• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuần: 21 CHỦ ĐỀ 6: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ EM - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tuần: 21 CHỦ ĐỀ 6: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ EM - Giáo dục tiếu học"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 21 CHỦ ĐỀ 6: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ EM TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ I. Mục tiêu

- HS biết thực hiện các hoạt động về chủ đề “ Mùa xuân trên quê em ” + Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thể hiện được các biểu hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

+ Phẩm chất trách nhiệm thể hiện qua việc tham gia được hoạt động tết trồng cây và điều chỉnh được cảm xúc của bản thân.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: SGK, SGV.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động.

- Cho HS nghe bài hát “ Mùa xuân ơi ”.

- Bài hát nói về mùa gì?

- GV nhận xét, giới thiệu bài

2. Hoạt động 2: Múa, hát, đọc thơ về chủ đề “ Mùa xuân trên quê em ”

- Y/c HS nêu các bài hát và bài thơ về mùa xuân. ( Đã chuẩn bị trước )

- Y/c HS thực hiện theo nhóm

- HS thực hiện.

- HS trả lời

- HS kể

- Các nhóm thực hiện.

(2)

- Y/c HS thể hiện các tiết mục hát, múa, đọc thơ về mùa xuân cho các anh chị và các bạn ở lớp khác (Dưới sự hướng dẫn của GV trong tiết chào cờ đàu tuần)

- GV tuyên dương

3. Hoạt động 3: Giáo dục địa phương:

………

- HS thực hiện

Tuần: 21 CHỦ ĐỀ 6: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ EM

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU

- Thực hiện được những việc làm giữ gìn nét đẹp trong lễ hội mùa xuân của quê hương.

- Thể hiện được cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thể hiện được các biểu hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

- Phẩm chất trách nhiệm thể hiện qua việc tham gia được hoạt động tết trồng cây và điều chỉnh được cảm xúc của bản thân.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Bộ thẻ gồm các thẻ cảm xúc khác nhau, lá cờ, ngôi sao. Phiếu đánh giá hoạt động.

2. Học sinh: SGK hoạt động trải nghiệm 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(3)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

- GV cho HS nghe bài hát “ Sắp đến tết rồi”

- Khi tết đến em cảm thấy thế nào?

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV kiểm tra ĐDHT,

- GV giới thiệu bài: Ở chủ đề trước các em đã học chào năm mới biết được những trang phục đón năm mới của một số dân tộc . Vậy ở tiết học này để thể hiện được cảm xúc của mình khi tết đến như thế nào cô và các em cùng tìm hiểu chủ đề ngày hôm nay

3. Hoạt động 1: Chia sẻ cảm xúc của em khi Tết đến, xuân về bằng các thẻ cảm xúc.

- Gọi HS nêu lại yêu cầu hoạt động - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân:

- Em hãy tự nhớ lại cảm xúc của bản thân khi tết đến xuân về?

- Khi tết đến em thấy những hoạt động nào? Em gặp những ai?

- Em thấy những hoạt động đó như thế nào?

- HS lắng nghe hát . - HS trả lời.

- HS lắng nghe, mở SGK trang 56.

- HS nêu yêu cầu.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.

(4)

- Cảm xúc của em khi đó như thế nào?

- Y/c trình bày.

- Các em hãy vẽ lại khuôn mặt thể hiện cảm xúc trong dịp tết đến, xuân về của mình lên tờ giấy.

Gợi ý

- Khi ngạc nhiên khuôn mặt em như thế nào?

Mắt và miệng sẽ như thế nào?

- Khi vui vẻ thì khuôn mặt em như thế nào?Mắt và miệng sẽ như thế nào?

- Khi sung sướng thì khuôn mặt em như thế nào?

- Y/c HS thảo luận nhóm đôi - Y/c HS trình bày

- Vì sao em cảm thấy như vậy?

- GV nhận xét.

4. Hoạt động 2: Kể lại cảm xúc của em khi tham gia lễ hội mùa xuân.

- Yêu cầu hs đọc yêu cầu hoạt động 2.

- Y/c HS kể theo cặp.

- HS trình bày - HS thực hiện vẽ.

- HS thực hiện nhóm đôi.

- 3, 4 nhóm trình bày.( kết hợp với tranh vẽ ).

- HS trả lời.

- 1, 2 HS nêu.

- Các cặp thực hiện.

(5)

- GV nhận xét

- Các em ạ khi tết đến xuân về có rất nhiều lễ hội trong lễ hội có rất nhiều trò chơi mà tất cả mọi người tham gia đều rất vui vẻ và khấn khởi vui

- HS lắng nghe.

5. Củng cố, dặn dò

- Y/c HS về nhà chia sẻ những cảm xúc của mình với người thân khi tham gia lễ hội.

- Dặn HS chuẩn bị bài học tiết sau

Tuần: 21 CHỦ ĐỀ 6: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ EM TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU

- Thực hiện tổ chức báo cáo được tình hình hoạt động của lớp trong tuần.

- Phẩm chất trung thực, nhân ái : Thể hiện qua việc báo cáo trung thực tình hình hoạt động của lớp trong tuần, thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân, thầy cô, bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - SGK, SGV, hình ảnh

2. Học sinh: - Thông tin báo cáo hoạt động lớp tuần qua (lớp trưởng, các tổ trưởng).

- Hình ảnh, tranh, bài hát, bài thơ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động 1: Khởi động

- Mở nhạc và cho học sinh nghe bài

“Mùa xuân nho nhỏ”.

2. Hoạt động 2: SHL

2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua

- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ,...

+ Về học tập: Nhiều em chăm chỉ, ngoan ngoãn, siêng phát biểu,...

+ Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đúng đồng phục quy định,...

Tồn tại: + Một số em còn nói chuyện riêng,...

- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để

- HS nghe.

- Các tổ trưởng báo cáo.

- Các tổ khác nhận xét.

- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.

- HS lắng nghe

- Các tổ thực hiện y/c

(7)

được khen thưởng.

- GV tuyên dương

2.2 Công tác trọng tâm tuần tới:

- Đi học đúng giờ để tham gia học tập nội qui của nhà trường.

- Đi học cần mang đầy đủ dụng cụ học tập.

- Cần xếp hàng ra về ngay ngắn, trật tự.

- Nghiêm túc tập trung để tham gia tốt các hoạt động học tập.

- Thực hiện tốt theo nội qui trường, lớp.

- Tiếp tục học tập theo chương trình tuần mới.

3. Hoạt động 3: Giới thiệu tranh ảnh, bài hát,thơ về mùa xuân.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.

- GV cho các em giới thiệu về tranh ảnh, bài hát và bài thơ về mùa xuân mà các nhóm đã chuẩn bị.

- HS lắng nghe

- HS mang tranh ảnh….

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

(8)

- Y/c các nhóm thể hiện bài hát, bài thơ về mùa xuân mà nhóm mình đã chuẩn bị.

- GV nhận xét.

4. Dặn dò

- GV yêu cầu học sinh về hát, đọc thơ về màu xuân cho cả nhà cùng nghe nhé.

- Tìm hiểu về các món ăn truyền thống của quê em để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt lớp vào tuần 22.

- Các nhóm trình bày

- HS lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1. Cảnh đẹp mùa xuân ở vùng Tây Bắc được miêu tả bằng những hình ảnh nào?.. a- Dòng nước rộng hơn, tươi hơn; mưa phùn gợn những vết nhăn trên mặt sông;.. cánh

• Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thực hiện những việc làm thể hiện sự thân thiện với hàng xóm, tham gia các hoạt động chung với hàng xóm phù hợp với

• Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thực hiện những việc làm thể hiện sự thân thiện với hàng xóm, tham gia các hoạt động chung với hàng xóm phù hợp với

- Học sinh nêu được, thực hiện được những lời nói, việc làm, một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ,lễ phép, vâng lời, thân thiện với người hàng xóm xung quanh..

- Học sinh nêu các cảnh đẹp ở địa phương, của đất nước…... - Học sinh thực hiện được một số việc làm để bảo vệ môi trường, cảnh quan.. Nhận biết được môi trường sạch

Các em nêu lên cảm xúc của mình, lời hứa với Bác kính yêu về những việc làm cụ thể trong năm học tới để luôn xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.. - Kết thúc

Mời HS lên giới thiệu cho lớp những hiểu biết của mình về cảnh đẹp đó như là một người hướng dẫn viên du lịch?. Những HS khách có thể đặt câu hỏi cho bạn, như : “ Cảnh đẹp

Tả cảnh quê hương nơi em đang sinh sống - Bài tham khảo 2 Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về.. Nơi đó chính là quê