• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 17 Ngày soạn : 22/12/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2021 Toán

DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn. Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn. HS thực hành đo đường kính đồ vật hình tròn đã sưu tầm rồi tính diện tích

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn.

- HS: Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy, hồ dán và thước kẻ thẳng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:

+ Nêu quy tắc và công thức tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi?

+ Nêu quy tắc và công thức tính bán kính của hình tròn khi biết chu vi?

- Nhận xét

- Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học.

- HS nêu + d = C : 3,14

+ r = C : 2 : 3,14 - HS nghe

- HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn

- Cho HS thảo luận nhóm tìm ra quy tắc tính diện tích hình tròn rồi báo cáo.

- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

- HS báo cáo.

(2)

+ Ta có công thức :

S = r x r x 3,14 Trong đó :

S là diện tích của hình tròn r là bán kính của hình tròn.

- GV yêu cầu: Dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn em hãy tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm.

- GV nhận xét và nêu lại kết quả của bài - GVcho HS đọc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn

- HS làm bài vào giấy nháp, sau đó HS đọc kết quả trước lớp.

Diện tích của hình tròn là : 2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)

- Lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14

- HS ghi vào vở:

Stròn= r x r x 3,14 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

Bài 1(a, b): HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tròn.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài

Bài 2(a,b): HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV nhận xét chung, chữa bài.

- Cả lớp theo dõi - HS nêu

- HS làm vào vở, chia sẻ trước lớp Bài giải

a, Diện tích của hình tròn là : 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2) b, Diện tích của hình tròn là :

0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2) - Cả lớp theo dõi

- Cả lớp làm vào vở, báo cáo kết quả Bài giải

a, Bán kính của hình tròn là : 12 : 2 = 6 (cm)

Diện tich của hình tròn là :

6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) b, Bán kính của hình tròn là : 7,2 : 2 = 3,6 (dm) Diện tích của hình tròn là :

3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)

(3)

Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét kết luận

- Tính S của mặt bàn hình tròn biết r = 45cm

- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Diện tích của mặt bàn hình tròn là : 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2) Đáp số: 6358,5cm2 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Tính diện tích hình tròn có bán kính là 1,5cm.

- HS tính:

1,5 x 1,5 x 3,14 = 7,065(cm2) - Về nhà tính diện tích bề mặt một đồ

vật hình tròn của gia đình em.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Tiếng Việt

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I (Đọc) _________________________________

Tiếng Việt

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I (Viết) ____________________________________

Ngày soạn : 22/12/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2021 Toán

GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

(4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình vẽ một biểu đồ tranh (hoặc biểu đồ cột ở lớp 4)

- Phóng to biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK (để treo lên bảng) hoặc vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS hát

- Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết?

- GV kết luận

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- Hát tập thể

- Biểu đồ dạng tranh - Biểu đồ dạng cột - HS khác nhận xét - HS ghi vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:15 phút)

* Ví dụ 1:

- GV treo tranh ví dụ 1 lên bảng và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình quạt, cho biết tỉ số phần trăm của các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.

- Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng + Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?

- Hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ + Biểu đồ biểu thị gì?

- GV xác nhận: Biểu đồ hình quạt đã cho biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.

+ Số sách trong thư viện được chia ra làm mấy loại và là những loại nào?

- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại

- GV xác nhận: Đó chính là các nội dung biểu thị các giá trị được hiển thị.

+ Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi

- Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.

- Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học.

- Được chia ra làm 3 loại: truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác.

- Truyện thiếu nhi chiếm 50%, sách giáo khoa chiếm 25%,các loại sách khác chiếm 25%.

- Hình tròn tương ứng với 100% và là

(5)

+ Nhìn vào biểu đồ. Hãy quan sát về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách còn có trong thư viện

+ Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?

- Kết luận :

+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt

- GV kết luận, yêu cầu HS nhắc lại.

* Ví dụ 2

- Gọi 1 HS đọc đề bài

-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm vào vở

- Có thể hỏi nhau theo câu hỏi:

+ Biểu đồ nói về điều gì?

+ Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi?

+ Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?

+ Tính số HS tham gia môn bơi?

tổng số sách có trong thư viện.

- Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất, chiếm nửa số sách có trong thư viện ,số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác, chiếm nửa số sách có trong thư viện

- Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi

- HS đọc

- HS tự quan sát, làm bài - HS trả lời câu hỏi

Số HS tham gia môn bơi là:

32 12,5 : 100 = 4 (hs) Đáp số: 4 học sinh 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút

Bài 1: HĐ Cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - HS xác định dạng bài

- HS làm bài , chia sẻ - GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - GV có thể hướng dẫn HS:

- Biểu đồ nói về điều gì ?

- HS đọc yêu cầu

- BT về tỉ số phần trăm dạng 2 (tìm giá trị một số phần trăm của một số)

- HS làm bài, chia sẻ Bài giải Số HS thích màu xanh là:

120 x 40 : 100 = 48 (học sinh) Số HS thích màu đỏ là

120 x 25 : 100 =30 (học sinh ) Số HS thích màu trắng là:

120 x 20 : 100 = 24 (học sinh) Số HS thích màu tím là:

120 x 15 : 100 = 18 (học sinh) - HS nghe

(6)

- HS trả lời

- HS đọc các tỉ số phần trăm + HSG: 17,5%

+ HSK: 60%

+ HSTB: 22,5%

4. Hoạt động vậndụng, trải nghiệm:(3 phút) - Biểu đồ có tác dụng, ý nghĩa gì

trong cuộc sống?

- Biểu diễn trực quan giá trị của một số đại lượng và sự so sánh giá trị của các đại lượng đó.

- Về nhà dùng biểu đồ hình quạt để biểu diễn số lượng học sinh của khối lớp 5:

5A: 32 HS 5B: 32 HS 5C: 35 HS 5D: 30 HS

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác.

* THLM: Đạo đức GDHS lòng yêu nước

* Đ/c: Hs nghe ghi nội dung chính của bài. Giảm yêu cầu phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. HĐ mở đầu: (3 phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS - Giới thiệu bài và tựa bài: Người

- Học sinh hát - HS thực hiện - Lắng nghe.

(7)

công dân số một - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức mới:

2.1. Luyện đọc: (12 phút)

- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn

- Luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu.

Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1

- 1 HS đọc toàn bài

+ Đoạn 1: Từ đầu đến...Sài Gòn làm gì ? + Đoạn 2: Tiếp theo...Sài Gòn này nữa ? + Đoạn 3: Còn lại

- Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó

+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ +luyện đọc câu khó

- HS đọc theo cặp.

- Lớp theo dõi.

- HS theo dõi

2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận.

- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào?

- Thái độ của anh Thành khi nghe tin anh Lê nói về việc làm như thế nào?

- Theo em, vì sao anh Thành nói như vậy?

- Những câu nói nào của anh

- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi - Giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn

- Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm 2 bộ quần áo và mỗi tháng thêm 5 hào.

- Anh Thành không để ý đến công việc và món tiền lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói:

"Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống".

- Vì anh không nghĩ dến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước

+ "Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng. Nhưng ... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không".

+ "Vì anh với tôi.... công dân nước Việt...."

- Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng một nội dung, mỗi người nói

(8)

Thành cho thấy anh luôn nghĩ về dân về nước?

- Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành?

- Hãy tìm chi tiết thể hiện điều đó và giải thích?

- Theo em tại sao không ăn khớp với nhau?

- Phần 1 đoạn kịch cho biết gì?

một chuyện khác.

+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Anh Thành đáp: anh học trường Sa-xơ- lu....

+ Anh Lê nói : nhưng tôi... này nữa.

+ Anh Thành trả lời:.... không có khói.

- Vì anh Lê nghĩ đến miếng cơm manh áo.

Còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

- Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.

- Nội dung bài: Hs nghe ghi nội dung chính của bài.

3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút) - Nên đọc vở kịch thế nào cho phù

hợp?

- GV đưa bảng phụ chép đoạn 1 để HS luyện đọc

- GV đọc mẫu

- HS luyện đọc theo cặp - Cho HS thi đọc

- GV nhận xét, khen nhóm đọc hay - THLM: Đạo đức GDHS lòng yêu nước

- HS tìm cách đọc - HS luyện đọc - HS nghe

- HS đọc theo nhóm - 3 nhóm lên thi đọc

4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Anh Thành đến Sài Gòn nhằm mục đích gì ?

- Anh Thành đến Sài Gòn để tìm đường cứu nước.

- Về nhà tìm thêm các tư liệu về Bác Hồ khi ra đi tìm đường cứu nước.

- Lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Lịch sử

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I ---

Khoa học

(9)

NĂNG LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ về mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Yêu thích khoa học, góp phần bảo vệ môi trường.

GDBVMT: bảo vệ môi trường khi sử dụng các dạng năng lượng để hoạt động và biến đổi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Hình ảnh trang 82, 83 hoặc băng bình về các hoạt động lao động, vui chơi, học tập của con người

- HS : Nến, diêm, ô tô chạy pin có đèn và còi đủ cho các nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Nêu một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng ? - GV nhận xét

- Giới thiệu bài: GV chỉ lọ hoa và quyển sách trên bàn và hỏi:

+ Lọ hoa đang ở vị ví nào trên bàn?

- GV cầm lọ hoa để xuống bàn HS và hỏi: Lọ hoa đang ở vị trí nào?

+ Tại sao lọ hoa từ trên bàn giáo viên lại có thể nằm trên bàn của bạn A

- Như vậy là thầy đã cung cấp năng lượng cho lọ hoa. Vậy năng lượng là gì ? Hôn nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: Năng lượng

- HS hát - 2 HS nêu

- Lớp nhận xét

+ Lọ hoa ở phía bên trái của góc bàn.

+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A.

+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A là do thầycầm lọ hoa từ bàn giáo viên xuống bàn của bạn A.

- HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(28phút)

Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có thể biến đổi vị trí, hình dạng.

- GV tiến hành làm từng thí nghiệm cho HS quan

sát, trả lời câu hỏi để đi đến kết luận: Muốn làm - Quan sát GV làm thí

(10)

cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng.

1. Thí nghiệm với chiếc cặp.

+ Chiếc cặp sách nằm ở đâu?

+ Làm thế nào để có thể nhấc nó lên cao?

- Yêu cầu 2 HS nhấc chiếc cặp lên khỏi mặt bàn và đặt vào vị trí khác.

- Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu?

- Kết luận: Muốn đưa cặp sách lên cao hoặc đặt sang vị trí khác ta có thể dùng tay để nhấc cặp lên.

Khi ta dùng tay nhấc cặp là ta đã cung cấp cho cặp sách một năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí.

2. Thí nghiệm với ngọn nến.

- GV đốt cắm ngọn nến vào đĩa.

- Tắt điện trong lớp học và hỏi:

+ Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện?

- Bật diêm, thắp nến và hỏi

+ Khi thắp nến, em thấy gì được toả ra từ ngọn nến?

+ Do đâu mà ngọn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng?

- Kết luận: Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.

3. Thí nghiệm với đồ chơi

- GV cho HS quan sát chiếc ô tô khi chưa lắp pin.

+ Tại sao ô tô lại không hoạt động?

- Yêu cầu HS lắp pin vào ô tô và bật công tắc, nêu nhận xét

+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra?

+ Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu?

- Kết luận: Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm ô tô chạy, đén sáng, còi kêu.

nghiệm, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi:

+ Chiếc cặp sách nằm yên ở trên bàn.

+ Có thể dùng tay nhấc cặp hoặc dùng que, gậy móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên.

- 2 HS thực hành.

- Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó đi.

- Lắng nghe.

- Quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Khi tắt điện phong trở nên tối hơn.

+ Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng.

+ Do nến bị cháy.

- Lắng nghe.

- Nhận xét: ô tô không hoạt động.

(11)

- GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì?

- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK.

Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện

- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK.

- GV nêu: Em hãy quan sát các hình minh hoạ 3, 4, trang 83- SGK và nói tên những nguỗn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc.

- GV đi giúp đỡ những HS còn gặp khó khăn.

- Gọi 2 HS khá làm mẫu.

- Gọi HS trình bày.

+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?

+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK

+ Ô tô không hoạt động vì không có pin.

- Nhận xét: ô tô hoạt động bình thường khi lắp pin.

+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc, ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu.

+ Nhờ điện do pin sinh ra điện đã cung cấp năng lượng làm cho ô tô hoạt động.

- Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp năng lượng.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe.

- 2 HS đọc - Lắng nghe.

- HS thảo luận theo bàn.

- 2 HS làm mẫu.

- HS trình bày.

+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở.

+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn.

- 1 HS đọc bài.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chia sẻ với mọi người cần có ý thức bảo vệ các nguồn năng lượng quý.

- HS nghe và thực hiện

(12)

- Về nhà tìm hiểu thêm về các nguồn năng lượng sạch có thể thay thế các nguồn năng lượng cũ.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Hoạt động ngoài giờ lên lớp

ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN ( Theo kế hoạch thư viện) ___________________________________

Ngày soạn : 22/12/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. Thực hành đo diện tích bục giảng.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bảng phụ, SGK.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu công thức tính diện tích một số hình đã học:

Diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi Shcn = a x b

Stam giác = a x h : 2

S vuông = a x a

S thang = (a + b ) x h : 2

(Các số đo phải cùng đơn vị ) - HS nhận xét

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

*Hướng dẫn học sinh thực hành tính

(13)

diện tích của một số hình trên thực tế.

- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình minh hoạ trong ví dụ ở SGK (trang 103)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS thảo luận tìm ra cách tính diện tích của hình đó.

- HS có thể thảo luận theo câu hỏi:

+ Có thể áp dụng ngay công thức tính để tính diện tích của mảnh đất đã cho chưa?

+ Muốn tính diện tích mảnh đất này ta làm thế nào?

- GV nhận xét, kết luận - Yêu cầu HS nhắc lại.

- HS quan sát

- 1 HS đọc - HS thảo luận

- Chưa có công thức nào để tính được diện tích của mảnh đất đó.

- Ta phải chia hình đó thành các phần nhỏ là các hình đã có trong công thức tính diện tích

- HS nghe - HS nhắc lại 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi 1 HS đọc đề bài. Xem hình vẽ.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở - GV hướng dẫn HS:

+ Có thể chia khu đất thành 3 hình chữ nhật rồi tính diện tích từng hình, sau đó cộng kết quả với

- HS thực hiện yêu cầu

- HS làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCI và FGDE

Chiều dài của hình chữ nhật ABDI là:

3,5 + 3,5 + 4,2 = 11,2 (m) Diện tích hình chữ nhật ABDI là:

3,5 x 11,2 = 39,2 (m2) Diện tích hình chữ nhật FGDE là:

4,2 x 6,5 = 27,3 (m2) Diện tích khu đất đó là:

39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số: 66,5m2 - HS đọc bài

- HS làm bài, báo cáo giáo viên

(14)

nhau.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Chia sẻ kiến thức về tính diện

tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học với mọi người.

- HS nghe và thực hiện

- Vận dụng vào thực tế để tính diện tích các hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Chính tả

NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC- CÁNH CAM LẠC MẸ ( NGHE – VIẾT )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi-thơ.Rèn kĩ năng viết đúng âm đầu r/d/gi.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

GDAN-QP: Nêu những tấm gương anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

GDBVMT: Giáo dục HS biết yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: Vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS thực hiện - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Chuẩn bị viết chính tả:(4 phút)

* Tìm hiểu nội dung đoạn văn

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn - HS đọc đoạn văn

(15)

+ Em biết gì về nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực

+ Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nào lưu danh muôn đời

+ Nêu những tấm gương anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ?

* Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn - Yêu cầu HS viết từ khó

- Trong đoạn văn em cần viết hoa những từ nào?

- Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm 23 tuổi ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Phủ Tây An và lập nhiều chiến công, ông bị giặc bắt và bị hành hình.

- Câu nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.

- HS nêu: Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Vừ A Dính, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi,...

- HS nêu

- 3 HS lên bảng, lớp viết vào nháp

- Tên riêng :

Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kỳ, Tây Nam.

2.2. HĐ viết bài chính tả. (1 phút)

- Gv yêu cầu hs về nhà viết bài Hs về nhà viết bài 3. HĐ luyện tập, thực hành: (6 phút)

Bài 2: HĐ Cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS làm bài theo cặp - Cho Hs chia sẻ

- GV nhận xét, kết luận - Gọi HS đọc lại bài thơ

- HS đọc đề bài

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và làm vào vở sau đó chia sẻ

- HS nghe

- 1 HS đọc bài thơ

Tháng giêng của bé Đồng làng nương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười Quất gom từng hạt nắng rơi

Làm thành quả những mặt trời vàng mơ Tháng giêng đến tự bao giờ

(16)

Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào

Hướng dẫn bài Cánh cam lạc mẹ (6phút) Tìm hiểu nội dung bài thơ

- Gọi 1 HS đọc bài thơ.

+ Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào?

+ Những con vật nào đã giúp cánh cam?

+ Bài thơ cho em biết điều gì?

*Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được

- Lưu ý HS cách trình bày bài thơ

- 1 HS đọc bài trước lớp.

- Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang.

Tiếng cánh cam gọi mẹ khàn đặc trên lối mòn.

+ Bọ dừa, cào cào, xén tóc.

+ Cánh cam lạc mẹ nhưng được sự che chở, yêu thương của bạn bè.

- HS nối tiếp nhau nêu các từ khó viết chính tả. Ví dụ: Vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc, râm ran...

- HS dưới viết vào giấy nháp hoặc bảng con.

- HS nghe -. Bài 2a: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.

- GV giao việc:

+ Các em đọc truyện.

+ Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng.

- HS làm bài tập.

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.

- Lớp làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng lớp.

- Các tiếng cần lần lượt điền vào chỗ trống như sau: ra, giữa, dòng, rò, ra duy, ra, giấu, giận, rồi.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3phút) Điền vào chỗ trống r, d hay gi:

Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi ....ạo

...ong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm ....áo.

- HS làm bài

Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo

Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Luyện từ và câu

(17)

CÂU GHÉP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác .Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Tích cực học tập, có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng từ và câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Vở viết, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS hát

- Cho HS thi đặt câu theo các mẫu câu đã học nói về các bạn trong lớp.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS đặt câu - Hs nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu thứ tự các câu trong đoạn văn.

- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Muốn tìm chủ ngữ trong câu ta đặt câu hỏi nào?

+ Muốn tìm vị ngữ trong câu ta đặt câu hỏi nào?

- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở - Cho HS chia sẻ

- GV nhận xét kết luận

- HS đọc

C1: Mỗi lần... con chó to C2: Hễ con chó... giật giật C3: Con chó...phi ngựa

C4: Chó chạy... ngúc nga ngúc ngắc + Câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?

+ Câu hỏi: Làm gì? Thế nào?

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.

+ Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ/

cũng nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to.

+ Hễ con chó/ đi chậm, con khỉ / cầm hai tai con chó giật giật.

+ Con chó/ chạy sải thì khỉ/ gò lưng

(18)

- Ở C1: em xác định chủ ngữ, vị ngữ bằng cách nào?

- Hỏi tương tự câu 2,3,4 Bài 2: HĐ Nhóm

- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về số vế câu của các câu ở đoạn văn trên?

+ Thế nào là câu đơn? Thế nào là câu ghép?

+ Vậy câu ghép là câu do nhiều cụm chủ ngữ, vị ngữ tạo thành.

- Yêu cầu HS xếp các câu thành 2 nhóm.

- Cho HS chia sẻ

- GV nhận xét , kết luận Bài 3:Cá nhân

- Yêu cầu HS đọc lại các câu ghép - Yêu cầu HS tách mỗi vế câu ghép.

- Thế nào là câu ghép?

*Ghi nhớ

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- Yêu cầu lấy ví dụ minh hoạ.

như người phi ngựa.

+ Chó/ chạy thong thả, khỉ/ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

+ Đặt câu hỏi : Con gì nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to?

+ Đặt câu hỏi: Con khỉ làm gì?

- HS thảo luận:

- Câu có 1 có 1 vế; câu 2, 3, 4 có 2 vế - Câu đơn là câu do một cụm từ chủ ngữ, vị ngữ tạo thành.

- HS làm việc theo nhóm - HS chia sẻ

- HS nghe và thực hiện - HS đọc

- HS tách thì mỗi vế câu rời rạc

+ Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại

+ Mỗi vế câu ghép thường cấu tạo giống một câu đơn có đủ chủ ngữ, vị ngữ ý có quan hệ chặt chẽ với nhau - HS đọc

- Em đi học còn mẹ em đi làm.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ Cá nhân

- GV giao nhiệm vụ:

+ Hãy đọc các câu ghép trong đoạn văn?

+ Căn cứ vào đâu mà em xác định đó là những câu ghép?

+ Yêu cầu xác định các vế câu trong từng câu?

- Cho HS chia sẻ kết quả - GV nhận xét, kết luận

- HS đọc yêu cầu

- Căn cứ về số lượng vế câu trong câu.

- HS xác định

(19)

STT Vế 1 Vế 2 Câu

Trời / xanh thẳm c

v

Biển / cũng thẳm xanh, như

c v

dâng cao lên, chắc nịch Câu 2 Trời / rải mây trắng nhạt /

c v

Biển/ mơ màng dịu hơn sương

c v

Câu 3 Trời/ âm u mây mưa C V

Biển/ xám xịt, nặng nề C

Câu 4 Trời / ầm ầm dông gió

C V

Biển/ đục ngầu, giận giữ

C V

Câu 5 Biển / nhiều khi rất đẹp

C Ai / cũng thấy như thế

C V

Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS nêu - GV nhận xét, kết luận

Bài 3: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề - Yêu cầu HS tự làm bài - HS chia sẻ kết quả trước lớp - Nhận xét bài làm của HS

- Có thể tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn có được không? Vì sao?

+ Không thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được thành 1 câu đơn.Vì mỗi vế câu có thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với các vế câu khác

- HS đọc - HS làm vở - HS chia sẻ:

a)Mùa xuân đã về, không khí ấm áp hẳn lên.

- Mùa xuân đã về, muôn hoa đua nở.

b) Mặt trời mọc, sương tan dần.

c) Trong truyện cổ tích …người anh lười biếng, tham lam.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút) - Xác định các vế câu trong câu ghép sau:

Dừa mọc ven sông, dừa men bờ ruộng, dừa leo sườn núi.

- HS nêu:

Dừa mọc ven sông,/ dừa men bờ ruộng,/ dừa leo sườn núi./

- Đặt 1 câu ghép nói về một người bạn thân của em ?

- HS đặt câu:

+ Nhà bạn Lan rất nghèo nhưng bạn

(20)

học rất giỏi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Khoa học

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI- SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện. Biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng năng lượng mặt trời.Sử dụng năng lượng gió: Điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,… Kể được tên một số phương tiện, máy móc và hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, các hình minh hoạ trong SGK - HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Khi ăn chúng ta có cần tới năng lượng không ?

- GV nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- Cần năng lượng để thực hiện các động tác ăn như: cầm bát, đưa thức ăn lên miệng, nhai.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

Hoạt động1: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên

- GV viết nội dung thảo luận trên bảng phụ:

+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở những dạng nào?

+ Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự sống của con người?

+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối

- HS thảo luận

- HS thảo luận đi đến kết quả thống nhất

- Mặt Trời cung cấp cho Trái Đất

năng lượng ở dạng ánh sáng và nguồn

nhiệt

(21)

với thời tiết và khí hậu?

+ Năng lượng mặt trời có vai trò gì đối với thực vật, động vật?

Hoạt động2 : Sử dụng năng lượng trong cuộc sống

- GV Yêu cầu HS quan sát thảo luận

- Sau 3 phút thảo luận các nhóm cử đại diện nhóm có ý kiến

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV kết luận

Hoạt động 3: Vai trò của năng lượng mặt trời

- Cho HS nêu lại vai trò của năng lượng mặt trời qua trò chơi:

- GV vẽ hình mặt trời lên bảng.

… Chiếu sáng

… Sưởi ấm - GV nhận xét, tuyên dương

- Con người sử dụng năng lượng mặt trời để học tập vui chơi, lao động.

- Năng lượng mặt trời giúp con người ta luôn khoẻ mạnh.

Nguồn nhiệt do

mặt trời cung cấp cho không thể thiếu

đối với cuộc sống con người...

- Nếu không có năng lượng mặt trời, thời tiết và khí hậu sẽ có những thay đổi lớn

+ không có gió + Không có mưa

+ Nước sẽ ngừng chảy và đóng băng

+ ..Giúp cây xanh quang hợp...

- Đại diện các nhóm lên trình bày chỉ hình và nêu tên của những hoạt động, những loại máy móc được minh hoạ ..

+ Tranh vẽ người đang tắm biển + Tranh vẽ con người đang phơi cà phê, năng lượng mặt trời dùng để sấy khô..

+ ảnh chụp các tấm pin mặt trời của tàu vũ trụ.

+ ảnh chụp cánh đồng muối nhờ có năng lượng mặt trời mà hơi nước bốc hơi tạo ra muối

- Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 HS).

- Hai nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời

(22)

đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Về nhà chia sẻ với mọi người cần sử dụng năng lượng mặt trời vào thực tế cuộc sống hằng ngày.

- HS nghe và thực hiện

- Tham gia sử dụng hợp lí năng lượng mặt trời ở nhà em(ví dụ: sử dụng hệ thống cửa, kê bàn ghế, tủ.... hợp lí để nhà cửa sáng sủa...)

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Ngày soạn : 22/12/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2021 Toán

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT - HÌNH LẬP PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương có kích thước khác nhau, có thể khai triển được (bộ đồ dùng dạy-học nếu có)

- HS: Vật thật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương (bao diêm, hộp phấn)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS thi đua:

+ Phát biểu quy tắc tính chu vi và diện tích hình tròn.

+ Viết công thức tính chu vi và diện tích hình tròn.

- HS thi đua

(23)

- GV nhận xét kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) Hình thành một số đặc điểm của hình

hộp chữ nhật và hình lập phương và một số đặc điểm của chúng

*Hình hộp chữ nhật

- Giới thiệu một số vật có dạng hình hộp chữ nhật, ví dụ: bao diêm, viên gạch ...

- Gọi 1 HS lên chỉ tên các mặt của hình hộp chữ nhật.

- Gọi 1 HS lên bảng mở hình hộp chữ nhật thành hình khai triển (như SGK trang 107).

- GV vừa chỉ trên mô hình vừa giới thiệu Chiều dài, chiều rộng, và chiều cao.

- Gọi 1 HS nhắc lại

- Yêu cầu HS tự nêu tên các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật.

*Hình lập phương

- GV đưa ra mô hình hình lập phương - Giới thiệu: Trong thực tế ta thường gặp một số đồ vật như con súc sắc, hộp phấn trắng (100 viên) có dạng hình lập phương.

+ Hình lập phương gồm có mấy mặt?

Bao nhiêu đỉnh và bao nhiêu cạnh?

- Đưa cho các nhóm hình lập phương (yêu cầu HS làm theo các cặp) quan sát, đo kiểm tra chiều dài các cạnh (khai triển hộp làm bằng bìa).

- Yêu cầu HS trình bày kết quả đo.

- HS lắng nghe, quan sát

- HS lên chỉ - HS thao tác

- HS lắng nghe

- HS quan sát -HS nghe

- Hình lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh ,12 cạnh, các mặt đều là hình vuông bằng nhau

- HS thao tác

- Các cạnh đều bằng nhau - Đều là hình vuông bằng nhau 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc yêu cầu

(24)

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở

- GV nhận xét, đánh giá. Yêu cầu HS nêu lại các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Yêu cầu HS giải thích kết quả (nêu đặc điểm của mỗi hình đã xác định)

- HS làm bài, chia sẻ kết quả

- Hình hộp chữ nhật và hình lập phương có 6 mặt, 12 cạnh và 8 đỉnh.

Số mặt, số cạnh và số đỉnh giống nhau.

- 1 HS đọc

- Hình A là hình hộp chữ nhật - Hình C là hình lập phương

- Hình A có 6 mặt đều là hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh nhưng số đo các kích thước khác nhau.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Nhận xét điểm giống và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- HS nêu - Chia sẻ với mọi người về đặc điểm của

hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Kể chuyện

CHIẾC ĐỒNG HỒ- KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA-

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện

- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Giáo dục ý thức và trách nhiệm với bản thân với người lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: SGK, bảng phụ,tranh minh họa.

- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS hát - HS hát

(25)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thực hiện.

- HS ghi vở 2. HĐ hình thành kiến thưc mới:

2.1. Nghe kể chuyện (10 phút

Giáoviên kể chuyện “Chiếc đồng hồ”

- Giáo viên kể lần 1.

- Giáo viên kể lần 2 + Kết hợp tranh minh hoạ.

- Giáo viên kể lần 3 (nếu cần)

+ Giáo viên giải nghĩa từ: Tiếp quản, đồng hồ quả quýt.

- Học sinh nghe.

- Học sinh nghe.

+ Tiếp quản: thu nhận và quản lí những thứ đối phương giao lại.

+ Đồng hồ quả quýt: đồng hồ bỏ túi nhỏ, hình tròn, to hơn đồng hồ bình thường.

2.2. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút) Hướng dẫn học sinh kể chuyện.

a) Kể theo cặp.

- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của từng tranh.

- Yêu cầu từng HS kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.

b) Thi kể trước lớp.

- Học sinh thi kể từng đoạn trước lớp - Kể toàn bộ câu chuyện

- Yêu cầu HS nhận xét, tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.

- HS nêu

- HS kể theo cặp

- 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn - 1 đến 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)

- Cho HS trao đổi với nhau để tìm ý nghĩa của câu chuyện.

- Cho HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, kết luận

- HS trao đổi cặp đôi tìm ý nghĩa câu chuyện.

- HS chia sẻ trước lớp

- Ý nghĩa: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng, do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3

(26)

phút)

- GDHS: Trong xã hội mỗi người 1 công việc, cần làm tốt công việc phân công, không phân bì, không chỉ nghĩ cho riêng mình.

- HS nghe

- GV nhận xét tiết học.

- HS về kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Giáo dục ý thức trở thành một công dân tốt.

* Đ/c: Hs nghe ghi nội dung chính của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đ - Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn kịch phần 1.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

2.1. Luyện đọc: (10 phút) - Cho 1 HS đọc toàn bài - Cho HS đọc thầm chia đoạn

- Cả lớp theo dõi

- HS đọc thầm chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu  sóng nữa.

(27)

- Đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, 2

- Luyện đọc theo cặp.

- Học sinh đọc toàn bộ đoạn kịch.

- GV đọc mẫu

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó: La- tút- sơTơ- rê- vin, A- lê- hấp.

+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- 1 học sinh đọc toàn bộ đoạn kịch.

- HS theo dõi 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (8 phút)

- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

1. Anh Lê, anh Thành đều là thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?

2. Quyết tâm của anh Thành đi tìm con đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?

3. “Người công dân số một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?

- Cho đại diện các nhóm báo cáo - GV nhận xét, kết luận

- Giáo viên tóm tắt ý chính: Người công dân số một ở đây là Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là “Người công dân số Một” vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người. Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập.

- Nội dung bài: * Đ/c: Hs nghe ghi nội

- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi, chia sẻ kết quả

+ Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.

+ Anh Thành: không cam chịu, ngược lại, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân cứu nước.

+ Lời nói: Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực, ..

+ Cử chỉ: xoè 2 bàn tay ra “Tiền đây chứ đâu?”

+ Lời nói: làm thân nô lệ . - Các nhóm báo cáo

- Học sinh đọc lại.

- Hs nghe ghi nội dung chính

(28)

dung chính của bài. của bài.

3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút - Giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng lời các nhân vật.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 1 đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai.

- 4 học sinh đọc diễn cảm 4 đoạn kịch theo phân vai.

- Từng tốp 4 học sinh phân vai luyện đọc.

- Một vài tốp học sinh thi đọc diễn cảm.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Qua vở kịch này, tác giả muốn nói

điều gì ?

- Tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

- Em học tập được đức tính gì của Bác Hồ ?

- Yêu nước, thương dân,quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình,...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Ngày soạn 22/12/2021

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 31 tháng 12 năm 2021 Toán

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Có biểu tượng về diện tích xunh quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.Biết tính diện tích xunh quanh, diện tích hình hộp chữ nhật. Rèn kĩ năng tính diện tích xunh quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hình hộp chữ nhật có thể khai triển được.

- Bảng p - HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi với câu hỏi:

+ Kể tên một số vật có hình dạng lập

- HS chơi trò chơi

(29)

phương? Hình chữ nhật?

+ Nêu đặc điểm của hình lập phương, hình chữ nhật?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

* Hoạt động 1: Củng cố biểu tượng về hình hộp chữ nhật

- GV KL kiến thức:

+ Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt?

- GV chỉ vào hình và giới thiệu: Đây là hình hộp chữ nhật. Tiếp theo chỉ vào 1 mặt, 1 đỉnh, 1 cạnh giới thiệu tương tự.

+ Các mặt đều là hình gì?

- Gắn hình sau lên bảng (hình hộp chữ nhật đã viết số vào các mặt).

- Vừa chỉ trên mô hình vừa giới thiệu: Mặt 1 và mặt 2 là hai mặt đáy; mặt 3, 4, 5, 6 là các mặt bên.

+ Hãy so sánh các mặt đối diện?

+ Hình hộp chữ nhật gồm có mấy cạnh và là những cạnh nào?

- Giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước: Chiều dài, chiều rộng, và chiều cao.

- GV kết luận: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật. Các mặt đối diện bằng nhau; có 3 kích thước là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Có 8 đỉnh và 12 cạnh.

- Gọi 1 HS nhắc lại

* Hướng dẫn HS làm các bài toán như SGK

- Cho HS tự tìm hiểu biểu tượng về hình hộp chữ nhật sau đó chia sẻ kết quả

- 6 mặt.

- HS quan sát.

- Hình chữ nhật

- HS lắng nghe

- Mặt 1 bằng mặt 2; mặt 4 bằng mặt 6; mặt 3 băng mặt 5.

- Nêu tên 12 cạnh: AB, BC, AM, MN, NP, PQ, QM

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại

- HS thực hiện rồi rút ra cách tính S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật.

3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước

(30)

- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở.

- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp - GV nhận xét, kết luận

lớp

Giải

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là

( 5+ 4) x 2 x 3 = 54(dm2)

Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là

54 +2 x (4 x5 ) = 949(dm2) Đáp số: Sxq: 54m2 Stp :949m - HS tự làm bài vào vở

- HS chia sẻ kết quả Bài giải

Diện tích xung quanh của hình tôn là:

(6 + 4) x2 x 9 = 180(dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là:

6 x 4 = 24(dm2)

Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn để làm thùng là:

180 + 24 = 204(dm2) Đáp số: 204 dm2 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một đồ vật hình hộp chữ nhật.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

--- Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) qua hai đoạn kết bài trong SGK.Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2 .

(31)

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Giáo dục học sinh lòng yêu quý người xung quanh và say mê sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ viết 2 kiểu KB và BT 2,3.

- HS : SGK, vở viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát

- Nêu cấu tạo của bài văn tả người?

- GV nhận xét, kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- Có mấy cách kết bài? Là những cách nào?

- Tổ chức hoạt động nhóm

- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả - GV nhận xét chữa bài

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài ?

- Gọi HS đọc lại 2 cách mở bài trong tiết trước.

- Gợi ý: hôm nay các em sẽ viết kết bài với đề bài tiết trước các em đã chọn.

- Cho HS làm bài cá nhân - Cho HS chia sẻ

- GV nhận xét, đánh giá.

- Lớp đọc thầm theo - 2 cách:

+ Kết bài mở rộng.

+ Kết bài không mở rộng.

a) Kết bài không mở rộng: tiếp nối lời kể về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.

b) Kết bài mở rộng : sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của của những người nông dân đối với xã hội.

+ Viết đoạn kết bài theo 2 cách trên.

- HS làm bài - HS chia sẻ

- HS khác nhận xét, bổ sung:

+ Nội dung + Câu từ

(32)

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài

- Nhận xét tiết học

- HS nghe - Về nhà hoàn thành tiếp đoạn văn .

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS nghe và thực hiện BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY

...

...

____________________________________

Địa lí

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I __________________________________

SINH HOẠT

SINH HOẠT LỚP TUẦN 17

SH CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Sinh hoạt lớp:

- Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân và các bạn trong tuần 17Đề ra kế hoạch, phương hướng tuần 18.

- Rèn kĩ năng trình bày, phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo.

- Phát triển một số năng lực như: Tự đánh giá, tự học, tự chủ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề…Phát triển cho học sinh các phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, đoàn kết, chăm chỉ.

2. Sinh hoạt chủ đề: Uống nước nhớ nguồn-

- Biết được ý nghĩa lịch sử ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam: 22/12 - Kể được những việc làm của em để tỏ lòng kính trọng các chú bộ đội. Trình bày được một số bài hát, bài thơ, kể chuyện ca ngợi về người chú bộ đội.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, video, hình ảnh minh họa, các mảnh ghép tranh.

- Học sinh: Nội dung ghi chép của ban cán sự lớp, các tổ trưởng, các tiết mục văn nghệ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(33)

PHẦN 1: SINH HOẠT LỚP 1. Khởi động (2’)

- GV tổ chức cho học sinh hát vận động theo nhạc

* Giới thiệu bài (1’):

GV kết nối giới thiệu nội dung tiết học 2. Đánh giá kết quả hoạt động tuần 17(7’)

- GV mời lớp trưởng điều hành - Theo dõi, ghi chép

- GV trả lời những thắc mắc, ý kiến của học sinh (nếu có)

- GV nhận xét chung + Ưu điểm

+ Tồn tại

- GV tuyên dương , trao cờ thi đua cho các tổ.

- GV trao thư khen cho các các nhân đạt thành tích xuát sắc trong tuần.

3. Xây dựng kế hoạch hoạt động tuần 18(5’)

GV triển khai kế hoạch tuần 18

- Lớp hát: Cô và mẹ

- Lắng nghe

- Lớp trưởng lên điều hành - Tổ 1 báo cáo

- Tổ 2 báo cáo - Tổ 3 báo cáo - Tổ 4 báo cáo

- Ý kiến bổ sung của các bạn

- Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động. Đề xuất danh sách tuyên đương, khen thưởng.

- Lớp trưởng xin ý kiến đánh giá của cô giáo

- HS lắng nghe

- Đại diện các tổ lên nhận cờ thi đua.

- Hs lên nhận thư khen

- Theo dõi, lắng nghe

(34)

1. Nề nếp

- Các con đi học đầy đủ, đúng giờ.

- Chuẩn bị đầy đủ sách vở.

- Thực hiện tốt các nội quy của trường.

2. Học tập

- Học tập tốt, luyện tập tốt.

- Thực hiện tuần học 18 của theo đúng thời khóa biểu.

- Tích cực hăng hái xây dựng bài, dành nhiều lời nhận xét tốt chào mừng ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12.

- Tiếp tục tham gia tự luyện vòng 18 IOE.

- Tiếp tục ôn luyện chuẩn bị thi viết và trình bày bài đẹp

- Cùng lớp trang trí để trang trí lớp sạch lớp đẹp.

3. Các hoạt động khác:

- Tiếp tục duy trì thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19: như thực hiện 5k, đo thân nhiệt ở nhà, đeo khẩu trang…

- Thực hiện tốt ATGT, phòng tránh tai nạn thương tích , đuối nước, bạo lực học đường, phòng chống xâm hại tình dục….

- Theo dõi, bổ sung phương hướng (nếu có)

- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt mọi nền nếp.

- HS chia sẻ ý kiến về các biện pháp khắc phục khuyết điểm và đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch tuần 18.

- HS lắng nghe PHẦN 2: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ 1. HĐ mở đầu(5p)

* Giới thiệu về chủ đề

* Hs xem video nói về sự ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

2. Sinh hoạt văn nghệ chủ đề : Uống nước nhớ nguồn(13p)

- GV giới thiệu:

- Lớp phó văn thể lên điều hành chương trình văn nghệ

- Theo dõi, lắng nghe

- Lớp phó văn thể lên điều hành chương trình văn nghệ

(35)

- Tiết mục 1:nhảy : Nơi đảo xa

- Tiết mục 2: Hát múa: Cháu yêu chú bộ đội.

- Tiết mục 3: Đọc thơ về chú bộ đội 3. HĐ vận dụng , trải nghiệm (2’) - Đánh giá chung phần chuẩn bị của học sinh.

- Liên hệ giáo dục

- Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà.

- Tiết mục 1:nhảy : Nơi đảo xa

- Tiết mục 2: Hát múa: Cháu yêu chú bộ đội.

- Tiết mục 3: Đọc thơ về chú bộ đội -Hs lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

---<

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.Phát triển

Phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm, tự tin trách nhiệm + Góp phần phát triển năng lực: Nâng cao năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, nâng

- Phát triển năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề và biết phối hợp trong các hoạt động tập thể, nhóm, cặp đôi, cá nhân.. - Giáo dục học