• Không có kết quả nào được tìm thấy

Văn 7 HK2 19-20

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Văn 7 HK2 19-20"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT

THÁI THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”

(Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ngữ văn 7, Tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 1. Tác giả của đoạn văn trên là ai ?

2. Đoạn văn trên nghị luận về vấn đề gì ?

3. Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả sử dụng những phương pháp lập luận nào ? Phương pháp lập luận nào là chủ yếu ?

4. “Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.”

Xác định trạng ngữ trong câu trên. Về mặt ý nghĩa, trạng ngữ đó được thêm vào trong câu để làm gì ?

5. Nêu ý nghĩa của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Em hãy viết bài văn giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin:

“Học, học nữa, học mãi”

--- HẾT ---

Họ và tên học sinh:...; Số báo danh:...

(2)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN

CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 Tác giả: Phạm Văn Đồng. 0,5 đ

2 Vấn đề nghị luận: Sự giản dị trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

0,5 đ 3 - Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả sử dụng các

phương pháp lập luận: chứng minh, giải thích, bình luận.

- Phương pháp lập luận chủ yếu: chứng minh.

0,25 đ 0,25 đ 4 - Trạng ngữ: “vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ

được, làm được”

- Ý nghĩa: chỉ mục đích

0,25 đ 0,25 đ 5 Ý nghĩa Đức tính giản dị của Bác Hồ:

- Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

- Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành.

0,5 đ

0,5 đ II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Ý Nội dung Điểm

Em hãy viết bài văn giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin:

“Học, học nữa, học mãi”

Yêu cầu chung:

- HS biết vận dụng kiến thức văn giải thích làm rõ ý nghĩa câu nói của V.Lê-nin; so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị của câu nói với mọi người nói chung, với học sinh nói riêng.

- Biết cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích.

7,0 đ

1 Mở bài: HS có nhiều cách mở bài, song cần nêu được các ý sau:

- Giới thiệu nội dung cần nghị luận giải thích.

- Trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

1,0 đ

(3)

2 Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Sử dụng cách lập luận giải thích phù hợp.

* Hiểu lời khuyên trên như thế nào ? - Giải thích các khái niệm:

Học: là sự tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết, tích lũy kiến thức để nâng cao trình độ ở mọi lĩnh vực. Học ở đây không chỉ học kiến thức trong trường lớp mà còn phải học các kỹ năng, học ở ngoài đời, học cách làm người…

Học nữa, học mãi: học liên tục, học ở mọi lĩnh vực với nhiều hình thức học phù hợp; học đến suốt đời, không phân biệt tuổi tác, … - Ý nghĩa câu nói của Lê-nin: Đề cao vai trò của việc học đối với mỗi người; khuyên mỗi người cần tích cực học tập, không ngừng tiếp thu tri thức của nhân loại để có kiến thức sâu rộng góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước…

* Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi" ? + Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

+ Việc học tập giúp mỗi người tích lũy kiến thức, kỹ năng bổ ích, phong phú.

+ Kho tàng kiến thức rộng lớn trong khi khả năng con người có hạn nên cần tích cực học tập.

+ Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, trong thời đại tri thức của nhân loại ngày càng phong phú, khoa học công nghệ phát triển hiện nay thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết.

+ Học tập tốt giúp con người hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn, có cuộc sống, tương lai tốt đẹp hơn.

+ Việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người.

+ Học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung... Học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh...

* Vận dụng lời khuyên của Lê-nin vào nhiệm vụ học tập của bản thân

+ Phải có động cơ, mục đích, phương pháp học tập đúng đắn.

+ Phải có thói quen học tập nghiêm túc, say mê; luôn sáng tạo trong học tập.

+ Học phải đi đôi với hành, biết vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn.

+ Tránh kiểu học tủ, học lệch, thái độ lười học; học để chống đối, học vì lợi ích cá nhân….

5,0 đ 1,0 đ

3,0

1,0

(4)

3 Kết bài:

- Khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa lời khuyên của Lê-nin - Liên hệ bản thân rút ra bài học hoặc đưa ra lời nhắn nhủ...

1,0 đ

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM (PHẦN LÀM VĂN)

Điểm 7: HS vận dụng tốt văn gải thích để làm rõ ý nghĩa lời khuyên của Lê-nin;

biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị của lời khuyên với đời sống hiện nay, biết gắn nội dung giải thích với thực tế... Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích, diễn đạt tốt.

Điểm 5 - 6: HS biết vận dụng văn gải thích để làm rõ ý nghĩa lời khuyên của Lê- nin, có so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị của lời khuyên với đời sống hiện nay... làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ lời khuyên này. Biết cách lập luận tương đối chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. Diễn đạt tương đối tốt, có thể còn mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

Điểm 3 - 4: HS đã biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa lời khuyên của Lê-nin; biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra giá trị của lời khuyên với đời sống hiện nay... có chỗ còn lan man. Lập luận có đoạn chưa chặt chẽ, mạch lạc, chưa có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt.

Điểm 1 - 2: HS chưa biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa lời khuyên của Lê-nin; chưa biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra giá trị của lời khuyên với đời sống hiện nay... nhiều đoạn còn lan man. Lập luận chưa chặt chẽ, mạch lạc, chưa có dân chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng.

Điểm 0: Bỏ gấy trắng.

Một số điểm cần lưu ý:

- Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung và hình hức trình bày, chữ viết, chính tả...) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh.

- Chú ý tới mức độ với HS lớp 7 (không yêu cầu cao với các em trong khi làm văn nghị luận); tôn trọng, khuyến khíchsự sáng tạo của học sinh trong khi làm bài.

- Điểm toàn bài: Làm tròn tới 0,5.

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc mở rộng được một câu chuyện về hoạt động của học sinh ở trường. Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch

KT: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt

KT: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt

KT: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và

KT: - HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt

- HS biết vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để làm các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và

Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui (so sánh bản dịch với nguyên tác, chú ý nghệ thuật gợi chứ không tả, thủ pháp điệp liên hoàn)

sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích. + Ý nghĩa của lối sống chan hòa: Giúp ta có được nhiều niềm vui trong cuộc sống; góp phần xây dựng một tập thể đoàn kết;