• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuần: 23-24 Chủ đề 6: “Mùa xuân trên quê em” - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tuần: 23-24 Chủ đề 6: “Mùa xuân trên quê em” - Giáo dục tiếu học"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 23 Chủ đề 6: “Mùa xuân trên quê em”

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ- Tết trồng cây I. Mục tiêu:

Qua bài học: HS

- Nêu được các lễ hội mùa xuân ở quê hương

- Thực hiện được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp trong lễ hội mùa xuân của quê hương.

- Thể hiện được cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp khác nhau - Múa hát, đọc thơ về chủ đề “Mùa xuân trên quê em”

- Năng lực giao tiếp: Biết quan sát cảnh đẹp của mùa xuân và chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp của mùa xuân và Tết trồng cây ở quê mình.

- Phẩm chất trách nhiệm biết tham gia được hoạt động Tết trồng cây và điều chỉnh được cảm xúc của bản thân

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh trong SKK (phóng to)…..

- Tranh ảnh tuyên truyền về “Mùa xuân trên quê em” (sinh hoạt dưới cờ) 2. Học sinh:

- Một số bài hát theo chủ đề

- Sưu tầm một số cảnh đẹp về mùa xuân trên quê hương III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng khởi cho HS vào bài

b. Cách thức thực hiện: Cho HS hát một số bài hát về mùa xuân: Xúc xắc xúc xẻ của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện - Bước 1: GV cho hs đứng tại chỗ ổn định

- Bước 2: GV mở nhạc cho hs nghe và yêu cầu khi hát hs sẽ thực hiện theo hành động. Hai hs gần nhau vừa hát vừa tương tác với nhau.

- GV hỏi: Các em thấy có mùa nào xuất hiện trong bài hát?

- GV nhận xét chốt ý đúng và giới thiệu vào bài: Mùa xuân về có rất nhiều cảnh đẹp trên quê hương em. Vậy cảnh đẹp mùa xuân đẹp như thế nào cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay.

- Gv ghi tên bài

2. Hoạt động 2: Khám phá: Tham gia Tết trồng cây

- HS đứng tại chỗ ổn định theo hướng dẫn

- HS thực hiện nghe nhạc và làm theo các động tác của Gv hướng dẫn

- HS trả lời: Mùa xuân xuất hiện trong bài hát

- Nhận xét bổ sung ý kiến - Lắng nghe giới thiệu bài

- Nêu lại tên bài

(2)

a. Mục tiêu:

- GV giải thích: “Mùa xuân trên quê em”

- GV tổ chức cho HS tham gia Tết trồng cây theo kế hoạch của trường - GV hướng dẫn và tổ chức cho HS trồng và chăm sóc cây hưởng ứng tháng hành động (tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ,…..)

- Gv có thể gọi nhóm khác trình bày cách làm của mình và nêu kết quả của hoạt động tham gia Tết trồng cây.

- GV nhận xét tổng kết hoạt động.

Khen ngợi động viên, khích lệ những HS tích cực tham gia vào hoạt động nhận xét và chuyển tiếp nhiệm vụ 3. Hoạt động 3: Vận dụng

- Bài học hôm nay em biết thêm điều gì?

- Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu và quan sát những cây đã trồng để chia sẻ kết quả với các bạn.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- Lắng nghe giải thích

- Tham gia Tết trồng cây theo kế hoạch của trường

- Thực hành phân công nhóm tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ…

- Đại diện trình bày cách làm và sản phẩm của nhóm

- HS trả lời theo ý cá nhân - Nhận xét bổ sung

Tuần: 23 Chủ đề 6: “Mùa xuân trên quê em”

Tiết 2: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề I. Mục tiêu:

- Nêu được các lễ hội mùa xuân ở quê hương

- Thực hiện được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp trong lễ hội mùa xuân của quê hương.

- Thể hiện được cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thể hiện được các biểu hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

- Phẩm chất trách nhiệm thể hiện qua việc tham gia được hoạt động Tết trồng cây và điều chỉnh được cảm xúc của bản thân

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bộ thẻ gồm các thẻ cảm xúc khác nhau, lá cờ/ ngôi sao, phiếu đánh giá hoạt động…..

- GV có thể sử dụng vở bài tập (nếu có) để tố chức hoạt động…

2. Học sinh:

- SGK HĐTN, bút chì, bút màu, giấy A4…

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(3)

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng khởi cho HS vào bài

b. Cách thức thực hiện: Cho hs nghe bài hát Sắp đến Tết rồi và yêu cầu hs thực hiện theo các động tác của bài hát 2. Hoạt động 2: Khám phá: Sắm vai a. Mục tiêu: Biết thể hiện cảm xúc khi được người khác tặng quà

b. Hình thức thực hiện: Thực hành sắm vai thể hiện cảm xúc cá nhân

Hoạt động 5: Sắm vai thể hiện cảm xúc của em

a. GV đọc yêu cầu hoạt động 5 trang 60 SGK cho cả lớp nghe và yêu cầu HS mô tả các tranh trong sách

b. GV mời một số HS mô tả các tranh cho cả lớp nghe, mỗi HS mô tả một tranh

Gợi ý mô tả:

+Tranh 1: Hình vẽ bố tặng quà bạn nhỏ, bạn nhỏ thể hiện nét mặt vui sướng

+Tranh 2: Hình vẽ bạn nhỏ được cô giáo khen, bạn nhỏ thể hiện nét mặt vui vẻ.

+Tranh 3: Hình vẽ nhóm bạn đang chơi chung với nhau, nét mặt vui vẻ hào hứng.

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, yêu cầu mỗi nhóm sắm vai thể hiện cảm xúc bằng nét mặt hoặc cử chỉ, hành động của mình trong các tình huống vừa mô tả, (mỗi nhóm một tình huống)

- GV gọi các nhóm lên trước lớp sắm vai thể hiện cảm xúc ở các tình huống, mỗi nhóm lên sắm vai một tình huống.

Gv có thể gọi nhóm khác góp ý, sắm vai lại nếu nhóm ban đầu chưa thể hiện được

- GV nhận xét tổng kết hoạt động.

- GV đọc từng nội dung đánh giá, trang 61, SGK và yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi

- Lắng nghe và thực hành

- HS lắng nghe yêu cầu - HS thực hành suy nghĩ

- Cá nhân HS mô tả các tranh trong sách

- Nhận xét bổ sung ý kiến

- HS thảo luận nhóm 4 theo tranh được phân công

- HS thực hành sắm vai sử lí tình huống trước lớp

- HS các nhóm khác nhận xét góp ý kiến

- Vài nhóm lên đóng vai sử lí lại tình huống đã bổ sung

- Lắng nghe nội dung bài

(4)

+ Em đã làm để giữ gìn để giữ gìn nét đẹp của lễ hội mùa xuân ở quê hương?

+ Em biết thêm những cảm xúc nào qua chủ đề

- GV gọi 5-7 bạn trả lời. GV nhận xét và chuyển tiếp nhiệm vụ

- Gv phát phiếu cho HS

- GV yêu cầu mỗi HS tự đánh giá về các hoạt động em đã thực hiện trong chủ đề này

- GV tiếp tục tổ chức cho HS trao đổi với bạn để đánh giá lẫn nhau bằng cách đổi phiếu đánh giá để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề.

- Gv yêu cầu HS về nhà xin ý kiến của người thân về việc thực hiện các hoạt động

- Gv nhận xét, tổng kết hoạt động 3. Hoạt động 3: Vận dụng

- Qua bài học em thể hiện cảm xúc thế nào khi được tặng quà?

- Vận dụng cách thể hiện cảm xúc khi được tặng và tặng quà cho người khác.

- Chuẩn bị bài sau

- Thực hành trả lời câu hỏi - Nhận xét bổ sung

- Nhận phiếu đánh giá và thực hiện theo phiếu

- Trao đổi phiếu đánh giá theo cặp đôi

- Thực hiện theo yêu cầu

Tuần: 23 Chủ đề 6: “Mùa xuân trên quê em”

Tiết 3: Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu:

- Thực hiện được những việc làm giữ gìn vẻ đẹp trong lễ hội mùa xuân của quê hương.

- Thể hiện được cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp khác nhau

- Cho HS thấy được các trò chơi dân gian rất bổ ích đối với các em học sinh.

- HS chơi được các trò chơi dân gian như: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, kéo cưa lừa xẻ, ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu, kéo co...

- Giáo dục HS ý thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khi tham gia các trò chơi.

- Năng lực thích ứng với các trò chơi và tham gia chơi

- Phẩm chất trách nhiệm thể hiện qua việc tham gia được các trò chơi và điều chỉnh được cảm xúc của bản thân khi tham gia chơi

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Dây nhảy, khăn, cầu…..

2. Học sinh:

(5)

- Dây nhảy, khăn, cầu…

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng khởi cho HS vào bài

b. Cách thức thực hiện: Cho hs thực hành xoay lắc lư theo điệu nhạc

2. Hoạt động 2: Khám phá: Chơi các trò chơi dân gian:

- GV chia lớp thành nhóm 4-6 HS và yêu cầu các nhóm kể tên các trò chơi dân gian

- GV tổ chức cho các nhóm chọn 1 trò chơi dân gian và tổ chức cho HS tham gia chơi (Lưu ý: trò chơi giới hạn trong lớp học)

- Phổ biến cách chơi và luật chơi của các trò chơi.

- Phân các nhóm chơi trò chơi.

- GV theo dõi, hướng dẫn thêm các nhóm còn yếu.

- Khi HS chơi GV có thể đi đến từng nhóm để hỏi HS các câu hỏi như:

+ Em có thích trò chơi này không?

+ Trò chơi này có bổ ích không? Có tác dụng gì?

- Gv khen HS tích cực tham gia và tổng kết hoạt động.

3. Hoạt động 3: Vận dụng

- Gv yêu cầu các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, chào mừng ngày 8-3 theo đăng kí với GV

- GV tổ chức cho HS lựa chọn tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong chương trình múa hát chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8-3 của nhà trường.

- Lắng nghe và thực hành

- HS lắng nghe thực hiện yêu cầu theo nhóm 4

- HS thực hành suy nghĩ

- Các nhóm HS chọn một trò chơi và thực hành chơi theo đơn vị nhóm

- Nhận xét bổ sung ý kiến

- Đại diện trả lời câu hỏi

(6)

Tuần: 23 Chủ đề 7: “Yêu thương gia đình quý trọng phụ nữ”

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ- Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 I. Mục tiêu:

- Giới thiệu về người phụ nữ mà em yêu quý (tên, tuổi, công viêc,…)

- Thực hiện được những lời nói việc làm và làm được sản phẩm thể hiện tình yêu thương dành cho những người phụ nữ em yêu quý.

- Thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ cùng người thân - Năng lực giao tiếp: Thể hiện qua việc giới thiệu được trước bạn bè, thầy cô giáo về người phụ nữ mà em yêu quý, chia sẻ được những hoạt động chung và những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương gia đình, quý trọng phụ nữ.

- Năng lực thẩm mĩ: Thể hiện qua việc vẽ tranh về người phụ nữ em yêu quý

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện thông qua tình yêu thương, sự quan tâm tới những người phụ nữ em yêu quý.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Nhạc một số bài hát về gia đình, về mẹ (sinh hoạt dưới cờ)

- Các bộ tranh/ chữ; các bộ tranh (mảnh ghép) về quy trình thực hiện những việc làm tạo sự gắn kết giữa người phụ nữ em yêu quý

2. Học sinh:

- Một số bài hát theo chủ đề

- Ảnh/ tranh vẽ hoặc thông tin về người phụ nữ em yêu quý và tranh vẽ về một hoạt động chung của người phụ nữ em yêu quý

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng khởi cho HS vào bài

b. Cách thức thực hiện: Cho HS hát một số bài hát về mùa xuân: Bông hoa mừng cô của nhạc sĩ Nguyễn Thi Duyên

- Bước 1: GV cho hs đứng tại chỗ ổn định

- Bước 2: GV mở nhạc cho hs nghe và yêu cầu khi hát hs sẽ thực hiện theo hành động. Hai hs gần nhau vừa hát vừa tương tác với nhau.

- GV hỏi: Các em thấy có ai xuất hiện trong bài hát?

- GV nhận xét chốt ý đúng và giới thiệu vào bài: Mừng 8-3 là ngày Quốc tế Phụ nữ tôn vinh những người phụ nữ. Vậy chúng ta phải bày tỏ tình cảm như thế nào dành cho những người phụ

- HS đứng tại chỗ ổn định theo hướng dẫn

- Lắng nghe yêu cầu của hoạt động thực hành nghe nhạc và vận động theo bài hát

- HS nêu: Cô giáo - Làm việc cá nhân - HS lắng nghe

(7)

nữ mà em yêu quý, cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay.

- Gv ghi tên bài

2. Hoạt động 2: Khám phá: Tham gia múa hát chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

a. Mục tiêu: Biết thực hiện các hoạt động văn nghệ chào mừng “ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3”

b. Cách thực hiện:

- GV giải thích: “ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3”

- GV kiểm tra lại việc chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng “ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3”

- GV tổ chức cho HS tham gia các hoạt động múa hát chào mừng “ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3” theo chương trình của nhà trường

3. Hoạt động 3: Vận dụng

- Bài học hôm nay em biết thêm điều gì?

- Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu và quan sát tập làm những món quà tặng người phụ nữ mà em yêu quý sau đó chia sẻ kết quả với các bạn.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trước lớp

- Thực hành các hoạt động múa hát chào mừng “ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3”

- Nhận xét bổ sung

- Hs trả lời theo ý cá nhân

- HS lắng nghe nhiệm vụ của mình

Tuần: 23 Chủ đề 7: “Yêu thương gia đình quý trọng phụ nữ”

Tiết 2: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề I. Mục tiêu:

- Sau chủ đề này, HS:

- Giới thiệu được các thành viên trong giá đình, tên, tuổi, công viêc,…

- Thực hiện được những lời nói việc làm và làm được sản phẩm thể hiện tình yêu thương dành cho những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý.

- Thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ cùng người thân Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

- Năng lực giao tiếp: Thể hiện qua việc giới thiệu được trước bạn bè, thầy cô giáo về gia đình mình, chia sẻ được những hoạt động chung của gia đình và những việc làm thể hiện tình cảm yêu thương gia đình, quý trọng phụ nữ.

- Năng lực thẩm mĩ: Thể hiện qua việc vẽ tranh về người phụ nữ em yêu quý, làm được sản phẩm để thể hiện sự yêu thương với gia đình.

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện thông qua tình yêu thương, sự quan tâm tới những người thân trong gia đình mình và những người phụ nữ em yêu quý

(8)

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, kéo/hồ dán…..

- Một bông hoa bằng giấy/ vải/ nhựa,…

- Nhạc một số bài hát về gia đình

- Các bộ tranh/ chữ; các bộ tranh(mảnh ghép) về quy trình thực hiện những việc làm tạo sự gắn kết giữa những người thân trong gia đình.

- GV có thể sử dụng vở bài tập (nếu có) 2. Học sinh:

- Bút màu, giấy A4/giấy vẽ…

- Ảnh/ tranh vẽ hoặc thông tin về các thành viên trong giá đình và tranh vẽ về một hoạt động chung của gia đình

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng khởi cho HS vào bài

b. Cách thức thực hiện: Cho hs nghe bài hát Bông hoa tặng cô của nhạc sĩ Nguyễn Thi Duyên và yêu cầu hs thực hiện theo các động tác của bài hát 2. Hoạt động 2: Khám phá:

a. Mục tiêu: Giới thiệu được những thành viên trong gia đình: tên, tuổi, công việc; chia sẻ được tình cảm với người thân trong gia đình

b. Cách thức thực hiện: Quan sát tranh, chia sẻ về tranh ảnh về người thân trong gia đình của mình với bạn

Khám phá 1: Giới thiệu về gia đình em:

- GV kiểm tra việc chuẩn bị tranh ảnh về gia đình của HS

- GV đọc cho HS nghe yêu cầu của hoạt động 1 trong SGK trang 63. Yêu cầu hs nói lại cách thực hiện nhiệm vụ theo suy nghĩ của mình - GV cho hs chia sẻ theo cặp về gia đình của mình (sử dụng tranh/. ảnh đã chuẩn bị ở nhà)

- GV gọi một số HS lên giới thiệu về gia đình của mình trước lớp.

- GV nhận xét đánh giá

- GV tổng kết và dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động sau

- Lắng nghe yêu cầu của hoạt động - HS thực hiện theo lời bài hát

- Lắng nghe yêu cầu của hoạt động - Nhắc lại nhiệm vụ

- HS chia sẻ theo cặp về gia đình của mình

- HS lên giới thiệu về gia đình mình trước lớp

- HS khác nhận xét bổ sung

- Lắng nghe hướng dẫn

(9)

Khám phá 2: Nêu những việc làm thể hiện sự gắn kết yêu thương trong gia đình

- GV đọc yêu cầu của hoạt động 2 trong sách giáo khoa trang 64 cho cả lớp nghe và kiểm tra xem hs đã hiểu nhiệm vụ chưa

- GV chia nhóm 6-8 em, phát giấy có ghi sẵn 4 nhóm việc như SGK trang 64 cho hs thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận:

kể tên những việc làm cụ thể tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình - GV gọi đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến

- GV đánh giá, tổng kết, làm rõ hơn ý nghĩa của sự gắn kết những thành viên trong gia đình

Khám phá 3: Chia sẻ những việc em đã làm thể hiện sự gắn kết, yêu thương dành cho người thân

- GV yêu cầu hs làm việc cá nhân, kể lại việc em đã làm thể hiện sự gắn kết, yêu thương dành cho người thân theo gợi ý:

- Em đã làm gì, khi nào?

- Cảm nhận của em và người thân khi đó?

- GV tổ chức trò chơi “Giai điệu quê hương” để chia sẻ về những việc Hs đã làm, để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình

- GV phổ biến luật chơi: Cả lớp sẽ hát một bài hát và chuyển hoa theo giai điệu GV bật. Khi nhạc dừng, hoa ở tay bạn nào thì bạn đó lên chia sẻ về việc làm của mình theo gợi ý. Sau khi chia sể xong nhạc được bật lên và trò chơi lại tiếp tục. Sau đó GV tổ chức cho hs chơi

- GV dành thời gian cho hs chia sẻ, qua đó nói lên những cảm nhận, suy nghĩ của mình khi thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu thương trong gia đình

- Lắng nghe yêu cầu của hoạt động - HS nêu lại nhiệm vụ của mình

- HS nhận phiếu thảo luận theo nhóm

- Thảo luận nhóm 4 theo phiếu yêu cầu: kể tên các việc làm cụ thể tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình

- HS đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến

- HS nhóm khác nhận xét bổ sung

- Lắng nghe nhiệm vụ cá nhân

- Thực hành trả lời các câu hỏi theo gợi ý và trình bày trước lớp

- HS khác nhận xét bổ sung ý kiến

- Lắng nghe phổ biến luật chơi

- HS tham gia chơi trò chơi chia sẻ về những việc hs đã làm để tạo sự gắn kết yêu thương với người thân trong gia đình

- Tham gia chơi theo hướng dẫn

- HS chia sẻ những cảm nhận suy nghĩ khi thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu thương trong gia đình

- HS nhận xét bổ sung ý kiến

(10)

- GV nhận xét tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau

3. Hoạt động 3: Vận dụng

- Bài học hôm nay em biết thêm điều gì?

- Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu và quan sát tập làm những món quà tặng người thân trong gia đình sau đó chia sẻ kết quả với các bạn.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- Lắng nghe nhận xét

Tuần: 23 Chủ đề 7: “Yêu thương gia đình quý trọng phụ nữ”

Tiết 3: Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu:

- Cho HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 8/3 theo chủ đề “Yêu quý cha mẹ và cô giáo”.

- Thực hiện biểu diễn được những tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

- HS tham gia những hoạt động kỉ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3

- Giáo dục HS ý thức tham gia các hoạt động thể hiện tình cảm với người phụ nữ mà em yêu quý.

- Năng lực thích ứng với các hoạt động văn nghệ và tham gia biểu diễn

- Phẩm chất trách nhiệm thể hiện qua việc tham gia được các tiết mục văn nghệ và điều chỉnh được cảm xúc của bản thân khi tham gia biểu diễn văn nghệ

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Nhạc một số bài hát về gia đình, ngày 8-3 2. Học sinh:

- Các lớp chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ múa, hát, kể chuyện với chủ đề “Yêu quý cha mẹ và cô giáo”.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo hứng khởi cho HS vào bài

b. Cách thức thực hiện: Cho hs nghe bài hát và thực hành vận động theo bài hát

2. Hoạt động 2: Khám phá:

a. Mục tiêu: Thực hiện được những lời nói việc làm thể hiện tình yêu thương dành cho người phụ nữ mà em yêu quý.

b. Cách thức thực hiện: Thực hành biểu

- Lắng nghe yêu cầu của hoạt động - HS thực hiện theo lời bài hát

(11)

diễn văn nghệ, chia sẻ về các món quà với bạn

- Cho HS thảo luận theo lớp để chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Yêu quý cha mẹ và cô giáo”.

- Tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ.

- Cho các nhóm chuẩn bị và nối tiếp nhau lên biểu diễn.

- Nhận xét, chỉnh sửa cho các tiết mục.

- Về lớp tiếp tục tập luyện các tiết mục để chuẩn bị biểu diễn.

- Chốt lại các tiết mục để các nhóm tập luyện.

- Nhận xét buổi hoạt động tập thể.

- GV tổ chức cho hs trao gửi quà tặng (nếu có) để kỉ niệm ngày 8-3

- GV mời hs chia sẻ cảm nhận khi được tặng quà hoặc khi tặng quà cho bạn - GV nhận xét và tổng kết hoạt động 3. Hoạt động 3: Vận dụng

- Bài học hôm nay em biết thêm điều gì?

- GV dặn hs chuẩn bị một mảnh giấy hoặc bìa màu để viết lời yêu thương sẽ được thực hiện ở tiết sinh hoạt lớp tuần 25

- Thảo luận theo lớp.

- Các lớp thống nhất các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị thi cấp trường.

- HS: Thực hiện.

- HS cả lớp chơi theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ quà tặng theo cặp - HS khác nhận xét bổ sung

- Lắng nghe hướng dẫn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học sinh nêu được, thực hiện được những lời nói, việc làm, một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ,lễ phép, vâng lời, thân thiện với người hàng xóm xung quanh..

Vậy ngoài các biểu hiện đó, các em còn biết những hoạt động nào khác thể hiện sự thân thiện.. Hoạt động 2: Kể thêm những hoạt động thể hiện sự thân

- Yêu cầu mỗi học sinh giới thiệu với bạn mình (theo cặp) một đồ dùng học tập của bản thân được giữ gìn tốt nhất:. + Tên đồ dùng đó

+ Lớp Phó phong trào giới thiệu về một sự vật, hiện tượng nào đó lần lượt theo 3 cấp độ: khó, trung bình, dễ.. + HS đoán sự vật hiện tượng

Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học – ghi tên bài.. - Cả lớp thực hiện làm

Giới thiệu bài: Để thực hiện phép trừ chính xác hơn hôm nay lớp các em thực hành một số bài tập về phép trừ - cộng, nhân và

Để hoạt động hằng ngày của chúng ta trở nên thuận lợi thì mỗi người đều cần phải tự mình sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, đúng chỗ.. Hoạt động 2: Thực hành sắp xếp

Mời HS lên giới thiệu cho lớp những hiểu biết của mình về cảnh đẹp đó như là một người hướng dẫn viên du lịch?. Những HS khách có thể đặt câu hỏi cho bạn, như : “ Cảnh đẹp