• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/1/2021

Ngày dạy: 20/01/2021 Tuần 20

Bài 11 THÊM HÌNH ẢNH VÀO TRANG CHIẾU

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

* Hoạt động: - Giúp Hs biết được những kiến thức cơ bản:

+ Vai trò của hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu và cách chèn các đối tượng đó vào trang chiếu.

+ Biết được một số thao tác cơ bản để xử lý các đối tượng được chèn vào trang chiếu như thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.

2.Kĩ năng:

Hs thực hiện được:

- Học sinh thực hiện được việc chèn đối tượng hình ảnh vào trang chiếu của mình theo yêu cầu; thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.

Hs thực hiện thành thạo:

- Học sinh thực hiện thành thạo việc chèn đối tượng hình ảnh vào trang chiếu của mình theo yêu cầu; thay đổi vị trí và kích thước của hình ảnh.

3.Thái độ:

Thói quen:

- Học sinh thói quen, ý thức ứng dụng phần mềm trình chiếu trong học tập và cuộc sống

Tính cách:

- Tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học tập tin học.

II. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: Giáo án, Mạng , phần mềm Powerpoint hoạt động tốt.

3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình, vấn đáp.

IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2’)

Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.

2.

Kiểm tra miệng : (5’)

(2)

? Để tạo màu nền cho trang chiếu ta làm thế nào? Nêu các bước thực hiện ? Gọi học sinh lên thực hiện thao tác.

3.

Tiến trình bài học :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu (15’)

Gv: Cho HS quan sát hình 83 SGK.

- Hình ảnh là gì?

- Hình ảnh thường để làm gì?

- Ta có thể chèn các đối tượng nào vào trang chiếu

- Trong chương trình soạn thảo văn bản, em chèn hình ảnh minh họa như thế nào?

Hs: Tìm hiểu sách giáo khoa trả lời các câu hỏi.

Gv: Tương tự, việc chèn hình ảnh vào trang chiếu trong Power Point có thao tác như trong hình 84, SGK (Treo hình và đưa ra các bước chèn hình ảnh).

Hs: Đưa ra các bước thực hiện việc chèn hình ảnh vào trang chiếu.

Gv: Chú ý: Cũng như chương trình soạn thảo văn bản, ta có thể thực hiện chèn hình ảnh bằng cách dụng lệnh copy và Paste.

Hs: Lắng nghe và quan sát gv thực hiện thao tác.

1. Hình ảnh và các đối tượng khác trên trang chiếu

Có thể chèn các đối tượng sau đây vào trang chiếu:

 Hình ảnh

 Tệp âm thanh

 Đoạn phim

 Bảng và biểu đồ...

Các bước chèn hình ảnh:

1. Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào.

2. Chọn lệnh Insert PictureFrom File.

Hộp thoại Insert Picture xuất hiện

3. Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in.

4. Nháy chọn tệp đồ hoạ cần thiết và nháy Insert.

Lưu ý. Ngoài cách trên, ta còn có thể chèn hình ảnh vào trang chiếu bằng các lệnh quen thuộc Copy và Paste.

Hoạt động 2: Thay đổi vị trí và kích thước hình ảnh (13’)

2. Thay đổi vị trí và kích thước hình ảnh - Muốn xử lý các hình ảnh, trước hết ta phải

(3)

Gv: Khi chèn hình ảnh vào văn bản, vị trí hình ảnh nằm ở đâu?

Hs:Quan sát và phát biểu.

Gv: Các hình ảnh trong phần mềm trình chiếu thường được chèn vào vị trí không cố định của trang chiếu. Để được theo ý muốn, ta thường phải thay đổi vị trí và kích thước của chúng.

Vậy theo em, muốn thay đổi vị trí kích thước các hình ảnh ta phải làm gì?

Hs: Lắng nghe và quan sát gv thực hiện.

Gv: Giới thiệu hình 86, SGK, cho HS phán đoán qua quan sát hình.

Kéo thả nút tròn nhỏ nằm ở chiều ngang hoặc chiều đứng thì kích thước của cạnh nào thay đổi?

Kéo thả nút tròn nhỏ nằm ở góc thì kích thước hình thay đổi như thế nào?

Hs: Thực hiện lại 2 thao tác thay đổi vị trí và kích thước hình ảnh.

Gv: Kết luận

chọn chúng.

- Hình ảnh được chọn có đường viền bao quanh cùng với các nút tròn nhỏ nằm trên đường viền đó

a) Thay đổi vị trí:

- Chọn hình ảnh.

- Đưa con trỏ chuột lên trên hình ảnh và kéo thả để di chuyển đến vị trí khác.

b) Thay đổi kích thước:

- Chọn hình ảnh.

- Đưa con trỏ chuột lên trên nút tròn nhỏ nằm giữa cạnh viền của hình ảnh và kéo thả để tăng hoặc giảm kích thước chiều ngang (hoặc chiều đứng) của hình ảnh.

4.

Củng cố (5 phút)

1. Nêu các bước thực hiện việc chèn đối tượng hình ảnh vào trang chiếu?

2. Nêu cách thay đổi vị trí, kích thước của hình ảnh?

3. Thực hiện lại 2 thao tác thay đổi vị trí và kích thước hình ảnh ? 5.

Hướng dẫn về nhà (5 phút)

Đối với bài học ở tiết này:

(4)

- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay.

- Làm bài tập liên quan trong sách giáo khoa.

Đối với bài học ở tiết tiếp theo:

- Chuẩn bị trước mục 2.c và mục 3 để chuẩn bị tốt cho tiết sau học bài: Các bước để sao chép và di chuyển trang chiếu?

V.RÚT KINH NGHIỆM

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kỹ năng: - Phát hiện được những sai sót của hs qua việc giải hệ phương trình bằng các phương pháp thế, cộng đại số, đặt ẩn phụ và giải bài toán bằng cách lập

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về công thức nghiệm - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm.. - Kĩ thuật:

1. Chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu.. + Sử dụng nút lệnh Picture để chèn tranh, ảnh vào trang trình chiếu. + Sử dụng nút lệnh Shapes để chèn hình vào

Câu 3: Để thay đổi vị trí của hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu em thực hiện mấy bước.. HOẠT ĐỘNG

Các em chuẩn bị bài và ghi lại những điều chưa hiểu, để hỏi Thầy, Cô khi học online theo

Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với xích đạo Tọa độ địa lí của một điểm được xác định như thế nào.. Tọa độ địa lí của một điểm được xác định là

Mục tiêu của nghiên cứu này là để tăng hiệu năng của hệ thống phát hiện đối tượng trong khi vẫn giữ được tính ổn định, độ chính xác cũng như tốc độ trực tuyến