• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………

Giảng:………. Tiết 40

CHỦ ĐỀ: TỔNG KẾT TỪ VỰNG

(Số tiết: 05 (từ tiết 40 đến tiết 44 theo PPCT năm 2016)

I. Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

- Kĩ năng nhận diện và sử dụng từ vựng trong nói và viết II. Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học:

Tiết 40: Định hướng kiến thức:

- Từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng.

- Các lớp từ: Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, thành ngữ Tiết 41: Định hướng kiến thức:

- Sự phát triển của từ vựng: Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, Trau dồi vốn từ

- Một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ

Tiết 42: Luyện tập Tiết 43: Luyện tập

Tiết 44: Luyện tập - Tổng kết chủ đề III. Bước 3: Xác định mục tiêu bài học 1. Về kiến thức

- HS nắm được một số khái niệm liên quan đến từ vựng (Từ đơn, từ phức, …, Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm, …, Trường từ vựng; Sự phát triển của từ vựng, …, Trau dồi vốn từ; Từ tượng thanh, …, Một số biện pháp tu từ từ vựng…)

- HS hiểu các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt, tác dụng của việc sử dụng, lựa chọn các biện pháp tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

2.Về kĩ năng

* Kĩ năng bài giảng

- HS biết hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9;

- Nhận diện các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản;

- Phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương;

* Kĩ năng sống

- KN giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.

- KN ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp 3.Về thái độ

- Hình thành cho học sinh thói quen sử dụng từ vựng tiếng Việt đúng chuẩn mực - Giáo dục ý thức sử dụng kiến thức về từ vựng trong khi nói và viết.

- GD bảo vệ môi trường: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ liên quan đến môi trường. mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường

(2)

- GD đạo đức: Tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có văn hóa giao tiếp, ứng xử phù hợp.

=> giáo dục các giá trị: Tôn trọng, trách nhiệm, trung thực, hợp tác, đoàn kết 4. Phát triển năng lực: Thông qua chủ đề rèn cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.

IV. Bước 4: Xác định và mô tả các mức độ yêu cầu bài học

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nhận biết và xác định đúng các

đơn vị kiến thức của chủ đề trong câu, đoạn văn, văn bản.

- Từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng, thành ngữ

- Các lớp từ: Từ nhiều nghĩa;

Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, thành ngữ

- Sự phát triển của từ vựng: Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ

- Một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ

- HS hiểu được tác dụng và hiệu quả nghệ thuật của từ tượng hình, từ tượng thanh, trường từ vựng; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

từ Hán Việt, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong câu, đoạn văn, văn bản.

- HS biết so sánh sự khác nhau giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giữa biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ.

- Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

- Đặt câu và xác định được Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng; Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

- Viết đoạn văn trình bày tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh và các biện pháp nghệ thuật tu từ.

V. Bước 5: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả 1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Thế nào là Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng; Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ ?

Câu 2: Chỉ ra Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng; Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong câu, đoạn văn?

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong câu, đoạn văn,văn bản.

(3)

Câu 2: Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay

Câu 3: Làm như thế nào để trau dồi vốn từ? Các hình thức trau dồi vốn từ?

Câu 4: so sánh từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, ẩn dụ và hoán dụ.

Câu 5: So sánh thành ngỡ với tục ngữ.

3. Câu hỏi vận dụng và vận dụng cao

Câu1: Đặt câu có: Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng; Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; Từ mượn, Từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ,Trau dồi vốn từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ ?

Xác định và gạch chân dưới các đơn vị kiến thức đó.

Câu 2: Viết đoạn văn khoảng từ 8 câu trở lên chủ đề tự chọn có sử dụng . Gạch chân và chỉ rõ cụm từ được sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, So sánh, nhân hóa.

Xác định và gạch chân dưới các đơn vị kiến thức đó.

VI. Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề

Ngày giảng: ... Tiết 40

Định hướng kiến thức:

TỪ, CẤU TẠO TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ

Hoạt động 1: Khởi động – 3’

GV giới thiệu nội dung 1 của chủ đề:

? Em hãy khái quát lại các nội dung tiếng Việt đã học từ lớp 6 đến lớp 9 liên quan đến từ vựng?

HS: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Từ động âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của tữ ngữ, trường từ vựng.

Sự phát triển của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ.

Từ tượng thanh và tượng hình, một số phép tu từ từ vựng.

GV: Giới thiệu vào chủ đề.

Để giúp các em hệ thống hóa và nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh;

nghĩa của từ: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa....) chúng ta sẽ thực hiện chủ đề Tổng kết từ vựng gồm 05 tiết

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 01 của chủ đề tiết 40: ôn lại kiến thức

- Từ và cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức, từ tượng hình, từ tượng thanh, nghĩa của từ, trường từ vựng.

- Các lớp từ: Từ nhiều nghĩa; Từ đồng âm,Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, thành ngữ Hoạt động 2: Định hướng kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Mục tiêu: hs nhớ lại từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt, các loại từ tiếng Việt

A. Từ và cấu tạo từ I. Từ đơn và từ phức

(4)

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trình bày một phút, thảo luận nhóm đôi

- KT đặt câu hỏi

GV: Chiếu sơ đồ câm cấu tạo từ TV.

HS: Lên điền vào bảng tương tác để hoàn thành sơ đồ.

? Em hãy trình bày lại thế nào là từ đơn, từ phức , từ ghép , từ láy ?

GV: Chiếu câu hỏi và hướng dẫn hs thảo luận nhóm đôi để tìm ra nghĩa của từ láy , từ ghép.

Câu 1: Nghĩa của từ ghép chính phụ so với tiếng gốc tạo nên chúng ? Nghĩa của từ ghép đẳng lập với từng yếu tố cấu tạo nên chúng? Lấy ví dụ minh họa?

Câu 2: Nghĩa của từ láy so với yếu tố gốc? Lấy ví dụ minh họa?

Thảo luận nhóm đôi theo bàn (tổ 1,2) câu 1, tổ 3,4 câu 2 - Từ ghép chính phụ: hẹp hơn tiếng gốc.

- Từ ghép ĐL: rộng hơn từng yếu tố tạo nên chúng - Từ láy: tăng nghĩa hoặc giảm nghĩa so với yếu tố gốc.

GV: Chiếu ngữ liệu cách giải nghĩa từ nao núng và từ giếng . - giếng: là hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước sinh hoạt.

- nao núng: lung lay, không vững lòng tin.

Dẫn : Ở lớp 6 các em đã học từ được biểu thị ở mặt nội dung và hình thức

? Quan sát ngữ liệu và chỉ ra nội dung, hình thức của từ?

- Hình thức: giếng, nao núng - Nội dung: cách giải nghĩa của từ.

GV vẽ hình tròn và giải thích mặt nội dung, hình thức.

? Xác định từ loại của từ giếng, nao núng ? 2 từ đó được giải nghĩa bằng cách nào?

HS:

- Giếng: danh từ -> trình bày khái niệm mà từ biểu thị - Nao núng: tính từ

-> Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.

? Thế nào là nghĩa của từ? Có mấy cách giải nghĩa từ ? GV chiếu lại sơ đồ cấu tạo từ và yêu cầu hs nhắc lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

(Bài tự học có hướng dẫn)

HS: Nhớ lại kiến thức trả lời: từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.

1. Từ đơn: Từ gồm một tiếng

2. Từ phức: Từ gồm hai tiếng hay nhiều tiếng.

- Từ ghép: chính phụ, đẳng lập.

- Từ láy: bộ phận, toàn bộ

II. Nghĩa của từ

III. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

IV. Trường từ vựng

(5)

Gv chiếu ngữ liệu:

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn

xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra . Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

? Xuất xứ, nội dung của đoạn trích ?

HS: Trích từ truyện ngắn Lão Hạc, nhà văn Nam Cao.

-> Tâm trạng đau khổ, đáng thương của lão Hạc sang nhà ông giáo sau khi bán cậu Vàng.

? Tìm các từ chỉ hành động của lão Hạc?

- Co rúm, xô lại, ép, chảy ra, ngoẹo, mếu, khóc

? Tập hợp những từ chỉ hành động đó được gọi là gì ? -> Trường từ vựng.

? Thế nào là trường từ vựng ? Tìm thêm trường từ vựng khác trong ngữ liệu ?

HS: Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể: mặt, đầu, miệng GV chiếu lại ngữ liệu trích Lão Hạc - Nam Cao.

? Tìm từ tượng hình , từ tượng thanh trong đoạn trích? Việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh đem lại tác dụng gì?

HS:

- Tượng hình: co rúm, ngoẹo, móm mém.

- Tượng thanh: hu hu.

-> Miêu tả cụ thể, sinh động sự đau khổ, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng

? Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh ? Tác dụng ?

? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh ? GV hướng dẫn hs chơi trò chơi tiếp sức.

HS chơi trò chơi : ai nhanh hơn theo dãy

4 nhóm theo 4 dãy của lớp học – tiếp sức trong vòng 1 phút.

- Mục tiêu: hs hiểu được các lớp từ trong tiếng Việt - Hình thức tổ chức: dạy học nhóm

- PP vấn đáp, thuyết trình, thảo luận

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm - Gv chiếu ngữ liệu:

- Y/c hs hoạt động nhóm đôi theo bàn.

+ Tổ 1: ví dụ1 + Tổ 2: ví dụ 2

Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

V. Từ tượng thanh và từ tượng hình

1. Từ tượng hình: gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật.

2. Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.

3. Tác dụng: Gợi được âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

* Bài tập : Tên loài vật là từ tượng thanh

Tắc kè, mèo, quạ, bò, cuốc, nghé, bìm bịp...

B. Các lớp từ

(6)

+ Tổ 3: ví dụ 3 + Tổ 4 : ví dụ 4

Câu hỏi: Xác định từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, Từ nhiều nghĩa trong các ví dụ rồi trình bày lại khái niệm về đơn vị kiến thức đó.

Ví dụ 1:

a. Mùa xuân là tết trồng cây b. Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Ví dụ 2 :

Con kiến bò trên đĩa thịt bò.

Ví dụ 3:

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ví dụ 4:

- Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

- Bác giun đào đất suốt ngày

Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.

HS: HS trao đổi, thảo luận, lần lượt hs các nhóm lên làm trên bảng tương tác.

-> Bạn nhận xét, bổ sung

- Nhóm 1: Xuân : từ nhiều nghĩa ( a. Nghĩa gốc) b. Nghĩa chuyển.

- Nhóm 2: bò -> từ đồng âm

- Nhóm 3: lên, xuống : trái nghĩa

- Nhóm 4: hi sinh, chết-> từ đồng nghĩa.

? Dựa vào đâu để phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa?

GV: chiếu máy bảng so sánh.

- Hiện tượng từ nhiều nghĩa là : giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa có nét chung về nghĩa.

- Hiện tượng từ đồng âm: các từ đồng âm giống nhau về âm thanh, nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

- Mục tiêu: hs hiểu được thế nào là thành ngữ - PP vấn đáp, thuyết trình

- KT trình bày một phút

HS nhớ lại và trình bày về thành ngữ ? VD?

2 HS phát biểu GV chốt lại

? Nghĩa của thành ngữ được xác định ntn ?

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số

I. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Nghĩa gốc - Nghĩa chuyển II. Từ đồng nghĩa

- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

- Có 2 loại : đồng nghĩa hoàn toàn , đồng nghĩa không hoàn toàn

III. Từ trái nghĩa

Từ có nghĩa trái ngược nhau ( dựa trên cơ sở chung )

IV. Từ đồng âm: là những từ ngữ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

* Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

C. Thành ngữ

Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

(7)

phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,..

? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ? VD?

HS: Suy nghĩ tổng hợp kiến thức trả lời

Thành ngữ Tục ngữ

Thường là một ngữ cố định, biểu thị một khái niệm, nó có giá trị tương tương với một từ và được dùng như một từ có sẵn trong kho từ vựng.

VD: Mặt xanh nanh vàng.

Đem con bỏ chợ

Thường là một câu biểu thị phán đoán, nhận định.

VD: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

* Củng cố tiết học: 2’

GV chiếu sơ đồ tư duy để củng cố tiết học

* Hướng dẫn về nhà học bài cũ + Chuẩn bị bài mới: 3’

- Ôn tập lại nội dung đã học

- Viết đoạn văn chủ đề thầy cô và mái trường

- Chuẩn bị tiết 02 của chủ đề: Tổng kết từ vựng, giáo viên hướng dẫn hs hoàn thiện bảng ôn tập kiến thức về sự phát triển của từ vựng, trau dồi vốn từ, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội và một số biện pháp tu từ từ vựng.

Đơn vị kiến thức

Khái niệm Ví dụ minh họa Đặt câu

Từ mượn Từ Hán Việt Thuật ngữ biệt ngữ xã hội Trau dồi vốn từ so sánh

ẩn dụ nhân hóa hoán dụ nói quá

nói giảm nói tránh

điệp ngữ chơi chữ

- Vẽ sơ đồ các cách phát triển từ vựng - So sánh BPNT tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

- Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay

- Làm như thế nào để trau dồi vốn từ? Các hình thức trau dồi vốn từ?

Giải thích nghĩa của từ - Bách khoa toàn thư:

(8)

- Bảo hộ mậu dịch:

- Dự thảo:

- Đại sứ quán:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo

Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?.. Bài 1: Chọn cho một con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khỏe, trung

Giáo (sách Tiếng Việt 2,tập hai, trang 136 )tìm những từ trái nghĩa điền vào chỗ trống:. ào ào ,ngốn ngấu mạnh

- TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc,

Mũi Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống,dùng để thở và ngửi.. Tai Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập. 3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.. ⟶ Tai của cái ấm không dùng để nghe được. - Nghĩa của các từ mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn

- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa

Cụ thể gồm các kiến thức: các văn bản truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười; các đơn vị tiếng Việt từ và cấu tạo của từ, nghĩa của từ, từ mượn, từ loại và cụm từ;