• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 8 HK2 18-19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 8 HK2 18-19"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thánh địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?”

(Chiếu dời đô, Sách Ngữ văn 8 tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Em hãy đọc kỹ đoạn trích trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2. Xác định câu chủ đề trong đoạn văn thứ nhất. Đoạn văn đó được viết theo cách diễn dịch hay quy nạp ?

3. Xác định kiểu câu và hành động nói trong hai câu: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?”

4. Kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào ?”. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì ?

5. Nêu ý nghĩa của văn bản Chiếu dời đô.

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

“Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.”

Qua văn bản Hịch tướng sĩ (Sách Ngữ văn 8 tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

--- HẾT ---

Họ và tên học sinh:...; Số báo danh:...

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: NGỮ VĂN 8

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm

Câu Nội dung Điểm

1 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5

2

- Câu chủ đề trong đoạn văn thứ nhất: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

- Đoạn văn được viết theo cách quy nạp (Câu chủ đề được đặt ở vị trí cuối đoạn văn).

0,25

0,25

3

- Câu văn “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở.”

thuộc kiểu câu trần thuật, hành động nói trình bày.

- Câu văn “Các khanh nghĩ thế nào ?” thuộc kiểu câu nghi vấn, hành động hỏi.

0,5

0,5

4

- Kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?”. Đó là cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với các quan và thần dân. Việc dời đô không chỉ là ý nguyện riêng của nhà vua mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của nhân dân.

0,5

5

- Nêu ý nghĩa của văn bản Chiếu dời đô: Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự lực tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

0,5

II. PHẦN LÀM VĂN: 7 điểm

Ý Nội dung Điểm

Đề bài: “Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.”

Qua văn bản Hịch tướng sĩ (Sách Ngữ văn 8 tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

(3)

Ý Nội dung Điểm

* Yêu cầu chung:

- HS biết vận dụng văn nghị luận; so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề để làm sáng tỏ nhận định “Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.”

- Biết cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề nghị luận.

- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.

1 Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về văn bản Hịch tướng sĩ và tác giả Trần Quốc Tuấn.

- Dẫn dắt để trích dẫn lời nhận định “Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.”

1,0

2 Thân bài: Lần lượt làm sáng tỏ các luận điểm

- Luận điểm 1: Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trước hết được thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc.

HS dùng dẫn chứng, lí lẽ để phân tích.

+ Tác giả lột tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù: “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ; đòi ngọc lụa, thu bạc vàng…”

+ Thể hiện qua thái độ và hành động của vị chủ tướng: đau xót đến quăn lòng trước tình cảnh đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột,.đau đớn, xót xa trước vận mệnh của đất nước: “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù…”

+ Khẳng định đó là lòng căm thù giặc chung của toàn thể dân tộc ta trong hoàn cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm.

- Luận điểm 2: Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm còn được thể hiện qua ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

HS dùng dẫn chứng, lí lẽ để phân tích.

+ Trần Quốc Tuấn mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, sẵn sàng hi 5,0

2,0

2,0

(4)

Ý Nội dung Điểm sinh để rửa mối nhục cho đất nước: “dẫu trăm thân này phơi ngoài

nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

+ Vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước của các tướng sĩ đồng thời chỉ ra cho họ những việc đúng nên làm: phải nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên…

+ Khích lệ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục .... để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù.

+ Khẳng định “giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung”; Trần Quốc Tuấn vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà để thuyết phục tướng sĩ.

- Liên hệ, mở rộng vấn đề

Học sinh có thể liên hệ với các văn bản cùng chủ đề đã học trong chương trình như Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta để khẳng định, tinh thần yêu nước của dân tộc.

1,0

3

Kết bài :

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

1,0

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN

Điểm 6 - 7 : Hiểu rõ yêu cầu đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ lời nhận định, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt.

Điểm 4 - 5: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng để làm sáng tỏ lời nhận định, còn mắc một số lỗi chính tả diễn đạt .

Điểm 2 - 3: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang kể lể, chép lại văn bản, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt …

Điểm 1: Không hiểu yêu cầu của đề bài, không đáp ứng được các yêu về nội dung và phương pháp, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả,…

Điểm 0: Để giấy trắng.

Lưu ý:

- Trong quá trình chấm bài, cần quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh.

- Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả ...) là một yêu cầu quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.

(5)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Truyện viết về tình yêu làng quê, đất nước, tinh thần đi theo cuộc kháng chiến của người nông dân trong những năm đầu chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.... 2-

- Một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh đất nước chuẩn vừa kháng chiến chống quân xâm lược, chiến

sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích. + Ý nghĩa của lối sống chan hòa: Giúp ta có được nhiều niềm vui trong cuộc sống; góp phần xây dựng một tập thể đoàn kết;

Điểm 3 - 4: HS đã biết vận dụng văn nghị luận để làm rõ vấn đề cần chứng minh; chưa biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được ý nghĩa của chân lý được rút ra

Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả cảnh khu vườn.. Đồng thời biết bố cục mạch

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN. Hoạt động của

Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời. Để

Vì thế, suốt một thời gian dài từ 1969 đến 1984, Bùi Văn Nguyên viết một loạt bài báo với khí thế hào hùng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa chống giặc ngoại xâm: - Hình tượng