• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:07/3/2022 Ngày giảng: 14/3/2022

Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện được phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000.

Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng về phép cộng vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các năng lực toán học. Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- GV: Bài giảng điện tử, máy tính - HS: SGK, VBT, điện thoại…

III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐMĐ

*Khởi động

- GV cho HS chơi trò chơi: Học sinh chơi trò chơi "Ai tính nhanh

- GV giới thiệu trò chơi. Nêu luật chơi. Cho HS chơi.

- GV tổng kết trò chơi, chọn Hs thắng cuộc và khen HS.

*GV dẫn dắt vào bài mới

Bài học hôm nay giúp các em ghi nhớ và vận dụng cách thực hiện các bài toán có liên quan về cộng có nhớ trong phạm vi 1000 - GV ghi tên bài: Luyện tập

2. Luyện tập Bài1. Tính - GV nêu BT.

- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

- GV yêu cầu HS dựa vào bảng cộng (qua

- Hs lắng nghe và tham gia chơi.

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- Học sinh tính rồi viết kết quả phép tính

- HS chia sẻ cách làm cho bạn nghe.

- Nhắc lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

625 + 7 143

+ 48 597

+ 122 209

+ 376

(2)

10) để tính nhẩm (nêu ngay kết quả) các phép tính đã cho và ghi kết quả vào VBT - GV cho HS nối tiếp báo cáo kq

- GV nhận xét.

Bài 2. Đặt tính rồi tính GV nêu BT.

285 + 507 164 + 53 216 + 8 318 + 142 248 + 25 159 + 6 - GV yêu cầu HS nêu ra cách đặt tính và tính.

Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào VBT GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính

Bài 3: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

GV nêu BT.

Giáo viên yêu cầu học sinh chọn kết quả đúng với mỗi phép tính và làm vào phiếu học tập. Sau đó trao đổi với bạn.

(Lưu ý cho HS nên đặt tính ra nháp để tìm kết quả tránh nhầm lẫn).

Giáo viên cho học sinh nêu lại cách tìm kết quả nhanh nhất.

Bài4: Toán có lời văn

- Hs thực hiện

- Báo cáo kết quả.

- HS xác định yêu cầu bài tập

- HS nêu ra cách đặt tính và tính.

- Hs thực hiện

- HS nhận xét và nhắc lại cách làm.

- HS nhắc lại

- HS xác định yêu cầu bài tập Cá nhân HS làm bài 3: Tìm kết quả các phép cộng

- Hs nêu kết quả.

(3)

- YC Hs đọc bài

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết của hàng nhập được bao nhiêu quả bóng rổ ta làm thế nào?

- YC Hs làm bài vào VBt

- Gọi Hs đọc cài - Gọi hs nhận xét - GV nhận xét, chốt 3. Củng cố, dặn dò

- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

HD chuẩn bị bài sau.

- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh, đọc đề toán.

- Cửa hàng nhập về 185 quả bóng đá, số bóng rổ nhiều hơn số bóng đá 72 quả

+ Hỏi cửa hàng bao nhiêu quả bóng rổ?

+ Ta lấy số bóng đá + với số bóng rổ nhiều hơn bóng đá.

- HS làm vào vở.

Bài giải

Số quả bóng rổ cửa hàng đã nhập về là :

185 + 72 = 257(quả bóng) Đápsố: 257(quả bóng) - HS báo cáo kết quả.

- Nhận xét bài trên bảng của bạn.

- Lắng nghe

- HS nhắc lại tên bài.

- HS nêu cảm nhận của mình.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

(4)

Tự nhiên và xã hội

BÀI 15: PHÒNG TRÁNH CONG VẸO CỘT SỐNG ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được nguyên nhân dẫn đến bị cong vẹo cột sống ở lứa tuổi HS và cách phòng tránh. Nhận biết cách đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong, vẹo cột sống.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Thực hiện đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

* CV3968: Hoạt động 2 SGK HS thực hiện ở nhà dưới sự hướng dẫn của người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên :Bài giảng ; Các hình trong SGK.

- Học sinh : SGK, Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Tập làm người mẫu như hình trang 88 SGK.

- GV yc một số HS nhận xét về dáng đi của các bạn ở tư thế đặt cuốn sách trên đầu khi đi.

- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa chơi trò chơi Tập làm người mẫu, có những bạn đi rất đẹp, thẳng, đúng tư thế nhưng cũng có những bạn đi chưa được đẹp. Một trong những nguyên nhân đó là do cong vẹo cột sống. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cúng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống và cách phòng tránh. Chúng ta cùng vào Bài 15: Phòng tránh cong vẹo cột sống.

II. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu Cong vẹo cột sống

- HS chơi trò chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

(5)

(8’)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 và trả lời câu hỏi ở trang 89 SGK về:

+ Tình trạng cột sống.

+ Vị trí của hai vai.

-

GV hỗ trợ các cặp (nếu cần).

- GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- GV yc HS làm câu 1 vào Vở bài tập.

Hoạt động 2: Trò chơi: Đóng vai bác sĩ

Nói về tình trạng cột sống của các bạn trong tranh ( 10’)

- GV hướng dẫn HS: đóng vai “bác sĩ’’ để nói về tình trạng cột sống của hai bạn trong hình.

- GV tổ chức cho HS đóng vai bác sĩ để nói về tình trạng cột sống của các bạn trong hình trang 89 SGK.

Hoạt động 3: Thực hành đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách đúng cách ( 10’) GV yêu cầu HS làm

việc cá nhân: quan sát các hình trang 90 SGK và phát hiện xem cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách của bạn nào có thể dẫn đến bị cong vẹo cột sống.

- GV mời một số HS trình bày kết quả quan sát trước lớp và yêu cầu các em giải thích tại

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Bạn ở hình 1: Cột sống chạy thẳng từ trên xuống dưới ở đường giữa sổng lưng; hai vai ngang nhau.

+ Bạn ờ hình 2: Cột sống bị cong sang trái; hai vai lệch nhau, vai trái cao hơn vai phải.

- HS làm bài.

- HS quan sát hình, đóng vai.

- HS trình bày: Tình trạng cột sống của hai bạn ở Hình 1,2 lần lượt là gù, cong vẹo.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

(6)

sao cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp sách như vậy có thể dẫn đến cong vẹo cột sống.

Lưu ý: GV có thể gợi ý cho HS giải thích vì sao nếu đi, đứng, ngồi sai tư thê láu như cúi gập, ườn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng.

*Củng cố, dặn dò ( 2’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

+ Phát hiện cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách của bạn nào có thể dẫn đến bị cong vẹo cột sống:

1b, 2b, 3a, 4a.

+ Cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp sách như vậy có thể dẫn đến cong vẹo cột sống vì nếu đi, đứng, ngồi sai tư thế lâu như cúi gập, ườn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng.

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Ngày soạn:07/3/2022 Ngày giảng: 15/3/2022

Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm đọc được một bài thơ, câu chuyện hoặc VB thông tin về chủ đề bv động vật

- Phát triển kĩ năng đặt câu kể về việc làm.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: bài thơ, câu chuyện hoặc VB thông tin về chủ đề bv động vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5’)

- Tổ chức cho học sinh xem video phim hoạt hình: Yêu quý và bảo vệ động vật

? Tại sao em cần Yêu quý và bảo vệ động vật?

- Giáo viên nhận xét chung, tuyên

- Học sinh theo dõi.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe

(7)

dương học sinh.

- Giới thiệu bài : Đọc mở rộng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 28’)

*Bài 1: Tìm đọc sách, báo nói về việc bảo vệ động vật.

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS thực hiện chia sẻ các bài đọc mà mình sưu tầm được với các bạn về việc bảo vệ động vật

- GV nhận xét, tuyên dương HS

*Bài 2: Viết vào phiếu đọc sách - GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS thực hành viết vào phiếu đọc sách.

PHIẾU ĐỌC SÁCH Ngày: (…)

Tên sách: (…)

Thông tin quan trọng: (…) Suy nghĩ sau khi đọc: (…) - Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Hoạt động sau giờ học

- Qua bài học hôm nay em đã hiểu biết thêm được điều gì?

- Sau bài học này em có thắc mắc điều gì không?đề xuất điều gì?

*Củng cố, dặn dò:

+ Chúng ta phải làm gì đối với việc bảo vệ môi trường?

- GV nhận xét giờ học.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS chia sẻ bài đọc

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS thực hành viết vào phiếu đọc sách.

- HS đọc bài làm của mình.

- HS chia sẻ

- HS chia sẻ ý kiến cá nhân

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

(8)

Tiếng việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện, bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. Hiểu nội dung bài đọc.

Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu:( 5’)

- Cho Hs khởi động cùng bài hát ‘ Em là học sinh lớp 2”

=> GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Để củng cố các kiến thức chúng ta đã được học trong học kì II đến bây giờ. Hôm nay cô cùng các em sẽ học tuần Ôn tập Giữa HKII:Tiết 1-2.

2. Hoạt động thực hành-luyện tập (28’)

* Bài 1:Ghép tranh với tên bài đọc phù hợp.

- Gọi HS đọc thầm yêu cầu bài 1 - Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS suy nghĩ trong 2 phút : 1HS chỉ vào tranh minh họa, 1HS nêu bài đọc tương ứng.

- Mời HS chia sẻ kết quả.

- HS Hát.

- Lắng nghe

-3-5 HS nhắc lại tên bài.

- Cả lớp đọc thầm yêu cầu bài 1.

- HS nêu yêu cầu: Ghép tranh với tên bài học phù hợp.

- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

- HS trình bày trước lớp: 1 HS nêu tên bài học – 1 HS nêu tranh.

- Chuyện bốn mùa – Tranh số 2.

- Họa mi hót – tranh số1.

- Tết đến rồi – Tranh số 4.

- Mùa vàng – Tranh số 5.

- Hạt thóc – Tranh số 6.

- Lũy tre – Tranh số 3.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

(9)

- Gọi các HS khác nhận xét

- Nhận xét, chốt trình chiếu kết quả đúng - Tuyên dương HS.

3. Hoạt động vận dụng (5p)

- Tổ chức cho HS tìm những câu văn, câu thơ, câu chuyện hay nói về cây cối, cảnh vật, loài vật, các bài đọc mà HS biết hoặc học sinh sưu tầm được

- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện..

- Nhận xét tuyên dương HS

+ Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Vì sao bạn lại chọn bài Chuyện bốn mùa với bức tranh số 2 ? - Tranh số 4 sao bạn lại ghép với bài tết đến rồi ?

- ……..

- HS nhận xét - Theo dõi

- HS chia sẻ trong bài đọc những câu văn, câu thơ hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật

- HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện..

- Lắng nghe - HS chia sẻ - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết trao đổi ý kiến về bài đã học (nêu những câu thơ, câu văn hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật; nêu tên một nhân vật yêu thích và giải thích được vì sao mình yêu thích.)

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, SGK, SBT

- HS: Máy tính (điện thoại thông minh), SGK, SBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động:4’

- Nghe và vận động theo bài hát: Ở trường cô dạy em thế

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Luyện tập - Thực hành 29’

- HS hát và vận động theo giai điệu bài hát.

- HS lắng nghe

(10)

* Hoạt động 2: Làm bài tập 2

Đọc bài em thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm trong bài đọc những câu văn, câu thơ hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật

M: Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. (Bài Họa mi hót)

- Gọi HS đọc YC bài tập

- Y/c nêu những câu văn, câu thơ hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật có trong bài đọc đã học.

- Từng em chọn đọc một bài mình thích (HS đọc chậm chỉ đọc 1, 2 đoạn;

HS khá đọc cả bài)

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương

b) Nêu tên một nhân vật em yêu thích trong bài đọc và giải thích vì sao em yêu thích nhân vật đó.

- Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS cách làm việc:

- Từng em chọn đọc một bài mình thích (HS đọc chậm chỉ đọc 1, 2 đoạn;

HS khá đọc cả bài)

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó

- 2HS đọc

- HS cùng nhau trao đổi.

- Dự đoán đáp án:

Bài: Mùa nước nổi

+ Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần.

Bài: Mùa vàng

+ Thu về những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vàng dập dờn trải tới chân trời.

Bài: Hạt thóc

+ Tôi chỉ là hạt thóc Không biết hát biết cười Nhưng tôi luôn có ích Vì nuôi sống con người.

Bài: Lũy tre

+ Những trưa đồng đầy nắng Trâu nằm nhai bóng râm Tre bần thần nhớ gió Chợt về đầy tiếng chim.

- HS nhận xét

- 2 hs đọc

- HS đọc một bài mình thích

- Dự đoán đáp án tên một nhân vật em yêu thích trong bài đọc: nàng hạ, chim

(11)

khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- NX, tuyên dương HS.

- Y/C làm BT 2 trang 37 trong SBT

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- YC HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học.

- CBBS: Ôn tập tiết 3 - GV nhận xét giờ học.

họa mi, bé Minh…

- HS nhận xét

- HS làm BT trong SBT

- nêu những câu thơ, câu văn hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật; nêu tên một nhân vật yêu thích và giải thích được vì sao mình yêu thích.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TOÁN

BÀI 86: PHÉP TRỪ ( CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực mô hình hóa Toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, SGK, SBT

- HS: Máy tính (điện thoại thông minh), SGK, SBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động: (5p)

- Trò chơi “Truyền điện”: Tính nhẩm và đọc nhanh kết quả phép tính sau:

237 + 48=

635 + 6=

116 + 26 =

506 + 4=

367 + 224=

645 + 8=

- HS tham gia chơi 237 + 48= 285 635 + 6= 641 116 + 26 =142

506 + 4= 510 367 + 224=591 645 + 8=653 - nhận xét

(12)

- nhận xét, tuyên dương

- Tổ chức cho HS quan sát tranh trong SGK

- GV cho HS quan sát tranh khởi động, nhận biết bối cảnh bức tranh.

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Nói với bạn về vấn đề liên quan đến tình huống trong bức tranh.

- GV gợi ý HS nhận xét, đội nào nói được rõ vấn đề liên quan đến bức tranh và đưa được câu hỏi, phép tính phù hợp với bức tranh hơn để dẫn chuyển vào bài mới: Phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000 (Tiết 1)

2. HĐ Khám phá kiến thức (28’) a, HS nêu phép tính:

362 - 145 = ?

- GV gọi HS nêu cách đặt tính và tính.

- GV yêu cầu HS quan sát từng số + GV chốt lại các bước thực hiện tính:

362 - 145 = ? - GV gọi HS nêu,

362 + 2 không trừ được 5 lấy 12 trừ

145 5 bằng 7, viết 7, nhớ 1 217 + 4 thêm 1 bằng 5, 6 trừ 5 bằng

1, viết 1

- Đọc kết quả: Vậy 362 - 145 = 217

- Tương tự GV gọi 2 HS thực hiện 2 phép tính khác để củng cố cách thực hiện.

3. Thực hành, luyện tập (18p) Bài 1: Tính

374 526 477 685 145 262 284 357 - GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài - Yêu cầu HS nêu lại cách tính.

- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- Cho HS chữa bài

- HS quan sát tranh - HS nêu

- Vẽ hai bạn đang đếm sách trong thư viện…

- HS chia sẻ

- HS nêu lại tên bài, ghi bài vào vở.

- HS nêu cách làm.

- HS quan sát - HS trả lời + Đặt tính

+ Thực hiện tính từ phải sang trái.

- HS lắng nghe.

- 2 HS nêu lại cách thực hiện

- HS nêu: Tính

- HS nêu: Đặt tính, thực hiện tính.

- HS làm bài cá nhân.

374 526 477 685 145 262 284 357 229 264 193 228

-

- - -

--

- - -

--

(13)

- Gọi HS nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Đặt tính rồi tính 364 – 156 439 – 357 785 - 157 831 - 740

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài - Bài tập có mấy yêu cầu?

- HS làm bài cá nhân, nói cách làm cho bạn nghe.

- Cho HS chữa bài

- GV nhận xét, tuyên dương

* Củng cố, dặn dò (2p) - Hôm nay học bài gì?

- Các em thích nhất điều gì trong tiết học hôm nay ?

- GV cho HS trao đổi theo cặp

+ Viết 1 phép tính bất kì, yêu cầu bạn còn lại nêu kết quả.

- GV nhận xét tiết học.

- HS nêu cách tính.

- HS nêu: Đặt tính rồi tính

- Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính, Tính - HS làm bài cá nhân.

364 439 758 831 156 357 157 740 208 82 601 91 - HS chữa bài.

- Phép trừ có nhớ trong pv 1000 - Nhắc lại nội dung bài.

- HS nêu.

- HS thảo luận.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 07/3/2022 Ngày giảng: 16/3/2022

Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2022

TOÁN

BÀI 86: PHÉP TRỪ ( CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 ( tiết )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực mô hình hóa Toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học - Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, SGK, SBT

- - -

--

(14)

- HS: Máy tính (điện thoại thông minh), SGK, SBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động: (5p)

- Gv cho hs nghe bài hát : Ngày hè vui - Dẫn dắt , giới thiệu bài

3. Thực hành, luyện tập (28p) Bài 3: Tính ( theo mẫu)

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài - GV hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính.

- HS làm bài cá nhân, sau đó nói cách làm cho bạn nghe.

- Cho HS chữa bài

- Gọi HS nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 4: Tính ( theo mẫu)

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài - GV hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính.

- HS làm bài cá nhân, nói cách làm cho bạn nghe.

- Cho HS chữa bài

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 5 : Đặt tính rồi tính:

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài - Bài tập có mấy YC?

- Yc hs nêu cách làm - Yêu cầu Hs làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

* Củng cố, dặn dò (2p) - Hôm nay học bài gì?

- HS lắng nghe

- Hs đọc

-hs nêu lại cách tính - Hs thực hiện.

- Bt có 2 yêu cầu - HS nêu cách làm.

- HS trả lời + Đặt tính

+ Thực hiện tính từ phải sang trái - Hs làm bài

- HS lắng nghe.

- 2 HS nêu lại cách thực hiện - hs làm bài.

(15)

- Các em thích nhất điều gì trong tiết học hôm nay ?

- GV cho HS trao đổi theo cặp

+ Viết 1 phép tính bất kì, yêu cầu bạn còn lại nêu kết quả.

- GV nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng và rõ ràng, bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. Hiểu nội dung bài đọc. nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, SGK, SBT

- HS: Máy tính (điện thoại thông minh), SGK, SBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động: 4’

GV hỏi HS:

+ Đã bao giờ con bị lạc gia đình, lạc bố mẹ chưa?

+ Khi con bị lạc, ai đã giúp đỡ con?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Luyện tập – Thực hành 29’

* Hoạt động 1: Làm bài tập 3. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- GV đọc mẫu toàn bài thơ. Giọng đọc đọc tâm tình, tha thiết, diễn tả nỗi lòng của cánh cam khi lạc mẹ. Ngắt giọng, nhấn giọng ở những chỗ bộc lộ cảm xúc.

- GV yc HS đọc nối tiếp đoạn.

- 1 HS đọc toàn bài.

Hoạt động 2:Trả lời câu hỏi

- GV gọi HS đọc lần lượt câu hỏi

- HS kể, chia sẻ

- 2HS đọc - Lắng nghe

- 4 HS đọc nt - 2 hs đọc toàn bài - Hs đọc các câu hỏi

(16)

trong sgk/tr.70

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.37,38.

a: Chuyện gì xảy ra với cánh cam?

b: Những ai đã quan tâm giúp đỡ cánh cam?

c: Họ đã làm gì và nói gì để an ủi cánh cam?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- YC HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ hoạt động của các sự vật đó.

- CBBS: Ôn tập tiết 5+6.

- GV nhận xét giờ học.

- Cánh cam bị lạc mẹ, bị gió xô vào vườn hoàng đầy gai góc.

- Bọ dừa, cào cào, xén tóc đã quan tâm và giúp đỡ cánh cam.

- Ai cũng nói” Cánh cam về nhà tôi”

- Hs nhắc lại.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động trong bài đọc, các từ ngữ chỉ sự vật, màu sắc của sự vật trong trong tranh, biết sử dụng các từ ngữ .

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, SGK, SBT

- HS: Máy tính (điện thoại thông minh), SGK, SBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động:4’

- Nghe và vận động theo bài hát: Học sinh lớp 2 chăm ngoan

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- HS hát và vận động theo giai điệu bài hát.

- HS lắng nghe

(17)

2. HĐ Luyện tập - Thực hành 29’

* Hoạt động 1: Làm bài tập 4

Nói và đáp lời trong các tình huống sau.

a. An ủi, động viên khi bạn bị mệt.

b. Mời các bạn đọc một cuốn truyện hay.

c. Đề nghị bạn hát một bài trước lớp.

- Gọi HS đọc YC bài tập

- Y/c thực hiện lần lượt các tình huống 1,b,c. Với mỗi tình huống từng bạn nêu cách nói của mình.

- Làm việc cả lớp: GV đưa ra từng tình huống, mời HS nói lời phù hợp với từng tình huống đó,

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Gọi hs nhận xét , góp ý - GV nhận xét

* Hoạt động 2: Làm bài tập 5: Tìm trong bài Cánh cam lạc mẹ từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi con vật.

- Gọi HS đọc YC bài tập - GV HDHS:

+ Trong bài có những con vật nào?

+ Tìm TN chỉ HĐ của bọ dừa.

- YC HS làm bài vào phiếu BT theo nhóm 2.

- Mời một số nhóm gắn bài lên bảng và trình bày bài làm của nhóm mình.

- NX, tuyên dương HS, chốt kết quả

HS đọc yc bài

Tình huống a: An ủi, động viên khi bạn bị mệt.

- Bạn có mệt lắm không? Tớ nói với cô giáo đưa bạn xuống phòng y tế nhé!

Tình huống b: Mời các bạn đọc một cuốn truyện hay.

- Cuốn truyện rất hay, bạn đọc đi, thế nào bạn cũng thích.

Tình huống c: Đề nghị bạn hát một bài trước lớp.

- Bạn hát rất hay! Bạn hát cho cả lớp nghe một bài nhé!

- Hs đọc bài.

- ve sầu, cánh cam, bọ dừa, cào cào, xén tóc.

- Lắng nghe

(18)

bài làm đúng.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- YC HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ hoạt động của các sự vật đó.

- CBBS: Ôn tập tiết 5 - GV nhận xét giờ học.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, màu sắc của sự vật trong tranh; biết sử dụng các từ ngữ để đặt câu nêu đặc điểm. Bước đầu biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, SGK, SBT

- HS: Máy tính (điện thoại thông minh), SGK, SBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động: 4’

- Cho cả lớp hát bài Em yêu trường em.

- GV hỏi HS: Lời bài hát có nhắc tới những sự vật nào?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Luyện tập – Thực hành 29’

* Hoạt động 1: Làm bài tập 3 Quan sát tranh và tìm từ ngữ:

a) Chỉ sự vật

b) Chỉ màu sắc của sự vật - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- GV HDHS cách làm việc: Quan sát tranh, thảo luận nhóm theo bàn, tìm từ theo yêu cầu điền vào phiếu bài tập

- HS nghe

- Lắng nghe và trả lời.

- 2HS đọc

- HS làm vào vở. Tìm từ, điền vào

(19)

hoặc bảng nhóm.

- Mời HS chia sẻ kết quả trước lớp - NX, tuyên dương HS.

* Hoạt động 2: Làm bài tập 7

Đặt 2-3 câu với từ ngữ em vừa tìm được.

- Gọi HS đọc YC bài tập - GV HD mẫu:

- GV HDHS làm việc

Làm việc cá nhân: Đọc câu mẫu, chọn từ ngữ vừa tìm được ở BT6, đặt câu rồi viết câu vào vở. Khích lệ HS đặt 2-3 câu thành đoạn văn.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. Lưu ý đặt câu phải diễn đạt đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm.

- Mời một số HS đọc bài làm trước lớp - NX, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- YC HS tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ màu sắc của các sự vật đó

- CBBS: Ôn tập tiết 6.

- GV nhận xét giờ học.

phiếu

Từ chỉ sự vật Từ chỉ màu sắc của sự vật

Dòng sông Xanh biếc Bầu trời Xanh da trời - Hs chia sẻ kết quả.

- HS khác bổ sung ý kiến.

- 2HS đọc - HS làm bài.

- HS đặt câu: Bức tranh vẽ làng quê rất đẹp.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Ngày soạn: 8/3/2022

Ngày dạy: 17/3/2022 Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II :TIẾT 6

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(20)

- Bước đầu biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Nghe - Viết đúng bài chính tả ngắn; viết đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học,

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SGK, VBTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu(5’)

*Khởi động: Cho cả lớp hát bài tập thể . - Dẫn dắt vào bài.

2. Hướng dẫn học sinh ôn tập(22’)

* Hoạt động 1: Làm bài tập 8.

- Đọc thầm và nêu yêu cầu bài tập.

- Trong đoạn văn có mấy ô vuông ? - Mỗi ô vuông ta điền mấy dấu câu ?

- GV HDHS: đọc kĩ đoạn văn, lựa chọn dấu câu thích hợp thay cho mỗi ô vuông.

- YC HS làm bài vào VBT. 1HS làm bài vào bảng nhóm.

- Gv chấm bài cá nhân.

- Mời HS gắn bài lên bảng và trình bày bài làm của mình.

- Nhận xét, bổ sung, tuyên dương HS, chốt kết quả bài làm đúng.

Mặt trời thấy cô đơn, buồn bã vì phải ở một mình suốt cả ngày. Mặt trời muốn kết bạn vôi trăng, sao. Nhưng trăng, sao còn bận ngủ để đêm thức dậy chiếu sáng cho mặt đất.

- YC HS đọc lại bài khi đã điền dấu câu phù hợp.

- Khi đọc, gặp dấu phẩy phải làm gì? Gặp

- HS hát bài Em yêu trường em.

-HS nêu.

- HS nêu yêu cầu: Chọn dấu câu phù hợp thay cho ô vuông

- Trong đoạn văn có 5 ô vuông.

- Mỗi ô vuông ta điền một dấu câu.

- HS làm bài vào VBT. 1HS làm bài vào bảng nhóm.

- HS chia sẻ bài làm của mình cùng các bạn. Các bạn dưới lớp có thể trao đổi bài với bạn.

VD: - Ở ô vuông 1 bạn điền dấu gì, bạn hãy giải thích cho cả lớp biết sao bạn lại điền dấu phẩy.

- Vì sao bạn điền dấu chấm ở ô vuông thứ hai ?

-………

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc lại toàn đoạn văn.

- HS trả lời.

(21)

dấu chấm phải làm gì?

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- Về nhà em tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ màu sắc của các sự vật đó.

- GV nhận xét giờ học.

-HS nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II :TIẾT 7

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy. Nghe - Viết đúng bài chính tả ngắn; viết đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học,

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SGK, VBTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu(5’)

*Khởi động: Cho cả lớp hát bài Cô dạy em thế

- GV hỏi HS: Lời bài hát có nhắc tới những sự vật nào?

- - GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Hôm nay cô cùng các em sẽ đi ôn lại quy tắc viết chính tả qua tiết ôn tập 7

2. Hướng dẫn học sinh ôn tập(22’)

* Hoạt động 1: Nghe – Viết:

- GV nêu YC nghe – viết.

- GV đọc lại hai khổ thơ cuối bài Cánh cam lạc mẹ.

-GV đưa ra một số từ khó dễ viết sai:

ngưng, giã gạo, lặng im, khắp lối.

- Gv đọc các từ khó yêu cầu HS viết bảng

- HS hát bài Cô dạy em thế -HS nêu.

- HS theo dõi, đọc thầm.

- 2 HS đọc lại bài viết.

- HS đọc nhận xét các từ khó viết.

- HS viết vào bảng con: ngưng, giã

(22)

con.

+ Đoạn thơ có những chữ nào được viết hoa?

- Nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi viết đúng.

- Đọc cho HS viết bài.

- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.

- Chấm bài của một số HS.

-GV chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi những em có nhiểu cố gắng.

* Hoạt động 2: Làm bài tập 10.

- Bài tập 10 yêu cầu gì ?

*Tổ chức trò chơi tiếp sức.

-Phổ biến cách chơi và luật chơi: người thứ nhất đọc từ mình tìm được được quyền chỉ định người thứ hai trả lời tiếp từ mình tìm được, lần lượt cho đến hết các thành viên.

Sau một thời gian nhất định, ai tìm được nhiều từ và đúng và nhanh nhất thì người đó thắng

-GV chữa bài, tuyên dương tinh thần đoàn kết , nghiêm túc thực hiện luật chơi.

Chốt: Khi nào chúng ta dùng k, gh, ngh ? 3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- Về nhà em tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ màu sắc của các sự vật đó.

- GV nhận xét giờ học.

gạo, lặng im, khắp lối.

- Các chữ đầu mỗi dòng thơ đều được viết hoa.

- 1HS nêu.

- HS nghe - viết bài vào vở.

- HS tự soát lỗi và sửa lỗi

- HS nêu yêu cầu: Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng k/c, g/gh, ng/ngh.

-HS thực hiện chơi trò chơi.

- Cùng nhau chữa bài -HS thực hiện chơi trò chơi.

- Cùng nhau chữa bài tìm ra đội chiến thắng.

- Khi đi với các con chữ i, e, ê thì ta dùng k, hg, ngh.

-HS nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TOÁN

BÀI 87: LUYỆN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(23)

- Thực hiện được phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000.Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 1000 vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận. Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản HS biết vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học. NL tư duy và lập luận toán học.Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SGK, VBTToán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu(5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách” theo nhóm:

- HS nêu tình huống thực tế (đã chuẩn bị ở nhà) liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000. Mời một bạn bất kì trong lớp hoặc trong nhóm thực hiện tính và trả lời câu hỏi đặt ra.

- Nhóm nào có nhiều tình huống hay, phép tính đúng thì thắng cuộc.

2. HĐ thực hành, luyện tập(28’) Bài tập 1: Tính:

- GV yêu cầu HS tính rồi viết kết quả phép tính.

- HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách” theo nhóm

- HS tính:

914 507 ?

-

653124

?

-

156

39 ?

-

178 9

?

-

(24)

- Nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:

492 – 314 451 – 32 237 – 8 873 – 225 734 – 26 425 - 6 - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

Bài tập 3: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính:

- Cá nhân HS làm bài 3: Tìm kết quả các phép trừ (HS nên đặt tính ra nháp để tìm kết quả tránh nhầm lẫn).

- Chỉ vào từng cặp phép tính, nói cho bạn nghe mỗi chiếc khoá tương ứng với mỗi chìa khoá Bài tập 4: Để sửa sang một công viên, người ta đã mua 956 viên gạch xám và gạch đỏ. Biết rằng có 465 viên gạch xám. Hỏi có bao nhiêu

-HS nhắc lại quy trình

- HS đặt tính rồi tính:

- Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính:

384 – 126 = 258 735 – 29 = 706 862 – 4 = 858 934 – 44 = 890

492 14

178

(25)

viên gạch đỏ?

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nhận biết bài toán cho gì, hỏi gì.

- HS thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình.

- HS trình bày bài giải.

- Kiểm tra lại các bước thực hiện.

- Liên hệ thực tế với những tình huống liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000 trong cuộc sống.

* Củng cố - dặn dò(2’)

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày

-Nhận xét tiết học

- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

- HS nêu bài toán Bài giải:

Số viên gạch đỏ là:

956 – 465 = 491 (viên gạch) Đáp số: 491 viên gạch đỏ

- HS liên hệ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

Ngày soạn: 11/3/2022 Ngày giảng: 18/3/2022

Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2022 Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 8+9)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Viết được đoạn văn kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ. Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện Mây đen và mây trắng. Hiểu nội dung bài đọc và ý nghĩa của câu chuyện.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, Bài soạn Powerpoit

- HS: Sách GK, VBT, điện thoại hoặc máy tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu: 4’

* Khởi động:

- Nghe bài hát “ Hãy giúp đỡ nhau”

+ Bài hát khuyên chung ta điều gì?

- Bài hát khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ nhau thì bên nhau ta không lo

(26)

- Kết nối: GV dẫn dắt vào bài.

2. Hđ luyện tập

TIẾT 8 (26’)

Bài 11: Viết 4-5 câu kể về việc em đã giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ.

- Gọi HS đọc YC bài tập .

- YC Hs quan sát tranh và nêu tranh vẽ gì ?

- GV HDHS: Trong cuộc sống chúng ta nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ người thân như bố mẹ, ông bà, bạn bè và những người xung quanh. Hoặc có những tình huống mà chính các con đã giúp đỡ người khác Vậy con hãy kể về việc làm con đã giúp đỡ người khác hoặc con được người khác giúp đỡ. Đó cũng chính là yêu cầu của bài 11.

- YC Hs đọc gợi ý.

- Dựa vào các gợi ý để viết thành đoạn văn.

- Mời một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- NX, tuyên dương HS.

TIẾT 9 (27’)

Bài 12: Đọc bài sau: Mây đen và mấy trắng.

- Gọi HS đọc YC bài tập.

- YC 2-3 Hs đọc bài Mây đen và mây trắng, cả lớp nghe và đọc thầm theo.

- Làm bài tập phần đọc hiểu.

- Gv chiếu từng câu hỏỉ+ Gọi Hs trả lời

a. Trong câu chuyện, những sự vật nào được coi như con người.

b. Mây trắng rủ mây đen đi đâu?

c. Vì sao mây đen không nghe theo mây trắng?

lắng gì.

- 2 Hs đọc yêu cầu.

- Tranh 1 vẽ 1 bạn nữ đang đỡ bạn nam bị ngã đứng dậy.

+ Tranh 2 vẽ mẹ giúp đơ bạn nhỏ sửa soạn trang phục gọn gàng đề đi học.

- Hs đọc gợi ý.

- HS làm bài vào vở.

- Hs chia sẻ bài của mình.

- Lớp NX, góp ý.

- 2 HS đọc.

- Hs đọc bài.

- Phát biểu ý kiến, NX góp ý cho nhau.

- Mây đen và mây trắng - Bay lên cao.

- Vì hạn hán, mây đen làm mưa giúp mọi người.

(27)

d. Câu nào cho thấy mây đen đem lại niềm vui cho con người và vạn vật?

e. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây

Đám mây xốp, nhẹ trông như một chiếc gối bông xinh xắn.

g. Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?

Trên bầu trời cao rộng, mây đen mây trắng đang rong ruổi theo gió.

- NX, tuyên dương HS.

- Chốt: ND, ý nghĩa của câu chuyện Câu chuyện mây đen và mây trắng muốn ca ngợi những người biết quan tâm đến người khác, biết mang lại niềm vui, cuộc sống an lành cho mọi người, mọi vật.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em được ôn lại những kiến thức nào?

- GV nhận xét giờ học+ nhắc Hs chuẩn bị bài ôn tập tiết 10.

- Con người và vạn vật reo hò đón mưa.

- xốp, nhẹ, xinh xắn

Trên bầu trời cao rộng, mây đen, mây trắng đang rong ruổi theo gió.

- Kể về việc làm em giúp đỡ mọi người hoặc được mọi người giúp đỡ.

Đọc và trả lời các câu hỏi bài Mây đen và mây trắng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

Toán

Bài 88: LUYỆN TẬP CHUNG ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Thực hiện được phép tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Thông qua việc thực hiện được phép tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 1000, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên: Máy tính, sách

- Học sinh: SGK, VBT, máy tính hoặc điện thoại.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

(28)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.HĐMĐ

* Khởi động: (5p)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhổ cà rốt”

- GV phổ biến Luật chơi: HS Hs trả lời chọn đáp án đúng…

490 – 15 127 – 9

350 – 50 … 150 + 40

* Kết nối: Dẫn chuyển bài mới 2. Luyện tập, thực hành (22p) Bài 1: Tính

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài - Yêu cầu HS nêu lại cách tính.

- HS làm bài vào vở.

- Cho HS chữa bài. YC hs thực hiện phép tính( Mỗi Hs 1 phép tính)

- Gọi HS nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 2: Đặt tính rồi tính

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài - Bài tập có mấy yêu cầu?

- HS làm bài cá nhân.

- Cho HS chữa bài, nêu cách làm.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

- GV nhận xét, tuyên dương Bài 6:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV chỉ sơ đồ trên màn hình và nêu lại bài toán.

- HS nghe, nắm cách chơi.

- HS lắng nghe

- HS nêu lại tên bài.

- HS đọc đề bài.

- HS trả lời - HS trả lời

567 158 127

192 12 4

759 460 131

792 628 247

386 37 9

406 591 238

- HS nêu - HS lắng nghe. - HS nêu: Tính - HS nêu: Đặt tính, thực hiện tính. - HS làm bài cá nhân. 126 687 186

268 91 5

384 778 191

825 536 224

408 66 8

417 470 216 - HS nêu cách tính.

- HS lắng nghe.

- HS đọc - Hs quan sát.

+ +

-+

- -

--

+ +

-+

- -

--

(29)

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn.

+ Đơn vị đo độ dài trong bài đã đồng nhất chưa?

+ Vậy ta phải làm gì?

- Gọi Hs đổi

- YC HS suy nghĩ tiếp trả lời câu hỏi bài toán đặt ra.

- Vậy muốn biết anh Nam chạy 2 vòng thì chạy được bao nhiêu km thì ta làm như thế nào?

- Vậy anh Nam chay 2 vòng thì được bao nhiêu km ta làm như nào?

- Yc Hs làm bài vào vở.

- Y/c HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương.

- Phát huy tính tích cực ở Hs qua việc cho Hs tìm xem còn có cách làm nào khác.

- GV chiếu cách giải thứ 2 lên bảng…

* Củng cố, dặn dò (3p)

- Bài học hôm nay, em học thêm được điều gì?

- Những điều đó giúp ích được con điều gì trong cuộc sống hằng ngày.

+ Mỗi ngày anh Nam đều tập thể dục bằng cách chạy bộ theo con đường như sơ đồ dưới đây.

+ Nếu chạy 2 vòng thì anh Nam đã chạy được tất cả bao nhiêu ki - lô - mét?

+ Chưa.

+ Phải 700m + 300 = 1000m + đổi 1000m = 1 km

- HS suy nghĩ.

- Ta Phải tìm được 1 vòng anh Nam chạy được bao nhiêu km.

1 + 2+ 1 = 4 (km) - 4 x 2 = 8 ( km ) - HS làm bài.

Bài giải 700 m + 300 m = 1000 m Đổi: 1000m = 1km

Anh Nam chạy được tất cả số ki-lô- mét là:

1 + 2 + 1 = 4 (km)

Nếu chạy hai vòng thì anh Nam chạy được tất cả số ki-lô-mét là:

4 km × 2 = 8 (km) Đáp số: 8 km

- Hs suy nghĩ tìm cách giải khác.

- Hs quan sát, tham khảo.

- HS nêu ý kiến - HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

(30)

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 16: CƠ QUAN HÔ HẤP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.Nêu được chức năng từng bộ phận chính của cơ quan hô hấp.

- Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.Nhận biết được cử động hô hấp qua hoạt động hít vào, thở ra.

- Biết cách bảo vệ cơ quan hô hấp.

* Điều chỉnh theo CV3969: Gộp 2 tiết thành 1 tiết. Không thực hiện trả lời câu hỏi trang 94.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: SGK, VBTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.HĐ mở đầu(5’)

- GV tổ chức cho HS cả lớp tập động tác vươn thở trong bài thể dục.

- GV giúp HS hiểu: Thở là cần thiết cho cuộc sống. Hoạt động thở của con người được thực hiện ngay từ khi mới được sinh ra và chỉ ngừng lại khi đã chết.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK trang 92.

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa tập động tác vươn thở trong bài thể dục, các em cũng đã được giới thiệu về hoạt động thở của con người. Vậy các em có biết các bộ phận chính và chức năng của cơ quan hô hấp là gì không?

- HS tập động tác vươn thở.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

(31)

Điều xảy ra với cơ thể nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động? Chúng ta cùng tìm hiều trong bài học ngày hôm nay - Bài 16: Cơ quan hô hấp.

2. HĐ hình thành kiến thức mới(28’)

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan hô hấp

- GV yêu cầu HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ trang 93 SGK.

- GV mời một số cặp lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ

đồ trước lớp.

Hoạt động 2: Thực hành khám phá cử động hô hấp

- GV nói với cả lớp: “Chúng ta sẽ làm thực hành để nhận biết các cử động hô hấp”.

-GV tổ chức cho HS làm động tác hít vào thật sâu và thở ra thật chậm. Đồng thời GV hướng dẫn HS cách đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng ở vị trí như hinh vẽ trang 93 SGK

để cảm nhận sự chuyển động của ngực và bụng khi em hít vào thụt sâu và thở ra thật chậm.

- GV mời một số HS xung phong lên làm thử, các bạn khác và GV nhận xét.

- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thực hành để nhận biết các cử động hô hấp theo hướng dẫn trong SGK và chia sẻ nhận xét về sự chuyển động của ngực bụng khi hít vào thở ra.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày: Các bộ phận chính của cơ quan hô hấp bao gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.

- HS nhìn hình, thực hành theo.

- HS thực hành trước lớp.

- HS thực hành

(32)

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp về sự chuyển động của bụng và ngực khi

hít vào và khi thở ra.

- GV giới thiệu kiến thức:

giai đoạn: hít vào (lấy không khí vào phổi) và thở ra (thải khong khi ra ngoài). Khi hít vào thật sâu em thấy bụng phình ra, lồng ngực phồng len, khong khí tràn vào phổi. Khi thở ra, bụng thót lại, lồng ngực hạ xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.

Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của cơ quan hô hấp

- GV yêu cầu HS quan sát hình hít vào và thở ra trang 94 SGK, lần lượt từng em chỉ vào các hình và nói về đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.

G V m ờ i m ộ t s ố c ặ p l ê n t r ì n h b à y đ ư ờ n g đ i

của không khí trước lớp.

- GV giúp HS nhận biết được: Mũi, khí quản, phế quản có chức năng dẫn khí và hai lá phổi có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

- GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi ở trang 94 SGK: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu

cơ quan hô hấp ngừng hoạt động?

- GV yêu cầu HS đọc lời con ong trang 94 SGK.

- HS thực hành trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời:

+ Đường đi của không khí: Khi ta hít vào, không khí đi qua mũi, khí quàn, phế quản vào phổi. Khi ta thở ra không khí từ phổi đi qua phế quản, khí quản, mũi ra khỏi cơ thể.

+ Nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.

Hoạt động 4: Thực hành làm mô hình cơ quan hô hấp ( Phối hợp với PH hướng dẫn Hs làm tại nhà)

- GV yêu cầu HS giới thiệu những dụng cụ, đồ dùng các em đà chuẩn bị để làm mô hình cơ

quan hô hấp với cả lớp.

- GV làm mẫu mô hình cơ quan hô hấp cho HS

- HS trả lời: Những dụng cụ, đồ dùng các em đà chuẩn bị để làm mô hình cơ quan hô hấp với cả lớp: giấy, túi giấy, ống hút, kéo, băng keo, đất nặn.

- HS chú ý quan sát.

(33)

cả lớp quan sát.

- GV yêu cầu HS thực hành làm mô hình cơ quan hô hấp theo hướng dẫn của GV và SGK.

- GV mời Hs giới thiệu mô hình cơ quan hô hấp, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan

hô hấp trên mô hình và cách làm cho mô hình

cơ quan hô hấp hoạt động với cả lớp.

- GV tổ chức cho HS nhận xét và góp ý lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm thực hành

tốt.

- GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 95 SGK và nhắc lại phần kiến thức cốt lõi của bài.

* Củng cố - dặn dò(2’)

- Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho csống?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS thực hành làm mô hình theo nhóm.

- HS trình bày, giới thiệu.

- hs nhận xét.

- HS nêu

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- Giúp học sinh phát triển lời nói hỏi – đáp, đọc đúng và đọc trơn đoạn bài : Bận - Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm.. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn

Năng lực: Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập.. Phẩm chất: Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ,

Năng lực: Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập.. Phẩm chất: Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ,

Phát triển nguồn vốn con người có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đang ngày càng chú trọng

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết thái độ tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động lời nói.... - Hình thành phẩm chất chăm

Phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm, tự tin trách nhiệm + Góp phần phát triển năng lực: Nâng cao năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, nâng