• Không có kết quả nào được tìm thấy

Văn 6 HK2 19-20

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Văn 6 HK2 19-20"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.”

(Ngữ văn 6, Tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn ?

3. Tìm ba từ ngữ chỉ màu sắc được tác giả sử dụng để miêu tả trong đoạn văn.

4. Đoạn văn trên gồm mấy câu văn có sử dụng phép so sánh ? Theo em, câu văn nào có hình ảnh so sánh đặc sắc nhất ?

5. Nêu cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trên biển được tác giả miêu tả trong đoạn văn trên ?

II- PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Em hãy miêu tả con đường quê em vào một buổi sáng mùa hạ khi em cùng bạn đến trường.

---HẾT---

Họ và tên học sinh: ………..…………...…… Số báo danh: ………

(2)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI THỤY

HƯỚNG DẪN

CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔNNGỮ VĂN LỚP 6

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm

Câu Nội dung Điểm

1 - Đoạn văn được trích từ văn bản Cô tô - Tác giả: Nguyễn Tuân

0,25 đ 0,25 đ 2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Miêu tả 0,5 đ

3

Đoạn văn có các từ ngữ chỉ màu sắc là: đỏ, hồng hào, màu ngọc trai, hồng.

- Tìm được 2 - 3 từ trong các từ trên.

- Tìm được 1 từ.

0,5 đ 0,25 đ

4

Đoạn văn có 3 câu sử dụng phép so sánh:

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

+ Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.

+ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.”

- HS trả lời: có 3 câu sử dụng phép so sánh.

- Ghi lại một câu văn mà theo cảm nhận của cá nhân có hình ảnh so sánh đặc sắc nhất. (Không cần giải thích vì sao câu văn đó có hình ảnh so sánh đặc sắc nhất).

0,25 đ

0,25 đ

5

Cảm nhận về cảnh mặt trời mọc trên biển được tác giả miêu tả trong đoạn văn trên:

- Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ.

- Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và trong trẻo, tinh khiết.

0,5 đ

0,5 đ

II. PHẦN LÀM VĂN: 7 điểm

Đề bài: Em hãy miêu tả con đường quê em vào một buổi sáng mùa hạ khi em cùng bạn đến trường.

Yêu cầu chung:

- Miêu tả con đường quê hương em vào một buổi sáng mùa hạ khi em cùng bạn đi học.

(3)

- Học sinh biết vận dụng văn miêu tả (với các kĩ năng: quan sát, lựa chọn, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ ...) để làm một bài văn tả cảnh con đường quê hương nhưng vào thời điểm buổi sáng hè khi em đi học cùng bạn chứ không miêu tả cụ thể ở tất cả các thời điểm trong ngày.

- Tuỳ theo thực tế, học sinh miêu tả: có thể là tả thực, có thể kết hợp tả thực với tưởng tượng, khi chấm bài, giáo viên lưu ý đến yêu cầu này.

- HS biết bố cục một bài văn miêu tả cảnh gồm 3 phần.

Ý Nội dung Điểm

1 Mở bài

Giới thiệu được con đường quê hương em vào một buổi sáng mùa hạ khi em cùng bạn đi học. (khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của học sinh).

1,0 đ

2 Thân bài

Yêu cầu: học sinh biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu đã quan sát được để miêu tả, biết miêu tả theo một trình tự hợp lí về thời gian, không gian, biết kết hợp các yếu tố so sánh, nhân hoá, tưởng tượng ...

để bài văn tả cảnh con đường quê hương thêm sinh động, gắn bó với tuổi thơ của bản thân.

5,0

Tả bao quát: Con đường đó là đường ruột huyện hay liên xã hay con

đường thôn…, hình dáng con đường như thế nào, dài độ … 0,5 đ Tả chi tiết con đường:

- Chất liệu làm nên con đường: Đường rải nhựa hay đường bê tông, đường gạch, …..

- Tả mặt đường: Mặt đường rộng khoảng bao nhiêu, (chú ý độ rộng hay hẹp của mặt đường phải phù hợp với con đường mà HS giới thiệu ở trên); Độ nhẵn của mặt đường…

- Tả quang cảnh hai bên bờ đường:

+ Quang cảnh hai bên bờ đường có thể gắn với hình ảnh của những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát đang độ chín vàng, mùi thơm ngào ngạt của lúa mới… Hoặc có nơi đã thu hoạch, các bác nông dân đang chuẩn bị làm đất cho vụ mùa… Có thể ở một bên đường có dòng kênh đầy ắp nước mát…

+ Có thể có những rặng bạch đàn, hay rặng phi lao soi bóng xuống con đường; những thảm cỏ, hoặc hoa chiều tím, hoa ngũ sắc, hoặc đường liên thôn có hàng cột điện thắp sáng mới được làm…tất cả tô vẽ nét đẹp cho con đường … Nếu đường liên xã có cả những cây cột số hoặc biển báo giao thông, gờ giảm tốc…những đoạn ngã ba ngã tư… như thế nào ? Có thể có các công trình, xưởng trạm, cơ quan huyện, xã hay xí nghiệp công ti, trụ sở, trường học… tùy địa phương để miêu tả.

2,5 đ

(4)

Ý Nội dung Điểm - Tả hoạt động của con người trên con đường quê sớm mùa hè:

+ Những bác nông dân, những người đi chợ, những người công nhân, những bạn học sinh… hối hả đi lại trên con đường tấp nập…Các phương tiện: người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy, rồi ô tô các loại… … Có thể cảm nhận nét mặt của những người đi lại trên đường sáng sớm…

+ Đoạn đường gần tới trường em như thế nào, có điểm gì chú ý khác biệt.

1,5 đ

- Những lợi ích mà con đường quê mang lại cho cuộc sống của người dân quê hương em:

+ Nối liền các thôn, làng, xã…bộ mặt quê hương đổi mới…sầm uất hơn xưa.

+ Nhờ có con đường các phương tiện giao thông đi lại thuận tiện …

0,5 đ

3 Kết bài:

- HS nêu cảm nghĩ của em về con đường quê hương.…

- Nêu ý thức, trách nhiệm bảo vệ, làm đẹp con đường…

1,0 đ

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN

Điểm 7: Học sinh vận dụng tốt kiến thức về văn miêu tả để làm bài, có nhiều sáng tạo trong miêu tả cảnh, kết hợp với miêu tả người. Bài viết thể hiện sự quan sát, tưởng tượng phong phú; có sử dụng phép so sánh, nhân hóa; nhận xét kết hợp với việc bày tỏ cảm xúc để miêu tả con đường. Bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.

Điểm 5 - 6: Học sinh vận dụng khá tốt kiến thức về văn miêu tả để làm bài.

Qua bài làm thể hiện học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả con đường. Bố cục mạch lạc, diễn đạt khá tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.

Điểm 3 - 4: Học sinh biết vận dụng kiến thức về văn miêu tả để làm bài. Qua bài làm thể hiện học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả con đường. Bố cục văn bản, diễn đạt tương đối tốt, trình bày tương đối đẹp, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt.

Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn miêu tả để làm bài, có đoạn còn lạc sang kể lể lan man. Bố cục văn bản chưa chặt chẽ, diễn đạt, trình bày chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

Điểm 0: Bỏ giấy trắng.

Lưu ý:

- Chú ý tới mức độ với HS lớp 6 (không yêu cầu cao với các em), khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong miêu tả cảnh.

(5)

- Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh lớp 6. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.

- Điểm toàn bài: Làm tròn tới 0,5.

--- HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.. * Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một

- Sự việc có thật là sự việc đã xảy ra trong đời thực, không hư cấu, tưởng tượng, được nhiều người biết hoặc chứng kiến, có sử sách ghi lại, ... - Nhân vật hoặc sự

*Vì hợp tác với những người xung quanh, công việc sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.... * Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của

- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa trong mẩu chuyện: Bầu trời mùa thu (BT1, BT2); Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ so sánh,

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. - Thái độ đối với người khuyết tật. - Noi gương những người thành công. - Đánh giá khả năng của bản

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo của

+ Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. + Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. + Thực hiện đúng nguyên tắc