• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tuần: 8 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tuần: 8 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN - Giáo dục tiếu học"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần: 8 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ I. MỤC TIÊU

- Biết giới thiệu về ẩm thực quê em.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc giới thiệu về các món ăn quê em.

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống qua việc tham gia các hoạt động ẩm thực theo chủ đề.

+ Phẩm chất trách nhiệm qua việc tìm hiểu về các món ăn quê em.

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: SGK, SGV

2. Học sinh: Các món ăn quê em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động

- Gv cho HS hát bài hát “ Quê hương tươi đẹp”.

- GV nhận xét, giới thiệu bài

2. Hoạt động 2: Giới thiệu về ẩm thực quê em

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về các món ăn quê em.

- GV tổ chức cho HS tham gia Hội chợ

- HS hát và vận động theo nhạc

(2)

Ẩm thực và yêu cầu HS tìm hiểu về món ăn đặc trưng của địa phương tại Hội chợ (tên món ăn, hương vị, điều em ấn tượng về món ăn).

-GV tổ chức cho HS chia sẻ về món ăn địa phương mà em yêu thích.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

- GV tuyên dương các bạn làm tốt.

3. Hoạt động 3: Giáo dục địa phương:

- GV cho HS nêu thêm các món ăn truyền thống của quê hương mà em biết.

- HS chia sẻ về các món ăn đã tìm hiểu.

- HS nêu

Tuần: 8 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN

TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU

- Biết được những yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Lựa chọn được những thực phẩm an toàn trong sinh hoạt hằng ngày.

- Các năng lực:

+ Năng lực giao tiếp, thích ứng với cuộc sống qua việc lựa chọn được sỉnh sản phẩm an toàn trong cuộc sống.

+ Phẩm chất trách nhiệm qua việc tuân thủ các quy tắc an toàn để bảo vệ bản thân khi vui chơi.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

(3)

- SGV, SGK 2. Học sinh - SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động

- GV mở nhạc và cho Hs hát bài hát “Quê hương tươi đẹp”

- GV kiểm tra ĐDHT mà HS chuẩn bị.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động 1: Chia sẻ về những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- GV đọc yêu cầu hoạt động 7, trang 24, SGK cho cả lớp nghe và kiểm tra xem HS đã hiểu nhiệm vụ chưa bằng cách gọi HS nêu những việc làm được thể hiện qua các bức tranh.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và lần lượt chỉ ra yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- GV gọi HS nêu những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thể hiện trong sách.

Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tổng kết lại các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm: rửa sạch trước khi ăn, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, đậy thức ăn, rửa bát sau khi

- HS lắng nghe hát và vận động theo lời bài hát.

- HS lắng nghe.

- HS nêu những việc làm qua từng bức tranh.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

(4)

ăn xong.

5. Củng cố, dặn dò

- Y/c HS về nhà thực hiện các công việc đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Dặn HS chuẩn bị bài học tiết sau.

Tuần: 8 CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN.

TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU

- HS tham gia được các trò chơi về “ An toàn thực phẩm”.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thể hiện qua việc tham gia các trò chơi.

- Phẩm chất trung thực, thật thà thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc khi tham gia trò chơi.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - SGK, SGV, các trò chơi.

2. Học sinh: Một số đồ dùng khi tham gia trò chơi ( mũ bảo hiểm, giày thể thao…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

- Mở nhạc và cho học sinh hát múa bài

“Lớp chúng mình đoàn kết”.

2. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp.

2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề

- HS hát và vận động theo nhạc

(5)

nếp học tập tuần qua

- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ,...

+ Về học tập: Nhiều em chăm chỉ, ngoan ngoãn, siêng phát biểu,...

+ Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đúng đồng phục quy định,...

Tồn tại: + Một số em còn nói chuyện riêng,...

- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.

- GV tuyên dương

2.2 Công tác trọng tâm tuần tới:

- Đi học đúng giờ để tham gia học tập nội qui của nhà trường.

- Đi học cần mang đầy đủ dụng cụ học tập.

- Cần xếp hàng ra về ngay ngắn, trật tự.

- Nghiêm túc tập trung để tham gia tốt các hoạt động học tập.

- Thực hiện tốt theo nội qui trường, lớp.

- Các tổ trưởng báo cáo.

- Các tổ khác nhận xét.

- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp.

- HS lắng nghe

- Các tổ thực hiện y/c

- HS lắng nghe

(6)

- Tiếp tục học tập theo chương trình tuần mới.

3. Hoạt động 3: SHL theo chủ đề . Chơi trò chơi về “ An toàn thực phẩm

. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ghép đôi”.

Chuẩn bị:

- GV chuẩn bị một số thẻ hình: mâm cơm có thức ăn, lồng bàn, rau củ, vòi nước, cá thịt tươi;

tủ lạnh; thịt ôi; thùng rác,… Số thẻ hình bằng số HS trong lớp. (Lưu ý các thẻ cần được chuẩn bị đủ theo cặp. Ví dụ: 5 thẻ rau củ – 5 thẻ vòi nước.)

- Trong trường hợp lớp đông và không có không gian, GV có thể cho các em chơi lần lượt theo nhóm.

Luật chơi:

- GV cử ra 1 bạn làm quản trò. Mỗi HS tham gia chơi được phát 1 tấm thẻ. Người chơi xếp thành vòng tròn, quản trò đứng ở giữa. Quản trò bắt nhịp cho cả nhóm hát, vừa hát vừa di chuyển quanh quản trò. Khi quản trò hô “Ghép đôi! Ghép đôi!”, người chơi phải tìm 1 bạn để ghép đôi sao cho hai tấm thẻ ghép lại phù hợp với quy tắc an toàn thực phẩm. Ví dụ: bạn có tấm thẻ hình mâm cơm ghép đôi với bạn có tấm thẻ hình lồng bàn. Bạn nào ghép nhầm là thua.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo hướng dẫn.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ sau khi chơi:

- Kể tên những quy tắc an toàn thực phẩm được nhắc đến trong trò chơi.

- Em đã thực hiện được những quy tắc an toàn thực phẩm nào?

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động, nhắc nhở HS chú ý thực hiện các quy tắc an toàn thực

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi.

- HS chia sẻ

- HS lắng nghe.

(7)

phẩm hằng ngày.

4. Củng cố- Dặn dò.

- GV nhắc nhở HS chuẩn bị giấy màu, kéo, bìa,... để làm thiệp và tìm ý tưởng để làm thiệp.

- Chuẩn bị tiết sau tuần 9.

- HS lắng nghe.

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG.

- GV phát cho mỗi HS một phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em, em xin ý kiến người thân và thầy/ cô giáo đánh giá.

+ GV yêu cầu mỗi HS tự đánh giá về các hoạt động em đã thực hiện trong chủ đề này.

+ GV tiếp tục tổ chức cho HS trao đổi với bạn để nhận xét nhau bằng cách đổi phiếu đánh giá để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề. Sau đó cho HS về nhà xin ý kiến người thân về việc thực hiện.

+ Sau khi thu lại phiếu đánh giá của HS, GV ghi nhận xét vào mục d của phiếu đánh giá.

+ GV tổng kết hoạt động.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Họ và tên:... Lớp:... Trường:...

A. Tự đánh giá

Tô màu vào hình ngôi sao với mỗi nội dung em tự đánh giá theo gợi ý:

Tốt ; Đạt: ; Cần cố gắng:

S T T

Nội dung

Em đánh giá

1 Lựa chọn được những địa điểm vui chơi an toàn

2 Thực hiện hoạt động vui chơi an toàn của bản thân

(8)

B. Em xin ý kiến của bạn về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề:

C. E m xin ý kiến người thân về những việc em đã thực hiện:

D. Ý kiến của giáo viên:

………

...

...

………

Thư gửi phụ huynh

Ngay từ tiết học đầu tiên của chủ đề, GV sử dụng Thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình HS về những nội dung sau:

-Phụ huynh nhắc nhở con thực hiện những việc cần làm vào giờ học và nên làm vào giờ chơi; hướng dẫn cho con những điều cần lưu ý để vui chơi an toàn. Chỉ ra những nguy hiểm con có thể gặp phải và cách phòng tránh những nguy hiểm đó trong quá trình vui chơi. Phụ huynh nên dành nhiều thời gian cùng con vui chơi để

S T T

Nội dung

Bạn đánh giá em

1 Lựa chọn được những địa điểm vui chơi an toàn

2 Thực hiện hoạt động vui chơi an toàn của bản thân

ST T

Nội dung

Người thân đánh giá em Rất

tốt

Tốt Chưa tốt 1 Lựa chọn được những địa điểm

vui

chơi an toàn

2 Thực hiện hoạt động vui chơi an toàn của bản thân

(9)

kết hợp việc hướng dẫn con đảm bảo an toàn khi vui chơi và tạo sự gắn kết, yêu thương trong gia đình.

-Phụ huynh trang bị những vật dụng bảo vệ phù hợp với các hoạt động vui chơi để con vui chơi an toàn.

- Phụ huynh quan sát, theo dõi việc thực hiện những cam kết vui chơi an toàn của con, ghi nhận xét và gửi lại cho GV vào cuối học kì.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Giúp HS phát triển năng lực tự tìm ra cách kể chuyện dựa trên bài thơ, biết dùng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với nhân vật, biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể

+ Năng lực thích ứng với cuộc sống qua việc xác định được những nguy hiểm có thể gặp phải khi vui chơi không an toàn; lựa chọn được địa điểm vui chơi phù hợp; biết

- Gv tập cho HS hát bài Đêm trung thu - Bạn trong bài hát đã làm những việc gì.. - GV nhận xét, giới thiệu

- GV ổn định HS trong lớp, mời đại diện một số em nhận xét tình hình học tập và các hoạt động khác của các bạn trong tuần. - GV nhận xét

- GV cho HS thi ghép tiếng có vần en, et theo tổ, trong thời gian 1 phút, tổ nào ghép được nhiều tiếng có nghĩa sẽ chiến thắng.. - GVNX, biểu

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm - GV nhận xét câu tl của từng

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.. + Nhận xét sản phẩm

- Các tổ lên thi đọc cả bài - GV cùng học sinh nhận xét. - GV tổ chức cho học sinh thi đọc cá - Hs xung phong lên thi đọc