• Không có kết quả nào được tìm thấy

VỐN VĂN HÓA VÀ TIẾP CẬN VốN VĂN HÓA TRONG NGHIÊN cứu PHAT TRIỂN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VỐN VĂN HÓA VÀ TIẾP CẬN VốN VĂN HÓA TRONG NGHIÊN cứu PHAT TRIỂN"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TỬĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, số 1 (69), 1-2021 135

VỐN VĂN HÓA VÀ TIẾP CẬN VốN VĂN HÓA TRONG NGHIÊN cứu PHAT TRIỂN

BÙI MINH HÀO *

* NCS - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: buihao261 @gmail.com

Tóm tắt: Trong nghiên cứu phát triển, các khái niệm về vốn có vai trò quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá, vốn văn hóa trở thành một thành tố quan trọng trong quá trinh phát triển của các cộng đồng.

Tiếp cận vốn văn hóa trở thành một phưong pháp nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong bối cảnh ở Việt Nam, các nghiên cứu về vốn văn hóa vẫn còn chưa thật sự phong phú, trong khi nguồn lực văn hóa ngày càng tham gia mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế. Dựa trên phân tích khái niệm và phương pháp tiếp cận vốn vãn hóa, bài viết này muốn thảo luận và gợi mở thêm về việc vận dụng cách tiếp cận khái niệm này trong nghiên cứu phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: vốn văn hóa, tiếp cận vốn văn hóa, nghiên cứu phát triển, khung phân tích vốn.

Abstract: In development research, the concepts of capital play an important role. In particular, in the globalization landscape, the source of textualization becomes an important prefix in the development process of the community. Continuing the approach of culture to become a methodological study of great interest to many scientists. Among the seniors in Vietnam, capitalization studies are still not really rich, when cultural resources are increasingly participating in the economic development process. Based on the analytical concept and the capitalization approach, this article wants to discuss and suggest more about the application of the conceptual approach in development research in Vietnam today.

Keywords: Cultural capital, access to cultural capital, research and development, framework for capital analysis.

1. Khái niệm “Vốn văn hóa” của p. Bourdieu Khái niệm “Vốn văn hóa” (Cultural capital) là một khái niệm quan trọng được học giả

người Pháp Pieưe Bourdieu xây dựng và vận dụng vào quá trình nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu xã hội học của mình, Bourdieu đã sử dụng nhiều khái niệm vốn, trong đó chủ yếu là vốn kinh tế, vốn xã hội, vốn văn hóa và vốn biểu tượng. Bên cạnh đó ông còn sử dụng nhiều cách nói khác nhau để đề cập đến các loại vốn trong các nghiên cứu cụ thể. Khái niệm vốn văn hóa được Bourdieu sử dụng từ những năm 1960 trong nghiên cứu về xã hội học giáo dục. Đến giữa những năm 1980, trong công trình The Forms of Capital (Các hình thức của vốn, 1986), Bourdieu đã phân biệt ba loại vốn: 1- vốn kinh tế bao gồm các nguồn lực kinh tế như tiền, tài sản, các nguồn lực,...; 2- vốn xã hội là các nguồn dựa trên các tư cách thành viên của một nhóm xã hội nhất định, các mối liên hệ, các mạng lưới ảnh hưởng và trợ giúp. Bourdieu đã định nghĩa vốn xã hội là “tổng các nguồn thực sự hoặc tiềm tàng gắn liền với việc sở hữu một mạng lưới bền vững các mối quan hệ quen biết và thừa nhận lẫn nhau đã ít nhiều được thể chế hoá”; 3- Vốn văn hóa là các loại hình tri thức, kỹ năng, giáo dục, hoặc bất cứ lợi thế nào khiến cho vị thế xã hội của người sở hữu nó cao hon, và tưong lai hứa hẹn hơn. Cha mẹ cấp vốn văn hóa cho con cái bằng tri thức, thái độ, phong cách sống làm cho hệ thống giáo dục trở thành một vị trí thân thuộc, thuận tiện giúp chúng có thể dễ dàng thành công [2]. Bourdieu xem vốn văn hóa là hệ thống các thành tố văn

(2)

136

hóa có thể luân chuyển và tạo ra những giá trị trao đổi trong quá trinh phát triển, là một hình thức “tư bản văn hóa”. Theo đó, vốn văn hóa tồn tại dưới ba trạng thái chủ yếu: 1- Trạng thái thể hiện (Embodied State), là các yếu tố văn hóa được thể hiện qua chủ thể của nó, tức là con người, là những yếu tố tồn tại hiện hữu và lâu dài trong tâm trí và cơ thể của con người chủ thể văn hóa. Nói cách khác thì vốn văn hóa ở trạng thái thể hiện chính là tiềm lực văn hóa của con người và năng lực vận dụng các yếu tố văn hóa để tạo ra giá trị trong quá trình phát triển. Vốn văn hóa ở tráng thái biểu hiện là hệ thống yếu tố văn hóa biểu hiện qua yếu tố con người. 2- Trạng thái khách quan (Objectified State), là hệ thống các yếu tố văn hóa ở dạng tồn tại hiện hữu khách quan ngoài con người, là những hình thức vật chất của vốn văn hóa như sách vở, công cụ, nhà cửa, trang thiết bị, máy móc,... hay cả những sản phẩm trí tuệ, tinh thần như các dấu tích (trace), việc thực hành các lý thuyết (realization of theories) hay phê bình các lý thuyết (critiques of theories),...

cũng là vốn vãn hóa ở trạng thái khách quan.

Vốn văn hóa ở trạng thái khách quan có thể là sản phẩm của cá nhân hay cộng đồng được hiện hữu và có thể sử dụng để trao đổi, luân chuyển nhằm tạo ra giá trị. 3- Trạng thái thể chế (Institutionalized State), là những yếu tố văn hóa tổ chức thành các khuôn mẫu, định hình cho sự tồn tại và hoạt động của các yếu tố văn hóa dựa trên những khuôn mẫu đó [9, tr.241-258]. Trong ba trạng thái này, Bourdieu nhấn mạnh vai trò của vốn văn hóa ở trạng thái thể hiện, tuy nhiên, ông cũng xác định rõ: “hầu hết các thuộc tính của vốn văn hóa có thể được rút ra từ thực tế, ở trạng thái cơ bản của nó, nó được liên kết với chủ thể văn hóa và phỏng đoán hiện thân” [9, tr.244].

Khái niệm vốn văn hóa của Bourdieu sau đó được Robert Putnam (2000) và Francis Fukuyama (2001), tiếp tục phát triển. Theo các học già này thì vốn văn hóa là những tài sản vật thể và phi vật thể tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất phục vụ xã

NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN hội. Neu Bourdieu xem vốn văn hóa là tài sản cá nhân của mồi con người thì Putnam và Fukuyama lại xem vốn văn hóa là tài sản cá nhân lẫn tập thể. Và sự phát triển khái niệm vốn văn hóa của các học giả này được xem là bước ngoặt trong quá trình vận dụng vào nghiên cứu phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.

Từ khi xuất hiện đến nay, khái niệm vốn văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng, phê phán, bổ sung thêm nhiều ý nghĩa mới và cũng tạo ra nhiều phương pháp tiếp cận, khung phân tích khác nhau. Trong một công trình nghiên cứu, David Throsby đã phân tích thêm về khái niệm vốn văn hóa của Bourdieu trên phương diện kinh tế học. Theo David Throsby thì bên cạnh 3 loại vốn quan trọng phục vụ sự phát triển là vốn tự nhiên (các nguồn tài liệu, thiên nhiên), vốn vật chất (cơ sở vật chất do con người tạo ra) và vốn nhân lực thì vốn văn hóa là nguồn vốn thứ tư giữ vai trò cốt lõi cho sự phát triển [10, tr.3-12]. Nghiên cứu này cũng phân tích sâu thêm mối quan hệ giữa vốn văn hóa với các loại vốn còn lại trong quá trình phát triển. Trong khi đó, John H.

Goldthorpe (2007) lại lập luận rằng: vốn văn hóa là khái niệm cốt lõi nhất của Bourdieu, và nó đóng một vai trò quan trọng trong các dự án lớn mà Bourdieu theo đuổi, tích hợp và giải thích về sự bất bình đẳng giai cấp xã hội ở trình độ học vấn vào một lý thuyết rộng hơn về sinh sản xã hội. Tuy nhiên, cũng chính John H.

Goldthorpe đã đặt ra những hoài nghi về vai trò của khái niệm vốn văn hóa trong nghiên cứu giáo dục. Theo ông thì Bourdieu đã quá nhấn mạnh đến sự khác biệt về vốn văn hóa giữa các lớp xã hội mà không quan tâm đến sự di động văn hóa và sự năng động của học trò. Không chỉ vậy, những nghiên cứu thực nghiệm trong giáo dục cũng không ủng hộ khái niệm vốn văn hóa của Bourdieu. Quan điểm của John H.

Goldthorpe đã được Michael Tzanakis (2011) củng cố bằng cách chứng minh trong một nghiên cứu thực nghiệm lớn hơn và đi đến lập luận rằng khái niệm vốn văn hóa và lý thuyết

(3)

TỪĐIỂN HỌC &BÁCH KHOATHƯ, sổ 1 (69), 1-2021 137 sản sinh xã hội của Bourdieu không hợp lý

trong nghiên cứu giáo dục ở quy mô lớn trong xã hội đa văn hóa. Dù còn nhiều tranh luận nhưng không thể phủ nhận rằng từ khi xuất hiện, khái niệm vốn văn hóa đã tạo ra những ảnh lớn trong nghiên cứu xã hội học, đặc biệt trong ngành xã hội học giáo dục.

2. Tiếp cận vốn văn hóa ở Việt Nam Ở Việt Nam, trước đây đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến vốn văn hoá. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến nguồn vốn vãn hoá hay nguồn lực văn hoá với cách hiểu khác với khái niệm mà Bourdieu đưa ra, nhưng vẫn có điểm chung là nhấn mạnh đến sự thể hiện của văn hóa trong quá trình phát triển và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển. Tuy nhiên, khi Bourdieu phân tích vốn văn hóa theo các thể trạng thì Trần Đình Hượu đi sâu vào nguồn lực văn hóa của một dân tộc trong quá trình phát triển. Trần Hữu Dũng (2002) cũng đã phân tích các khía cạnh của nó trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, dù có đề cập đến khái niệm vốn văn hóa của Bourdieu nhưng Trần Hữu Dũng phân tích đơn giản hơn khi chia vốn văn hóa ra thành vốn văn hóa vật thể và vốn văn hóa phi vật thể và xem vốn văn hóa là điều kiện, kết quả của các hoạt động của con người sản sinh ra và sau đó nó có ảnh hưởng lại quá trình phát triển của đời sống con người. Trong khi đó, Trần Hoài Sơn (2008) lại phân tích khái niệm vốn văn hóa lại tập trung vào khía cạnh nghiên cứu mỹ thuật và giải trí của nó. Trong khi tổng hợp và trình bày về thuật ngữ này, tác giả quá nhấn mạnh đến sự vận dụng của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu mỹ thuật và giải trí mà chưa đề cập đến những giá trị ban đầu trong nghiên cứu giáo dục học, hay trong nghiên cứu phát triển sau này.

Vận dụng khái niệm vốn văn hóa của Bourdieu vào nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam cần phải xem xét nhiều vấn đề. Như Hà Hữu Nga [2, tr.3] đã nhấn mạnh: “Trong các công trình lý thuyết của mình, Bourdieu đã khai thác một số thuật ngữ kinh tế học để phân tích các

quá trình tái sản xuất văn hoá và xã hội, trong đó các loại hình vốn khác nhau có khuynh hướng được trao truyền từ thế hệ này cho các thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên Bourdieu đã gộp mọi nguồn vốn văn hoá hiện có vào các cá nhân, và chính điều này dễ gây hiểu nhầm khi sử dụng di sản khái niệm “vốn văn hóa” của ông. Ngoài ra trong bối cảnh văn hóa phương Tây thiên về cá nhân thì cách quan niệm vốn văn hóa gắn liền với các cá nhân có thể có những lợi thế phân tích nhất định. Tuy nhiên đối với các nền văn hóa phương Đông giàu tính cộng đồng thì dứt khoát khái niệm “vốn vãn hóa” phải được thích nghi hóa với bối cảnh mới này”. Theo Hà Hữu Nga, khái niệm vốn văn hóa, “về cơ bản gắn liền với khái niệm các môi trường và thói quen”, nên để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Việt Nam, cần phải “bên cạnh vốn văn hóa cá nhân phương Tây, chúng ta sẽ bổ sung và tìm cách khai thác thêm di sản “vốn văn hóa” gắn liền với cộng đồng” [2, tr.3].

Trong bối cảnh Việt Nam vẫn luôn coi trọng đến việc phát huy các nguồn lực văn hóa vào phát triển kinh tế xã hội thì việc nghiên cứu, tiếp cận khái niệm và khung phân tích vốn văn hóa của Bourdieu có nhiều giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nhưng thực tế, hơn hai thập kỷ qua, tiếp cận vốn xã hội lại được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm hơn tiếp cận vốn văn hóa. Năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo khoa học về vốn xã hội thu hút nhiều nhà nghiên cứu lớn như Trần Hữu Dũng, Phan Đình Diệu, Đặng Kim Sơn, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quân, Trần Ngọc Thơ,... và các bài viết của họ cũng đã được đăng tải trên hai số chuyên đề của Tạp chí Tỉa sảng (Bộ Khoa học và Công nghệ) là số 13 và 14, tháng 7.2006. Ngoài ra, vốn xã hội cũng được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác như Đào Thế Tuấn (2006), Hoàng Bá Thịnh (2008), Trần Hữu Quang, Bùi Văn Nam Sơn và các tác giả (2014),... Cho đến nay, có hơn trăm công trình nghiên cứu liên quan đến khái niệm vốn xã hội đã xuất bản ở Việt Nam.

Trong đó chia thành hai nhóm: Nhóm tập trung

(4)

138

vào việc làm rõ khái niệm và khả năng, phương pháp vận dụng vào thực tế Việt Nam và nhóm vận dụng vào các tiếp cận trường hợp cụ thể.

Việc tiếp cận các vấn đề phát triển từ khái niệm vốn văn hóa đã tạo ra những sinh khí mới trong nhân thức cũng như lý giải một số vấn đề xã hội, tạo ra niềm cảm hứng mới cho nhiều nghiên cứu trong xã hội học, nhân học, kinh tế học, giáo dục học,...

Có thể thấy, các nhà nghiên cứu Việt Nam không chỉ quan tâm nhiều đến vốn xã hội mà

“bỏ qua” khái niệm vốn văn hóa. Bản thân Bourdieu khi xây dựng các khái niệm vốn cũng nhấn mạnh đến sự chuyển đổi lẫn nhau giữa các loại vốn [9, tr.241-258]. Vậy nên sự tách biệt giữa các khái niệm vốn của ông không thật sự rõ ràng và các khái niệm đều có tính bao quát lớn, rất trừu tượng, nên việc vận dụng vào các nghiên cứu cụ thể cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Khi đề cập đến vốn văn hóa, Bourdieu tập trung vào 3 trạng thái của nó. Nhưng trong các phân tích, ông cũng mở rộng ra nhiều khía cạnh khác, trong đó nhiều khi bao gồm cả vốn xã hội và vốn kinh tế lẫn vốn biểu tượng. Điều đó cho chúng ta có cái nhìn rộng hơn về khái niệm vốn văn hóa.

Trong nghiên cứu phát triển ở Việt Nam, khái niệm vốn văn hóa cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả các loại vốn mà Bourdieu đã phân tích. Điều này cũng dễ hiểu khi mà văn hoá là khái niệm rộng lớn bao hàm cả kinh tế, xã hội, thể chế, biểu tượng và con người,... Theo đó, vốn văn hoá được hiểu là các nguồn lực vật thể và phi vật thể, biểu hiện cá nhân hoặc cộng đồng, có thể luân chuyển và tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình kinh tế để tạo ra lợi ích cho con người.

Cách hiểu như vậy có nhiều giá trị trong nghiên cứu phát triển ở Việt Nam.

3. Khung phân tích vốn văn hóa trong nghiên cứu phát triển

Phân tích vốn văn hóa trong nghiên cứu phát triển cần tập trung vào vai trò của các yếu tố vốn văn hóa cá nhân, vốn văn hóa cộng

NHỮNG CHUYẾN NGÀNH LIÊN QUAN đồng, vốn văn hóa thể chế và mạng lưới xã hội, cũng như các mối quan hệ giữa các nhân tố này. Đây là khung phân tích có thể vận dụng vào việc khám phá quá trình vận dụng các yếu tố vốn văn hóa vào phát triển. Bởi đây là các thành tố quan trọng trong quá trình phát triển của một cộng đồng và giữa chúng cũng có những mối quan hệ phức tạp với nhau.

—► vfav«aM«<4a(di>* < ■ J

Via vto Ma thẻ cM Mi X* Mỉ Í r VỈaHnMaMaMa |Ị T

Sơ đồ 1. Khung phân tích vốn văn hóa

Vốn văn hóa cá nhân: Được hiểu là những kỹ năng, năng lực, điều kiện, kinh nghiệm, tri thức, các mối quan hệ cũng như các cách thức giải quyết công việc, các danh hiệu, bằng cấp,...

của một người có được nhờ vào quá trình xã hội hóa hoặc được trao truyền, thừa kế từ người khác, vốn văn hóa cá nhân được Bourdieu quan tâm và phân tích nhiều, là một trong ba trạng thái của vốn văn hóa, gọi là trạng thái chủ quan hay trạng thái thể hiện.

Vốn văn hóa cá nhân cũng được hiểu là những nguồn lực, năng lực mà một người cụ thể có thể có nó qua những hoạt động khác nhau và vận dụng nó vào quá trình phát triển kinh tế để tạo ra những giá trị lợi ích cho bản thân và gia đình họ. Trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân, quan hệ xã hội, bằng cấp, danh hiệu được thừa nhận, tri thức, nhận thức, các sản phẩm sáng tạo cá nhân,... và cả thói quen của một người cụ thể là nguồn vốn văn hóa cá nhân của họ. Vốn văn hóa cá nhân là nhân tố tiên quyết để người ta lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường thông qua việc phân tích sở trường và tiềm lực của chính mình.

Vốn văn hóa cộng đồng: Là nguồn vốn dựa vào đặc trưng văn hóa cộng đồng và bản sắc văn hóa cộng đồng và có thể tham gia vào quá trình phát triển kinh tế [2, tr.3-4]. Trong đó, đặc trưng văn hóa cộng đồng được hiểu là sự thể hiện và bản sắc văn hóa cộng đồng là

(5)

TỪĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, 1 (69), 1-2021 thuộc tính cốt lõi. Trong phát triển kinh tế thị

trường, vốn văn hóa cộng đồng là nguồn lực quan trọng, vốn văn hóa cộng đồng rất đa dạng, bao gồm các tri thức dân gian, thủ công nghiệp truyền thống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội,...

và nhiều giá trị văn hóa, thể chế, danh hiệu chung của cộng đồng. Trong nhiều năm gần đây, vốn văn hóa cộng đồng trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển thị trường hương dược liệu, thị trường hàng hóa thủ cộng nghiệp và đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm.

Vốn văn hóa thể chế: “là sự thừa nhận mang tính thể chế của vốn văn hóa của một cá nhân, thường được hiểu là những phẩm chất hoặc trình độ chuyên môn học thuật. Nó chủ yếu gắn liền với thị trường lao động, cho phép chuyển đổi vốn văn hóa thành vốn kinh tế một cách dễ dàng hơn bằng cách bảo lãnh một giá trị tiền nào đó cho việc đạt được một cấp thể chế nào đó” [9, tr.244].

Vốn thể chế cũng là những nguyên tắc, quy định liên quan đến quá trình phát triển và được những người tham gia thừa nhận. Nó cũng bao hàm cả các chính sách phát triển của nhà nước cũng như các nguyên tắc, quy định của các nhóm, các tổ chức được các thành viên lập ra và thực hiện.

Vốn thể chế có mối quan hệ với vốn văn hóa cá nhân và vốn văn hoá cộng đồng, bởi nó được sản sinh trong quá trình phát triển của các loại vốn này. Tuy nhiên, vốn thể chế cũng tác động mạnh trở lại đối với vốn văn hóa cá nhân và vốn văn hóa cộng đồng trong quá trình phát triển khi nó chính là sự ghi nhận của cả các cá nhân lẫn cộng đồng. Vốn văn hóa gằn liền với khái niệm môi trường nên vốn văn hóa thể chế cũng có giá trị và được thừa nhận trong các môi trường của nó và nhiều khi ra khỏi môi trường đó thì sự thừa nhận có thể không còn nữa hoặc ở mức độ khác.

Mạng lưới xã hội: là một khái niệm do J.A.

Bames xây dựng từ giữa thế kỷ XX và sau đó được nhiều nhà khoa học xã hội vận dụng và phát triển thành một khái niệm quan trọng và một khung phân tích phổ biến trong nghiên cứu xã hội từ giữa những năm 1970. Bames coi

139 những mối quan hệ như bạn bè, thân tộc và những sự chuyển tiếp các mối quan hệ đó (hiểu theo nghĩa quan hệ luôn được mở rộng và những người trong mạng lưới sẽ có quan hệ chuyển tiếp với nhau) làm cho cộng đồng trở thành một mạng lưới và chi phối nhiều hoạt động của các cá nhân cũng như của chính cộng đồng đó, và ông gọi đó là mạng lưới xã hội [8].

Cũng có thể hiểu, mạng lưới xã hội là “một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội gọi chung là các actor (theo tác giả kiến giải là các tác nhân, các nút thắt hay các điểm, là các đơn vị trong mạng lưới, đó có thể là người, nhóm, tổ chức, công ty hay cộng đồng quốc gia). Các thực thể xã hội này không nhất thiết chỉ là các cá nhân mà còn là các nhóm xã hội, các tổ chức, các thiết chế, các công ty xí nghiệp và cả các quốc gia. Các mối quan hệ giữa các actor cũng có thể mang nhiều nội dung khác nhau từ sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến việc trao đổi hàng hóa, trao đổi các dịch vụ...” [7, tr.66]. Trong luận án này, mạng lưới xã hội được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, các nhân tố kết nối và thể chế gắn kết của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức, cộng đồng được hình thành nhằm chia sẻ những lợi ích cũng như trách nhiệm với nhau trong việc khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế. Do vậy, mạng lưới xã hội, trước hết là do các cá nhân tạo ra trong quá trình tham gia phát triển của mình, đó là sự thể hiện của năng lực giao tiếp, khả năng kết nối và kỹ năng quản trị quan hệ của các cá nhân. Vậy nên mạng lưới xã hội của các cá nhân khác nhau do các yếu tố hình thành từ các cá nhân không giống nhau. Và mạng lưới xã hội cũng mang tính chất là nhóm, cộng đồng cùng chia sẻ một số mối quan tâm nhất định trong quá trình phát triển.

Trong quá trình phát triển, các yếu tố vốn văn hóa cá nhân, vốn văn hóa cộng đồng, vốn văn hóa thể chế và mạng lưới xã hội đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, và có sự tương tác với nhau theo các chiều hướng nhất định. Vậy nên, khi phân tích các hoạt động thị trường cụ thể, khung phân tích vốn văn hóa cho thấy

(6)

140 NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN được vai trò của các yếu tố này một cách chi

tiết hơn. Nhưng giữa các yếu tố cũng có những sự luân chuyển với nhau qua các mối quan hệ và sự tương tác qua lại.

4. Kết luận

Vốn văn hoá là một khái niệm quan họng trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển.

Khái niệm này được p. Bourdieu xây dựng và phát triển trong nghiên cứu xã hội học và được nhiều người tiếp nhận, vận dụng và phát triển thêm. Hiện nay, vốn văn hóa trở thành khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học. Ở Việt Nam, vốn văn hóa được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau. Trong nghiên cứu phát triển, vốn vãn hóa được hiểu với nghĩa rộng, bao gồm các nguồn lực văn hóa được biểu hiện ở các trạng thái khác nhau có giá trị trong việc phát triển kinh tế với tư cách là nguồn vốn. Theo đó, có 4 trạng thái quan trọng của vốn văn hóa là vốn văn hóa cộng đồng, vốn văn hóa cá nhân, vốn văn hóa thể chế, và mạng lưới xã hội. Khung phân tích vốn văn hóa cũng là phân tích 4 trạng thái này của vốn văn hóa và mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các yếu tố văn hóa đang ngày càng tham gia mạnh mẽ vào phát triển kinh tế, thì vận dụng khái niệm và khung phân tích vốn vãn hóa vào nghiên cứu phát triển là vấn đề cần phải được quan tâm. Tuy nhiên, cũng như nhiều phương pháp tiếp cận khác, tiếp cận vốn văn hóa cũng có những khó khăn bởi đây là một khái niệm trừu tượng nên cần phải hiểu rõ để tạo ra được những khung phân tích cụ thể cho các đối tượng nghiên cứu cụ thể để vận dụng phù hợp.

Đó cũng là những thách thức thật sự cho những

người quan tâm đến khái niệm và phương pháp tiếp cận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Hữu Dũng, vốn văn hóa, Tia Sáng, số Xuân 2002. Bản online trên

THDung/V onVanHoa.htm.

http://www.viet-studies.info/

[2] Hà Hữu Nga, vốn vãn hỏa và phát triển du lịch, Tài liệu viết cho Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn hóa và Du lịch, 2020.

[3] Bùi Văn Nam Sơn và các tác giả, Lòng tin và vốn xã hội, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2014.

[4] Trần Hoài Sơn, vốn văn hóa, in trong 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.

[5] Đào Thế Tuấn, vốn xã hội ở Việt Nam, Xưa và Nay, số 269, 2006.

[6] Hoàng Bá Thịnh, về vốn xã hội và mạng lưới xã hội, Dân tộc học, số 5,2008.

[7] Lê Minh Tiến, Phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã hội, Khoa học xã hội, số 9, 2006.

[8] Barnes J.A., Class and Committees in a Norvegian Island Parish, Human Relations, vu, 1, p.39-58,1954.

[9] p. Bourdieu, The Forms of Capital, in Richardson J. G. (ed.) Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education, New York: Greenwood Press, p.241-258, 1986

[10] Fukuyama Francis, Social capital, civil ociety and development, Third World Quarterly, Vol.22, No 1, p.7-20, 2001.

[11] Putnam Robert D., Bowling Alone: The Collapse and Revival of American Community, New York:

Simon and Schuster: 48, 2000.

[12] Throsby David, Cultural Capital, Journal of Cultural Economics, 23: 3-12,1999.

[13] Goldthorpe J.H., Cultural Capital: Some Critical Observations, Acta Sociologica 50, 3, 211-229, 2007.

[14] Tzanakis Michael, Bourdieu’s Social Reproduction Thesis and The Role of Cultural Capital in Educational Attainment: A Critical Review of Key Empirical Studies, Educate, Vol.l 1, No.l, p.76-90,2011.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài ra, sự kém minh bạch trong môi trường thông tin của công ty niêm yết dẫn đến một số cổ đông nội bộ có lợi thế hơn về mặt thông tin, sẽ trục lợi cho bản thân và

Nếu không xây dựng hệ thống CSDL di sản văn hóa các tộc người một cách hệ thống, tương thích và kết nối được với cộng đồng ngành bảo tàng trên thế giới trong việc

Đó chính là những nhân tố ảnh hưởng do chính khách hàng đánh giá, việc cụ thể hóa các nhân tố này sẽ giúp cho ngân hàng BIDV Huế sẽ có được những điều chỉnh một cách

(Muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc Chăm, tham quan thánh đường, nhiều nhà cổ, di tích lịch sử, ẩm thực cuốn hút; văn nghệ - nghệ thuật đặc sắc, lễ hội độc đáo; sản phẩm

mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định trong thời gian qua, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế trong hoạt động huy động vốn dân cư

- Gồm văn học chữ Hán và chữ Nôm - Chứa đựng nhiều nội dung phong phú và làm rạng rỡ nền văn hóa Đại Việt.!.

Khung khái niệm (conceptual framework) Neu khung lý thuyết được xây dựng từ một lý thuyết hay hệ thống lý thuyết hiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Câu 1:Vào buổi đầu thời cận đại, quốc gia nào có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng