• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30 Ngày soạn: 14/04/2018

Ngày giảngThứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2018 Tập đọc

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

2. Kĩ năng

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đoàn dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

3. Thái độ - Yêu tiếng Việt

* KNS

- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : Trăng ơi ... từ đâu đến?

2. Bài mới:

a) Luyện đọc:

- Luyện đọc: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma- gien-lăng, Ma-tan.

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn của bài - Giải nghĩa từ: Ma-tan, sứ mạng

- YC hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gọi 1 hs đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài

- Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?

- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?

- Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?

- Câu chuyện giúp em hiểu những gì về các nhà thám hiểm?

C/ HD đọc diễn cảm

- Gọi hs đọc lại 6 đoạn của bài

- HS đọc thuộc và nêu nội dung:

- Luyện cá nhân

- HS đọc nối tiếp 6 đoạn - Luyện đọc nhóm đôi - HS đọc cả bài

- Lắng nghe

- Học sinh hoạt động nhóm đôi, đọc thầm bài đọc để tìm câu trả lời

- HS đọc to trước lớp

(2)

- YC hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng trong bài

- HD đọc diễn cảm đoạn 2,3 - YC hs luyện đọc theo cặp

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc tốt.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Bài sau: Dòng sông mặc áo.

- Lắng nghe, trả lời:

- HS luyện đọc theo cặp - Vài hs thi đọc diển 4 cảm

Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Các phép tính với phân số.

2. Kĩ năng

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hình.

- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, Bài 3

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy-học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : Bài 1 tiết trước

2. Bài mới:

Bài 1: Gọi hs nhắc lại qui tắc cộng, trừ, nhân, chia PS và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có PS - YC hs thực hiện vào bảng con

Bài 2: Gọi hs nhắc lại qui tắc tính diện tích hình bình hành. tìm PS của một số - YC hs tự làm bài

Bài 3: Gọi hs đọc đề toán - Bài toán thuộc dạng gì?

- Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó?

- YC hs giải bài toán trong nhóm đôi (2 nhóm làm trên phiếu)

-1 học sinh lên bảng

- Vài hs nhắc lại - Thực hiện bảng con.

Chiều cao 18 x 10( )

9

5 cm

Diện tích 18 x 10 = 180 (cm2)

Đáp số: 180 cm2 - HS đọc to trước lớp

Tổng số phần bằng nhau:

2 + 3 = 5 (phần) Số ô tô có:

63 : 7 x 5 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô

(3)

3. Củng cố, dặn dò:

- Bài sau: Tỉ lệ bản đồ - Nhận xét tiết học

Chính tả ( Nhớ – viết) ĐƯỜNG ĐI SA PA I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Chính tả n/l, nội dung của đoạn viết chính tả 2. Kĩ năng

- Nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích.

- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a / b, hoặc (3) a / b.

3. Thái độ

- Giữ gìn sự tron g sáng của tiếng Việt

* KNS

- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc: Yêu cảnh đẹp của đất nước II. Đồ dùng dạy – học

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy-học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : YC hs tự viết vào B 5 tiếng có nghĩa

bắt đầu bằng ch/tr 2.Bài mới:

a) HD nhớ-viết

- Gọi hs đọc thuộc đoạn văn

- Trong đoạn viết có chữ nào được viết hoa?

- YC hs đọc thầm lại đoạn văn, tìm các từ khó viết, dễ lần

- HD phân tích và viết vào B: khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, diệu kì

- Gọi vài hs đọc thuộc lòng lại bài - YC hs tự viết bài

- chữa bài, yc hs đổi vở nhau kiểm tra - Nhận xét

b) HD làm bài tập Bài 2: Gọi hs đọc y/c

- Gợi ý: Các em thêm dấu thanh cho vần để tạo ra nhiều tiếng có nghĩa

- YC hs làm bài trong nhóm 4 - Tổ chức cho hs thi tiếp sức

- Cùng hs nhận xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng

Bài 3: Gọi hs đọc yc - YC hs tự làm bài

- HS thực hiện viết vào B

- HS đọc thuộc lòng trưc lớp - Tên riêng và chữ đầu câu - Lần lượt pha't biểu

- Lần lượt phân tích và viết vào B

- Vài hs đọc thuộc lòng - Tự viết bài

- Đổi vở nhau kiểm tra

- HS đọc y/c

- Lắng nghe, ghi nhớ - Làm bài trong nhóm 4 - 2 nhóm lên thi tiếp sức

- HS đọc y/c

- Làm bài vào VBT

(4)

- Gọi hs đọc đoạn văn đã điền hoàn chỉnh - Cùng hs nhận xét kết luận lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò:

- Bài sau: Nghe lời chim nói - Nhận xét tiết học

- HS đọc lại đoạn văn - Nhận xét

Ngày soạn: 14/04/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2018 Toán TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Bước đầu biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.

2. Kĩ năng

- Bài tập cần làm bài 1 và bài 2.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận II. Đồ dùng dạy-học

- Bản đồ Thế giới, bản đồ VN III. Các hoạt động dạy-học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : - làm lại BT2 tiết trước

2.Bài mới:

a. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ

-Cho hs xem bản đồ thế giới và VN có ghi tỉ lệ

- Gọi hs đọc các tỉ lệ bản đồ

- Giới thiệu: Các tỉ lệ 1 : 10 000 000;

1 : 500000 ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ BĐ + Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước VN được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn: Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km + Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số

10000000

1 ; tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m,...) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000 cm, 10 000 000 dm, ,.)

b) Thực hành:

Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Hỏi lần lượt từng câu

Học sinh lên bảng - Quan sát

- Tìm và đọc trước lớp - Lắng nghe

- HS đọc y/c - Lần lượt trả lời - HS đọc y/c

(5)

Bài 2: Gọi hs đọc y/c

- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi HS trình by kết quả.

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Bài sau: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ.

- HS thảo luận nhóm đôi và trình by kết quả.

Tập đọc

DÒNG SÔNG MẶC ÁO I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.

2. Kĩ năng

- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng).

3. Thái độ

- Yêu thiên nhiên

* KNS

-Thể hiện sự tự tin:đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm -Tự nhận thức: Thấy vể đẹp của dòng sông ,liên hệ vẻ đẹp của dòng sông quê mình II. Đồ dùng dạy-học:

- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : Hơn một nghìn ngày …

2.Bài mới:

a) Luyện đọc:

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.

+ Lượt 1: Luyện phát âm: khuya, nhòa, vầng trăng, ráng vàng.

+ Lượt 2: Hd giảng từ : điệu, hây hây, ráng - Bài đọc với giọng như thế nào?

- Yc hs luyện đọc trong nhóm đôi - Gọi hs đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm b) Tìm hiểu bài:

- Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu?

- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

- Cách nói "dòng sông mặc áo" có gì hay?

- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ

- HS đọc và trả lời câu hỏi

- HS nối tiếp nhau đọc cả bài - Luyện cá nhân

- HS nêu

- Luyện đọc trong nhóm đôi - HS đọc cả bài

- Lắng nghe

- Học sinh hoạt động nhóm đôi, dựa vào nội dung bài để tìm câu trả lời

(6)

- Gọi hs đọc lại 2 đoạn của bài

- YC hs lắng nghe, tìm các từ cần nhấn giọng trong bài.

- Khi đọc cần nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi màu sắc đến bất ngờ của dòng sông.

- HD hs đọc diễn cảm đoạn 2 - YC hs nhẩm bài thơ.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm 3. Củng cố, dặn dò:

- Về nhà tiếp tục luyện HTL bài thơ - Bài sau: Ăng-co Vát

- HS đọc lại bài thơ - Lắng nghe, trả lời:

- Học sinh thi đọc diễn cảm - Nhẩm bài thơ

- Vài hs thi đọc thuộc lòng

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1, BT2);

2. Kĩ năng

- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).

3. Thái độ - Yêu tiếng Việt

* Rèn kĩ năng sống:

-Kĩ năng hệ thống từ ngữ

-Kĩ năng giao tiếp: dùng đúng từ ngữ về du lịch thám hiểm II. Đồ dùng dạy- học

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy-học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A.KTBC: Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.

- Gọi hs nhắc lại ghi nhớ , làm lại BT4 - Nhận xét

B. Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của bài học

2) HD làm bài tập

Bài 1: Gọi hs đọc y/c và nội dung

- Yc hs làm bài trong nhóm 4 ( 2 nhóm làm trên phiếu)

- Gọi hs trình bày, đọc các từ mình tìm được

- 2 hs thực hiện theo yc

- Lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp - Làm bài trong nhóm 4 - Trình bày

b) Phương tiện giao thông...: Tàu thuỷ,

(7)

- Gọi các nhóm dán phiếu, trình bày

a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, cần câu, lều trại, giày, mũ, áo bơi, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, thức ăn, nước uống...

c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch:

Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, tua du lịch, tuyến du lịch...

Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung - Tổ chức cho hs thi tiếp sức

- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, dao, hộp quẹt,...

Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu

- Hướng dẫn: Các em tự chọn nội dung mình viết hoặc vẽ về du lịch, hoặc về thám hiểm hoặc kể lại một chuyến du lịch mà em đã từng tham gia trong đó có sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm mà các em tìm được ở BT1,2

- Gọi hs làm bài trên phiếu dán và trình bày

- Cùng hs nhận xét, sửa chữa cách dùng từ, đặt câu

C. Củng cố, dặn dò:

- Bài sau: Câu cảm - Nhận xét tiết học

bến tàu, ô tô, xe buýt, máy bay, sân ga, sân bay, bến xe, vé xe,...

d) Địa điểm tham quan, du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng,...

- 1 hs đọc to trước lớp - 9 hs của 3 dãy thực hiện

b) Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: báo, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa bão,...

c) Những đức tính cần thiết của người tham quan: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ham hiểu biết, thích khám phá. ...

- 1 hs đọc y/c

- Lắng nghe, làm bài ( 2 hs làm trên phiếu)

* Tuần qua lớp em trao đổi, thảo luận nên tổ chức đi tham quan, du lịch ở đâu.

Địa phương chúng em có rất nhiều địa điểm thú vị, hấp dẫn: bãi biển, thác nước, núi cao... Cuối cùng chúng em quyết định đi tham quan thác nước.

Chúng em phân công nhau chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cuộc tham quan: lều trại, mũ, dây, đồ ăn, nước uống. Có bạn còn mang theo cả bóng, vợt, cầu lông, máy nghe nhạc, điện thoại...

- Lắng nghe, thực hiện

Ngày soạn: 14/04/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2018 Toán

ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

2. Kĩ năng:

(8)

- Bài tập cần làm bài 1, bài 2 3. Thái độ:

- Rèn tính sáng tạo

II. Đồ dùng dạy-học:

- Hình vẽ SGK

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : Bài 1 tiết trước

2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài toán 1:

- YC hs xem bản đồ trường Mầm Non và nêu bài toán.

. Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là bao nhiêu?

. Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu?

. 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?

. 2 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu ngoài thực tế?

- YC hs trình bày bài giải.

b. Giới thiệu bài toán 2:

- YC hs đọc đề toán

+ Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?

+ Tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu?

+ 1mm trên bản đồ ứng với độ dài thực là bao nhiêu?

+ 102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu?

c) Thực hành:

Bài 1: YC hs làm vào SGK, sau đó đọc kết quả

Bài 2: Yc hs làm vào vở, 1 hs lên bảng giải

3. Củng cố, dặn dò:

- Bài sau: Thực hành - Nhận xét tiết học

HS lần lượt trả lời lại các câu hỏi

- Xem bản đồ - Là 2 cm - Tỉ lệ 1 : 300 - 300 cm - 600 cm

CR thật 2 x 300 = 600 (cm) = 6m - HS đọc đề toán

+ Là 102 mm + 1 : 1 000 000

+ 1 mm trên bản đồ ứng với độ dài thực là 1 000 000 mm

+ Là 102 x 1 000 000

Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài :

102 x 1 000 000 = 102 000 000 (km)

102 000 000 mm = 102 km

- Tự làm bài, sau đó nêu kết quả: 1 000 000 cm; 45 000dm; 100000mm

- Chiều dài thật của phòng học là:

4 x 200 = 800 (cm) = 8m

Tập làm văn

LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

(9)

- Nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1, BT2);

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3, 4)

3. Thái độ:

- Yêu tiếng Việt

-Kĩ năng sống : Kĩ năng giao tiếp : Tả con vật khi giao tiếp - Kiềm chế cảm xúc : yêu con vật

II. Đồ dùng dạy-học:

- Một tờ giấy khổ rộng viết bài Đàn ngan mới nở - Một số tranh ảnh chó, mèo.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ : Gọi hs đọc nội dung cần ghi nhớ ,

đọc lại dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà.

2.Bài mới:

Bài 1,2: Gọi hs đọc nội dung BT

- Treo tranh đàn ngan: Đàn ngan mới nở thật là đẹp. Tác giả sử dụng các từ ngữ hình ảnh làm cho đàn ngan trở nên sinh động và đáng yêu thế nào? Chúng ta cùng phân tích

+ Để miêu tả đàn ngan tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng (HS trả lời, GV gạch chân bằng phấn màu các bộ phận tác giả quan sát)

+ Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay?

- YC hs ghi vào vở những hình ảnh, từ ngữ miêu tả mà mình thích.

Kết luận:

Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu - Kiểm tra việc lập dàn ý của hs

- Khi tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào?

- Gợi ý: Các em viết lại kết quả quan sát cần chú ý những đặc điểm để phân biệt con vật em tả khác những con vật cùng loại ở những nét đặc biệt như màu lông, ci tai, bộ ria,...

khi tả chú ý chỉ chọn những nét nổi bật.

- Gọi hs đọc kết quả quan sát, GV ghi nhanh vào bảng

Các bộ phận Từ ngữ miêu tả con chó

- HS thực hiện theo y/c

- HS đọc to trước lớp - Quan sát, lắng nghe

- Ghi vào vở - Lắng nghe - HS đọc y/c

- bộ lông, ci đầu, hai tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi

- Lắng nghe , ghi nhớ

Từ ngữ miêu tả con mèo

toàn thân màu đen, màu xám,

(10)

Bộ lông hung hung vằn đen, mu vàng nhạt,

đen như gỗ mun, tam thể ...

cái đầu tròn tròn nhu quả cam sành, tròn như quả bóng ...

Hai tai dong dỏng, dựng đứng, rất thính,

như hai hình tam giác nhỏ luôn vểnh lên ...

Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve, 2 hạt nhãn

long lanh, đưa đi đưa lại..

bộ ria trắng như cước, luôn vểnh lên, đen

như màu lông, cứng như thép...

bốn chân thon nhỏ, bước đi êm, nhẹ như lướt

trên mặt đất, ngắn chùn với những

chiếc móng sắt nhọn...

Cái đuôi dài, tha thướt, duyên dáng, luôn ngoe nguẩy như con lươn...

- Cùng hs nhận xét, khen ngợi những hs biết dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động

Bài 4: Gọi hs đọc yc

- Gợi ý: Khi miêu tả con vật ngoài miêu tả ngoại hình, các em còn phải quan sát thật kĩ hoạt động của con vật đó. Mỗi con vật cũng có những tính nết, hoạt động khác với con chó hoặc con mèo khác, khi tả các em chỉ cần tả những đặc điểm nổi bật.

- Gọi hs đọc kết quả quan sát Hoạt động của con mèo - luôn quấn quýt bên người

- nũng nịu dịu đầu vào chân em như đòi bế - ăn nhỏ nhẹ, khoan thai, từ ngoài vào trong - bước đi nhẹ nhàng, rón rén

- nằm im thin thít rình chuột

- vờn con chuột đến chết mới nhai ngau ngáu - nằm dài sưởi nắng hay lấy tay rửa mặt Cùng hs nhận xét, khen ngợi những hs biết dùng những từ ngữ, hình ảnh sinh động 3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

lông vàng mượt trông như yên xe đạp

tai to, mỏng, luôn cụp về phía trước, rất thính, hai tai như hai cái lá mít nhỏ dựng đứng

trong xanh như nước biển, mắt đen pha nâu

râu ngắn, cứng quanh mép

- chân cao, gầy với những móng đen, cong khoằm lại

đuôi dài, cong như cây phất trần luôn phe phẩy

- HS đọc y/c

- Lắng nghe, thực hiện

Hoạt động của con chó - mỗi lần có người về là vẫy đuôi mừng rối rít

- nhảy chồm lên em

- chạy rất nhanh, hay đuổi gà, vịt - đi rón rén, nhẹ nhàng

- nằm im, mắt lim dim giả vờ ngủ - ăn nhanh, vừa ăn vừa gầm gừ như sợ mất phần

(11)

- Bài sau: Điền vào giấy tờ in sẵn

Khoa học

NHU CẦU CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Nêu được mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

3. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên II. Đồ dùng dạy-học:

-Hình minh hoạ trang 118, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

-Tranh (ảnh) hoặc bao bì các loại phân bón.

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KTBC:

Nhu cầu về nước của thực vật

- Nêu ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau?

- Nêu ví dụ chứng tỏ cùng một loài cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau?

- Nhu cầu về nước của thực vật thế nào?

- Nhận xét

2. Dạy học bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật

- YC hs quan sát hình các cây cà chua: a, b, c, d và thảo luận nhóm 4 cho biết

+ Cây cà chua nào phát triển tốt nhất? Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp các rút ra kết luận gì?

+ Cây nào phát triển kém nhất , tới mức không ra hoa, kết quả được? Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì?

- Kể những chất khoáng cần cho cây?

Kết luận:

3 hs trả lời

- Lắng nghe

- Quan sát thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày

+ Cây a phát triển tốt nhất vì được bón đây đủ chất khoáng.

Điều đó giúp em biết muốn cây phát triển tốt cần cung cấp đủ các chất khống.

+ Cây b kém phát triển nhât vì thiếu ni tơ. Điêu đó giúp em hiểu là chất khoáng ni tơ là cây cần nhiều nhất.

- ni tơ, ka li, phốt pho...

(12)

+ Nếu cây được cung cấp đủ các chất khoáng sẽ phát triển tốt. Nếu không được cung cấp đủ các chất khoáng cây sẽ phát triển kém, cho cây năng suất thấp hoặc không ra hoa, kết quả được. Ni tơ là chất khoáng quan trọng nhất mà cây cần.

* Hoạt động 2: Nhu cầu các chất khoáng của thực vật

- YC hs thảo luận nhóm 6 để hoàn thành phiếu học tập

+Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ hơn ?

+Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều phôt pho hơn ?

+Những loại cây nào cần được cung cấp nhiều kali hơn ?

+Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của cây ?

+Hãy giải thích vì sao giai đoạn lúa đang vào hạt không nên bón nhiều phân ?

+Quan sát cách bón phân ở hình 2 em thấy có gì đặc biệt ?

-GV kết luận:

+ Mỗi loài cây khác nhau cần các loại chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng ở một cây, vào những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.

Hoạt động nối tiếp:

+Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trồng trong trồng trọt như thế nào ?

-Chuẩn bị bài tiết sau.

-Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe

- Nhận phiếu, làm việc nhóm 6 - Trình bày (Vài hs lên làm bài trên bảng)

+Cây lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống, rau dền, bắp cải, … cần nhiều ni-tơ hơn.

+Cây lúa, ngô, cà chua, … cần nhiều phôt pho.

+Cây cà rốt, khoai lang, khoai tây, cải củ, … cần được cung cấp nhiều kali hơn.

+Mỗi loài cây khác nhau có một nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

+Giai đoạn lúa vào hạt không nên bón nhiều phân đạm vì trong phân đạm có ni-tơ, ni-tơ cần cho sự phát triển của lá. Lúc này nếu lá lúa quá tốt sẽ dẫn đến sâu bệnh, thân nặng, khi gặp gió to dễ bị đổ.

+Bón phân vào gốc cây, không cho phân lên lá, bón phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa.

-Lắng nghe.

+Nhờ biết được những nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây người ta bón phân thích hợp để cho cây phát triển tốt. Bón phân vào giai đoạn thích hợp cho năng

(13)

suất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

Buổi chiều

Luyện từ và câu CÂU CẢM I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng:

- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộ lộ qua câu cảm (BT3).

3. Thái độ:

- Yêu tiếng Việt

* KNS

- Kĩ năng giao tiếp: Dùng câu cảm trong giao tiếp

- Kĩ năng thể hiện cảm xúc: Thể hiện ngữ điệu khi nói câu cảm II. Đồ dùng dạy-học:

- Một bảng nhóm để các nhóm thi làm BT2 III. Các hoạt động dạy-học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KTBC: MRVT: Du lịch-Thám hiểm

- Gọi hs làm lại bài tập 3 - Nhận xét

B. Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, các em có thể gặp những chuyện khiến các em phải ngạc nhiên, vui mừng, thán phục hoặc buồn bực. Trong những tình huống đó, các em thường biểu lộ thái độ bằng những câu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về loại câu này.

2) Tìm hiểu bài

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc các BT1,2,3 - Hai câu văn trên dùng để làm gì?

- Cuối các câu trên có dấu gì?

- 2 hs đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm

- Lắng nghe

- 3 hs nối tiếp nhau đọc

- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bô lông mèo

- A! con mèo này khôn thật! dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông mèo.

(14)

Kết luận: Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc: vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên... của người nói.

Trong câu cảm thường có các từ ngữ:

ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật... khi viết cuối câu cảm thường có dấu chấm than.

- Gọi hs đọc ghi nhớ 3) Luyện tập

Bài 1: Gọi hs đọc yc BT

- YC hs tự làm bài (phát bảng nhĩm cho 2 hs)

- Gọi hs phát biểu ý kiến

- Mời hs dán bảng nhóm, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Câu kể

a) Con mèo này bắt chuột giỏi.

b) Trời rét.

c) Bạn Ngân chăm chỉ.

d) Bạn Giang học giỏi Bài 2: Gọi hs đọc y/c - YC hs làm bài theo cặp

Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c

- Nhắc nhở: Các em cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm. Có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó.

a) Ôi, bạn Nam đến kìa!

b) Ồ, bạn Nam thông minh quá!

- Cuối câu có dùng dấu chấm than - Lắng ngh e

- Vài hs đọc trước lớp - 1 hs đọc y/c

- Tự làm bài

- Lần lượt phát biểu

Câu cảm

- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi quá!

- Ôi, trời rét quá!

- Bạn Ngân chăm chỉ quá!

- Chà, bạn Giang học giỏi ghê!

- 1 hs đọc y/c

- HS làm bài nhóm đôi a) Trời, cậu giỏi thật!

- Bạn thật là tuyệt ! - Bạn giỏi quá!...

b) Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!

- Trời ơi, lâu quá rồi mình mới gặp cậu!

- Trời, bạn làm mình cảm động quá!

- 1 hs đọc y/c

- Lắng nghe, thực hiện

a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ. (Hôm nay cả lớp được đi tham quan Việc Bảo tàng Quân đội. Mọi người đều tập trung đông đủ, chỉ thiếu bạn Nam. Tất cả nng lòng chờ đợi, bỗng một bạn nhìn thấy Nam từ xa đang đi lại, bèn kêu lên: Ôi, bạn Nam đến kìa!)

b) Bộc lộ cảm xúc thán phục. (Cô giáo ra cho cả lớp một cây đố thật khó, chỉ mỗi mình bạn Nam giải được. Bạn Hải thán phục thốt lên: Ồ, bạn Nam thông minh

(15)

c) Trời, thật là kinh khủng!

C/ Củng cố, dặn dò:

- Tự đặt 3 câu cảm và viết vào vở.

- Bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu.

- Nhận xét tiết học.

quá!)

c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. (Em xem một trích một đoạn phim kinh dị của Mĩ, trên ti vi, thấy một con vật quái dị, em thốt lên: Trời, thật là kinh khủng!)

- Lắng nghe, thực hiện

Ngày soạn: 14/04/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2018 Toán

ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (Tiếp theo) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

2. Kĩ năng

- Bài tập cần làm bài 1, bài 2 3. Thái độ

- Rèn tính sáng tạo II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy-học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ

- Cho hs xem bản đồ thế giới và bản đồ VN có ghi tỉ lệ

- Gọi hs đọc các tỉ lệ bản đồ

- Giới thiệu: Các tỉ lệ 1 : 10 000 000;

1 : 500000 ghi trên ca'c bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ.

+ Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước VN được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn: Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km

+ Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số

10000000 1 ; tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m,...) và mẫu số cho biết độ dài thật tương

- Quan sát

- Tìm và đọc trước lớp - Lắng nghe

(16)

ứng là 10 000 000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000 cm, 10 000 000 dm, 10 000 000m,.)

2) Thực hành:

Bài 1: MT: Tìm độ dài thật CTH:Gọi hs đọc y/c

- Hỏi lần lượt từng câu

Kết luận: Tìm độ dài thật lấy độ dài thu nhỏ nhân với số lần thu nhỏ

Bài 2:Mt: Tìm độ dài thật CTH:Gọi hs đọc y/c

- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi HS trình by kết quả.

Kl:Độ dài thực tế bằng độ dài thu nhỏ nhân số lần gấp

3.HĐNT: Nhận xét – dặn dò:

- Bài sau: Ứng dụng tỉ lệ bản đồ.

- Nhận xét tiết học.

- 1 hs đọc y/c - Lần lượt trả lời

1) Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ di thật là 1000mm, 1 cm ứng với 1000cm; 1dm ứng với 1000 dm

- 1 hs đọc y/c

- HS thảo luận nhóm đôi và trình by kết quả.

Tỉ lệ bản đồ

1: 1000 1: 300 1:10000 1:500 Độ dài

thu nhỏ

1cm 1dm 1mm 1m

Độ dài

thật 1000cm 300dm 10000mm 500m

Tập làm văn

ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1);

2. Kĩ năng

- Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).

3. Thái độ - Tính sáng tạo

* KNS:

- Thu thập, xử lí thông tin.: đọc điền đúng thông tin theo yêu cầu

- Đảm nhận trách nhiệm công dân: Phải khai báo thông tin đúng yêu cầu II. Đồ dùng dạy-học

- 1 bản pô tô phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng cỡ to III. Các hoạt động dạy-học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A/ KTBC: Gọi hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình con mèo (hoặc con chó) đã viết BT3, 1 hs đọc đoạn văn tả hoạt

- 2 hs thực hiện theo yc

(17)

động của con mèo (hoặc cho chó) đã viết ở BT4

- Nhận xét

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học

2) HD hs làm bài tập

Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của phiếu

KNS*: - Thu thập, xử lí thông tin.

- Treo tờ phiếu phô tô phóng to lên bảng, giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân)

- Gợi ý: BT này đặt trong 1 tình huống là em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác. Vì vậy:

+ Ở mục Địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng.

+ Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.

+ Ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.

+ Ở mục 6. Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến (không khai đi đâu, vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng)

+ Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi họ, tên của chính em,

+ Ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm.

+ Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ (công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ (người họ hàng của em) kí và viết họ tên.

- YC hs tự điền nội dung vào phiếu - Gọi hs nối tiếp nhau đọc tờ khai - Cùng hs nhận xét

Bài tập 2: Gọi hs đọc yc

KNS*: - Đảm nhận trách nhiệm công dân.

- Điền xong, em đưa cho mẹ. Mẹ hỏi:

"Con có biết tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng không?". Em trả lời mẹ thế nào?

- Lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp

- Lắng nghe

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Tự điền vào phiếu - Nối tiếp đọc tờ khai - Nhận xét

- 1 hs đọc to trước lớp

- Suy nghĩ, trả lời: Phải khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan Nhà nước có căn cứ điều tra, xem xét.

- Lắng nghe, ghi nhớ

(18)

Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú, tạm vắng khi rời đang ở đến nơi khác sinh sống.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Ghi nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.

- Bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.

- Nhận xét tiết học.

Ngày soạn: 14/04/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2018 Toán THỰC HÀNH I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.

2. Kĩ năng

- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.

- Bài tập cần làm bài 1 3. Thái độ: rèn tính cẩn thận II. Đồ dùng dạy-học:

- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc...

- Cọc tiêu (để gióng thẳng hàng trên mặt đất)

III. Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ : Gọi hs làm lại BT2 tiết trước

2.Bài mới:

1) HD thực hành tại lớp a) Đo đoạn thằng trên mặt đất

- Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi

- Nêu yêu cầu: Chúng ta sẽ dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B

- Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa 2 điểm A và B?

- Kết luận cách đo đúng như SGK

- Gọi hs cùng thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B

b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất - YC hs quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:

+ Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu

- 1 em lên bảng

- NHóm trưởng báo cáo

- Theo dõi

- HS phát biểu ý kiến - Lắng nghe

(19)

và gióng các cọc này.

+ Cách gióng cọc tiêu như sau:

. Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định

. Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng.

Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:

Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng.

Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của 2 cọc tiêu còn lại là 3 điểm đã thẳng hàng.

2) Thực hành ngoài lớp học

- Yêu cầu: Dựa vào cách đo như cơ hd và hình vẽ trong SGK, các em thực hành đo độ dài giữa 2 điểm cho trước.

* Giao việc: Nhóm 1,2 đo chiều dài lớp học, nhóm 3,4 đo chiều rộng lớp học, nhóm 5,6 đo khoảng cách hai cây bàng trên sân trường sau đó ghi kết quả đo được theo nội dung BT1

- Theo dõi, hướng dẫn nhóm lúng túng và ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm..

- Nhận xét kết quả thực hành của các nhóm 3. Củng cố, dặn dò:

- Bài sau: Thực hành (tt) - Nhận xét tiết học

- HS cùng GV thực hành - Lắng nghe

- Các nhóm thực hành

- Báo cáo kết quả thực hành

Sinh hoạt I. Mục tiêu:

- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.

- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.

- Giáo dục học sinh thi đua học tập.

II. Nội dung

1. Ổn định tổ chức.

2. Lớp trưởng nhận xét.

- Hs ngồi theo tổ

- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.

- Tổ vin cĩ ý kiến

- Cc tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thnh vin tiến bộ tiu biểu nhất.

* Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ

3. GV nhận xét chung:

* Ưu điểm:

- Nề nếp học

tập :...

- Về lao động:

- Về các hoạt động khác:

(20)

- Có tiến bộ về học tập trong tuần qua : ...

* Nhược điểm:

- Một số em vi phạm nội qui nề

nếp:...

* 4. Phương hướng tuần 31:

- Nhắc nhở HS phát huy các nề nếp tốt; hạn chế, khắc phục nhược điểm.

- Phổ biến công việc chính của tuần 31 - Thực hiện tốt công việc của tuần31

- Nhắc nhở HS phát huy các nề nếp tốt; hạn chế, khắc phục nhược điểm.

- Tuyn truyền, nhắc nhở HS phòng dịch bệnh.

- Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đề ra.

Buổi chiều

Địa lý

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẳng 2. Kĩ năng:

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẳng:

+ Vị trí ven biển đồng bằng duyên Hải miền trung .

+ Đà Nẳng là thành phố cảng lớn đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông . + Đà Nẳng là trung tâm công nghiệp địa điểm du lịch .

+ Chỉ được thành phố Đà Nẳng trên bản đồ ( lược đồ) 3. Thái độ:

- Yêu quê hương, đất nước II.Chuẩn bị

-Bản đồ hành chính VN.

-Một số ảnh về TP Đà Nẵng.

III.Hoạt động trên lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.KTBC

+Vì sao Huế được gọi là TP du lịch.

+Nêu bài học GV nhận xét 2.Bài mới

a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài

-GV đề nghị HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân

a.Đà Nẵng- TP cảng

-GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu:

-HS trả lời.

-Cả lớp nhận xét, bổ sung.

-Cả lớp quan sát , trả lời .

- Hs Hoạt động nhóm quan sát và trả lời.

+Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN .

(21)

+Đà Nẵng nằm ở vị trí nào?

+Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung?

-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài để nêu các đầu mối giao thông có ở Đà Nẵng?

-GV nhận xét và rút ra kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, bộ, thủy, hàng không.

b.Đà Nẵng - Trung tâm công nghiệp -GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau:

+Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.

-GV giải thích: Hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản.

c.Đà Nẵng- Dịa điểm du lịch

-Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ hành sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết.

- GV nói ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm.

3.Củng cố - Dặn dò:

- HS đọc bài trong khung.

-Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.

-Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch.

Chuẩn bị bài: “Biển, đảo và quần đảo”.

-Nhận xét tiết học.

+Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên , cảng sông Hàn gần nhau .

-HS quan sát và nêu.

- Hoạt động nhóm -HS cả lớp lắng nghe .

-Hoạt động cá nhân

-HS tìm.

-2 HS đọc .

-HS tìm và trả lời . -Cả lớp lắng nghe .

(22)

Khoa học

NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Nêu được mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.

3. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên II. Đồ dùng dạy học:

-Hình minh hoạ trang 120, 121 SGK. - cây số 2 ở bài 57.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KTBC: Nhu cầu chất khoáng của thực vật - Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/118

- Nhu cầu về chất khoáng của thực vật như thế nào? Nêu ví dụ.

- Nhận xét

2. Dạy học bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp

- Quan sát hình 1,2 SGK/120,121 thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:

1) Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?

2) Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?

3) Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?

4) Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?

5) Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trính trên ngừng?

Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp.

Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật

- Thực vật không có cơ quan tiêu hóa như người và động vật nhưng chúng vẫn phải thực hiện quá trình trao đổi chất

"ăn", "uống", "thải ra". Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước và các chất khoáng cần thiết có trong đất được rễ cây hút lên. Thực vật thực hiện được khả năng

- 1 hs đọc to trước lớp

- Lắng nghe

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm trả lời.

- Lắng nghe

(23)

kì diệu đó là nhờ chất diệp lục có trong lá cây. Trong lá cây có chứa chất diệp lục nên thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để tạo chất bột đường từ khí các- bô-níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể.

- Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật.

- Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật.

Giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phẩn của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô-xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi, xốp, thoáng.

Kết luận:

- Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp con người đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các-bô-níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xố, thoáng khí.

Hoạt động nối tiếp:

- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/121 - Bài sau: Trao đổi chất ở thực vật.

- Nhận xét tiết học.

- Trả lời theo sự hiểu

- Lắng nghe

- Lắng nghe, ghi nhớ - Vài hs đọc to trước lớp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu được đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).. - Các em có ý

 When the music stops the students pick up a phonics card and, one at time, tell Teacher the name of the item pictured on their phonics card5.  The student who gives an

 Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the

Viết về các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể đã học theo mẫu sau:?. * Gv chốt: Lời nói và ý nghĩ của nhân vật nói lên điều gì của

- Ta đã ôn qua nhiều công cụ vẽ hình, vậy thì em nào hãy cho thầy biết là để có 2 hoặc nhiều hình giống nhau thì ta phải làm sao.. - Ghi tựa bài mới

[r]

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời

Phim ho¹t