• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 4: Tiết kiệm tiền của - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 4: Tiết kiệm tiền của - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải vở bài tập Đạo đức 4 bài 4: Tiết kiệm tiền của Bài 1 trang 15 VBT Đạo Đức 4:

Tìm hiểu nội dung các tranh dưới đây và đặt tên cho mỗi tranh.

Trả lời:

- Tranh 1: Người chị ra hỏi em trai tại sao lại đổ cơm đi?

Tên bức tranh: “LÃNG PHÍ”

- Tranh 2: Các bạn đang góp sách vở, giấy báo vào thùng kế hoạch nhỏ để ủng hộ.

Tên bức tranh: “TIẾT KIỆM”.

Bài 2 trang 15 VBT Đạo Đức 4:

Điều gì có thể xảy ra đối với mỗi trường hợp dưới đây? Vì sao?

a) Ra khỏi phòng quên tắt điện.

b) Bữa ăn nào cũng đề thừa nhiều thức ăn, phải đổ đi.

c) Quên không khóa vòi nước.

d) Hay làm hỏng, làm mất sách vở, đồ dùng.

Trả lời:

a) Tốn tiền điện, tạo thành thói quen xấu không tiết kiệm tài nguyên quốc gia.

b) Phí phạm thức ăn, tốn tiền của. Tốn nhiều tiền của cha mẹ.

c) Chảy mất nhiều nước, tốn tiền nước, tạo thành thói quen xấu không tiết kiệm tài nguyên quốc gia.

d) Tốn tiền mua lại đồ dùng, sách vở. Tốn nhiều tiền của cha mẹ.

Bài 3 trang 16 VBT Đạo Đức 4:

Hãy khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng.

Tiết kiệm tiền của là:

a) Ăn tiêu dè sẻn, nhìn ăn, nhịn mặc.

b) Sử dụng tiền của một cách hợp lí.

c) Chỉ sử dụng tiền của cho riêng mình.

Trả lời:

Tiết kiệm tiền của là:

a) Ăn tiêu dè sẻn, nhìn ăn, nhịn mặc.

b) Sử dụng tiền của một cách hợp lí.

c) Chỉ sử dụng tiền của cho riêng mình.

(2)

Bài 4 trang 16 VBT Đạo Đức 4:

Điền các từ ngữ (tiết kiệm, phung phí, công sức lao động) vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp.

Trả lời:

Tiền của là mồ hôi, công sức lao động của cha mẹ và bao người lao động khác. Cần phải tiết kiệm tiền của; không nên sử dụng tiền của một cách phung phú.

Bài 5 trang 16 VBT Đạo Đức 4:

Nối những việc nên làm và những việc không nên làm để tiết kiệm tiền của với ô chữ tương ứng.

Trả lời:

Bài 6 trang 17 VBT Đạo Đức 4:

Tổ chức “Hội chợ”: Em và các bạn mang đồ dùng, đồ chơi, sách vở của mình đến trao đổi với nhau hoặc cho nhau mượn.

(Em nhớ hỏi ý kiến bố mẹ trước khi mang những đồ dùng, đồ chơi, sách vở đó đến

“Hội chợ”).

Hãy ghi lại những đồ dùng, đồ chơi, sách vở em sẽ mang đến “Hội chợ”.

Trả lời:

Bộ sách giáo khoa các môn lớp 1, 2, 3.

Bộ sách nâng cao toán, văn lớp 1, 2, 3.

Búp bê siêu nhân đã cũ.

(3)

Bài 7 trang 17 VBT Đạo Đức 4:

Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước những việc cần làm để tiết kiệm tiền của.

a) Chỉ mua những đồ dùng cần thiết.

b) Sử dụng đồ dùng nhiều lần.

c) Tặng đồ mình không dùng nữa cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

d) Không mua một đồ dùng mới nào cho khỏi tốn tiền.

đ) Tái chế đồ cũ để sử dụng vào mục đích khác.

Trả lời:

+ a) Chỉ mua những đồ dùng cần thiết.

+ b) Sử dụng đồ dùng nhiều lần.

+ c) Tặng đồ mình không dùng nữa cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

d) Không mua một đồ dùng mới nào cho khỏi tốn tiền.

+ đ) Tái chế đồ cũ để sử dụng vào mục đích khác.

Bài 8 trang 18 VBT Đạo Đức 4:

Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ cần tiết kiệm tiền bạc, của cải em hoặc gia đình em.

b) Chỉ những người nghèo mới cần tiết kiệm tiền của.

c) Không cần tiết kiệm những thứ mà em và gia đình em được cho, không phải bỏ tiền ra mua.

d) Cần tiết kiệm tiền của chung của lớp, của trường, của xã hội.

đ) Tiết kiệm tiền của là góp phần bảo vệ môi trường và trái đất.

e) Tiết kiệm tiền của là cố gắng không sử dụng đồ dùng nào ngay cả khi điều đó là cần thiết cho cuộc sống.

h) Tiết kiệm tiền của là giữ gìn hành tinh xanh.

i) Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.

Trả lời:

a) Không tán thành.

Cần tiết kiệm tiền bạc, của cải của bất kì ai hay xã hội để tạo thành thói quen tiết kiệm.

b) Không tán thành.

Nếu không tiết kiệm, giàu có đến mấy cũng phung phí hết tiền của.

(4)

c) Không tán thành.

Cần tiết kiệm tiền bạc, của cải của bất kì ai hay xã hội để tạo thành thói quen tiết kiệm.

d) Tán thành.

Do tiền của chung của lớp, của trường, của xã hội đều là tiền bạc do chúng ta đóng góp vào. Nếu phung phí cũng chính là phung phí tiền của chính chúng ta.

đ) Tán thành.

Tiết kiệm tiền của hay tiết kiệm các nguồn tài nguyên: điện, nước góp phần bảo vệ môi trường, trái đất.

e) Tán thành.

Phung phí tiền của chính là không tôn trọng công sức kiếm ra tiền của của người lao động.

g) Không tán thành,

Tiết kiệm tiền của là không phung phí vào những thứ bừa bãi còn những đồ dùng cần thiết trong cuộc sống vẫn phải chi tiêu.

h) Tán thành.

Tiết kiệm tiền của hay tiết kiệm các nguồn tài nguyên: điện, nước là hành động giữ gìn hành tinh xanh.

i) Không tán thành,

Tiết kiệm tiền của là không phung phí vào những thứ không cần thiết.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Theo nghiên cứu lý thuyết của Bollen (1989), tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một tham số cần ước

- Lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng VietinBank chi nhánh Thừa Thiên Huế phụ thuộc vào 26 tiêu chí được

thuyết về thái độ đối với sản phẩm dịch vụ phối hợp với thông tin thu thập được từ nghiên cứu sơ bộ định tính, từ đó xây dựng nên mô hình nghiên cứu

Như vậy, mô hình nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank

- Em sẽ chọn phướng án d là cất hộp mới để dành lúc khác và dùng nốt hộp màu cũ. - Hoặc phương án c Hà có thể mang cho hộp bút cũ cho người khác không có hộp bút và

a) Không tán thành. Cần tiết kiệm tiền bạc, của cải của bất kì ai hay xã hội để tạo thành thói quen tiết kiệm. Nếu không tiết kiệm, giàu có đến mấy cũng phung phí hết

- - Kết luận về cách ứng xử trong các tình huống: Các em thực hiện như vậy là đúng vì làm như thế sẽ tiết kiệm được tiền của và không hoang phí?. - Cần phải tiết kiệm

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí