều dài dây thứ hai là

A. 32 cm B. 12,5 cm C. 2 cm D. 23 cm

Câu 4 Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1, l2. Điện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện

A.

1 1

2 2

R l

R  l

B.

1 2

2 1

R l

R  l

C. R1.R2 = l1.l2. D. R1.l1 = R2.l2.

Câu 5 Chọn câu trả lời SAI. Một dây dẫn có chiều dài l = 3m, điện trở R = 3 Ω, được cắt thành hai dây có chiều dài lần lượt là l1, l2 sao cho l2 = 2l1 và có điện trở tương ứng R1, R2 thỏa

A. R1 = 1 Ω.

B. R2 = 2 Ω.

C. Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2 là Rtd = 1,5 Ω.

D. Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2 là Rtd = 3 Ω.

Câu 6 Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0,5 mm² và R1 = 8,5 Ω. Dây thứ hai có điện trở R2 = 127,5 Ω, có tiết diện là

A. S2 = 0,33 mm² B. S2 = 0,5 mm² C. S2 = 15 mm² D. S2 = 0,033 mm².

Câu 7 Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6Ω với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là

A. R = 9,6 Ω. B. R = 0,32 Ω. C. R = 288 Ω. D. R = 28,8 Ω.

Câu 8 Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng chiều dài l. Dây thứ nhất có tiết diện S và điện trở 6Ω. Dây thứ hai có tiết diện 2S. Điện trở dây thứ hai là

A. 12 Ω. B. 9 Ω. C. 6 Ω. D. 3 Ω.

Câu 9 Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 = 150 m, có tiết diện S1 = 0,4 mm² và có điện trở R1 = 60 Ω. Hỏi một dây khác làm bằng kim loại đó dài l2 = 30m có điện trở R2 = 30 Ω thì có tiết diện là

A. S2 = 0,80 mm². B. S2 = 0,16 mm². C. S2 = 1,60 mm². D. S2 = 0,08 mm².

Câu 10 Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất ρ = 1,1.10–6 Ω.m, đường kính tiết diện d1 = 0,5 mm, chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là

A. 3,52.10–3 Ω. B. 3,52 Ω. C. 35,2 Ω. D. 352 Ω.

2. Chuẩn bị của học sinh: Phiếu học tập.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC – GIÁO DỤC Hoạt động 1. Ổn định tổ chức lớp (1p)

Ngày giảng Lớp Sĩ số

Hoạt động 2. Giảng bài mới

(3)

- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học; vận dụng công thức tính điện trở để giải bài tập rèn kỹ năng.

- Thời gian: 33phút.

- Hình thức: Tương tác trên lớp

- Phương pháp: vấn đáp, HS làm việc cá nhân; Thảo luận nhóm.

- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu Projector, bảng, sách bài tập, bảng phụ của HS - Kỹ thuật: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật giao nhiệm vụ, chia nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm classroom.

- Nhận xét bài làm của HS (lấy điểm KTTX).

1. Củng cố lý thuyết - Cá nhân HS làm bài.

- Cá nhân HS suy nghĩ làm bài: 8.8.; 8.10;

93.; 9.6; 9.8 /SBT.

- Gọi bất kỳ HS đưa ra đáp án đúng. GV nhận xét và KL.

- HĐ nhóm, làm bài: 9.10; 9.11.

- Gọi ngẫu nhiên nhóm trình bày.

- Nhận xét, kết luận và đưa ra cách giải chung cho bài toán.

II. Bài tập

- Suy nghĩ, trả lời.

- Thảo luận theo nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày, các thành viên khác theo dõi và nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập( 6’)

Qua bài học hôm nay ta cần nắm vững những kiến thức nào sự phụ thuộc của điện trở vào những yếu tố nào . Bằng cách nào em có thể kiểm tra được sự phụ thuộc của điện trở vào những yếu tố khác nhau ?

4. Hoạt động vận dụng( kết hợp trong bài) 5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà (5p)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- Chuẩn bị bài 10(sgk/19).

- Hớng dẫn HS bài về nhà

- Thực hiện yêu cầu.

VI

. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách giáo khoa vật lí 9; Sách bài tập vật lí 9; Chuẩn KTKN, Giảm tải CT.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

Thời gian giảng toàn bài::……….

Thời gian dành cho từng phần:……….

Nội dung kiến thức ………..

PP giảng dạy: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, thực nghiệm.

Đánh giá kết quả học tập của HS:………...

(4)

Ngày soạn: 11/10/2020 Tiết 12

BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT .

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:- Nêu được biến trở dùng để làm gì và nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở.

- Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy trong mạch.

- Nhận ra được các điện trở dùng trong kĩ thuật.

2. Kĩ năng: - Mắc và vẽ được sơ đồ mạch điện dùng trong kĩ thuật.

3. Thái độ: - Trung thực và ham học bộ môn, sử dụng an toàn điện.

4. Năng lực, phẩm chất:

* Năng lực: Nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học, thực hành

* Phẩm chất: tự lập, tự chủ

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên: Biến trở con chạy, biến trở chiết áp, tranh phóng to các loại biến trở.

2. Học sinh: - 1 biến trở con chạy- 1nguồn điện; 1 ampe kế; 1 vôn kế; 7 đoạn dây nối, 3 điện trở có ghi trị số, 3 điện trở dùng trong kĩ thuật có ghi số các vòng màu.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

* Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thực hành.

* Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động khởi động (5’)

a. Tổ chức Sĩ số:

b. Kiểm tra :

Câu hỏi Nội dung trả lời

? R của các dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào. Phụ thuộc như thế nào vào l và S. Viết công thức điện trở.

? Từ công thức trên theo em có những cách nào làm thay đổi R của cùng một loại dây dẫn.

HS: 1 HS lên bảng trả lời:

+ Nêu sự phụ thuộc như SGK.

+ Công thức: R = l: S HS: Nêu các phương án:

+ Thay đổi l, thay đổi S hoặc thay đổi cả hai

c. Tiến trình dạy học: Đặt vấn đề như SGK 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 20’)

* Mục tiêu:Hiểu được cấu tạo và hoạt động của biến trở

* Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, thực hành, thảo luận nhóm,

* Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, động não, hỏi đáp.

* Năng lực : hợp tác, giao tiếp, tự học.

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt

- Yêu cầu HS quan sát hình 10.1 và thực hiện C1(có thể cho HS đối chiếu với các biến trở trong bộ TN).

- Yêu cầu HS thực hiện C2 đến C4

*Gv yêu cầu hs hoạt động cá nhân làm.

- GV cho HS đứng tại chỗ trả lời?

I. Biến trở

1. Cấu tạo và hoạt động của biến trở C1:

KQ

- C2. + Bộ phận chính của biến trở gồm: Con chạy(bt tay quay) C và cuộn dây dẫn.

+ Không có tác dụng làm thay đổi R. Vì S,  và l đều không đổi.

(5)

HS: Thảo luận nhóm thực hiện C4

GV chốt kiến thức

- Yêu cầu HS thực hiện C5.

HS: Làm việc cá nhân

- Yêu cầu HS thực hiện C6. Gợi ý:

? Tại sao khi dịch chuyển con chạy C về phía N thì biến trở có giá trị lơn nhất.

? Tại sao khi dịch chuyển con chạy C về phía M thì đèn sáng nhất.

HS:Làm việc cá nhân.

? Biến trở dùng để làm gì.

*Gv chốt lại kiến thức của bài.

GV giới thiệu một số điện trở dùng trong kĩ thuật.

HS quan sát

C3. Có. Vì S,  không đổi, còn l thay đổi.

KQ:

C4. Khi dịch chuyển con chạy đều làm cho l dây dẫn thay đổi thì R của biến trở thay đổi.

2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện:

. KQ:C5.

K

Rx B

§ A

+ -

KQ:

C6. + l dài nhất => Rx lớn nhất.

+ l ngắn nhất =>Rx nhỏ nhất => I qua đèn lớn nhất => Đèn sáng nhất

* Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện 3. Kết luận:

HS trả lời, rút ra KL

III. Các loại điện trở dùng trong kĩ thuật

3. Hoạt động luyện tập,vận dụng (15’) - Biến trở là gì. Nó dùng để làm gì?

- Nêu các loại biến trở đã biết - Yêu cầu HS thực hiện C8 C8. + Có giá trị ghi ngay trên R.

+ Có trị số thể hiện bằng các vòng màu trên R - Yêu cầu HS thực hiện C9

- Yêu cầu HS thực hiện C10.

C10. N = 145 (vòng)

- Yêu cầu cá nhân hoàn thành trắc nghiệm 10.8 Biến trở không có kí hiệu nào dưới đây?

Đáp án: B

1. Câu phát biểu nào dưới đây về biến trở là không đúng?

(6)

A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.

B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.

C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.

D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch.

Đáp án: B Giải thích

2. Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?

A. Có giá trị O B. Có giá trị nhỏ.

C. Có giá trị lớn.

D. Có giá trị lớn nhất.

Đáp án: D

10.11 Trên một biến trở có ghi 30Ω-2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?

A. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.

B. Biến trở có điện trở nhỏ nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.

C. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.

D. Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là 2,5A.

Đáp án: C

4. Hoạt động tìm tòi mở rộng (5’) - Học kĩ phần ghi nhớ cuối bài.

- Làm các bài tập 10.2 - 10.4(SBT) và đọc trước bài 9 “Bài tập vận dụng định luật….”

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Người ta đã lấy tên của ông đặt tên cho định luật và đơn vị điện trở .... Dòng điện chạy qua dây dẫn nào có cường độ lớn hơn và lớn

lớn.Nếu các dây này có cùng chiều dài thì điện trở của chúng phụ thuộc vào tiết diện như

chiều dài và làm từ cùng một loại vật liệu, nếu tiết diện của dây lớn bao nhiêu lần thì điện trở của nó nhỏ đi bấy nhiêu lần và

Để xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một yếu tố x nào đó (ví dụ như chiều dài dây dẫn) thì cần phải đo điện trở của các dây dẫn có yếu tố x khác nhau nhưng

I phụ thuộc vào loại dây dẫn.. Phát biểu định luật: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của

Dựa vào bảng điện trở suất của các vật liệu ta thấy trong bốn vật liệu sắt, nhôm, bạc, đồng thì bạc có điện trở suất nhỏ nhất, vậy bạc dẫn điện tốt nhất. Dựa vào

- Năng lực sử dụng kiến thức: Nêu được sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.. Biết làm

 Thí nghiệm kiểm tra trình bày được cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố (chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn). - Phương pháp: