• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngữ Văn 7 HK2 18-19

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngữ Văn 7 HK2 18-19"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019

Môn: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

(Sách Ngữ văn 7 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên rồi trả lời các câu hỏi sau:

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 2. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn ?

3. Tìm câu văn có sử dụng phép liệt kê trong đoạn văn trên. Xét theo cấu tạo, câu văn đó sử dụng kiểu liệt kê nào ? Có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê trong câu văn đó được không ? Vì sao ?

4. Nêu nội dung chính của đoạn văn.

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.

(Hồ Chí Minh) --- HẾT ---

Họ và tên học sinh:...; Số báo danh:...

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: NGỮ VĂN 7

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm

Câu Nội dung Điểm

1 - Đoạn văn được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của tác giả Hồ Chí Minh.

0,5

2 - Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là nghị luận. 0,5

3

- Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...”.

- Xét theo cấu tạo, câu văn sử dụng kiểu liệt kê không theo từng cặp.

- Không thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê trong câu văn được vì các bộ phận liệt kê đã được sắp xếp theo trình tự thời gian.

0,25

0,25

0,5

4

- Nội dung chính của đoạn văn:

+ Lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

+ Nhắc nhở thế hệ sau phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

0,5

0,5 II. PHẦN LÀM VĂN: 7 điểm

Ý Nội dung Điểm

Đề bài: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.

(Hồ Chí Minh)

* Yêu cầu chung: Học sinh vận dụng văn nghị luận giải thích và văn nghị chứng minh để làm sáng tỏ nội dung của chân lý được rút ra từ bài thơ của Hồ Chí Minh.

- Biết cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để

(3)

Ý Nội dung Điểm khẳng định và làm rõ vấn đề chứng minh.

1 Mở bài: Giới thiệu khát quát về bài thơ của Hồ Chí Minh. Khẳng định chân lý được rút ra từ bài thơ: “Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua”.

1,0

2 Thân bài:

1. Giải thích để rút ra chân lý từ bài thơ

- Hai câu thơ đầu: Bác Hồ đề cao vai trò của tinh thần, ý chí, sự kiên trì, nghị lực vượt khó của con người trong khi thực hiện các công việc đặc biệt những việc khó khăn.

- Hai câu thơ sau: Khẳng định khi con người đã có quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.

2. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh chân lý:

+ Dẫn chứng từ truyền thống đấu tranh giành độc lập của dân tộc đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Dẫn chứng những tấm gương về ý chí, nghị lực phi thường của con người trong cuộc sống (được biết đến qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc những tấm gương ở địa phương, tấm gương về những bạn HS vượt khó vươn lên trọng học tập…)

3. Bàn, mở rộng vấn đề

- Quyết tâm, ý chí phải đi đôi với hành động

- Ước mơ, khát vọng phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế;

tránh những khát vọng viển vông, xa rời thực tế.

5,0

0,5

0,5

1,5

1,5

0,5 0,5

3 Kết bài :

- Khẳng định lại chân lý đúng đắn được rút ra từ bài thơ.

- Liên hệ, rút ra bài học thực tế cho bản thân.

1,0

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN

Điểm 7: HS vận dụng tốt văn nghị luận để làm rõ vấn đề cần chứng minh;

biết so sánh, đối chiếu, biết mở rộng vấn đề, chỉ ra được ý nghĩa của chân lý được rút ra từ bài thơ với đời sống hiện nay. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề; diễn đạt tốt.

Điểm 5 - 6: HS biết vận dụng văn nghị luận để làm rõ vấn đề cần chứng minh; biết so sánh, đối chiếu, biết mở rộng vấn đề, chỉ ra được ý nghĩa của chân lý được rút ra từ bài thơ với đời sống hiện nay. Biết cách lập luận tương đối chặt

(4)

chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề. Diễn đạt tương đối tốt, có thể còn mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

Điểm 3 - 4: HS đã biết vận dụng văn nghị luận để làm rõ vấn đề cần chứng minh; chưa biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được ý nghĩa của chân lý được rút ra từ bài thơ với đời sống hiện nay. Lập luận chưa chặt chẽ, mạch lạc, chưa có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề nghị luận, có chỗ còn lan man. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng…

Điểm 1 - 2: HS chưa biết vận dụng văn nghị luận để làm rõ vấn đề nghị luận; chưa biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được ý nghĩa của chân lý được rút ra từ bài thơ với đời sống hiện nay. Lập luận không chặt chẽ, chưa có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề nghị luận. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng…

Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

- Trong quá trình chấm bài, cần quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh.

- Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả ...) là một yêu cầu quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Kết hợp trình bày bài nói với việc sử dụng các phương tiện hỗ trỡ như tranh ảnh, đoạn phim ngắn, bài thơ minh hoạ, ….. - Chú ý điều chỉnh âm lượng, tốc độ nói,

Ghi ngắn gọn ra giấy một số ý quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày như: vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học, ý kiến của em về vấn đề đó, bài học

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Tính chất: Khẳng định, đề cao vai trò của sách với cuộc sống con người..

- Trong chương trình Tập làm vãn lớp 9, HS được tiếp cận hai dạng nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận vê một vấn đề tư tưởng,

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để

5 - 6 điểm: Vận dụng văn nghị luận để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc,

9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp,