• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 12/9/2020 Tiết 2 Ngày giảng:19/9

Bài 2: TRUNG THỰC I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức

- Hiểu thế nào là trung thực

- Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực, - Nêu được ý nghĩa của sống trung thực,

2.Về kỹ năng

- Biết nhận xét, đánh gia hành vi của bản thân và của người khác theo yêu cầu của tính trung thực; trung thực trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày,

- Kỹ năng sống: Kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện trung thực và không trung thực, kĩ năng tư duy phê phán hành vi trung thực hoặc thiếu trung thực; kĩ năng giải quyết vẫn đề liên quan đến tính trung thực; kĩ năng tự nhận thứcgiá trị bản thân về tính trung thực,

3.Về thái độ

Hs quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực và thiếu trung thực.

4. Phát triển năng lực: Tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá hình thành cho học sinh phẩm chất trung thực, trách nhiệm; năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ

- Giáo dục đạo đức: Trung thực, tôn trọng, yêu thương. Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực, phản đối những hành vi

thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.

- Giáo dục kĩ năng sống: phân tích, so sánh, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, tự nhận thức giá trị.

II/ CHUẨN BỊ:

- SGV, SGK GDCD 7 - Bài tập, tình huống.

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Thảo luận nhóm, đàm thoại, giảng giải - Xử lí tình huống, động não,

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức lớp (1’)

(2)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

Câu hỏi: Thế nào là giản dị ? Giản dị có những biểu hiện gì? Nêu ví dụ về sự giản dị của em?

3 .Bài mới:

Hoạt động 1:(1’) Giới thiệu bài

Gv: Trong quan hệ với mọi người cần có đức tính cần thiết như giản dị, trung thực ... Trung thực có ý nghĩa như thế nào? Thầy cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Nội dung, kiến thức Hoạt động 2:( 13’)

Mục tiêu: Tìm hiểu truyện đọc Cách tiến hành: Gv tổ chức thảo luận lớp

Câu hỏi:

1, Câu chuyện nói về nhân vật nào?

2. Mi-ken-lăng-zơ đối xử với Bra- man-tơ như thế nào?

3, Vì sao Bra-man-tơ có thái độ như vậy?

4, Trước những việc làm của Bra- man-tơ, Mi-ken-lăng-zơ có thái độ như thế nào?

5. Vì sao Mi-ken-lăng-zơ lại xử sự như vậy?

6. Mi-ken-lăng-zơ là người ntn?

Hs trả lời

I. Đặt vấn đề (Truyện đọc):

“Sự công minh chính trực của một nhân tài”

- Câu truyện kể về hai nhân vật Mi-ken- lăng-zơ và Bra-man-tơ là đồng nghiệp và là hai nhà kiến trúc sư.

- Mi-ken-lăng-zơ rất oán hận Bra-man-tơ vì Bra-man-tơ chơi xấu, làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của mình,

- Vì ngại danh tiếng của Mi-ken-lăng-zơ lẫy lừng, lẫn át mình.

- Mi-ken-lăng-zơ vô cùng tức giận. Nhưng Mi-ken-lăng-zơ vẫn công khai đánh giá cao Bra- man- tơ và khẳng định: Bra-man- tơ thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng.

- Ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật

- Mi-ken-lăng-zơ là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực

II. Nội dung bài học

(3)

Gv đánh giá

Gv: Người sống ngay thẳng, thật thà, luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải là người trung thực.

Hoạt động 3( 9‘) Mục tiêu:

Tìm hiểu nội dung bài học Cách tiến hành:

GV tổ chức đàm thoại Câu hỏi:

1, Em hiểu thế nào là trung thực ? Cho ví dụ.

a, Thế nào là trung thực

Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và giám dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm,

III.Luyện tập.

b, ý nghĩa:

- Là đức tính cần thiết và quý báu của con người.

- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mỗi quan hệ xã hội;

- Được mọi người tin yêu, kính trọng.

III. Luyện tập

(4)

Thảo luận nhóm:( 3 nhóm)

? Trung thực có biểu hiện như thế nào( trong học tập,lao động, hoạt động)?

- Trung thực có biểu hiện ngay thẳng ,thật thà,biết nhận lỗi.

+ Biểu hiện trong học tập: Không quay cóp trong giờ kiểm tra, không nói dối thầy cô giáo,

+ Biểu hiện trong hành động: Bênh vực cái đúng, phê phán làm việc sai.

+ Biểu hiện trong lao động :Tự giác trong lao động .

Trái với trung thực là: Dối trá, xuyên tạc sự thật.

- Hậu quả : ảnh hưởng đến cá nhân , gia đình và xã hội .

3, Trung thực có cần thiết không?

Có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

Hs trả lời theo suy nghĩ - Hs nhận xét

- Gv đánh giá Hs ghi vào vở Hoạt động 5:(14’)

Mục tiêu: Luyện tập và củng cố Cách tiến hành:

Xử lý tình huống:Trong giờ ra chơi các bạn học sinh lớp 7A chơi trò chơi, không may làm cửa kính của lớp bị vỡ. Khi cô giáo hỏi, các bạn đã dám nhận khuyết điểm. Em hãy nhận xét hành vi của các bạn lớp7A?

(các bạn lớp 7A có phẩm chất trung

Bài tập a sgk trang 8

Hành vi biểu hiện sự trung thực: 4,5,6

Giải thích: Nếu chúng ta sống ngay thẳng, thật thà, trung thực thì những việc chúng ta làm dù có lúc người khác chưa hiểu, nhưng rồi qua thời gian kiểm chứng người ta sẽ hiểu ra.

Bài b:

Việc làm của bác sỹ xuất phát từ lòng nhân đạo, mong muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và hy vọng chiên thắng bệnh tật.

(5)

thực)

Bài tập a sgk trang 8 Gv treo bảng phụ Hs lên bảng đánh dấu Hs đánh giá

Câu tuc ngữ: Cây ngay không sự chết đứng. Nghĩa là gì?

Bài b Sgk-8

Tình huống: ( Sắm vai)

Trên đường đi học về An và Hà nhặt được ví tiền và giấy tờ. Hai bạn tranh luận và cuối cùng đưa đến đồn công an để trả lại cho người mất.

Hs tự phân vai và viết lời thoại Hs thể hiện- Gv đánh giá

4. Củng cố: (3’)

- Em hiểu trung thực là gì?

- Trung thực có ý nghĩa như thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài

- Làm bài tập c, d, đ -Sgk trang 8

- Chuẩn bị bài 3 Tự trọng, suy nghĩ trả lời phần gợi ý.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm.. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực viết báo cáo, năng lực thẩm mĩ.. * Giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tính tự lập, tự tin,

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách

-Năng lực: Giúp học sinh phát huy năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.. - Phẩm chất: Giáo dục HS

Phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm, tự tin trách nhiệm + Góp phần phát triển năng lực: Nâng cao năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, nâng