• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 (8/4/2020 – 12/4/2020)

Ngày soạn: 04. 04. 2020

Ngày giảng: Thứ tư 08. 04. 2020

Toán

Tiết 96: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tính chu vi hình tròn, đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròng đó.

2. Kĩ năng: HS vận dụng quy tắc tính chu vi hình tròn, rèn kĩ năng tính bán kính hình tròn, đường kính hình tròn khi biết chu vi.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: Phần mềm dạy học trực tuyến Microsoft Team.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Đưa 2 bài tập tính chu vi của hình tròn khi biết bán kính hoặc đường kính bằng cách Chia sẻ powerpoint

- Gọi HS nêu cách tính chu vi hình tròn

- YC HS làm bài, chụp ảnh bài làm gửi vào nhóm.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn, YC lớp so sánh kq

- Gọi HS nêu công thức tính chu vi hình tròn - Gõ trực tiếp công thức lên powerpoint B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài. 1’

- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1( SGK – 99)

- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài. YC HS tự vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng nhân các số thập phân.

- Chú ý với trường hợp r = 2

1

2 cm đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số.2

1

2= 2,5 hay

=5/2

- Trong khi HS làm bài, gv kiểm tra những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2:(5’)

- QS màn hình

+ 2 em

+ HS làm bài, chụp bài gửi để chữa

HS nêu

- 1 em

- Tự làm bài, chụp ảnh bài làm hoặc gõ trực tiếp bài làm vào mục tin nhắn của nhóm hoc a. C = 18 ¿ 2 ¿ 3,14 = 113,04 (cm)

b. C = 40,4

2 ¿ 3,14 = 253,712(dm) c. C= 1,5 ¿ 2 ¿ 3,14 = 9,42(m)

(2)

- Gọi HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS dựa vào công thức tính chu vi hình tròn để tìm cách tính đường kính và bán kính của hình tròn.

- GV gợi ý:

+ C = d x 3,14 à d = C : 3,14

+ C = r x 2 x 3,14 à r = C : ( 2 x 3,14) - YC HS làm bài

- Trong khi HS làm bài, gv kiểm tra những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3: (9')

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài,

? Khi bánh xe lăn được một vòng thì người đi xe đạp đi được một quãng đường tương ứng với độ dài nào?

- YC HS làm bài

- Trong khi HS làm bài, gv kiểm tra những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- GV đưa ra bài giải để học sinh so sánh và sửa chữa.

Bài 4: 4’

- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.

- Chia sẻ powerpoint để cho HS quan sát hình vẽ

- GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện.

+ Tính chu vi hình tròn.

+ Tính nửa chu vi hình tròn.

+ Chu vi của hình H là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính. Từ đó tính chu vi hình H.

- YC HS tự làm bài

- Trong khi HS làm bài, gv kiểm tra những bài HS làm xong trước đã nhắn tin vào nhóm.

- GV nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’)

- Nhắc lại nội dung bài luyện tập .

- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “ Diện tích hình tròn”.

- 1 HS nêu yêu cầu đề.

- HS theo dõi gợi ý của Gv

+ HS tự làm bài xong chụp ảnh bài làm hoặc gõ trực tiếp bài làm vào mục tin nhắn của nhóm học.

+ Lớp nhận xét sửa bài. Ghi công thức tính bán kính, đường kính vào vở.

Đáp số: a) 5 m; b) 3 dm + HS nêu yêu cầu bài tập .

+ HS trả lời.

+ HS tự làm bài xong chụp ảnh bài làm hoặc nhắn tin vào nhóm học.

Bài giải

Đáp số : a) 2,041 m b) 20,41 m 204,1 m + 1HS đọc đề, lớp đọc thầm.

+ HS tự làm bài tin nhắn đáp án đúng vào nhóm học học.

- Khoanh tròn vào D .

- 1 HS nêu.

- HS theo dõi.

---

(3)

Tập đọc

Tiết 39: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu được nội dung các từ ngữ khó và nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: Kính trọng, biết ơn và học tập đức tính tốt của ông.

II. ĐỒ DÙNG DH: Phần mềm dạy học trực tuyến Microsoft Team.

III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ.(5') B. Bài mới. (30')

a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc (10') - GV gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV HD HS chia đoạn (Chia sẻ powerpoint cho HS QS)

3 Đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thưởng cho.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Gọi từng HS đọc nối tiếp theo đoạn 3 lần - GV ghi nhận phát âm sai của HS để sửa.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó hiểu.

- GV đọc mẫu.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài. ( Hỏi – đáp) + Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?

+ Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý nghĩa gì

+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?

+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào + Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?

- Gọi 3 HS đọc lại.

- HS lắng nghe.

+ 1 HS đọc, lớp tắt mic lắng nghe.

- HS dùng bút chì ghi vào SGK.

- HS đọc

- Luyện đọc từ (nếu sai) - HS đọc

-Đọc phần chú giải

+ Đồng ý nhưng phải chặt một ngón tay để phân biệt với người câu đương khác …

+ Có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước

+ Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa…

+ Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng … + Một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng làm sai phép nước.

* Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm

(4)

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(8')

- GV dùng chức năng chia sẻ để cho HS QS đoạn văn cần luyện đọc.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm (chú ý giọng đọc, nhấn giọng).

- GV đọc mẫu đoạn văn một lần.

- Gọi HS đọc

C. Củng cố, dặn dò.(5')

- Nhắc lại nội dung bài. GV liên hệ, giáo dục HS học tập đức tính gương mẫu, nghiêm túc trong công việc.

- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”.

minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước . - HS theo dõi luyện đọc đoạn văn.

- HS lắng nghe cách nhấn giọng, ngắt giọng.

- 5- 6 em

Ngày soạn: 06. 04. 2020

Ngày giảng: Thứ 5. 09. 04. 2020

Toán

Tiết 97. DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN ( TRANG 99) LUYỆN TẬP (TRANG100)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giới thiệu cách tính diện tích hình tròn khi biết bán kính, đường kính, chu vi.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn khi biết bán kính hoặc đường kính, chu vi.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: Phần mềm dạy học trực tuyến Microsoft Team.

III. CÁC HĐ DH :

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Đưa 2 bài tập tính chu vi của hình tròn khi biết bán kính hoặc đường kính bằng cách Chia sẻ powerpoint

- Gọi HS nêu cách tính chu vi hình tròn - YC HS làm bài, chụp ảnh bài làm gửi vào nhóm.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn, YC lớp so sánh kq

- Gọi HS nêu công thức tính chu vi hình tròn

- Gõ trực tiếp công thức lên powerpoint B. Dạy – học bài mới:(30’)

1. Giới thiệu bài: : GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Tìm hiểu nội dung bài.

- QS

- 2 HS

- Làm bài xong chụp bài hoặc nhắn tin vào nhóm

- Rút công thức và nêu tên từng kí hiệu.

(5)

- GV cho HS nêu cách tính diện tích hình tròn ( như SGK ).

- Từ quy tắc, cho HS rút ra công thức tính:

S = r x r x 3,14 + S là diện tích hình tròn.

+ r là bán kính hình tròn.

- Muốn tính được diện tích hình tròn ta phải biết các yếu tố gì?

- Cho HS nắm vững quy tắc và vận dụng công thức tính, GV đưa ví dụ hướng dẫn HS làm

2.3. Thực hành.

Bài 1.

- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài. YC HS tự vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng nhân các số thập phân.

- Chú ý với trường hợp r =3/5 cm đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số.

- Trong khi HS làm bài, gv kiểm tra những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2. (Tiến hành tương tự bài 1)

Bài 3

- Cho HS đọc đề, tìm hiểu đề.

- YC HS tự làm bài vào vở.

- Trong khi HS làm bài, gv kiểm tra những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 1 ( LT – 100)

- YC HS làm bài và nộp bài lên nhóm - Chữa bài cho HS, chốt đáp án đúng.

Bài 2 ( LT – 100)

- Cho HS đọc đề, tìm hiểu đề.

- YC HS tự làm bài vào vở.

- Trong khi HS làm bài, gv kiểm tra

- HS trả lời.

- HS vận dung công thức tính nháp, bảng lớp.

- Nhận xét.

- Diện tích hình tròn là:

3x 3 x 3,14 = 28,26 ( cm2) - HS tính và nêu kết quả.

- 1 em

- Tự làm bài, chụp ảnh bài làm hoặc gõ trực tiếp bài làm vào mục tin nhắn của nhóm hoc.

- 1 em

- Tự làm bài, chụp ảnh bài làm hoặc gõ trực tiếp bài làm vào mục tin nhắn của nhóm hoc.

a) S = 5 x 5 x 3,14 = 78,5 ( cm2)

b) S = 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 ( dm2) c) S = 0,6 0,6 3,14 = 1,1304 ( m2)

- Nhận xét bài bạn.

a) Bán kính là: 12 : 2 = 6 ( cm ) S = 6 x 6 x 3,14 = 113,04 ( cm2) b) Bán kính là: 7,2 : 2 = 3,6 ( dm ) S = 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 ( dm2) - 1 em

- Tự làm bài, chụp ảnh bài làm hoặc gõ trực tiếp bài làm vào mục tin nhắn của nhóm hoc.

Bài giải

Diện tích mặt bàn là:

45 x 45 x 3,14 = 6358,5 ( cm2 ) Đáp số: 6358,5 cm2. S= 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)

S=0,35 x 0,35 x 3,14= 0,38465 (dm2)

- 1 em

- Tự làm bài, chụp ảnh bài làm hoặc gõ

(6)

những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3 ( LT – 100)

- Cho HS đọc đề, tìm hiểu đề.

- YC HS tự làm bài vào vở.

- Trong khi HS làm bài, gv kiểm tra những bài HS làm xong trước và đã chụp ảnh gửi lên hoặc nhắn tin.

- Cho hS xem 1 bài làm của bạn, gọi HS nhận xét bài của bạn

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

C. Củng cố – dặn dò: (5’)

- Cho HS nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.

- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn. Chuẩn bị bài sau.

trực tiếp bài làm vào mục tin nhắn của nhóm hoc.

Bán kính hình tròn là: 6,28 : 2 : 3,14 = 1 (cm)

Diện tích hình tròn là:

1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2) - 1 em

- Tự làm bài, chụp ảnh bài làm hoặc gõ trực tiếp bài làm vào mục tin nhắn của nhóm hoc.

Bài giải

Bán kính miệng giếng và thành giếng là: 0,7 + 0,3 = 1(m)

Diện tích miệng giếng là:

0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386 ( m2) Diện tích miệng giếng và thành giếng là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (m2)

Diện tích thành giếng là 3,14 – 1,5386 = 1,6014 (m2) Đáp số: 1,6014 m2

- HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

TIẾT 2: CÁNH CAM LẠC MẸ - TRÍ DŨNG SONG TOÀN- HÀ NỘI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ, bài văn xuôi.

2. Kĩ năng:

- Làm đúng các bài tập chính tả.

- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3. ( Bài Hà Nội)

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

* GDBVMT: Qua bài học giáo dục HS tình cảm yêu quý các loại vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT.( Bài Cánh cam lạc mẹ)

* GDBVMT: Giáo dục HS về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của Thủ đô để giữ mãi vẻ đẹp của Hà Nội. ( Bài Hà Nội)

(7)

* QTE: Quyền được sống trong môi trường gia đình, quyền được yêu thương chăm sóc. ( Bài Cánh cam lạc mẹ)

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài powerpoit

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 2 HS lên bảng viết: giấc ngủ, tháng giêng, ngọt ngào, dành dụm. hoang tưởng, sợ hãi, giải thích.

- Nhận xét.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn học

2.1. Tìm hiểu nội dung bài thơ: Cánh cam lạc mẹ

- Gọi 1 HS đọc bài thơ.

+ Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào?

+ Những con vật nào đã giúp cánh cam?

+ Bài thơ cho em biết điều gì?

* BVMT: Qua phần tìm hiểu bài, chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài vật có ích? Bảo vệ môi trường thiên nhiên?

2.2. Tìm hiểu nội dung đoạn viết: Trí dũng song toàn

- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.

+ Đoạn văn kể về điều gì?

2.3. Tìm hiểu nội dung đoạn thơ: Hà Nội

- Gọi HS đọc đoạn thơ.

+ Đọc khổ thơ 1 và cho biết chong chóng trong đoạn thơ thực ra là cái gì?

+ Nội dung đoạn thơ là gì?

* BVMT: Để cảnh quan môi trường của Thủ đô Hà Nội mãi mãi đẹp, mỗi chúng ta

- 2 Hs lên bảng viết.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

- 1 HS đọc bài.

+ Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang.

Tiếng cánh cam gọi mẹ khàn đặc trên lối mòn.

+ Bọ dừa, cào cào, xén tóc.

+ Cánh cam lạc mẹ nhưng được sự che chở, yêu thương của bạn bè.

- HS lần lượt trả lời.

- 2 HS đọc.

+ Đoạn văn kể về sứ thần Giang Văn Minh khảng khái khiến vua Minh tức giận, sai người ám sát ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.

- 2 HS nối tiếp.

+ Đó là cái quạt thông gió.

+ Bạn nhỏ mới đến Hà Nội nên thấy cái gì cũng lạ, Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp.

- HS liên hệ trả lời.

(8)

cần phải làm gì?

3. Hướng dẫn làm bài tập 3.1. Bài: Cánh cam lạc mẹ Bài 2: (trang 8)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS chia sẻ bài làm - GV cùng HS sửa lỗi.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS đọc lại mẩu truyện.

+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?

3.2. Bài: Cánh cam lạc mẹ Bài 1: (trang 14)

a. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu HS làm cá nhân.

- Gọi HS phát biểu.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

b. Tiến hành tương tự câu a

Bài 2: (Giảm tải) 3.3. Bài: Hà Nội Bài 1: (trang 22)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

+ Tìm những danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn.

+ Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.

- Nhận xét kết luận lời giải đúng.

- Đưa quy tắc, yêu cầu HS đọc.

Bài 2: (trang 22)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài

Bài 2 (trang 8)

- 1 HS đọc thành tiếng

- HS làm bài vào vở bài tập.

- Hs chia sẻ bài làm.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

+ Anh chàng vừa ngốc nghếch vừa ích kỉ không hiểu ra rằng: nếu thuyền chìm thì bản thân anh ta cũng chết.

Bài 1 (trang 14)

- HS đọc yêu cầu và nội dung bài - HS làm cá nhân.

- Hs báo cáo bài làm

+ Giữ lại để dùng về sau: để dành, dành dụm, dành tiền.

+ Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ, rành mạch....

+ Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái rổ. cái giành.

- 2 HS đọc thành tiếng các từ vừa tìm được

Lời giải:

- Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm.

+ Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ.

+ Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ.

Bài 1(trang 22)

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Tên người: Nhụ.

+ Tên địa lí Việt Nam: Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu.

+ Khi viết tên người tên điạ lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- 2 HS đọc.

Bài 2 (trang 22)

- 1 HS đọc thành tiếng.

(9)

tập.

- Yêu cầu hs làm bài tập.

- Yêu cầu học sinh báo cáo bài làm - Gọi hs khác nhận xét.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Khi đọc những tiếng có chứa phụ âm đầu là r/d/gi ta lưu ý phát âm như thế nào?

+ Hãy nêu tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam?

* QTE: Quyền được sống trong môi trường gia đình, quyền được yêu thương chăm sóc.

- Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt - Dặn hs viết các bài chính tả vào vở ô ly

- Hs làm cá nhân.

- Hs chia sẻ bài làm, đọc bài làm.

- Hs nhận xét

- Hs nêu

- Lắng nghe, ghi nhớ

_______________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 4: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN ( Trang 18 + 28)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm: Công dân.

2. Kĩ năng:

- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.

- Vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tồ quốc của công dân.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân.

* T2HCM: Giáo dục HS làm theo lời Bác, mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy tính, bài powerpoint

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu mỗi HS đặt một câu ghép phân tích các vế câu và cách nối các vế câu.

- Yêu cầu hs chia sẻ bài - Gv nhận xét, tuyên dương B. Bài mới ( 30’)

1. Giới thiệu bài

+ Hãy nêu chủ điểm của tuần này?

- Trong tiết học hôm nay các em sẽ làm các bài tập về mở rộng vốn từ theo chủ điểm công dân, tìm từ đồng nghĩa với từ công dân

- Hs thực hiện yêu cầu.

- 1 số hs chia sẻ bài - Lắng nghe

+ Chủ điểm của tuần này người công dân.

- HS nghe xác định nhiệm vụ.

(10)

và vận dụng vốn từ đã học, viết được một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tồ quốc của công dân.

- Ghi tên bài.

2. Giảng bài:

2.1. Mở rộng vốn từ: Công dân ( Trang 18) Bài 1: (Trang 18)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết yêu cầu của bài.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Kết luận: Công dân có nghĩa là người dân của một nước có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

Bài 2: (Trang 18)

- Gọi HS đọc nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs suy nghĩ, làm bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

+ Tại sao em xếp từ công cộng vào cột thứ nhất?

- Hỏi tương tự với một số từ khác.

Bài 3: (Trang 18)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để giải quyết yêu cầu của bài.

- HS phát biểu bổ sung.

+ Em hiểu thế nào là nhân dân?

+ Tìm các từ đồng nghĩa với từ nhân dân?

+ Dân chúng có nghĩa là gì?

+ Đặt câu với từ dân chúng.

* TTHCM: Giáo dục làm theo lời Bác, mỗi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

Bài 4: (Trang 18)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS.

- Muốn trả lời được câu hỏi các em thử thay thế từ công dân trong câu: "Làm thân phận nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta." bằng các từ đồng nghĩa: dân, dân chúng, nhân dân rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không? Tại sao?

Bài 1: (Trang 18) - 1 HS đọc thành tiếng.

- Hs làm bài.

- HS nối tiếp nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng.

- HS ghi đáp án đúng là đáp án b - HS lắng nghe, chữa bài.

Bài 2: (Trang 18) - 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm bài.

- Chữa bài.

+ Vì công cộng có nghĩa là "thuộc về mọi người" hoặc "phục vụ chung cho mọi người trong xã hội"

- HS lần lượt trả lời.

Bài 3: (Trang 18)

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài.

- HS lần lượt trả lời:

- HS nêu nghĩa của từ nhân dân.

+ Các từ đồng nghĩa với nhân dân:

công dân, dân chúng.

- Nối tiếp nhau giải thích nghĩa của từ và đặt câu.

- HS đặt câu.

- Hs lắng nghe.

Bài 4: (Trang 18)

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

(11)

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS phát biểu.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

2.2. Mở rộng vốn từ: Công dân ( Trang 28) Bài 1: (Trang 28)

- Cho HS đoc yêu cầu của BT1

- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tập.

- Mời HS làm bảng phụ đại diện chữa bài.

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2 vào vở bài tập.

- GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng

Bài 2: (Trang 28)

- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhắc HS dùng mũi tên nối các ô với nhau cho phù hợp.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

- Yêu cầu HS đặt câu với cụm từ đặt ở cột B.

- Nhận xét HS đặt câu hay câu đúng.

Bài 3: (Trang 28)

- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gợi ý HS: Em hãy đọc kĩ câu nói của Bác Hồ, dựa vào câu nói đó để viết đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân chẳng hạn: Những việc mà thiếu nhi có thể làm để giữ gìn đất nước nghĩa vụ của thiếu nhi đối với Tổ quốc.

- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm dán lên bảng lớp, đọc đoạn văn.

- GV cùng HS sửa lỗi của HS làm vào bảng

- HS làm bài cá nhân.

- Nối tiếp nhau phát biểu.

- HS lắng nghe Bài 1: (Trang 28)

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe - Làm bài vào vở bài tập.

- HS trình bày

* Lời giải: Nghĩa vụ công dân; quyền công dân; ý thức công dân; bổn phận công dân; trách nhiệm công dân ; công dân gương mẫu; công dân danh dự; danh dự công dân.

Bài 2: (Trang 28)

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.

- Nêu ý kiến bạn làm đúng/sai.

- Chữa bài

* Lời giải:

1A - 2B; 2A - 3B; 3A - 1B - Nối tiếp nhau đặt câu.

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.

Bài 3: (Trang 28)

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS làm bài vào bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

+ VD về một đoạn văn:

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Với tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Để xứng đáng là con cháu của các Vua Hùng, mỗi người dân phải có ý thức, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Lớp nhận xét

- HS sửa lỗi của bạn làm vào bảng

(12)

nhóm.

- Nhận xét cho HS viết đạt yêu cầu.

- Gọi HS đọc đoạn văn của mình

* T2HCM: Mỗi công dân phải có trách nhiệm gì để bảo vệ Tổ quốc?

- Nhận xét, tuyên dương HS viết đạt.

C. Củng cố, dặn dò (5’) - GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện cách sử dụng từ công dân trong các trường hợp khác.

nhóm.

- 3 HS đọc đoạn văn của mình.

- HS liên hệ lần lượt trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ

Lịch sử

TIẾT 21: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT I/ MỤC TIÊU. Sau bài học này, học sinh biết:

1. Kiến thức: Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ,âm mưu chia cắt lâudài đất nước ta.

- Hiểu được vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ – Diệm 2. Kĩ năng:Biết cách xem và chỉ bản đồ.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, căm thù giặc.

II/ Đồ dùng dạy học.

- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của hiệp định Giơ- ne- vơ).

- Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.

III/ Các hoạt động dạy- học.

HĐ của GV HĐ của HS

A/ Kiểm tra bài cũ: (4’) -Ổn định lớp

B/ Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) - GV cho hs quan sát.

+ Sông Bến Hải là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt giữa 2 miền Nam – Bắc nước ta hơn 21 năm. Vì sao đất nước ta lại bị chia cắt ? Kẻ nào đã gây ra tội –`ác đó ? Nhân dân ta đã làm gì để xoá bớt nỗi đau chia cắt ? Bài học lịch sử hôm nay sẽ giúp các em nắm rõ vấn đề này . 2. Nội dung

a/ Hoạt động 1: ( làm việc cả lớp)(10’) - GV giới thiệu sơ qua về tình hình miền Bắc sau chiến dịch ĐBP.

+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?

Hình chụp cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, giới tuyến quân sự tạm thời giữa 2 miền Nam – Bắc.

- 1, 2 HS đọc bài và chú thích.

+ Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ. Trong thời gian Pháp rút quân, Mĩ dần dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam,...

(13)

+ Một số dẫn chứng về việc Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào ta.

+ Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt?

b/ Hoạt động 2: Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ. (10’)

- GV hdẫn HS tìm hiểu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử ĐBP 1954

+ Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ- ne- vơ ?

+ Hiệp định Giơ- ne- vơ thể hiện mong ước gì của nhân dân ta?

- Yc hs quan sát bản đồ: vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, cầu Hiền Lương) - GV kết luận

c/ Hoạt động 3: Vì sao nước ta lại bị chia cắt. (8’)

+ Nguyện vọng của nhân dân ta sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có thực hiện được không? Tại sao?

+ Mĩ có âm mưu gì?

+ Nêu dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ- ne- vơ?

+ Việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta?

- Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”,“diệt cộng". Với khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót” chúng thẳng tay giết hại các chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.

- Không còn con đường nào khác, nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên.

- HS đọc nội dung sgk và quan sát hình ảnh gv chia sẻ.

+ Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương;

quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm, quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Đến tháng 7- 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.

+ Mong ước độc lập, tự do và thống nhất đất nước..

- Hs quan sát - Lắng nghe.

+ Nguyện vọng đó không thực hiện được- Vì đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

+ Mĩ có âm mưu thay chân Pháp, xâm lược miền Nam.

+ Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

+ Ra sức chống phá lực lượng cách mạng.

+ Khủng bố dã man những người…

+ Thực hiện chính sách “tố cộng”,

“diệt cộng”

+ Đồng bào bị tàn sát, đất nước bại chia cắt.

(14)

+ Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt dân tộc ta phải làm gì?

* Kết luận: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhân dân của hai miền Nam, Bắc đều là dân của một nước.

Âm mưu chia cắt nước ta của đế quốc Mĩ là đi ngược với nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta

C. Củng cố- dặn dò: (2’)

* Để môi trường không bị ô nhiễn do chất đọc bom đạn các em cần làm gì?

* Em cần làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử? Em biết gì về sông Bến Hải?

- Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau.

- Cầm súng đứng lên chống Mĩ và tay sai.

- Đọc nội dung bài học.

- Hs trả lời: Cần tích cực học tập để góp sức mình vào bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

- Hs nêu theo ý hiểu.

- Hs lắng nghe, ghi nhớ.

--- Ngày soạn: 07/4/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 10 tháng 4 năm 2020 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG (trang - 101)

GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT (trang - 101) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cách tính diện tích hình tròn HS làm quen với biểu đồ hình quạt.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tính toán

Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DH: Máy tính , phần mềm Microsoft Team III. CÁC HĐ DH:

HĐ của GV HĐ của HS

A/ Kiểm tra bài cũ: (4’)

- 1 hs làm bài tập 4( SGK – 101)

- GV cho HS trình bày ách làm và đáp án

- GV nhận xét, đánh giá.

B/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(1’)

- GV giới thiệu bài, ghi bảng.

2. Tìm hiểu nội dung bài (15’)

- GV cho HS qs biểu đồ ví dụ 1 trên màn hình.

- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ biểu đồ hình quạt và nhận xét đặc điểm.

+ Biểu đồ có dạng hình gì? Được chia thành mấy phần?

- HS gửi bài vào nhóm.

- Lớp nhận xét.

- HS theo dõi.

(15)

+ Trên mỗi phần ghi gì?

+ Biểu đồ nói về điều gì?

+ Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại ?

+ Tỉ số % của từng loại là bao nhiêu ? - Giáo viên chốt lại những thông tin trên bản đồ.

- Tương tự ở VD2.

3. Thực hành (15’) Bài 1:

- GV yêu cầu hs đọc đề bài.

- Yêu cầu học sinh:

+ Nhìn vào biểu đồ chỉ số % HS thích màu xanh.

+ Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số

% khi biết tổng số HS của cả lớp . - Cho hs quan sát bài của bạn và NX - GV nhận xét, sửa bài.

Bài 2:

- GV yc hs đọc đề bài.

- Hướng dẫn HS nhận biết : + Biểu đồ nói về điều gì?

+ Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS XS , số HS VT, số HS HT .

C/ Củng cố- dặn dò: (5’)

- Lập biểu đồ hình quạt về số bạn học sinh XS, VT, hoàn thành của tổ.

- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau:

“Luyện tập về tính diện tích”.

- HS quan sát, thảo luận trả lời yc của GV.

+ Dạng hình tròn, chia nhiều phần.

+ Trên mỗi phần đều ghi số phần trăm tương ứng.

+ 50% số sách là truyện thiếu nhi.

+ 25% số sách là sách giáo khoa.

+ 25% số sách là các loại sách khác.

- Học sinh lần lượt nêu những thông tin ghi nhận qua biểu đồ.

- Hs đọc đề bài, theo dõi gợi ý của GV - Học sinh làm bài và chia sẻ lên nhóm.

Bài giải

Số học sinh thích màu xanh:

120:100x40 =48 (học sinh) Số học sinh thích màu đỏ:

120:100x 25 = 30 (học sinh) Số học sinh thích màu tím:

120:100 x15 = 18 (học sinh) Số học sinh thích màu trắng:

120:100x20 =24 (học sinh)

Đáp số: a) 48 học sinh, b) 30 học sinh c) 24 học sinh, d) 18 học sinh - Hs đọc đề bài.

- Học sinh làm bài miệng.

- HS nêu và đọc biểu đồ.

- Lớp nhận xét.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

KỂ CHUYỆN ( Không dạy)

( Thay bằng tiết Tập Làm Văn - Trang 21) TIẾT 3: TẢ NGƯỜI ( KIỂM TRA VIẾT)

(16)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết viết 1 bài văn tả người có bố cục rõ ràng đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng.

2. Kĩ năng:

- Biết dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc 3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận

* Giảm tải: Ra đề phù hợp với địa phương.

II. CHUẨN BỊ: Máy tính , phần mềm Microsoft Team III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Yêu cầu 3 HS mỗi em nêu nội dung của một phần cấu tạo bài văn tả người.

- Nhận xét.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Các em đã học văn tả người. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ vận dụng kiến thức đã học để làm một bài văn về văn tả người hoàn chỉnh.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn làm bài:

- GV sử dụng powerpoint đưa 3 đề bài trong SGK. (GV có thể ra đề khác phù hợp với địa phương và đối tượng HS của mình)

- Cho HS hiểu yêu cầu của các đề bài.

- GV cho HS đọc kĩ một số đề và chọn đề nào các em thấy mình có thể viết tốt. Khi đã chọn, phải tập trung làm không được thay đổi.

+ Nếu chọn tả 1 ca sĩ thì chú ý tả ca sĩ đó khi biểu diễn .

+ Nếu chọn tả 1nghệ sĩ hài thì chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó.

+ Nếu chọn tả 1 nhân vật trong truyện đã đọc thì phải hình dung tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật (hình dáng, khuôn mặt …) khi miêu tả.

+ Khi chọn đề bài, cần suy nghĩ tìm ý, sắp xếp các ý thành 1 dàn ý, dựa vào dàn ý đã xây dựng viết hoàn chỉnh 1 bài văn tả người

- Cho HS nói đề bài mình chọn.

- 3 HS nối tiếp nêu.

- HS theo dõi bổ sung.

- Lắng nghe.

- HS đọc kỹ các đề và chọn đề.

- HS chọn lựa đề bài để viết.

- HS lắng nghe chú ý của GV.

- HS nêu đề bài chọn.

(17)

3. Học sinh làm bài :

- GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV.

- GV cho HS làm bài.

- GV yêu cầu 1 số học sinh chia sẻ bài viết của mình.

- Nêu nhận xét và sửa lỗi cho HS C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- GV nhận xét tiết kiểm tra

- Dặn hs gửi bài vào nhóm lớp để GV chấm, chữa.

- Chuẩn bị bài: Lập chương trình hoạt động. ( Trang 23)

- Lắng nghe

- HS làm bài kiểm tra.

- 1 số HS chia sẻ bài viết.

- Lắng nghe GV sửa lỗi.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

_____________________________________________

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 6: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách lập chương trình hoạt động cho 1 hoạt động tập thể.

2. Kĩ năng:

- Qua việc lập lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.

3. Thái độ:

- HS chủ động làm bài, học bài.

* QTE: Quyền được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, kết bạn và hội họp hoà bình, bảo vệ khỏi thảm hoạ thiên tai.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).

- Thể hiện sự tự tin, Đảm nhận trách nhiệm

- Trao đổi cùng bạn đê góp ý cho chương trình hoạt động (Mỗi HS tự viết) - Đối thoại (Với các thuyết trình viên về chương trình đã lập)

III. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Việc lập Chương trình hoạt động có tác dụng gì?

+ Em hãy nêu cấu tạo của một chương trình hoạt động?

- Nhận xét câu trả lời của HS B. Bài mới: (30’)

1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học trước, dựa theo mẫu chuyện: Một buổi sinh hoạt tập thể, các em đã luyện tập lập CTHĐ của buổi sinh hoạt trong câu chuyện đó. Trong tiết học

- 3 HS nối tiếp nêu.

- HS theo dõi bổ sung.

- Lắng nghe.

(18)

này, các em sẽ tự lập chương trình cho 1 hoạt động khác.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động

a. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:

- GV cho HS đọc đề bài .

- GV nhắc HS lưu ý: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập chương trình hoạt động cho 1 hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức.

- GV cho cả lớp đọc thầm lại đề bài và suy nghĩ lựa chọn hoạt động để lập chương trình.

- Cho HS nêu hoạt động mình chọn . - GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của 1 CTHĐ.

b. HS lập chương trình hoạt động:

- GV cho HS làm bài vào vở. GV phát giấy cho 4 HS lập CTHĐ khác nhau.

(Trao đổi nhóm)

- GV lưu ý HS nên viết vắn tắt ý chính khi trình bày miệng mới nói thành câu.

- GV mở bảng phụ có ghi sẵn tiêu chuẩn đánh giá .

- Cho HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét.

(Qua trình bày GV đã giúp HS hình thành được KN Hợp tác: ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động)

- GV nhận xét và giữ lại trên bảng CTHĐ viết tốt cho cả lớp bổ sung hoàn chỉnh.

- Cho HS tự sửa chữa lại CTHĐ của mình - Mời 1HS đọc lại CTHĐ sau khi sửa chữa

C. Củng cố, dặn dò: (5’)

+ Nêu cấu tạo của một chương trình hoạt động?

* QTE: Qua bài học em thấy mình có những quyền gì?

- Nhận xét tiết học, khen những HS lập CTHĐ tốt.

- Về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình viết

- HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm đề bài, chọn đề hoặc tự tìm đề.

-HS nêu.

-HS theo dõi bảng phụ.

- HS làm việc cá nhân.

- 04 HS được chọn làm vào giấy khổ to.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi bảng phụ.

- HS lần lượt đọc bài làm của mình.

(Thông qua việc trình bày làHS đã hình thành cho mình được KN Thể hiện sự tự tin và KN biết Đảm nhận trách nhiệm)

- Lớp nhận xét.

(Đối thoại với các thuyết trình viên về chương trình HĐ đã lập)

- HS tự sửa chữa bài của mình - 01 HS đọc lại

- 2 HS trả lời.

* Quyền được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, kết bạn và hội họp hoà bình, bảo vệ khỏi thảm hoạ thiên tai.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

(19)

vào vở. Chuẩn bị bài sau.

__________________________________________________

KHOA HỌC

TIẾT 38+ 39 : SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.

- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.

2. Kĩ năng: HS biết làm một số thực hành để giải thích được sự biến đổi hoá học.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm( của trò chơi).

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Máy tính , phần mềm Microsoft Team IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.(5') - Dung dịch là gì? cho VD?

- Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp?

- Nhận xét.

2. Bài mới.(30')

a) Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu tiết học.

b) giảng bài.

*HĐ1: Thế nào là sự biến đổi hoá học?(10') - HS hoạt động theo nhóm . Đọc kĩ mục thực hànhtrong sgk -78 tiến hành làm thí nghiệm.

Nhóm trưởng làm thí nghiệm , các thành viên trong nhóm qs nêu nhận xét- thư kí ghi vào phiếu- Báo cáo kết quả.

+Giấy có tính chất gì?

+Khi bị cháy tờ giấy thay đổi tính chất như thế nào?

*HĐ2: Phân biệt sự biến đổi hoá học và lý học.

(10')

- HS quan sát các hình minh hoạ trong SGK-79 giới thiệu từng sự biến đổi xem đâu là sự biến đổi hoá học, đâu là sự biến đổi lí học.

- Một số HS nêu.

- Nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm và thảo luận thảo luận.

+Giấy dai, màu trắng.

+Tờ giấy biến thành than, không còn tính chất ban đầu của nó.

- Quan sát và chia sẻ

+ H1: Cho vôi vào nước...BĐ hoá học

+ H2: Xé tờ giấy....BĐ lý học + H3: Xi măng trộn cát...BĐlý học.

+ H4: Xi măng trộn cát và nước... BĐ hoá học.

+ H5: Đinh mới-Đinh gỉ..BĐ

(20)

- Gv nx, kết luận: +Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẽo quánh, kèm theo sự toả nhiệt.

+Giấy bị cắt vụn vẫn giữ nguyên tính chất, không bị biến đổi thành chất khác.

Xi măng và cát thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi

+Xi măng trộn cát và nước thành vữa xi măng, tính chất hoàn toàn khác với tính chất của ba chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước

+Dưới tác dụng của hơi nước trong KK, chiếc đinh bị gỉ tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới

+Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thủy tinh vẫn không thay đổi

*HĐ3: Trò chơi “ Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học ”.(10')

- HD HS quan sát.

+ Dự đoán xem muốn đọc được bức thư này phải làm ntn?

+ Nếu hơ bức thư trên ngọn lửa và nêu hiện tượng xảy ra?

+ Điều kiện gì làm nước dấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học?

GV: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.

+ Sự biến đổi hoá học xảy ra khi nào?

Hoạt động 3: Trò chơi: chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học (15’)

* Cách tiến hành :

- Bước 1: Làm việc theo nhóm.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK .

- Bước 2: Làm việc cả lớp.

+ Từng nhóm lần lượt giới thiệu bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác. Rút ra nhận xét.

=>Kết luận : Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng .

Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin trong SGK. ( HS tự đọc ở nhà)

hoá học

+ H6: Thuỷ tinh ở thể lỏng- Thể rắn...BĐ lí học.

- Các nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình và nêu cách viết ra bức thư đó.

+Phải hơ trên ngọn lửa.

+Giấy viết khô đi dòng chữ hiện dần lên.

+Do nhiệt từ ngọn nến đang cháy.

+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng.

- Hs trả lời.

(21)

3. Củng cố, dặn dò.(5')

-Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ?

- Nhận xét chung tiết học.

- HS chuẩn bị bài: Sự biến đổi hoá học ( tiếp

theo) - Hs lắng nghe, ghi nhớ.

Ngày soạn: 07/4/2020

Ngày giảng: Thứ ngày tháng 4 năm 2020 TOÁN

TIẾT 99: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập và rèn kĩ năng tính diện tích các hình đã học (hình chữ nhật, hình vuông).

2. Kĩ năng:

- Vận dụng các công thức diện tích các hình đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn đơn giản

3. Thái độ:

- Yêu thích môn toán, có ý thức tự giác học, làm bài.

II. CHUẨN BỊ: - Máy tính , phần mềm Microsoft Team III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Viết công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật.

- Yêu cầu hs chia sẻ bài - Gọi HS nhận xét - Nhận xét chung.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính diện tích của các hình đã học.

- Ghi tên bài.

2. Giới thiệu cách tính.

- Gv chia sẻ (sử dụng powerpoint) hình vẽ như ở ví dụ trong SGK cho hs.

+ Nêu cách tính dt mảnh đất có kích thước như hình vẽ. Chỉ nêu hướng tính chưa cần tính cụ thể

- Gv nhận xét hướng giải của hs, tuyên

- HS viết công thức.

- Hs chia sẻ bài - HS nêu nhận xét - HS nghe

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học

- Học sinh quan sát hình.

- Học sinh trình bày. Chẳng hạn:

+ Cách 1: Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật, trong đó có 2 hình chữ nhật bằng nhau, rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại với nhau được diện tích của mảnh đất.

+ Cách 2: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và 2 hình vuông. Rồi tính S

(22)

dương các hs đưa ra hướng giải đúng, sau đó yêu cầu hs chọn 1 trong 2 cách trên để tính diện tích mảnh đất .

- Gv đặt tên các hình theo cách chia trên.

- Yêu cầu hs trình bày bài làm theo 2 hướng giải khác nhau:

Cách 1 :

- Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và 2 hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.

Ta có: Độ dài cạnh AC là:

20 +40,1+20 = 80,1(m)

Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:

20 ¿ 80,1 = 1602 (m2)

Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và EGHK là:

25 ¿ 40,1 ¿ 2= 2005 (m2) Diện tích của mảnh đất là:

1602 + 2005 = 3607 (m2)

- GV nêu vấn để hs tự nêu quy trình tính diện tích của một hình phức tạp như sau:

+ Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc (các phần nhỏ) có thể tính được diện tích.

+ Xđ kích thước của cách hình mới đc tạo thành.

+ Tính dtích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ hình đã cho.

3. Luyện tập Bài 1: (Trang 104)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV chia sẻ hình vẽ cho hs, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích - GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất.

- GV yêu cầu HS làm bài.

của từng hình, sau đó cộng kết quả lại với nhau thì được S của mảnh đất.

Bài giải:

- Chia mảnh đất thành hình chữ nhật NPGH và 2 hình vuông bằng nhau:

ABEQ và CDKM Ta có:

Độ dài của cạnh PQ là : 25 + 20 + 25 = 70 (m)

Diện tích hình chữ nhật NPGH là:

70 ¿ 40,1 = 2807 (m2)

Diện tích của 2 hình vuông ABEQ và CDKM là:

20 ¿ 20 ¿ 2= 800 (m2) Diện tích của mảnh đất là:

2807 + 800 = 3607 (m2)

Đáp số : 3607 m2

Bài 1: (Trang 104)

- HS đọc đề và quan sát hình.

- HS suy nghĩ sau đó 2 đến 3 em trình bày cách tính.

- HS nhận xét và đi đến thống nhất cách chia đơn giản nhất.

- HS cả lớp làm vào vở.

Bài giải

(23)

-Yêu cầu hs chia sẻ bài làm của mình.

-Gọi hs khác nhận xét

-Gv nhận xét, chốt bài làm đúng Bài 2: (Trang 104)

- Gv chia sẻ cho hs hình vẽ như SGK.

- Hướng dẫn hs có thể làm theo 1 trong 2 cách.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs chia sẻ bài làm.

- Gọi hs nhận xét.

- Gv nhận xét. Chia sẻ bài mẫu để hs so sánh, đối chiếu.

Cách 1: - Khu đất đã cho chính là hình chữ nhật bao phủ bên ngoài khoét đi 2 hình chữ chữ nhật nhỏ kích thước 50m và 40,5m ở góc trên bên phải và góc dưới bên trái.

- Hình chữ nhật bao phủ khu đất có kích thước 100,5 + 40,5 =141m và 30m + 50m = 80m.

- S khu đất bằng diện tích hình chữ nhật bao phủ trừ đi diện tích 2 hình chữ nhật nhỏ

Diện tích hình chữ nhật lớn là:

141 ¿ 80 = 11280 (m2).

Diện tích 2 hình chữ nhật nhỏ là:

2 ¿ (50 ¿ 40,5) = 4050 (m2).

Diện tích mảnh đất là:

11280 – 4045 = 7230 (m2)

- Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và MNPQ. Ta có:

Độ dài của cạnh AB là:

3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m) Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

11,2 ¿ 3,5 = 39,2 (m2) Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:

6,5 ¿ 4,2 = 27,3 (m2) Diện tích của mảnh đất là:

39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số: 66,5m2 - 1 hs chia sẻ bài làm

- Hs so sánh, đối chiếu bài làm của mình, nhận xét bài làm của bạn Bài 2: (Trang 104)

-Hs quan sát

- Lắng nghe Gv hướng dẫn -Hs làm bài, chia sẻ bài.

- Hs nhận xét bài làm của bạn.

- Quan sát, đối chiếu bài làm. Sửa sai (nếu sai).

Cách 2: Có thể chia tờ bìa thành 3 hình chữ nhật:

+ Hình chữ nhật lớn có kích thước (50 + 30= 80m) và (100,5 - 40,5 = 60m) + 2 hình chữ nhật nhỏ có kích thước: 30 m và 40,5m

- Diện tích của mảnh đất là tổng diện tích của 3 hình chữ nhật trên

Diện tích hình chữ nhật lớn là:

80 ¿ 60 = 4800 (m2).

Diện tích 2 hình chữ nhật nhỏ là:

2 ¿ (30 ¿ 40,5) = 2430 (m2).

Diện tích mảnh đất là:

4800 + 2430 = 7230 (m2) Đáp số: 7230 m2

(24)

Đáp số: 7230 m2 C. Củng cố- dặn dò: (5’)

+ Nêu công thức tính diện tích các hình đã học.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau: Luyện tập về tính diện tích (tt).

- Hs nêu

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

_____________________________________________

TẬP ĐỌC

TIẾT 5: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài văn: Biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc trong thời kì cách mạng gặp khó khăn về tài chính.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi, kính trọng nhà tài trợ đắc biệt cách mạng.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS kính trọng những người yêu nước chân chính.

* QPAN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam.

* QTE: Quyền được có tổ quốc, quê hương. Bổn phận yêu nước, có trách nhiệm với đất nước tùy theo tuổi, theo sức của mình.

II. CHUẨN BỊ: Máy tính , phần mềm Microsoft Team III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã tận lòng đóng góp cho cách mạng mà không hề đòi hỏi một điều gì.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo SGk

- Nhận xét cả phần đọc và trả lời câu hỏi của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1hs đọc toàn bài

(25)

+ Theo em bài có thể chia mấy đoạn?

- GV thống nhất cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn.

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm:

Chi Nê, phụ trách, bấy giờ, …

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.

1. Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì.

a. Trước Cách mạng

b. Khi cách mạng thành công.

c. Trong kháng chiến.

d. Sau khi hoà bình lặp lại.

- GV giảng: Ông Đỗ Đình Thiện đã có những tài trợ giúp rất lớn về tiền bạc và tài sản cho Cách mạng trong nhiều giai đoạn khác nhau. Ông ủng hộ tới 3 vạn đồng trong khi quỹ Đảng chỉ có 24 đồng. Khi đất nước hoà bình, ông còn hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ của mình cho nhà nước.

2. Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?

3. Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước?

* QTE: Quyền được có tổ quốc, quê

+ Bài có thể chia làm 5 đoạn:

. Đoạn 1: “Từ đầu … hoà bình”

. Đoạn 2: “Với lòng … 24 đồng”.

. Đoạn 3: “Kho CM … phụ trách quỹ”.

. Đoạn 4: “Trong thời kỳ … nhà nước”.

. Đoạn 5: Đoạn còn lại.

- 5 Hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện yêu cầu.

1. Những đóng góp to lớn của ông Thiện:

a. Trước cách mạng: Năm 1943 ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng.

b. Khi cách mạng thàh công: năm 1945, trong tuần lễ Vàng, ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp vào Quỹ độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương.

c. Trong kháng chiến: gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc.

d. Sau khi hoà bình lập lai: ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước.

- Lắng nghe.

2. Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.

3. Nối tiếp nhau trả lời theo ý hiểu.

- Lắng nghe

(26)

hương. Bổn phận yêu nước, có trách nhiệm với đất nước tùy theo tuổi, theo sức cảu mình.

4. Dựa vào phần tìm hiểu bài, em hãy nêu ý nghĩa của bài?

- GV chốt nội dung bài.

- GV giảng: Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta, có những người đã trực tiếp cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc những cũng có người như ông Thiện đã góp tài sản cho Cách mạng.

Sự đóng góp ấy thật đáng quý và vô cùng quan trọng trong giai đoạn Cách mạng gặp khó khăn. Ông là nhà tư sản yêu nước.

* QPAN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam.

c. Đọc diễn cảm

- Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc bài.

- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc.

GV đọc mẫu đoạn văn.

- Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Tại sao ông Đỗ Đình Thiện lại được gọi là nhà tài trợ đặc biệt cho cách mạng?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà.

4. Bài ca ngợi, biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng.

- 2 HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe

- 5 HS đọc bài.

- HS theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách đọc

- HS luyện đọc.

- HS thi đọc diễn cảm.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nêu.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

______________________________________________

Ngày soạn: 08/4/2020

Ngày giảng: Thứ ngày tháng 4 năm 2020 TOÁN

TIẾT 100: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hình thành được biểu tượng của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được các đặc điểm về yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải bài tập có liên quan.

(27)

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận

II. CHUẨN BỊ: Máy tính, video, phần mềm Microsoft Team III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 HS chia sẻ bài tập 2, 3 VBT ở tiết trước.

- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng làm quen với hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Ghi tên bài

2. Giới thiệu về hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- Giáo viên sử dụng video. Chia sẻ video cho hs.

* Hình hộp chữ nhật

- GV cho HS quan sát mô hình về hình hộp chữ nhật:

+ Đếm số mặt của HHCN?

- GV cho hs quan sát hình hộp chữ nhật, triển khai:

+ Nhận xét các mặt của hình hộp chữ nhật?

- GV yêu cầu HS đếm số đỉnh, đếm số cạnh của hình hộp chữ nhật.

+ Hãy kể tên các vật có dạng hình hộp chữ nhật?

* Hình lập phương

- GV sử dụng con xúc xắc và hộp lập phương để giới thiệu cho HS về hình lập phương tương tự như hình hộp chữ nhật.

- 2 HS chia sẻ, dưới lớp theo dõi.

- Lớp nhận xét.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

- Hs theo dõi

+ HHCN có 6 mặt (2 mặt đáy, 4 mặt xung quanh)

- HS quan sát, trả lời.

+ Các mặt của HHCN đều là hình chữ nhật.

+ Có 8 đỉnh, 12 cạnh, 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

+ Bao diêm, hộp phấn, hộp bút,…

- Quan sát con xúc xắc và hình lập phương theo hướng dẫn của GV rút ra đặc điểm của hình này: Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS hiểu và nêu được: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). - HS biết dựa

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp