• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

Ngày soạn: 11/4/2022 Ngày giảng: 18/4/2022

Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2022

TIẾNG VIỆT

NÓI VÀ NGHE: BÓP NÁT QUẢ CAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa câu chuyện Bóp nát quả cam.

Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. Biết dựa vào tranh và kể được câu chuyện theo tranh.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Phát triển phẩm chất: tình yêu đất nước Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐMĐ: 5’

* Khởi động:

- Gọi HS kể lại câu chuyện Mai An Tiêm

- Gọi 1 Hs kể toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét, đánh giá, td.

* Kết nối:

- HĐ nói và nghe hôm nay các con sẽ tập kể câu chuyện về anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản qua câu chuyện Bóp nát quả cam.

2.2. Khám phá: 28’

* Hoạt động 1: Nêu sự việc trong từng tranh.

- GV YC Hs quan sát tranh nhắc lại câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh.

- YC Hs thảo luân nhóm 4 nêu lại các sự việc trong tranh theo gợi ý.

Đoạn 1

- Bức tranh vẽ những ai?

- Thái độ của Trần Quốc Toản ra sao?

- 4 HS tiếp nối nhau kể. Mỗi HS kể 1 đoạn.

- 1 hs kể

- Hs lắng nghe.

- Hs quan sát tranh. 1 hs nhắc lại câu hỏi.

- Hs thảo luận. Sau đó đại diện mỗi nhóm lên chỉ tranh và nêu lại sự việc trong tranh.

- Trần Quốc Toản và lính canh.

- Rất giận dữ. Vì chàng căm giận bọn giặc Nguyên giả vờ mượn đường để cướp nước ta.

(2)

-Trần Quốc Toản xô những người lính gác để đi đâu?

Đoạn 2

- Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?

- Trần Quốc Toản nói gì với Vua?

Đoạn 3

- Vua nói gì, làm gì với Trần Quốc Toản?

Đoạn 4

- Vì sao mọi người trong tranh lại tròn xoe mắt ngạc nhiên?

- Quả cam trên tay Quốc Tỏan thế nào?

- Lí do gì mà Quốc Toản đã bóp nát quả cam?

- Hs các nhóm nhận xét - GV nhận xét, TD.

* Hoạt động 1: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- Gọi Hs đọc yêu cầu.

- YC Hs thảo luận nhóm 4. Thực hiện phân vai trong nhóm để kể.

- Gọi Các nhóm lên kể phân vai - Gọi HS nhận xét bạn.

- GV nhận xét kết luận rút ra nội dung chính của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản yêu nước, thương dân và có lòng căm thù giặc.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- YCHS hoàn thiện bài tập 1 trong VBTTV.

- YC HS viết 1-2 về người anh hùng

- Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm quát lớn: Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.

- Tranh vẽ Quốc Toản, Vua và quan.

Quốc Toản quỳ lạy vua, gươm kề vào gáy. Vua dang tay đỡ chàng đứng dậy.

- Cho giặc mượn đường là mất nước.

Xin Bệ hạ cho đánh!

- Vua nói: Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy còn trẻ mà đã biết lo việc nước ta có lời khen.Vua ban cho cam quý.

- Vì trong tay Quốc Toản quả cam còn trơ bã.

- Bị bóp nát

- Chàng ấm ức vì Vua coi mình là trẻ con, không cho dự bàn việc nước và nghĩ đến lũ giặc lăm le đè đầu cưỡi cổ dân lành.

- Hs đọc Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- Thực hiện yc

- Các nhóm xung phong lên kể.

- hs nhận xét.

- Hs hoàn hành bài tập.

- Hs viết vào vbt

(3)

nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Em học được điều gì qua nhân vật.

- GV nhận xét giờ học.

Vd: Quốc Toản còn nhỏ nhưng rất căm thù giặc

- Quốc Toản rất yêu đất nước mình.

- Quốc Toản rất dũng cảm.

- HS chia sẻ.

- Hs TL: thêm yêu quê hương, đất nước mình. Học được tinh thần dũng cảm…

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng , rõ ràng câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. Phân biệt được giọng của người kể và giọng của các nhân vật. Tốc độ đọc khoảng 60-65 tiếng/ phút.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu.

- Có khả năng nhận biết và bày tro cảm xúc khi đọc văn bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động: 5’

- Gọi HS đọc bài Bóp nát quả cam.

- Chia sẻ về điều em học được từ bài đọc?

- Cho HS nghe nhạc bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của nhạc sĩ Phong Nhã?

YC HS quan sát tranh TLCH

- Các bạn nhỏ đang làm gì?Em đoán xem các bạn đang ở đâu? Có điều gì đặc biệt trong bức tranh?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 28’

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- HS đọc nối tiếp.

- 1-2 HS trả lời.

- HS hát theo

- 3- 4 HS chia sẻ

(4)

- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.

- HDHS chia đoạn: 3 đoạn.

- Luyện đọc từ khó : ngoằn ngoèo, tần ngần , cuốn,cuộn,chiếc rễ,…

- GV gọi hs đọc tốt đọc mẫu.

- Gọi Hs vừa đọc sai đọc lại.

- Cả lớp đồng thành đọc.

- Gọi hs nối tiếp đọc lần 2

- GVHD HS đọc những câu dài (Vd: Một sớm hôm ấy,/như thường lệ,Bác Hồ đi dạo trong vườn...)

- kết hợp giải nghĩa từ : ngoằn ngoèo, tần ngần , cần vụ.

- Tổ chức cho hs luyện đọc trong nhóm 3 trong thời gian 4 phút.

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc - Gọi Hs nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò:2’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Cả lớp đọc thầm.

- 3 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc . - HS đọc - Cả lớp đọc.

- 3 HS đọc nối tiếp.

- 1 Hs đoc

- Hs dựa vào phần từ ngữ để giải nghĩa.

- hs luyện đọc trong nhóm.

- Đại diện 3 nhóm thi đọc - HS nhận xét.

- Lắng nghe

- Đọc: Chiếc rễ đa tròn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TOÁN

BÀI 98: ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng sử dụng các thuật ngữ “ chắc chắn”, “ có thể ”, “ không thể ’’ để mô tả khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.:

- Giáo dục HS phát triển phẩm chất: tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong học Toán. Biết chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: SGK, VBT

- Học sinh: Sách giáo khoa, bộ Đồ dùng học Toán.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(5)

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Nhiệm vụ bí mật ’’.

- GV nêu luật và cách chơi: GV chuẩn bị một phong bì trong đó có ghi nội dung của nhiệm vụ bí mật. Cho HS truyền tay và hát bài “ Lý cây xanh ’’, bài hát dừng ở đâu thì bạn đó sẽ mở phong bài và nhận nhiệm vụ bí mật trong đó.

+ Cho HS chơi. Quan sát và hướng dẫn HS.

- GV tổng kết trò chơi và khen HS.

2. HĐ Thực hành, luyện tâp: 28’

Bài 3:

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Bịt mắt chọn hoa ’’theo nhóm. Phổ biến luật chơi, cách chơi cho HS.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và dự đoán xem mình sẽ rút được bông hoa màu gì?

+ Hỏi: Em “ chắc chắn’’ chọn được bông hoa màu vàng không? Hoặc Em “ có thể ’’ chọn được bông hoa màu xanh không?

- Gọi HS trình bày.

- GV nhận xét, khen các nhóm có dự đoán đúng.

Bài 4:

- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn, rút một thẻ bất kỳ đọc số ghi trên thẻ.

- Hướng dẫn HS sử dụng các các thuật ngữ “ chắc chắn ”, “ có thể ’’, “ không thể ’’ sau mỗi lần rút thẻ..

- GV nhận xét các ý kiến HS và kết luận.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nghe GV phổ biến cách chơi.

- HS chơi theo HD.

- 2 HS đọc yêu cầu.

- HS chơi theo hướng dẫn của GV..

- HS suy nghĩ và dự đoán dựa vào các câu hỏi SGK.

- HS khẳng định qua các lần rút bằng các thuật ngữ “ chắc chắn ” và “ có thể

’’ .

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- HS đọc to yêu cầu.

- HS thực hành theo yêu cầu.

- HS thực hành và rút ra những nhận định sau:

a) Không thể rút ra được một thẻ ghi số 0.

b) Có thể rút ra được một thẻ ghi số 1.

c) Chắc chắn thẻ được rút ra là thẻ ghi một số bé hơn 10.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

(6)

* Củng cố- dặn dò: 2’

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

- Em hiểu nghĩa từ “ chắc chắn ”, “ có thể ’’ như thế nào?

- HS nêu theo ý hiểu.

- HS trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CÁC MÙA TRONG NĂM (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau. Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau. Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.

- Thực hiện được việc lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -, Giáo viên: tranh SGK

- Học sinh: SGK. Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

* Khởi động

- GV cho HS nghe nhạc và hát theo bài Khúc ca bốn mùa.

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe và hát theo ca khúc Khúc ca bốn mùa. Vậy có phải nước ta địa điểm nào cũng có bốn mùa không? Mỗi mùa có những đặc điểm gì?

Chúng ta se cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 19: Các mùa trong năm.

2. HĐ hình thành kiến thứ mới: 28’

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các mùa nơi bạn An sống

- Lớp hát tập thể

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

(7)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 trang 110 SGK để nhận xét sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu nhận xét của bạn

- GV cho hai HS đọc lời giới thiệu của bạn An trước lớp và lời kết luân của con ong về đặc điêm của mùa mưa và mùa khô.

- GV nhấn mạnh đặc điểm chung của cả hai mùa là đều nóng.

Hoạt động 2: Các mùa nơi bạn Hà sống - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 - 4 ở trang 111 SGK để nhận xét sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy nhận xét sự khác nhau về cây cối (màu sắc của lá, cành, hoa có trong

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Hình 1 cây cối xanh tốt, hình 2 cây cối khô cằn (thể hiện lá cây màu vàng úa).

+ Hình 1 có mưa, hình 2 trời nắng.

+ Cây cối xanh tốt thể hiện có mưa nhiều ngày. Cây cối cằn khô thể hiện nắng nóng, mưa ít hoặc không có mưa trong nhiều ngày.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu nhận xét của bạn.

- Hs quan sát

- HS trả lời:

- Sự khác nhau vê cây cối:

+ Hình 1: Trên cây có các búp lá mới mọc (còn gọi là chồi non), cô gái cầm cành hoa đào.

(8)

mồi hình).

+ Hãy nhận xét về quần áo của mọi người trong mồi hình, từ đó suy ra thời tiết trong mỗi hình.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác bổ sung và nhận xét phần trình bày của các bạn.

- GV cho hai HS từng người đọc lời giới thiệu của bạn Hà trước lớp và lời kết luận của con ong về đặc điểm của bốn mùa nơi bạn Hà đang sống.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nơi bạn Hà sống có mấy mùa, là những mùa nào?

+ Hình nào ứng với mùa xuân, hè, thu, đông? Đặc điểm của mỗi mùa là gì?

- GV đặt thêm câu hỏi để khai thác kiến thức thực tế về mùa của HS:

+ Các em có biết tết Nguyên đán vào mùa nào không?

+ Đi chơi Tết với gia đình, em thuờng thấy thời tiết thường như thế nào? Mưa xuân thường mưa to hay mưa nhỏ và có tên gọi là

+ Hình 2: Cây cối xanh tốt, có hoa phượng.

+ Hình 3: Lá cây bị vàng, nhiều lá vàng rụng trên đường.

+ Hình 4: Cây trụi lá.

- Sự khác nhau về thời tiết:

+ Hình 1: Trời không có nắng, trời hoi lạnh (thể hiện qua người mặc áo khoác mỏng).

+ Hình 2: Trời nắng, nóng (thể hiện qua người mặc áo cộc tay).

+ Hình 3: Thời tiết hơi lạnh (người mặc áo khoác mỏng, áo dài tay).

+ Hình 4: Trời rét (các bạn mặc áo khoác dày, đội mũ len).

- Nơi bạn Hà sống 4 mùa mùa xuân (hình 1), hè (hình 2), thu (hình 3), đông (hình 4).

- Tết Nguyên đán vào mùa xuân.

+ Đi chơi Tết với gia đình, em thuờng thấy thời tiết thường se se lạnh, có mưa phùn.

- Hs trình bày

- Hs đọc.

- HS TL:

+ Nơi bạn Hà sống có 4 mùa, là những mùa xuân, hạ , thu , đông.

+ Hs TL

- Vào mùa Xuân

- Thời tiết hơi lạnh, mưa xuân là mưa nhỏ.

(9)

gì?

- GV yêu cầu HS làm câu 4 của bài 19 vào Vở bài tập.

- GV kêt luận: Ở Việt Nam, có nơi có hai mùa, có nơi có bốn mùa diễn ra trong năm.

Mỗi mùa có những đặc điểm khác nhau về thời tiết. Do những đặc điểm này mà cảnh vật mỗi mùa khác nhau và con người có những hoạt động thích ứng với mỗi mùa.

* Củng cố - dặn dò 2’

-Hôm nay, học bài gì?

- Nhận xét tiết học - Xem lại bài

- Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Qua bài đọc và hình ảnh minh họa, Hs hiểu được vì sao Bác Hồ cho trông chiếc rễ đa tròn, hiểu được tình yêu thương mà Bác luôn dành cho thiếu niên nhi đồng.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu.

- Có khả năng nhận biết và bày tỏ cảm xúc khi đọc văn bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động: 5’

- GV yêu cầu Hs đọc lại bài Chiếc rễ đa tròn

- YC 1 hs đọc toàn bài - GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 28’

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV.

- 3 Hs đọc nối tiếp.

- 1 hs đọc toàn bài.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

- HS thực hiện.

(10)

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu..

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc lời của các nhân vật.

- HDHS đọc theo vai - Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/

tr.14.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV.

- Tuyên dương, nhận xét.

- Yêu cầu 2: HDHS tìm câu.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- Hs làm vào vở

- Hs TL.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

NGHE – VIẾT: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, VBT, bảng phụ.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu 5’

* Khởi động

- Cho HS nghe nhạc và hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của nhạc sĩ Phong Nhã?

- Hs nghe và hát .

(11)

* Kết nối:

- Nêu lại ND chính của bài Chiếc rễ đa tròn để dẫn dắt vào bài-> Ghi tên bài lên bảng.

2. HĐ hình thành kiến thức mơí 28’

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn viết có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn cần viết có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- GV đọc cho HS nghe viết.

- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài 2: Viết vào vở tên của hai nhân vật trong chủ điểm Con người Việt Nam.

- Gọi Hs đọc yêu cầu.

- Tổ chức cho Hs làm việc nhóm đôi để xác định được tên của nhân vật trong chủ điểm Con người Việt Nam.

- YC 2 Hs đại diện 2 nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình. Hs dưới lớp làm vào VBT bài 4.

- Gọi hs nhận xét

- GV nhận xét chốt đáp án: Mai An Tiêm, Trần Quốc Toản.

- Bài 2: Chọn a hoặc b

- GV chọn cho Hs làm phần a a. Tìm từ ngữ có tiếng iu hoặc ưu.

- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV tổ chức cho Hs làm việc nhóm 4.Hs quan sát tranh , nói tên sự vật trong tranh, để tìm từ ngữ có chưa vần iu hoặc ưu phù hợp với mỗi tranh, viết kết quả vào VbT.

- HS lắng nghe.

-- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Chữ Nhiều, Thiếu, Bác, Lúc

- Hs nêu các từ viết sai: .( Vd:vườn, chiếc rễ, vòng, chui, hình tròn)

- HS luyện viết bảng con - HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chép theo cặp.

- 1 Hs đọc to yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Hs hoạt động nhóm đôi và tìm kiếm thông tin.

- Hs thực hiện yêu cầu.

- Hs nhận xét.

- Hs thực hiện yêu cầu - Hs làm việc nhóm.

(12)

- Gọi hs lên trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt đáp án: xe cứu thương/ xe cấp cứu, con cừu , cái địu.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hs nêu kết quả

- Nghe viết; Chiếc rễ đa tròn, làm bài tập chính tả.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

Ngày soạn: 12/4/2022 Ngày giảng: 19/4/2022

Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2022

TIẾNG VIỆT

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ BÁC HỒ . CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển được vốn từ về Bác Hồ và nhân dân. Đặt được câu nêu đặc điểm theo mẫu.

- Phát triển năng lực giao tiếp, ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm.

- Phát triển phẩm chất: thể hiện tình yêu với Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, Vở BTTV.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu 5’

* Khởi động:

- Tổ chức cho Hs thi hát bài hát mà Hs thuộc về Bác Hồ.

- Chia sẻ tình cảm của em đối với Bác.

- GV nhận xét, dẫn dắt, kết nối vào bài.

2. HĐ Hình thành kiến thức mới 27’

* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi,thiếu nhi đối với Bác Hồ.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- HS hát.

- Hs chia sẻ.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi,thiếu nhi đối với Bác

(13)

- Gv chiếu các từ yêu thương ,kính

yêu,chăm lo, kính trọng, quan tâm lên bảng.

HDHS sắp xếp các từ thành 2 nhóm

+ Nhóm 1: Những từ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi

+ Nhóm 2: Những từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.56.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi Hs trình bày kết quả.

- GV chữa bài, nhận xét.

* Hoạt động 2: Viết câu giới thiệu.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Gọi HS giải nghĩa từ: anh dũng, cần cù , thân thiện

- GV HD đọc từng câu để chọn phương án đúng.

- YC làm vào VBT tr.56.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

a) HDHS đặt tên cho bức tranh.

GV đưa ra các câu hỏi cho HS dễ trả lời: + + Tranh vẽ gì?

+ Bác Hồ đang làm gì?

+ Em đoán Bác đang ở đâu?

- YC Hs đặt tên.

b)HDHS nói 1 câu về Bác Hồ - YC HS làm việc nhóm 4 - Gọi đại diện các nhóm thi

Hồ.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

+ Những từ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: kính yêu, kính trọng

+ Những từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ: yêu thương, chăm lo, quan tâm.

- 2 Hs nếu kết quả

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời: Viết câu giới thiệu.

- 3-4 HS trả lời.

- HS chia sẻ câu trả lời.

- HS làm bài.

- HS đọc.

- HS trả lời

- HS đặt tên.

+ Bác Hồ chăm sóc cây.

+ Bác Hồ và cây xanh.

- Hs thực hiện yêu cầu.

(14)

- Nhận xét tổng kết, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- ĐD nhóm HS thi xem nhóm nào có câu nói hay.

- Mở rộng vố từ về Bác Hồ, câu nêu đặc điểm.

- Ha lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TIẾNG VIỆT

LUYỆN VIẾT ĐOẠN: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT SỰ VIỆC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được đoạn văn kể lại việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Phát triển kĩ năng nói, viết. Biết trình bày ý kiến cá nhân, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Giúp hình thành và phát triển phẩm chất: Biết lắng nghe và bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua câu chuyện về Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (4’)

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS hát một bài hát về Bác Hồ.

*Kết nối:

- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới( 28’)

* Hoạt động 1: Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc Rễ đa tròn

- Một Hs đọc to yêu cầu các Hs khác đọc thầm.

- Hướng dẫn hs làm việc nhóm 2 cùng nhau kể về việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện theo gợi ý:

+ Em muốn kể về việc làm nào của Bác?

- HS hát bài Đêm qua em m g p Bácơ ặ Hồ.

- Lắng nghe

- Hs đ c yêu cầu.ọ

- Hs th o lu n theo g i ý.ả ậ ợ

(15)

+ Bác làm việc đó như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác?

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.

- Gọi Hs khác góp ý, bổ sung.

* Hoạt động 2: Viết 4-5 câu về việc làm em vừa kể.

- Hoạt động 2 yêu cầu làm gì?

- GV hướng dẫn Hs viết -5 câu về việc làm của Bác mà em vừa kể.

+ GV lưu ý các em về cách viết hoa( chữ đầu câu, tên Bác), dấu chấm cuối câu.

- YC 1 Hs viết vào bảng phụ. Cả lớp viết vào VBT.

- Gọi hs treo bảng phụ và trình bày.

- Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá, TD.

* Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học.

- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến về bài học.

- GV nhận xét giờ học.

- Hs trình bày - Hs nh n xét.ậ

- Hs tr l i: ả ờ Viết 4-5 câu về việc làm em vừa kể.

- Hs lắng nghe.

- Hs th c hi n YCự ệ - Hs trình bày.

- Nh n xétậ

- Viêt đo n vắn k vê m t s vi c.ạ ể ộ ự ệ - Hs nhắc l iạ

- Hs chia sẻ - Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TOÁN

BÀI 98: ÔN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000. Biết kiểm đếm và ghi lại kết quả một số đối tượng thống kê trong một số tình huống đơn giản.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.

(16)

- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong học Toán. Biết chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: SGK, VBT - Học sinh: SGK, VBT

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

*Khởi động

- Cho lớp chơi trò chơi Đố bạn

* VD: Đếm từ 107-126 Đếm các số tròn trăm

Đếm cách 5 bắt đầu từ 10, đếm cách 2 bắt đầu từ 4,… GV giới thiệu bài.

- GV nghe, nhận xét HS.

2. HĐ Thực hành, luyện tập Bài 1 : Số

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 1 yêu cầu gì?

- GV cho HS làm việc nhóm 2

- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu số.

- Nhận xét đánh giá và kết luận số điền được 213.

+ Dựa vào đâu em điền được số 213?

+ Số 213 là số có mấy chữ số? Số có ba chữ số gồm những hàng nào? Nêu cách đọc, viết số có ba chữ số?

Bài 2 (trang 96) - Gọi hs đọc YC

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trong 3’ và làm bảng con.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, đánh giá….

* Làm thế nào em có thể chọn được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong dãy số cho trước?

- Muốn sắp xếp được dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn em làm ntn?

Bài 4 : Số

- HS nêu yêu cầu và mời bạn đếm theo yêu cầu.

- Nghe, nhận xét bạn.

- HS đọc thầ - HS nêu( điền số)

- HS thảo luận nhóm 2 và làm vào VBT - Đại diện HS lên thực hiện.

- HS nói cho bạn nghe vì sao bạn chọn số đó.

- HS trả lời.

- 1 -2 Hs đọc.

- HS quan sát thảo luận và viết vào bảng con theo yêu cầu..

- Đại diện các nhóm trình bày- các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

- HS trả lời.

- HS nêu ý kiến.

(17)

- Yêu cầu HS đọc yc.

- Bài 4 yêu cầu gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả ở phần a và b.

- Nhận xét đánh giá và kết luận:

a) Có 3 hình tứ giác.

Có 4 hình tam giác.

b) Có 8 khối trụ và 4 khối cầu 3. HĐ Vận dụng

Bài 6 : Xem tranh và kiểm đếm mỗi loại nhạc cụ mà các bạn đang cầm và ghi lại kết quả.

- YC Hs quan sát tranh và đọc yêu cầu.

- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’

- Đại diện nhóm lên chỉ và nêu….

- Nhận xét, đánh giá, khen, .chốt bài.

* Củng cố - dặn dò: 3’

Hỏi: Bài học hôm nay em học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Hs đọc yêu cầu.

- Điền Số

- Cá nhân HS quan sát nói cho bạn nghe bức tranh được ghép thành từ những loại hình nào? Có bao nhiêu hình mỗi loại?

- HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân.

- HS đối chiếu, nhận xét, bổ sung cho bạn.

- HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận: qs tranh, kiểm đếm số lượng mỗi loại nhạc cụ mà các bạn đang cầm trên tay rồi ghi lại kết quả.

- Dựa vào kết quả đã kt đếm nêu nhận xét về số lượng từng loại nhạc cụ mà các bạn đang cầm.

- Lớp QS, nhận xét….

- HS nêu ý kiến

- HS nêu.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CÁC MÙA TRONG NĂM (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau. Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.

(18)

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau. Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.

- Thực hiện được việc lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -, Giáo viên: tranh SGK

- Học sinh: SGK. Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

* Khởi động

- GV cho HS nghe nhạc và hát theo bài Khúc ca bốn mùa.

- GV dẫn dắt trực tiếp vào bài.

2. HĐ hình thành kiến thứ mới: 28’

Hoạt động 3: Giới thiệu các mùa nơi em sống

Làm việc nhóm 8

- GV yêu cầu một HS đặt câu hỏi về các mùa, các HS khác trả lời.

- GV gợi ý HS hỏi - đáp:

+ Nơi bạn sống có mấy mùa, là những mùa

nào?

+ Mỗi mùa đó có đặc điem gi ?

+ Có những hoạt động nào nổi bật trong mỗi mùa?

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác nhận, bổ sung câu trả lời

Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Đoán mùa”

- GV chia HS thành các nhóm (5-6 HS một nhóm), mỗi nhóm được phát các bức tranh về một so loài hoa, quả, phong cảnh và các hoạt động của con người.

- Hs TL trong nhóm

- Hs trình bày.

- Hs nhận xét, bổ sung.

- HS nhận các bức tranh.

- HS trả lời:

+ Hình 1: Chợ hoa ngày tết vào mùa xuân.

+ Hình 2: Cốm non có ở mùa

(19)

- GV yêu cầu HS lần lượt từng em, dựa vào mỗi hình, đặt câu hỏi liên quan đến mùa, các bạn khác trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận

* Củng cố - dặn dò 2’

-Hôm nay, học bài gì?

- Nhận xét tiết học - Xem lại bài

thu.

+Hình 3: Thu hoạch cà phê, hoạt động này được diễn ra vào mùa khô.

+ Hình 4: Lễ Khai giảng được tổ chức vào mùa thu.

+ Hình 5: Mọi người trong gia đình đang gói bánh chưng.

Quang cành này diễn ra vào dịp tết Nguyên đán, vào mùa xuân.

+ Hình 6: Đi tắm biển vào ta hè.

+ Hình 7: Hoa điên điển nở vào mùa mưa.

+ Hình 8: Quả vải có ở mùa hè.

+ Hình 9: Người đàn ông đang che chắn cho bò trong mùa đông giá rét.

+ Hình 10: Hình cảnh tuyết rơi trên núi cao vào mùa đông.

- Các mùa trong năm - Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tự tìm đọc một câu chuyện về Bác Hồ. Kể được câu chuyện đã đọc và chia sẻ cảm xúc sau khi đọc câu chuyện.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ, văn học.

- Hình thành và phát triển những PC chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: kính trọng Bác Hồ, học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK

(20)

- HS: Bài thơ, câu chuyện đã sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

(21)

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, đọc rõ ràng một văn bản thông tin, nhận biết một số yếu tố của VB thông tin như trình tự và nội dung của các đoạn văn trong VB.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: quan sát tranh, hiểu và nêu các chi tiết trong tranh ứng với nội dung từng đoạn của bài đọc.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động: 5’

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV hỏi:

+ Tay bạn nam áo kẻ đanng chỉ vào đâu?

+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tranh đang nói gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 28’

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng trung tính pha chút tự hào.

- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến sao vàng năm cánh.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến lịch sử nước nhà.

+ Đoạn 3: Tiếp cho đến mùa khô.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

khí hậu…

- Luyện đọc câu dài: Việt Nam có những vị anh hùng/ có công lớn với đất nước như: /Hai Bà Trưng, / Bà Triệu,/ Trần Hưng Đạo, /Quang Trung,/ Hồ Chí Minh…//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn.

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ:

+ Tay bạn nam đang chỉ vào đất nước Việt Nam trên quả địa cầu.

+ Bạn đang giới thiệu về đất nước mình.

- Lắng nghe

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- Hs luyện đọc

(22)

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc - Gọi Hs nhận xét

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò:2’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.Dặn Hs về đọc bài.

- Đại diện Hs thi đọc - Hs nhận xét

- Hs lắng nghe.

- HS chia sẻ: Đất nước của chúng mình.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

Ngày soạn: 13/4/2022 Ngày giảng: 20/4/2022

Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2022 TOÁN

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 ( TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 1000. Có kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 có nhớ.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong học Toán. Biết chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: vở ô li toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: (5’)

* Khởi động

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài làm bài, lớp làm vào nháp.

Điền dấu >, < , = ?

672 … 682 424 … 244 518 … 618 1000 …900 + 90 + 9 - GV nhận xét. Giới thiệu học

2. Hoạt động LT Thực hành 28’

Bài 1. Viết các số: 857, 678, 599, 1000, 903.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.

- HS lên bảng: Điền dấu >, < , = ? 672 < 682

518 < 618 424 > 244

1000 > 900 + 90 + 9 - HS nhận xét, chữa bài.

(23)

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.

- Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu 2 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.

- Chữa bài , nhận xét bài trên bảng.

=>GV: Vận dụng cách so sánh các số có ba chữ số để làm bài.

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

- Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu 2 HS chữa trên bảng, lớp làm vào VBT.

- Chữa bài , nhận xét Đ - S.

+ Nêu cách đặt tính và tính miệng.

=>GV: Củng cố kĩ năng đặt tính và tính phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000.

Bài 3. Tính nhẩm:

- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn trong vòng 1 phút và làm bài.

- GV nhận xét thống nhất kết quả.

=> GV: Củng cố phép tính cộng, trừ các số có đơn vị đo độ dài

Bài 4: Xếp 4 hình tam giác nhỏ thành hình tam giác to (xem hình vẽ)

- Hs nêu yêu cầu.

- HS làm bài

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn:

599, 678, 857, 903, 1000 b) Theo thứ tự từ lớn đến bé:

1000, 903, 857, 678, 599 - HS đọc bài làm

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

635 + 241 876

986 + 133 853

970 + 29 999

295 + 105 190 - HS nêu

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài nhau

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài

600m + 300m = 900m 2dm + 500dm = 502dm 700cm + 20cm = 720cm 1000km - 200km = 800km

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- HS nhận xét.

(24)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV tổ chức trò chơi: Theo hiệu lệnh của GV, cả lớp xếp hình, tổ nào có nhiều HS xếp đúng nhanh là thắng cuộc.

* Củng cố- dặn dò:2’

+ Bài học hôm nay ôn luyện những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS đọc

- HS chơi trò chơi

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

ĐẠO ĐỨC

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết được ý nghĩa của việc nhận lỗi và sửa lỗi. Nêu được vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi. Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. Hình thành phẩm chất trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: sgk.

- HS: SGK.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Nếu không biết nhận lỗi và sửa lỗi, điều gì sẽ xảy ra?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. HĐ luyện tập – thực hành 28’

a. Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì

- HS tr l i.ả ờ

(25)

sao?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.31, YC thảo luận nhóm đôi, lụa chọn Đồng tình với việc làm nào? Không đồng tình với việc làm nào? giải thích Vì sao.

- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh.

- GV chốt câu trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

b. Thực hành nói lời xin lỗi.

- YC HS quan sát tranh sgk/tr.31, đồng thời gọi HS đọc tình huống của bài.

- YCHS thảo luận nhóm 2 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.

- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV chốt: Khi mắc lỗi chúng ta cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.

c. Xử lí tình huống

- YC HS quan sát tranh sgk/tr.32, đọc tình huống ở mỗi tranh.

- YCHS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.

- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV chốt: Chúng ta cần biết nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu không biết nhận lỗi mà đổ lỗi cho người khác là hành động đáng bị phê phán.

3. HĐ Vận dụng:

*Yêu cầu 1: Chia sẻ với bạn về những lần em đã mắc lỗi và sửa lỗi.

- GV YC thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những lần em đã mắc lỗi và sửa lỗi.

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Yêu cầu 2: Chia sẻ về một lần em chưa biết nhận lỗi? Nếu gặp lại tình huống đó em sẽ làm gì?

- GV YC thảo luận nhóm đôi, chia sẻ

- HS quan sát.

- HS chia s .ẻ - HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS th c hi n theo nhóm 2.ự ệ

- HS th c hi n.ự ệ - HS lắng nghe.

- HS quan sát

- HS th c hi n theo nhóm 4.ự ệ

- HS chia s .ẻ - HS lắng nghe

- HS th o lu n theo c p.ả ậ ặ

- 3-5 HS chia s .ẻ

(26)

với bạn về những lần em đã mắc lỗi và sửa lỗi.

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

*Thông điệp:

- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.32.

- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em được ôn tập kiến thức gì?

- Em học được gì sau bài này?

- Nhận xét giờ học.

- HS đ c.ọ

- HS th c hi n theo nhóm 2.ự ệ - HS th c hi n.ự ệ

- HS đ c.ọ

- HS chia s .ẻ

- Nh n lồ4i và s a lồ4iậ ử

- Cần ph i biêt nh n lồ4i và biêt s a lồ4i.ả ậ ử

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

…………...………

Ngày soạn: 14/4/2022 Ngày giảng: 21/4/2022

Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ĐỌC: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được nội dung của VB là giới thiệu về đất nước Việt Nam với 4 chủ đề bộ phận ( 1. Giới thiệu chung, 2. Lịch sử đất nước, 3. Địa lí, khí hậu, 4. Trang phục truyền thống)

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: quan sát tranh, hiểu và nêu các chi tiết trong tranh ứng với nội dung từng đoạn của bài đọc.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐMĐ: 5’

*Khởi động:

- Gọi Hs đọc lại bài Đất nước của chúng mình.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- 4 hs nối tiếp đọc - Lắng nghe

(27)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 28’

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 111.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.58.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Gv đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1: Tìm các tên riêng có trong bài đọc.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.111.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.58.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: Dùng từ “ là” kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để giới thiệu.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.111.

- HDHS nối kết hợp từ ngữ ở cột A với cột B sao cho phù hợp để tạo thành câu

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS TL các câu hỏi.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Theo thứ tự: 2 - 3 - 1 - 4

C2: Lá cờ tổ quốc ta hình chữ nhật, nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

C3: Bài học nói đến những anh hùng dân tộc là hai Bà Trưng, Bà Triệu Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh

C4: Miền Bắc và miền Trung 1 năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, miền Nam có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án: Việt Nam, Hà Nội, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Bắc , Trung, Nam

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện luyện nói theo yêu cầu.

(28)

giới thiệu

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò:2’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học. Dặn Hs về đọc bài.

- Hs lên bảng thực hiện

+ Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình

+ Thủ đô của nước mình là Hà Nội + Trang phục truyền thống của người Việt là áo dài.

- HsTl: Đất nước của chúng mình.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TOÁN

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng Nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động. Giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong học Toán. Biết chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: vở ô li toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: (5’)

* Khởi động

- Tổ chức cho Hs chơi Truyền điện để ôn lại bảng nhân, chia 2 và 5. Đến phép tính nào Hs Trả lời sai thì sẽ phạt vui hình thức nào đó.

- GV nhận xét. Giới thiệu học 2. Hoạt động LT Thực hành 28’

Bài 1:Bản sau đây cho biết thời gian

- Hs lắng nghe GV ph biên lu t ch i vàổ ậ ơ tham gia ch i.ơ

- HS lắng nghe.

(29)

Hà dành cho một sốt hoạt động trong ngày

Hoạt động Thời gian

Học 4 giờ

Vui chơi 60 phút

Giúp mẹ việc nhà 30 phút

Xem ti vi 45 phút

Trong các hoạt động trên , Hà dành nhiều thời gia cho hoạt động nào?

- Gọi hs đọc YC

- GV phân tích bảng: gồm 2 cột thời gian và hoạt động.

- GV giúp HS hiểu: Hoạt động ở cột bên trái diễn ra trong khoảng thời gian ở cột bên phải.

- HS đọc các hoạt động tương ứng với khoảng thời gian.

+Trong các hoạt động trên Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào?

- GV nhận xét – thống nhất kết quả đúng.

Bài 2: Bình cân nặng 27kg , Hải nặng hơn Bình 5kg. Hỏi Hải cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

- 1 HS đọc đề bài - GV tóm tắt :

+ Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ?

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán - YC 1 Hs làm bảng phụ. Học sinh vào vở.

- Treo bảng phụ, YC Hs trình bày.

- GV gọi Hs dưới lớp nhận xét.

=> GV nhạn xét, kết luận: Lưu ý dạng

- HS đ c bàiọ

- Dướ ới l p theo dõi nh n xét.ậ - HS quan sát b ng.ả

- 1- 2 Hs đoc.

- Trong các ho t đ ng trên Hà dànhạ ộ nhiêu th i gian nhầt cho ho t đ ng h cờ ạ ộ ọ t pậ

- HS đ c

Tóm tắt Bình cần n ng: 27 kgặ H i n ng h n Bình: 5kgả ặ ơ H i cần n ng………. ? kgả ặ - HS đ c l i bài toánọ ạ - Th c hi n nhi m vự ệ ệ ụ

Bài gi iả

H i n ng sồ ki – lồ- gam là :ả ặ 27 + 5 = 32 ( kg ) Đáp sồ : 32 kg

(30)

toán về nhiều hơn , lưu ý cách viết đơn vị : kg

Bài 3: Hai xã Đinh Xá và Hiệp Hòa cách nhau 11km. Nhà bạn Phương cách xã Hiệp Hòa 20km( xem hình vẽ). Hỏi nhà bạn Phương cách xã Đinh Xá bao nhiêu ki-lô-mét?

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ? - Yêu cầu học sinh làm bài

- GV nhận xét

+ Danh số của bài toán này là gì ?

* Củng cố- dặn dò:2’

+ Bài học hôm nay ôn luyện những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs trình bày - Hs nh n xétậ - hs lắng nghe

- 1 HS đ c đê bài.ọ

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu l i bài toánạ - HS làm bài vào v - 1 HS làm trên b ngở ả

Bài gi iả

Nhà b n Phạ ương cách xã Đinh Xá sồ km là :

20 – 11 = 9 ( km ) Đáp sồ : 9 km - HS tr l iả ờ

- Hs nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 29:

BẢO VỆ CẢNH QUAN QUÊ EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhớ lại và kể được những cảnh quan chung cần chăm sóc ở địa phương, ở gần nơi em ở, nơi em học.

- Giúp HS đặt mình vào các tình huống khác nhau để biết cách ứng xử phù hợp khi muốn bảo vệ cảnh quan chung.

20km

Hiệp Hòa Đinh Xá

Nhà Phương

11km

(31)

- Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề giữ gìn bảo vệ cảnh quan chung.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 5’

− GV giới thiệu bài hát “Ra chơi vườn hoa”

của nhạc sĩ Văn Tấn. Cả lớp cùng hát tập thể.

− GV gợi ý HS định nghĩa thế nào là “của chung”. Tại sao bông hoa lại là “của chung”?

Bông hoa do ai trồng? Ai được ngắm hoa?

Có được ngắt hoa về làm của riêng trong nhà mình không?

Kết luận: Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những cảnh quan chung – là của chung tất cả mọi người, ai cũng có quyền sử dụng, ai cũng có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ về những cảnh quan cần chăm sóc, bảo vệ ở quê em.

15’

- GV hỏi: Những gì trong bài hát các em vừa nghe được gọi là “của chung”

− GV đề nghị HS làm việc nhóm 4. Mỗi nhóm nhớ lại cảnh quan xung quanh mình và viết hoặc vẽ ra những nơi cần được gìn giữ.

− GV đặt câu hỏi:

+ Vì sao mỗi người đều có trách nhiệm phải gìn giữ cảnh quan này? Đây có phải “của mình” đâu, “của chung” cơ mà!

+ Gìn giữ cảnh quan nghĩa là làm những việc gì?

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: 8’

− GV đề nghị HS chia thành hai nhóm chính:

một nhóm thể hiện tình huống và một nhóm đưa ra lời khuyên.

- HS hát.

- Hs TL nhóm

- 2-3 HS trả lời “của chung” là tất cả mọi người mà em biết (công viên, vườn hoa, bảo tàng và các nơi công cộng khác).

-HS Trả lời.

- Hs TL nhóm

(32)

− Trong tiểu phẩm HS đưa ra lời khuyên bắt đầu bằng các từ “Hãy…” với các việc cần làm và “Đừng / Xin đừng…” với các việc không nên làm.

− Khuyến khích các nhóm đưa ra thật nhiều tình huống và khen ngợi những nhóm đưa ra được nhiều lời khuyên phù hợp nhất.

Ví dụ: HS diễn cảnh đi chơi vườn hoa, người ngắm hoa, người khen hoa đẹp, ngửi hoa – khen hoa thơm… Một bạn nhỏ định ngắt hoa.

Bạn khác nói: “Ấy ấy! Xin đừng hái hoa!”.

Một nhóm khuyên: Hãy giữ gìn cảnh quan chung: không giẫm nát cỏ, không ngắt hoa.

Ngược lại, chúng ta có thể tưới cây, tưới hoa, nhặt rác,…

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

4. Cam kết, hành động: 2’

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể lại cho bố mẹ nghe những việc các em đã làm để bảo vệ cảnh quan quê em

- HS lắng nghe.

- Hai nhóm thực hiện.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS trả lời - HS thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

…………...………

Ngày soạn: 15/4/2022 Ngày giảng: 22/4/2022

Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2022

TIẾNG VIỆT

NÓI VÀ NGHE: THÁNH GIÓNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết quan sát tranh, hiểu và nêu được các chi tiết trong tranh ứng với nội dung của từng đoạn trong bài đọc. Biết chia sẻ những trải nghiệm suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài học , trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh minh họa.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Phát triển phẩm chất: yêu quê hương, đất nước. Noi gương thế hệ trước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(33)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ mở đầu 5’

* Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. HĐ Khám phá kiến thức mới 28’

* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi bên dưới tranh:

+ Tranh 1: Cậu bé Gióng có gì đặc biệt?

+ Tranh 2: Gióng đã nói gì với sứ giả?

+ Tranh 3: Gióng đã thay đổi như thế nào?

+ Tranh 4: Sau khi đánh đuổi giặc Ân, Gióng đã làm gì?

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV thống nhất đáp án, kể câu chuyện 2 lượt với giọng diễn cảm.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- YC HS nhẩm lại từng đoạn câu chuyện.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- HDHS kể với người thân những điều mà em thấy thú vị nhất trong câu chuyện Thánh Gióng

- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.59.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 2’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Hs chia sẻ - Hs lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- Hs chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 ( TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(34)

- Củng cố kĩ năng Nhân chia trong phạm vi các bảng nhân chia đã học. Vận dụng để giải toán có lời văn

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong học Toán. Biết chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: vở ô li toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: (5’)

* Khởi động

- Tổ chức cho Hs chơi Truyền điện để ôn lại bảng nhân, chia 2 và 5. Đến phép tính nào Hs Trả lời sai thì sẽ phạt vui hình thức nào đó.

- GV nhận xét. Giới thiệu học 2. Hoạt động LT Thực hành 28’

Bài 1. Tính nhẩm:

- Gọi HS đọc yêu cầu .

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét

+ Dựa vào đâu để em làm bài.

=> GV: Củng cố các bảng nhân, chia đã học.

Bài 2: Học sinh lớp 2A xếp thành 5 hàng. Môi hàng 7 học sinh. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh.

- Gọi 1HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV kết hợp tóm tắt lên bảng.

Tóm tắt

Mỗi hàng : 3 học sinh

- Hs lắng nghe GV ph biên lu t ch i vàổ ậ ơ tham gia ch i.ơ

- HS lắng nghe.

-1 HS nêu yêu cầu.

- Bài yêu cầu ta tính nh m.ẩ - HS làm bài.

2x8=16 12:2= 6 5x9=45 20:5=4 2x9=18 14:2=7 5x7=35 10:5=2 5x4=20 16:2=2 5x8=40 50:5=10 5x6=30 18:2=9 5x4=20 15:5= 3 - L p đ c bài làmớ ọ

- Nh n xétậ - HS tr l iả ờ

- HS nồi tiêp nêu kêt qu - GV ghi lênả b ng.ả

- HS đ c bài toán.ọ - HS tr l i.ả ờ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Để phát huy tốt, phát triển tốt và khai thác tối đa các năng lực của học sinh như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến