• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuần: 7 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tuần: 7 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN - Giáo dục tiếu học"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ………… Ngày dạy:………….

Tuần: 7 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ I. MỤC TIÊU

- Biết múa, hát, đọc thơ về chủ đề “ Vì một cuộc sống an toàn”.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc múa, hát, đọc thơ về chủ đề “ Vì một cuộc sống an toàn”.

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống qua việc tham gia các hoạt động văn nghệ theo chủ đề.

+ Phẩm chất trách nhiệm qua việc thực hiện đúng các hoạt động theo chủ đề.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: SGK, SGV

2. Học sinh: Các bài hát, múa, thơ theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động

- Gv cho HS hát bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết”.

- GV nhận xét, giới thiệu bài

2. Hoạt động 2: Múa, hát, đọc thơ theo chủ đề “ Vì một cuộc sống an toàn”.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về các tiết mục văn nghệ hoặc bài thơ về chủ đề

“Vì một cuộc sống an toàn” theo đăng kí.

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động múa hát theo nhóm tổ về chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn” theo chương trình của

- HS hát và vận động theo nhạc

- HS tham gia múa, hát, đọc thơ.

(2)

nhà trường

- GV tuyên dương

3. Hoạt động 3: Giáo dục địa phương:

- GV cho HS nêu một số việc làm đảm bảo an toàn nơi mình sinh sống.

- HS nêu

Tuần: 7 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU

- Tham gia được các trò chơi đảm bảo an toàn.

- Lựa chọn được những vật dụng đề đảm bảo an toàn khi vu chơi.

- Các năng lực:

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống qua việc xác định được những nguy hiểm có thể gặp phải khi vui chơi không an toàn; lựa chọn được địa điểm vui chơi phù hợp; biết sử dụng vật dụng bảo vệ khi vui chơi.

+ Phẩm chất trách nhiệm qua việc thực hiện đúng những việc cần làm vào giờ học và giờ chơi; tuân thủ các quy tắc an toàn để bảo vệ bản thân khi vui chơi.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Trò chơi “ Chanh chua- Cua cắp”

- Một số tranh ảnh về các vật dụng an toàn khi chơi.

- SGK.

2. Học sinh - SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

- GV mở nhạc và cho Hs hát bài hát “Quê - HS lắng nghe hát và vận động

(3)

hương tươi đẹp” – Dân ca Nùng – Đặt lời:

Thanh Hoàng.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - GV kiểm tra ĐDHT mà HS chuẩn bị.

- GV giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được tham gia múa, hát, đọc thơ theo chủ đề “ Vì một cuộc sống an toàn”. Hôm nay cô và các em đi vào các hoạt động trải nghệm theo chủ đề “Vì một cuộc sống an toàn”.

3. Hoạt động 1: Trò chơi “ Chanh chua- Cua cắp”.

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi

“Chanh chua – Cua cắp”. GV cử một học sinh làm quản trò. GV phổ biến luật chơi cho học sinh như sau:

Mọi người đứng thành vòng tròn, tay phải mở ra đưa cao ngang ngực, còn tay trái thì chụm lại đặt vào giữa lòng bàn tay phải của người bên cạnh. Quản trò sẽ đóng vai một người đầu bếp đi chợ, vừa đi rảo quanh vòng tròn, vừa kể lể. Bất ngờ trong câu chuyện, quản trò sẽ hô:

“Mua cua !”, mọi người sẽ hô đáp lại

“Cua kẹp !” và tay trái chụp ngay tay phải của người bên cạnh. Quản trò lại có thể hô: “Mua chanh!”, mọi người hô đáp lại: “Chanh chua !” và tay phải sẽ xòe ra đập thật nhanh xuống tay phải của người bên cạnh. Nếu ai không nhanh tay tránh,

theo lời bài hát.

- HS lắng nghe, mở SGK trang 76.

- HS hào hứng tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo yêu cầu GV.

- HS chia sẻ.

(4)

để bị người khác kẹp hoặc đập trúng thì coi như bị loại, vòng tròn thu nhỏ lại.

Khi số người thua đã nhiều thì ngưng lại để cho một trò chơi phạt.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ sau khi chơi:

- Vì sao em lại bị đập trúng? (với những bạn bị thua)

- Làm thế nào để không bị đập trúng? (với những bạn thắng)

- GV nhận xét, khen thưởng nhóm giành chiến thắng và tổng kết hoạt động.

4. Hoạt động 2: Lựa chọn những vạt dụng an để đảm bảo an toàn khi chơi.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Để an toàn khi vui chơi, em cần có những vật dụng bảo vệ nào?

- GV yêu cầu HS kể tên những trò chơi và các vật dụng cần sử dụng bảo vệ để vui chơi an toàn.

GV lưu ý HS:

- Dựa vào các trò chơi đã nêu ở hoạt động 4 và đưa ra các vật dụng bảo vệ phù hợp với từng trò chơi (nếu cần).

- Một vật dụng bảo vệ có thể được sử dụng ở nhiều trò chơi.

Ví dụ: Giày thể thao được sử dụng trong các trò chơi như: đá bóng, đá cầu, đánh cầu lông,...

- GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp. Sau

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

- HS kể tên các trò chơi và các vật dụng đề bảo vệ khi chơi.

- HS chia sẻ. HS khác bổ sung, đặt câu hỏi.

- HS lắng nghe

(5)

khi HS trả lời, GV đặt câu hỏi nhanh: Vì sao khi chơi... (tên trò chơi) chúng ta cần sử dụng ... (tên vật dụng)?

Ví dụ: Vì sao khi đá bóng, chúng ta cần sử dụng giày thể thao?

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Các em có thể tham gia rất nhiều trò chơi khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần lựa chọn địa điểm và các vật dụng bảo vệ phù hợp.

5. Củng cố, dặn dò

- Y/c HS về nhà chia sẻ với người thân về các trò chơi và vật dụng an toàn khi choi.

- Dặn HS chuẩn bị bài học tiết sau.

Tuần: 7 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN.

TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU

- HS tham gia được các trò chơi an toàn.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thể hiện qua việc tham gia các trò chơi.

- Phẩm chất trung thực, thật thà thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc khi tham gia trò chơi.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - SGK, SGV, các trò chơi.

2. Học sinh: Một số đồ dùng khi tham gia trò chơi ( mũ bảo hiểm, giày thể thao…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động 1: Khởi động

- Mở nhạc và cho học sinh hát múa bài

“Lớp chúng mình đoàn kết”.

2. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp.

2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua

- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ,...

+ Về học tập: Nhiều em chăm chỉ, ngoan ngoãn, siêng phát biểu,...

+ Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đúng đồng phục quy định,...

Tồn tại: + Một số em còn nói chuyện riêng,...

- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.

- GV tuyên dương

2.2 Công tác trọng tâm tuần tới:

- Đi học đúng giờ để tham gia học tập nội qui của nhà trường.

- Đi học cần mang đầy đủ dụng cụ học tập.

- Cần xếp hàng ra về ngay ngắn, trật tự.

- HS hát và vận động theo nhạc

- Các tổ trưởng báo cáo.

- Các tổ khác nhận xét.

- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.

- HS lắng nghe

- Các tổ thực hiện y/c

(7)

- Nghiêm túc tập trung để tham gia tốt các hoạt động học tập.

- Thực hiện tốt theo nội qui trường, lớp.

- Tiếp tục học tập theo chương trình tuần mới.

3. Hoạt động 3: SHL theo chủ đề “ Vì một cuộc sống an toàn”

- GV tổ chức cho HS tham gia các trò chơi

“Chiếc hộp bí ẩn”.

Chuẩn bị: 1 chiếc hộp, 1 bông hoa xanh, 1 bông hoa đỏ (hoặc 1 thẻ xanh, 1 thẻ đỏ) Cách chơi:

- GV mở một đoạn nhạc bất kì, HS cả lớp truyền tay nhau chiếc hộp theo nhạc. Mỗi khi nhạc dừng lại, HS nào cầm hộp sẽ

phải lấy ra trong hộp một bông hoa. Nếu là hoa màu xanh thì nói tên của một việc nên làm vào giờ học; nếu là hoa màu đỏ thì nói tên một việc nên làm vào giờ chơi.

Người sau không được nói trùng với việc làm mà HS trước đó đã kể. Những HS nào không nói được sẽ phải chịu hình phạt do lớp đề xuất, ví dụ: hát, nhảy lò cò,...

- GV cho HS chơi thử và giải thích lại luật chơi nếu HS chưa hiểu rõ.

- GV tổ chức cho HS chơi thật.

- GV mời một HS nhắc lại tên những việc nên làm vào giờ học, nên làm vào giờ chơi

- HS lắng nghe

- HS thực hiện y/c

- HS tiến hành chơi.

- HS lắng nghe

- HS kể .

(8)

mà các bạn đã kể được, có thể bổ sung thêm các việc làm khác nếu HS biết.

- GV nhận xét, bổ sung và khen ngợi cả lớp.

Hoặc GV có thể tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

Chuẩn bị:

- Các vật dụng bảo vệ: phao, kính, mũ bơi, găng tay, giày thể thao, mũ bảo hiểm, bịt gối (nếu không có vật thật, GV có thể chuẩn bị các thẻ hình), bảng, phấn,....

- Chia lớp thành 4 – 6 nhóm.

- Cử một HS làm quản trò.

Cách chơi:

- Mỗi lượt chơi, GV giơ một/ một số vật dụng bảo vệ lên, các nhóm thảo luận và nêu tên các trò chơi cần sử dụng vật dụng đó. Thời gian thảo luận của các nhóm là 3 phút. Nhóm nào nêu được tên nhiều trò chơi đúng và nhanh nhất là nhóm chiến thắng trong lượt chơi đó và được 1 lá cờ.

- Kết thúc trò chơi, GV tổng kết ở lá cờ, nhóm nào có số điểm cao nhất là nhóm chiến thắng.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV nhận xét và tổng kết.GV nhắc nhở HS tham gia Hội chợ

- HS tham gia chơi.

- HS chia nhóm.

(9)

Ẩm thực vào tiết Sinh hoạt dưới cờ tuần 8 đầy đủ, đúng giờ.

4. Dặn dò.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị các món ăn quê hương.

- Chuẩn bị tiết sau tuần 8.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết phát triển các kỹ năng thích ứng với cuộc sống, biết quan sát và nhận diện 1 số tình huống nguy hiểm để phòng tránh; nắm được nguyên tắc tự bảo vệ mình khi ở

• Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thực hiện những việc làm thể hiện sự thân thiện với hàng xóm, tham gia các hoạt động chung với hàng xóm phù hợp với

- Học sinh nêu các cảnh đẹp ở địa phương, của đất nước…... - Học sinh thực hiện được một số việc làm để bảo vệ môi trường, cảnh quan.. Nhận biết được môi trường sạch

- Mục tiêu: HS nêu và giải thích được một số tình huống có thể gặp phải trong trường học.. - Gv nếu yêu cầu: quan sát tranh

- Các phương tiện (phù hợp với các hình thức hoạt động) sử dụng trong Hội vui học tập (cây xanh để cài câu hỏi, bài tập trong hình thức hái hoa dân chủ).. - Quà

Kĩ năng: Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.. Biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học

- GV kết luận: Nếu rô mẹ biết con định lên bờ chơi thì chắc chắn rô mẹ sẽ ngăn cản con, giải thích cho con hiểu làm việc đó sẽ nguy hiểm thế nào và đã không xảy ra sự

Nhưng để xây dựng được một chương trình biểu hiễn văn nghệ như thế giáo viên không chỉ đơn thuần tổ chức mà phải lựa chọn nội dung chương trình, địa điểm thích hợp mà cần lựa chọn voà