• Không có kết quả nào được tìm thấy

TUẦN 34 CĐ 9 : NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TUẦN 34 CĐ 9 : NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM - Giáo dục tiếu học"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34

CĐ 9 : NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM TIẾT 1 : SINH HOAT DƯỚI CỜ

I.MỤC TIÊU

Qua bài học HS biết

• Yêu quý và kính trọng Bác Hồ.

• Biết được ý nghĩa kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 – 5

• Biết học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

• Năng lực giao tiếp, hợp tác.

• Năng lực thích ứng với cuộc sống .

• Phẩm chất nhân ái .

• Phẩm chất trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên

- Tranh ảnh SGK phóng to 2.Học sinh

- Tìm hiểu về Bác Hồ và các câu chuyện về Bác Hồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1.Khởi động

a. Mục tiêu : Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho học sinh vào bài.

b. Cách thức tổ chức thực hiện :

HS hát bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

B1 : Gv yêu cầu hs đứng lên ổn định B2 : Gv mở nhạc cho hs hát bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

- Bác Hồ là ai ?

- Tại sao nhân dân Việt Nam luôn mong muốn có Bác trong những ngày vui lớn ?

-> Chốt : Để tưởng nhớ và biết ơn Bác nhân dân Việt Nam không chỉ nhớ đến

- - Ổn định - HS hát

- Hs trả lời

- Lắng nghe

(2)

Người trong các ngày lễ lớn mà còn luôn tôn vinh và tưởng niệm về Bác trong mỗi dịp sinh nhật người. Buổi chào cờ hôm nay chúng ta sẽ cùng nhớ tới Bác qua chủ đề Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác.

HĐ2. Phần nghi lễ 1.Chào cờ

2. Gv trực tuần tổng kết tuần vừa qua.

3. Khen thưởng những lớp đạt XS trong tuần và các lớp có tiến bộ.

4.TPT nêu phương hướng hoạt động tuần tiếp theo.

HĐ3. Sinh hoạt theo chủ điểm

Mục tiêu : Hiểu được ý nghĩa của những hoạt động kỉ niệm ngày sinh nhật Bác.

- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động của Lễ kỉ niệm sinh nhật Bác.

-GV yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình.

HĐ4: Đánh giá

Mục đích : để hs tự đánh giá, nghe

cô ,các bạn và mọi người đánh giá để rút kinh nghiệm.

-Yêu cầu hs nêu cảm nhận của mình về chương trình lễ kỉ niệm.

- Gv nhận xét chung về hoạt động kỉ niệm .

5.Dặn dò

- Nhắc hs nhớ làm thêm những việc làm tốt

- Tìm hiểu về những người hàng xóm, những người xung quanh.

- Hs tiến hành nghi lễ chào cờ - Lắng nghe

- HS theo dõi

- Hs nêu

- Hs lắng nghe

- Lắng nghe - Lắng nghe

TUẦN 33

(3)

CĐ 9 : NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM

TIẾT 2 : HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ I.MỤC TIÊU

Qua bài học HS biết

• Giữ gìn được mối quan hệ thân thiện với hàng xóm bằng các việc làm vừa sức.

• Tham gia được một số hoạt động cùng hàng xóm phù hợp với lứa tuổi.

• Thể hiện được tình cảm yêu quý với những người xung quanh.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

• Năng lực giao tiếp, hợp tác thể hiện qua việc chào hỏi, ứng xử văn minh, lịch sự với hàng xóm.

• Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thực hiện những việc làm thể hiện sự thân thiện với hàng xóm, tham gia các hoạt động chung với hàng xóm phù hợp với lứa tuổi.

• Phẩm chất nhân ái thể hiện qua việc thực hiện những hoạt động quan tâm, giúp đỡ hàng xóm phù hợp với lứa tuổi.

• Phẩm chất trách nhiệm thể hiện qua việc chủ động tham gia các hoạt động chung với khu phố, làng xóm phù hợp với lứa tuổi.

II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên

-Vẽ sẵn hình cây trên giấy thảo luận cho hoạt động Sinh hoạt lớp chia sẻ hoạt động em có thể làm ở khu dân cư.

- GV có thể sử dụng vở thực hành (nếu có) để tổ chức hoạt động.

2.Học sinh

- SGK Hoạt động trải nghiệm 1, báo cáo về việc tham gia hoạt động với hàng xóm, thông tin về gia đình hàng xóm....

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1.Khởi động

a. Mục tiêu : Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho học sinh vào bài.

b. Cách thức tổ chức thực hiện : HS hát bài hát : “Mẹ đi vắng”

(Sáng tác: Trịnh Công Sơn)

B1 : Gv yêu cầu hs đứng lên ổn định B2 : Gv mở nhạc cho hs hát bài hát :

“Mẹ đi vắng”

GV nêu nhiệm vụ cho HS: Cô sẽ bật nhạc bài hát “Mẹ đi vắng”, cả lớp cùng

- Ổn định - HS hát

(4)

đứng lên hát và vận động theo nhạc.

- Sau khi kết thúc bài hát, GV nêu câu hỏi cho cả lớp:

- Mẹ đi vắng bạn nhỏ đã làm gì ?

- Theo em bạn nhỏ đi chơi có gần không

? Vì sao ?

-> Các con thấy đấy khi mình gặp khó khăn thì được sự giúp đỡ của bạn bè,hàng xóm và những người xung quanh vậy chúng ta phải cư xử và hành động như thế nào với những người hàng xóm của mình ? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.

HĐ2. Khám phá

Mục Tiêu : Kể được những việc mình đã giúp đỡ hàng xóm bằng những việc làm vừa sức.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh tranh 88, SGK cho cả lớp và yêu cầu HS mô tả các tranh trong SGK

-> Gv nhận xét

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, yêu cầu các nhóm kể chuyện theo tranh, mỗi HS kể lại một tranh.

- GV gọi 2 – 3 nhóm kể chuyện theo tranh, các nhóm khác có thể bổ sung, góp ý. GV nhận xét và chuyển tiếp nhiệm vụ.

- Muốn đi làm mưa.

- Để làm việc có ích cho cuộc đời.

- Sang nhà bạn chơi

- Gần xung quanh hàng xóm để chờ mẹ về.

- Lắng nghe.

- Thảo luận nhóm 2.

Đại diện các nhóm trả lời

- Tranh 1: Hai ngôi nhà cạnh nhau, cách nhau luống hoa nhỏ. Ân đang đứng ở bên luống hoa nói chuyện vui vẻ với chị Lan nhà hàng xóm.

- Tranh 2: Trời sắp đổ mưa. Nhà chị Lan đi vắng hết, dây phơi quần áo ngoài sân.

- Ân đứng ở hiên nhà đang giơ tay lên nhìn trời và lo lắng “ Trời mưa mất rồi”.

- Tranh 3: Trời lác đác hạt mưa. Ân đang thu quần áo hộ nhà chị Lan.

– Tranh 4: Bố mẹ cười vui vẻ. Ân đang ôm quần áo đi sang sân nhà chị Lan. Chị Lan đang tươi cười nhận lấy.

Bố chị Lan đứng gần đó quay ra cười và nói: “Bác cảm ơn cháu Ân nhé!”.

- Làm vc nhóm 4

- 2,3 nhóm lên kể.

(5)

- GV đọc yêu cầu 2, trang 88, SGK cho cả lớp nghe và đề nghị HS nhớ và kể lại giúp đỡ hàng xóm cho các bạn cùng xóm nghe.

- GV mời HS kể lại trước lớp.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Những lúc đó rất cần sự thông cảm, giúp đỡ từ những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng những việc làm vừa sức mình.

HĐ3. Vận dụng

Mục tiêu : Vận dụng những điều đã học để sắm vai và xử lí các tình huống.

: Lịch sự trong ứng xử với hàng xóm - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở hoạt động 4, trang 89, SGK và mô tả tranh theo gợi ý sau:

- Trong tranh có những nhân vật nào?

- Các nhân vật trong tranh đang làm gì?

- GV gọi 2 HS mô tả tranh, các HS khác có thể góp ý, bổ sung.

GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 – 6, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một tình huống theo sự phân công của GV.

- GV hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận.

- GV gọi 2 nhóm lên sắm vai xử lí tình huống, các nhóm khác (có cùng tình huống) có thể góp ý, bổ sung.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động:

Chúng ta cần hạn chế những việc làm như gây ồn, làm phiền hàng xóm, biết nói lời xin lỗi hàng xóm nếu làm sai và cư xử lịch sự khi sang nhà hàng xóm chơi. Như vậy là thể hiện sự văn minh,

- nghe và kể

- Kể lại trước lớp - Lắng nghe

- Trả lời

- Trả lời

- Tranh 1: Bạn nam hốt hoảng vì đã làm vỡ lọ hoa khi sang chơi nhà bạn.

- Tranh 2: Các bạn nhỏ chơi ở phòng khách, cười đùa ầm ĩ làm bà không ngủ được

- TL nhóm 4

- Các nhóm lên sắm vai

- Đặt và trả lời câu hỏi cho các bạn

- Lắng nghe

(6)

lịch sự trong ứng xử với hàng xóm.

4. Đánh giá hoạt động

Mục đích : để hs tự đánh giá, nghe cô ,các bạn và mọi người đánh giá để tự hoàn thiện mình và rút kinh nghiệm.

- Hs tự nhận xét về cách sắm vai và cách ứng xử của nhóm mình.

- Các bạn nhóm khác nhận xét.

- Bình xét nhóm sắm vai .

- Gv nhận xét về các câu chuyện . - Yêu cầu về nhà lấy ý kiến của người thân và những người xung quanh.

5.Dặn dò

- Nhắc hs nhớ làm thêm những việc làm tốt

- Tìm hiểu về những người hàng xóm, những người xung quanh.

- Hs nêu - Hs nhận xét

- Hs lắng nghe

- Lắng nghe - Lắng nghe TUẦN 34

CĐ 9 : NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM TIẾT 3 : SINH HOẠT LỚP

I.MỤC TIÊU

Qua bài học HS biết

• Giữ gìn được mối quan hệ thân thiện với hàng xóm bằng các việc làm vừa sức.

• Tham gia được một số hoạt động cùng hàng xóm phù hợp với lứa tuổi.

• Thể hiện được tình cảm yêu quý với những người xung quanh.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

• Năng lực giao tiếp, hợp tác thể hiện qua việc chào hỏi, ứng xử văn minh, lịch sự với hàng xóm.

• Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thực hiện những việc làm thể hiện sự thân thiện với hàng xóm, tham gia các hoạt động chung với hàng xóm phù hợp với lứa tuổi.

• Phẩm chất nhân ái thể hiện qua việc thực hiện những hoạt động quan tâm, giúp đỡ hàng xóm phù hợp với lứa tuổi.

• Phẩm chất trách nhiệm thể hiện qua việc chủ động tham gia các hoạt động chung với khu phố, làng xóm phù hợp với lứa tuổi.

II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên

(7)

- Tranh ảnh SGK phóng to 2.Học sinh

- Báo cáo về việc tham gia hoạt động với hàng xóm, thông tin về gia đình hàng xóm,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1.Khởi động

a. Mục tiêu : Giới thiệu bài, tạo hứng thú cho học sinh vào bài.

b. Cách thức tổ chức thực hiện :

HS hát bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết . Sáng tác : Mộng Lân.

B1 : Gv yêu cầu hs đứng lên ổn định B2 : Gv mở nhạc cho hs hát bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết

- Muốn các bạn trong lớp đoàn kết chúng ta phải làm gì ?

- Mỗi tiết sinh lớp cũng là một hình thức kết nối để các bạn trong lớp đoàn kết và yêu thương nhau hơn đấy.

HĐ 2. Sinh hoạt lớp

1 .Đánh giá hoạt động tuần qua - Gv gọi các tổ trưởng lên nhận xét, đánh giá các thành viên trong tổ về các mặt trong tuần qua.

- Gv gọi những hs có ý kiến đứng lên phát biểu.

- GV gọi ban cán sự lớp lên nhận xét, đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần vừa qua.

- GV yêu cầu ban cán sự lớp giải đáp các ý kiến của các thành viên trong lớp nêu ra.

- Ý kiến của GV:

+ Biểu dương những học sinh, những tập thể tốt.

+ Nhắc nhở giáo dục, động viên những học sinh vi phạm để các con sớm khắc phục.

- - Ổn định - HS hát

- HS trả lời

-Tổ trưởng lên nhận xét

-HS phát biểu

-Ban cán sự làm nhiệm vụ

-Lắng nghe

(8)

2: Phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ tuần tới.

- GV yêu cầu ban cán sự lớp nêu

phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ tuần tới.

- GV nhắc nhở HS:

+ Đi học đúng giờ...

+ Đồng phục đầy đủ.

+ Học bài, làm bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.

+ Ổn định nề nếp ra vào lớp.

+ Giữ gìn vệ sinh thân thể, lớp học và sân trường...

+ Chấp hành tốt nội qui trường, lớp.

+ Chấp hành tốt ATGT.

3. Sinh hoạt chủ điểm (Tiết 3) HĐ3 : Giới thiệu tranh, đọc thơ, hát,... về Bác Hồ

GV tổ chức cho HS phân nhóm theo từng nội dung các em đã chuẩn bị: nhóm giới thiệu tranh; nhóm đọc thơ; nhóm hát…

GV dành thời gian cho các nhóm chuẩn bị và trình bày các tiết mục của nhóm mình.

GV nhắc các bạn HS trong lớp chú ý theo dõi và cổ vũ cho các bạn.

GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm nhận khi kết thúc tiết Sinh hoạt lớp.

5.Dặn dò

- GV yêu cầu HS xác định những hoạt động mình sẽ tham gia trong kì nghỉ hè để chia sẻ trong tiết Sinh hoạt lớp tuần 35.

- GV nhắc nhở HS tham gia “Lễ kí cam kết” đầy đủ, đúng giờ.

-Ban cán sự lớp nêu phương hướng

-Ghi nhớ, thực hiện

-Chuẩn bị trong nhóm

- Các nhóm chuẩn bị và trình bày

- Chia sẻ

- Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Biết phối hợp với bạn để thực hiện nhiệm vụ học tập.. Phẩm chất: Tích cực tham gia hoạt động

- HS biết thực hiện các hoạt động về chủ đề “ Mùa xuân trên quê em ” + Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thể hiện được các biểu hiện cảm xúc phù hợp với

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống qua việc xác định được những nguy hiểm có thể gặp phải khi vui chơi không an toàn; lựa chọn được địa điểm vui chơi phù hợp; biết

- Thực hiện những lời nói việc làm thể hiện sự yêu quý và hòa thuận với anh chị em trong gia đình phù hợp với lứa tuổi ( học cách giải quyết xung đột giữa anh chị

thể hienj sự kính trọng,lễ phép với ông bà ,cha mẹ ;nhường nhịn ,giúp đỡ em nhỏ;thực hiện được một số việc làm cụ thể để thể hiện sự kính trên ,nhường dưới phù hợp với

- Năng lực: HS biết bày tỏ suy nghĩ của mình với các bạn về thân cây - Phẩm chất: Giáo dục HS lòng yêu thích môn

- Dưới sự hướng dẫn của GV Tổng phụ trách Đội/Ban tổ chức nhà trường, các lớp tổ chức cho các em thực hành chơi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi tiểu học: Cướp

- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống, hoàn cảnh quen thuộc để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia vui chơi?.