• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn: 20/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 23 tháng 11 năm 2020 Tập đọc

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.

2. Kĩ năng: Đọc trơn, trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ 3. Thái độ: HS tích cực học tập

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

* BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.

* QTE: Trẻ em có quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ. Trẻ em có bổn phận phải ngoan ngoãn biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô và người lớn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị: nhận biết được ý nghĩa của câu chuyện, từ đó xác định được tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.

- Thể hiện sự cảm thông (hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa, bảng phụ. PHTM

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gọi HS đọc bài.

- Vì sao mẹ lại chọn quả to nhất và vàng nhất bày lên bàn thờ ông?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: (1’)

- Gv quảng bá hình ảnh cây vú sữa.

b, Luyện đọc: (35’) + GV đọc mẫu.

+ Luyện đọc và giải nghĩa từ:

* Đọc câu.

- GV nghe sửa phát âm cho HS.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV đưa ra 1 số câu cần luyện đọc:

Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.

- Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

- Hướng dẫn giải nghĩa.

- 3 em đọc bài: Cây xoài của ông em - Để tưởng nhớ, biết ơn ông đã trồng cây cho con cháu lấy quả ăn.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Hs quan sát trên máy tính bảng và trả lời câu hỏi.

- HS đọc nối tiếp câu 2 lần.

- HS luyện đọc từ khó: la cà, khắp nơi, trổ ra, nở trắng.

- 4 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.( đoạn 2 chia làm 2)

- HS phát hiện cách đọc câu dài.

- 1 em đọc chú giải.

(2)

- Đặt câu với từ: la cà

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV quan sát, giúp các nhóm luyện đọc.

* Thi đọc giữa các nhóm.

- GV nghe sửa phát âm.

* Đọc đồng thanh.

- HS đặt câu

- HS luyện đọc trong nhóm.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- Theo dõi nhận xét bạn đọc.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 2.

Tiết 2 c, Hướng dẫn tìm hiểu bài: (17’)

- Vì sao cậu bé lại bỏ nhà ra đi?

- Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường trở về nhà?

- Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?

- Cây có gì lạ ?

- Thứ quả trên cây lạ như thế nào?

- Những nét nào của cây gợi nên hình ảnh của mẹ ?

- Theo con nếu gặp lại mẹ cậu bé sẽ nói gì với mẹ ?

* BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.

* QTE: Trẻ em có quyền và bổn phận gì ?

d, Luyện đọc phân vai: (20’)

- GV đọc mẫu lần 2 nêu lại cách đọc bài: Giọng đọc chậm rãi nhẹ nhàng, giàu cảm xúc, nhấn giọng ở những từ gợi tả gợi cảm.

- GV hướng dẫn cách đọc theo vai.

- Nhận xét.

- HS đọc thầm đoạn 1

- Cậu bé ham chơi bị mẹ mắng cậu bỏ..

- HS đọc thầm đoạn 2.

- Cậu bị đói rét, lại bị bọn trẻ lớn hơn đánh, cậu nhớ đến mẹ bèn tìm đường trở về nhà.

- Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

- Từ các cành lá cá đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây, hoa rụng rồi quả xuất hiện.

- Lớn nhanh da căng mịn, màu xanh óng ánh ... tự rơi vào lòng cậu, khi môi cậu vừa chạm vào bỗng một dòng sữa trắng trào ra.

- HS đọc thầm đoạn 3.

- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xanh xòa ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về.

- HS Con đã biết lỗi rồi, con xin lỗi mẹ.

- Tình cảm mẹ dành cho con là bao la.

- HS lắng nghe.

- Quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ. Bổn phận phải ngoan ngoãn biết nghe lời dạy bảo của mẹ…

- HS đọc trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố dạn dò:(3’)

- Qua câu chuyện này các con hiểu được điều gì ?

- GV tổng kết bài, liên hệ giáo dục học sinh, nhận xét giờ học.

(3)

- Về luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài: Mẹ

Toán

TÌM SỐ BỊ TRỪ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính

2. Kĩ năng: Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.

- Vẽ được đoạn thẳng, xác định được điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức tích cực tự giác trong học tập.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Gọi 2 em lên bảng thực hiện: Tìm x 29 + x = 92 x + 17 = 52 - Nhận xét.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài:(1’) b, Tìm số bị trừ: ( 12’)

* Bài toán 1: Có 10 ô vuông, bớt đi 4 ô vuông. Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông ? - Làm như thế nào để biết còn lại 6 ô vuông ?

- Nêu tên các thành phần và kết quả trong phép trừ ?

* Bài toán 2: Có 1 mảnh giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ 1 có 4 ô vuông, phần thứ 2 có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông ?

- Làm thế nào tìm ra 10 ô vuông?

- Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6.

- Đọc phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại?

- Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm như thế nào?

- Ghi: x = 6 + 4

- 2 em làm bảng - Lớp làm nháp - Nhận xét, bổ sung.

- Còn lại 6 ô vuông - Lấy 10 - 4 = 6

SBT ST Hiệu

- 10 ô vuông - Lấy 4 + 6 = 10

- Ta có: x - 4 = 6 - Thực hiện phép tính 4 + 6

x - 4 = 6

(4)

- Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?

- x được gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?

- 4 được gọi là gì trong phép tính này ? - 6 được gọi là gì trong phép tính này ? - Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm thế nào ? c, Luyện tập

* Bài 1(10’): Tìm x - GV quan sát .

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?

* Bài 2(5’): Số?

- Những ô trống cần điền đóng vai trò là thành phần nào của phép tính trừ ?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu cách tìm số bị trừ ?

* Bài 4(5’):

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Nêu cách vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước

- Từ 2 điểm ta có thể vẽ được mấy đoạn thẳng

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

x = 6 + 4 x = 10 - Số bị trừ.

- Số trừ.

- Hiệu.

- Lấy hiệu cộng với số trừ.

- 3 em nhắc lại quy tắc.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- 3 em lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Lấy hiệu cộng với số trừ.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- Hiệu và số bị trừ.

- 1 em lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Lấy hiệu cộng với số trừ.

- 1 em đọc yêu cầu.

- Dùng thước và bút chì nối 2 điểm lại.

- Vẽ được 1 đoạn thẳng.

- HS làm vào vở.

- Đổi vở kiểm tra chéo.

- Đọc bài làm, nhận xét bổ sung.

3, Củng cố, dặn dò:(3’) - Nêu cách tìm số bị trừ ?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về học bài, chuẩn bị bài sau.

Đạo đức

QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN ( Tiết 1 )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi khó khăn. Sự cấn thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn.

- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việt quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập,

lao động và sinh hoạt hằng ngày.

2. Kĩ năng: Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

(5)

3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu mến quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh, phải đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài hát: Tìm bạn thân.Loa, đài. Tranh truyện: Giờ ra chơi. Bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- Tổ chức trò chơi phóng viên:

- Thế nào là chăm chỉ học tập?

- Chăm chỉ học tập có lợi gì ? - Nhận xét.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài:(1’)

b, Hoạt động 1(13’) Kể chuyện: Giờ ra chơi của Hương Xuân

- GV kể chuyện: Trong giờ ra chơi.

- Các bạn HS lớp 2A làm gì khi Cường bị ngã?

- Em có đồng tình với các bạn lớp 2A không

? Vì sao ?

- KL: Khi bạn ngã em cần hỏi thăm, nâng bạn dậy, đó là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn

c, Hoạt động 2(10’): Thảo luận nhóm: Việc làm nào đúng/ sai.

- GV chia nhóm, yêu cầu thảo luận.

- Hướng dẫn trình bày.

d, Hoạt động 3(10’): Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn bè.

- Hướng dẫn làm việc cá nhân - Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn?

- HS nghe và trả lời câu hỏi:

- Các bạn lớp 2A và Hợp chạy lại ân cần hỏi bạn có đau không và đưa bạn xuống phòng Y tế.

- HS : Em có. Khi bạn ngã phải giúp đỡ bạn.

- Các nhóm thảo luận bài 2/VBT chỉ ra hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn? Tại sao?

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của bài 3

+ Vì : Em yêu mến các bạn - Em làm theo lời thầy cô giáo - Bạn có hoàn cảnh khó khăn 3, Củng cố, dặn dò: (3’)

- Nêu một số việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn

*Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử. Quyền được bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.

- GV tổng kết bài, liên hệ giáo dục học sinh, nhận xét giờ học.

(6)

- Về thực hiện việc biết quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh.

Ngày soạn: 20/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2020 Toán

13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 - 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5

2. Kĩ năng: Lập được bảng 13 trừ đi một số. Vận dụng làm các bài tập có liên quan. Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 13 - 5

3. Thái độ: Học sinh tích cực tự giác trong giờ học.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1, Kiểm tra bài cũ: (4) - Gọi HS làm bảng.

- GV nhận xét.

2, Bài mới:

a, Giới thiệu bài: (1’) b, Phép trừ 13 - 5: (5’)

- Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?

- Để biết được còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?

- GV yêu cầu nêu cách bớt.

- 13 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính?

- Vậy 13 - 5 = ?

* Hướng dẫn đặt tính và tính:

c, Bảng công thức 13 trừ đi một số:(5’) - Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả.

- Hướng dẫn học thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số.

d, Luyện tập.

* Bài 1/a:(4’): Tính nhẩm

- 2 em lên bảng, lớp làm nháp.

- Tìm x: x - 14 = 62 x - 13 = 30 - HS nhận xét, bổ sung.

- HS nghe và đọc lại bài toán.

- HS lấy 13 que tính. Thực hiện thao tác bớt 5 que tính để tìm kết quả của bài toán trên.

- 13 que tính bớt 5 que tính còn 8 que tính.

13 - 5 = 8

- 1 em lên bảng đặt tính và tính - lớp làm bảng con.

- HS nhắc lại cách trừ.

- HS thao tác bằng que tính, nêu kết quả: nối tiếp nêu kết quả mỗi em 1 phép tính.

- Xung phong đọc thuộc bảng công thức.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- 3 em làm bài bảng, mỗi em 1 cột

(7)

- GV quan sát HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Khi biết 8 + 5 = 13 có cần tính 5 + 8 = ? không? Vì sao?

- Khi biết 8 + 5 = 13 có thể ghi ngay kết quả 13 - 8 và 13 - 5 không? Vì sao?

* Bài 2(7’): Đặt tính rồi tính.

- Quan sát HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính?

* Bài 3(10’): Bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Muốn biết cửa hàng còn lại mấy quạt điện ta làm như thế nào ?

- Quan sát HS.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu câu lời giải khác ?

- Nêu các bước giải bài toán có lời văn ?

tính - Lớp làm vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, đánh giá.

- Không. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

- Có vì lấy tổng trừ đi số hạng này thì được số hạng kia.

- 1 em đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài.

- 2 em lên bảng.

- Chữa bài nhận xét bổ sung.

- 2 em nêu.

- 1 em đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Số quạt điện cửa hàng còn lại là:

13 - 9 = 4 (quạt điện ) Đáp số: 4 quạt điện - HS nêu

- Giải theo 3 bước 3, Củng cố, dặn dò: ( 3’ )

- 2 em đọc thuộc bảng công thức: 13 trừ đi một số ? - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà học thuộc bảng công thức 13 trừ đi 1 số, chuẩn bị bài sau.

Kể chuyện

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Học sinh nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng của mình.

- Học sinh hiểu được tấm lòng yêu thương của mẹ đối với con và có ý thức biết yêu thương cha mẹ

2. Kĩ năng: Kể rõ ràng, mạch lạc.

3. Thái độ: HS tích cực học tập.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(8)

- Câu văn dài.

- Bảng phụ ghi ý tóm tắt ở Bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1, Kiểm tra bài cũ: (4’) - Gọi HS kể lại chuyện: Bà cháu.

- GV nhận xét.

2, Bài mới:

a, Giới thiệu bài: (1’) b, Hướng dẫn kể chuyện:

* Bài 1(10’): Kể lại từng đoạn bằng lời của em.

- GV hướng dẫn: Kể đúng ý câu chuyện, có thể thêm hoặc bớt từ.

- GV nhận xét.

* Bài 2(12’): Kể lại toàn bộ câu chuyện:

a. Cậu bé trở về nhà.

b. Không thấy mẹ cậu ôm lấy cây xanh mà khóc.

c. Từ trên cây, quả lạ xuất hiện rơi vào lòng cậu.

d. Cậu bé nhìn cây ngỡ như được thấy mẹ.

* Kể chyện trong nhóm

- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.

* Kể chuyện trước lớp.

- GV nhận xét.

* Bài 3(10’): Kể đoạn kết của câu chuyện theo ý riêng.

- Em mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào ?

- GV nhận xét, đánh giá.

*Bảo vệ môi trường: GV liên hệ giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.

- 2 em tiếp nối nhau kể chuyện Bà cháu

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- HS kể mẫu.

- 3 em kể đoạn 1.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- HS kể trong nhóm, mỗi em kể một ý nối tiếp nhau.

- HS nghe góp ý.

- Đại diện nhóm thi kể.

- HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.

- 1 em nêu yêu cầu.

- Mẹ sống lại ở với con.

- 3 em kể toàn bộ câu chuyện (đoạn kết theo ý riêng.)

- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.

- HS lắng nghe.

3, Củng cố dặn dò (3’)

- 1 em kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa của chuyện ?

- GV tổng kết bài, liên hệ giáo dục học sinh, nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.

(9)

Chính tả ( Nghe - viết ) SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nghe, viết đúng chính tả đoạn văn trong bài Sự tích cây vũ sữa. Làm đúng các bài tập phân biệt ng/ ngh ; tr/ ch( BT2, BT3a)

2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả, bài biết đảm bảo tốc độ. Nghe viết chính xác, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi trong bài Sự tích cây vú sữa. Điền đúng ng/

ngh ; tr/ ch.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập. Bảng phụ viết quy tắc chính tả với ng/ ngh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1, Kiểm tra bài cũ: (4’) - GV đọc: con gà, ghi nhớ, cái gáo, thác ghềnh.

- GV nhận xét.

2, Bài mới:

a, Giới thiệu bài: (1’)

b, Hướng dẫn học sinh viết chính tả:

(25’)

- GV đọc đoạn cần viết:

- Từ các cành lá các đài hoa xuất hiện như thế nào?

- Quả trên cành xuất hiện ra sao?

- Bài chính tả có mấy câu?

- Luyện viết từ khó:

- GV nhận xét, sửa sai.

- Trước khi viết bài ta cần chú ý điều gì ? - GV đọc.

- GV theo dõi uốn nắn.

- GV đọc lại.

- GV nhận xét 5 bài.

c, Hướng dẫn làm bài tập:(7’)

* Bài 1: Điền vào chỗ trống ng hay ngh.

- Quan sát HS.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu quy tắc viết ng/ ngh ?

- 2 em lên bảng viết, lớp viết nháp.

- Nhận xét, bổ sung.

- 2 em đọc lại.

- trổ ra, bé tí, nở trắng như mây.

- lớn nhanh, da xanh mịn, xanh óng - 4 câu.

- HS đọc lại đoạn văn có dấu phẩy.

- HS tìm, đọc, viết bảng con: trổ ra, nở trắng, trào ra.

- 1 em nêu tư thế…

- HS viết bài.

- HS đổi vở soát lỗi.

- 1 em nêu yêu cầu.

- 1 em làm bài bảng - lớp làm vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

người cha, suy nghĩ, con nghé…

- ng + a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

- ngh + i, e, ê.

- 1 em nêu yêu cầu.

(10)

* Bài 2 a: Điền tr hay ch.

- Quan sát HS.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- HS làm bài

- 2 em làm bài bảng.

- HS chữa bài, nhận xét:

con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát.

3, Củng cố, dặn dò (3’)

- 1 em nêu lại quy tắc viết ng/ ngh ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, chữ viết của học sinh.

- Dặn về luyện viết lại những chữ đã viết sai, chuẩn bị bài sau

Tự nhiên và xã hội

ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS kể được tên, nhận dạng và nêu được công dụng của các đồ dùng thông thường trong nhà. Biết phân biệt loại đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.

2. Kĩ năng: Biết cách sử dụng và bảo quản đồ dung.

3. Thái độ: Yêu thích tiết học.

* BVMT: Có ý thức cẩn thận ngăn nắp, gọn gàng.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh trong SGK, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra: (4’)

- Để gia đình luôn vui vẻ, hòa thuận mỗi thành viên phải có trách nhiệm gì?

- Nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài ( 1’ )

- Kể tên 5 đồ vật có trong gia đình em?

b. Hoạt động1:(10’) Thảo luận nhóm:

- Yêu cầu thảo luận và giao nhiệm vụ - Kể tên các đồ dùng trong gia đình và nêu ích lợi của chúng?

- Ngoài những đồ dùng trong SGK, ở gia đình em còn có những đồ dùng nào nữa KL:

c. Hoạt động 2:(10’) Phân loại các đồ dùng

- Hướng dẫn thảo luận, giao nhiệm vụ - Yêu cầu báo cáo kết quả

- Nhận xét, bổ sung.

d. Hoạt động 3: (12’) Bảo quản đồ dùng trong gia đình.

- HS trả lời

- Làm tròn trách nhiệm của mình:

làm tốt công việc phù hợp, được phân công.

- 2, 3 em kể.

- HS quan sát H1, 2, 3 trong SGK và thảo luận rồi ghi kết quả vào phiếu.

- Yêu cầu 2 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

- HS thảo luận và ghi vào phiếu bài tập. Sắp xếp các đồ dùng dựa vào vật liệu làm ra chúng

- Nhận xét, bổ sung - Thảo luận cặp đôi

(11)

- Yêu cầu làm việc với SGK và trả lời câu hỏi

- Các bạn trong tranh đang làm gì?

- Việc làm của các bạn có tác dụng gì?

- Với đồ dùng bằng thủy tinh, muốn bền, đẹp cần lưu ý gì khi sử dụng.

- Với đồ dùng sử dụng điện cần lưu ý gì để an toàn?

- Chúng ta cần giữ gìn bàn ghế, giường tủ như thế nào?

* BVMT: GV lien hệ …Có ý thức cẩn thận ngăn nắp, gọn gàng.

* QTE: Có bổn phận giúp đỡ cha mẹ lau dọn vệ sinh giữ gìn đồ đạc gon gàng, ngăn nắp

- HS trình bày

- Cẩn thận, nhẹ nhàng tránh làm vỡ.

- Cẩn thận nhờ người lớn giúp đỡ, lau khô tay khi cắm điện…chú ý không để bị điện giật

- Lau chùi thường xuyên không vẽ bậy.

- HS lắng nghe

3. Củng cố - dặn dò (3’)

- Chúng ta phải làm gì cho đồ dùng luôn bền và đẹp?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 20/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2020 Toán

33 - 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 - 5.

2. Kĩ năng: Áp dụng phép tính trừ có nhớ dạng 33 - 5 để giải các bài tập có liên quan. Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 - 8).

3. Thái độ: Học sinh tích cực tự giác trong giờ học.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) - Đọc bảng trừ 13 trừ đi 1 số.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài:(1’)

- 2 em lên bảng đọc thuộc lòng bảng 13 trừ đi 1 số.

- HS nhận xét, bổ sung.

(12)

b, Phép trừ 33 - 5 (10’)

- Có 33 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Để biết được còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?

* Hướng dẫn tìm kết quả:

- Vậy 33 que tính bớt 5 que tính còn bao nhiêu que tính ?

- Vậy 33 – 5 = ?

* Hướng dẫn đặt tính và tính:

c, Luyện tập .

* Bài 1(5’): Đặt tính rồi tính - Quan sát HS làm bài.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính ?

* Bài 2(7’): Tìm x(a, b) - GV quan sát HS làm bài.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu tên gọi thành phần trong mỗi phép tính ?

- Nêu cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ chưa biết ?

* Bài 3(10’): Bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Yêu cầu tìm gì ?

- Muốn biết lớp 2C còn lại bao nhiêu HS ta làm như thế nào ?

- Quan sát.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu câu trả lời khác ?

- 1 em nêu lại bài toán.

- HS lấy 3 bó que tính và 3 que tính rời. Thực hiện thao tác bớt 5 que tính để tìm kết quả.

- Có 33 que tính bớt đi 5 que tính còn lại 28 que tính.

33 - 5 = 28

- 1 em lên bảng đặt tính và tính, lớp làm bảng con.

- 1 em nhắc lại cách trừ.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- 2 em làm bảng, lớp làm vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 2 em nêu.

- 1 em đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm, 3 em lên bảng.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS đổi chéo vở kiểm tra, báo cáo.

- HS nêu.

- Tìm số hạng lấy tổng trừ đi số hạng kia. - Tìm số bị trừ lấy hiệu cộng với số trừ.

- 1 em đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.

Bài giải

Lớp 2C còn lại số học sinh là:

33 - 4 = 29 (học sinh) Đáp số: 29 học sinh.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Số HS lớp 2C còn lại là.

3. Củng cố, dặn dò:( 3’ )

- 1 em nêu lại cách đặt tính và tính 33 - 5 ? - GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài sau.

Tập đọc MẸ

I. MỤC TIÊU

(13)

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ ngữ: nắng oi, giấc tròn. Hiểu hình ảnh so sánh:

chẳng bằng…mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

- Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con (Thuộc lòng 6 dòng thơ cuối).

- Cảm nhận được cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con.

2. Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài, ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát ( 2/ 4 và 4/ 4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/ 3 và 3/ 5).

3. Thái độ: HS tự giác học tập.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

* BVMT: Cảm nhận được cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:( 4’)

- Gọi HS đọc bài Sự tích cây vú sữa và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài:( 1’) b, Luyện đọc( 10’)

* Đọc mẫu.

* Luyện đọc và giải nghĩa từ.

- Đọc từng dòng thơ.

- Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn:

- Hướng dân đọc ngắt nhịp Lặng rồi/ cả tiếng con ve//

Con ve cũng mệt /vì hè nắng oi//

Những ngôi sao/ thức ngoài kia//

Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con//

- Giải nghĩa từ khó.

- Đặt câu có từ: nắng oi.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV nghe sửa phát âm.

* Thi đọc giữa các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh

- 2 em đọc bài: Sự tích cây vú sữa và TLCH.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc nối tiếp dòng thơ.

- HS luyện đọc từ khó: lặng rồi, lời ru , giấc tròn, suốt đời.

- 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.

- Đoạn 1: 2 dòng đầu.

- Đoạn 2: 6 dòng thơ tiếp theo.

- Đoạn 3: 2 dòng còn lại.

- HS luyện đọc, ngắt nghỉ nhịp thơ:

- HS đọc chú giải trong SGK:

- HS đặt câu.

- HS đọc trong nhóm.

- Theo dõi nhận xét bạn đọc.

- Các nhóm thi đọc nối tiếp 3 đoạn.

- HS nhận xét.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

c, Hướng dẫn tìm hiểu bài:(12’) - Hình ảnh nào cho thấy đêm hè oi

- HS đọc thầm đoạn 1.

- Tiếng ve lặng đi vì ve cũng mệt trong

(14)

bức ?

- Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc ?

*BVMT: Cảm nhận được cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con.

- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?

- Con hiểu hai câu thơ: Những ngôi

……Chẳng bằng..như thế nào ?

- Qua bài thơ con hiểu được điều gì ?

* Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền và bổn phận gì ?

d, Học thuộc lòng bài thơ: (10’) - Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng.

- Nhận xét, đánh giá.

đêm hè oi bức.

- HS đọc thầm đoạn 2.

- Mẹ vừa đưa võng vừa hát ru vừa quạt cho con ngủ.

- Người mẹ được so sánh với hình ảnh những ngôi sao thức, như ngọn gió mát lành.

- HS: mẹ đã phải thức rất nhiều…

- Mẹ luôn vất vả để nuôi con và dành cho

Con tình yêu thương nhất.

- Quyền được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ. Bổn phận phải ngoan ngoãn biết nghe lời dạy bảo của mẹ,cha..

- HS đọc nhẩm theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm thi đọc thuộc lòng.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố dặn dò:(3’)

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài ?

- GV tổng kết bài, liên hệ giáo dục HS, nhận xét giờ học . - Về nhà học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài sau.

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM. DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống; nói đươc 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh.

2. Kĩ năng: Biết ghép các tiếng tạo thành từ, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống, đặt dấu phẩy ngăn cách các bộ phận giống nhau trong câu.

3. Thái độ: Học sinh tích cực tự giác trong học tập.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

*BVMT: Gv liên hệ giáo dục hs tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa Bài 2/ SGK. Vở bài tập, bảng nhóm. Bảng phụ.

(15)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- Kể tên đồ dùng trong gia đình và tác dụng của nó ?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a, Giơí thiệu bài:(1’)

b, Hướng dẫn làm bài tập:

* Bài 1(9’): Ghép các tiếng sau thành từ có hai tiếng: yêu, thương , quý, mến, - Quan sát, giúp HS .

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Tìm các từ ngữ khác cũng thể hiện tình cảm gia đình ?

- Đặt câu với từ vừa tìm được ?

* Bài 2(7’): Em chọn từ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh ? - Hướng dẫn HS: cần chọn từ phù hợp ( VD: Không nên nói: Cháu thương mến ông bà.)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

*Bảo vệ môi trường: GV liên hệ giáo dục hs tình cảm yêu thương, gắn bó với gia đình.

* Bài 3(10’): Nhìn tranh nói 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con

- Người mẹ trong tranh đang làm gì ? - Bạn nhỏ đang làm gì ?

- Vẻ mặt của mọi người trong ….?

- Trong tranh còn có hình ảnh nào nữa ? - Nhận xét, đánh giá.

* Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền và bổn phận gì ?

* Bài 4(6’): Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau ?

- 2 em lên bảng kể:

+ Nồi dùng để nấu.

+ Chảo dùng để xào, rán.

+ Tủ dùng để đựng quần áo,…

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 em nêu yêu cầu.

- 1 em làm mẫu.

- Làm bài cá nhân.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- yêu thương, yêu quý, thương yêu, thương mến, quý mến, mến yêu, mến thương, kính yêu, kính quý.

- Chăm sóc, chăm lo, săn sóc,…

- HS đặt câu.

- 1 em nêu yêu cầu.

- Làm bài VBT, 3 em làm bài bảng.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

a) kính yêu b) yêu quý c) thương yêu - HS lắng nghe.

- 1 em đọc yêu cầu.

- Quan sát tranh SGK.

- Mẹ đang bế em bé trên tay.

- Bạn nhỏ khoe với mẹ bài … - Rất vui.

- Em bé đang ngủ trong vòng tay….

- HS nối tiếp nêu câu nói của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- Quyền được có gia đình, được mọi người trong gia đình thương yêu, chăm sóc. Bổn phận phải biết yêu thương mọi người…

- 1 em đọc yêu cầu của bài.

- 1 em nêu cách làm, 1 em làm bảng.

(16)

- GV quan sát.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Giữa các bộ phận giống nhau ta phải đặt dấu câu gì ?

a. Chăn màn, quần áo được….

b. Giường tủ, bàn ghế được kê….

- HS chữa bài , nhận xét, bổ sung.

- Ta đặt dấu phẩy…

3. Củng cố dặn dò (3’)

- Nêu những từ ngữ về tình cảm gia đình ? - Khi nào ta dùng dấu phẩy ?

- GV tổng kết bài, liên hệ giáo dục, nhận xét giờ học.

- Về nhà tập tìm thêm các từ ngữ chỉ tình cảm gia đình, chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 20/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 26 tháng 11 năm 2020 Toán

53 - 15

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 - 15.

2. Kĩ năng: Biết tìm số bị trừ, dạng x - 18 = 9. Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép trừ. Biết vẽ hình vuông theo mẫu( vẽ trên giấy ô li).

3. Thái độ: Học sinh tích cực tự giác trong giờ học.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao

tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’) - Gọi HS lên bảng.

Đặt tính rồi tính: 73 - 6 ; 43 - 5 Tìm x: x + 7 = 53 - GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: (1’) b, Phép trừ 53 - 15: (10’)

- Có 53 que tính, bớt đi 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?

- Ghi: 53 - 15

- 3 em lên bảng - lớp làm nháp.

- HS nhận xét, bổ sung.

- 1 em nêu lại bài toán.

- Thực hiện phép tính trừ 53 - 15

(17)

*Hướng dẫn tìm kết quả:

- Hướng dẫn cách hợp lí.

- Gọi Hs nêu cách bớt que tính.

- Vậy 53 que tính bớt 15 que tính còn bao nhiêu que tính ?

- Vậy 53 - 15 = ?

- GV ghi bảng: 53 - 15 = 38

* Hướng dẫn đặt tính và tính.

c, Luyện tập

* Bài 1(5’): Tính ? - Gọi đọc yêu cầu bài - Quan sát.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu cách tính ?

* Bài 2(10’): Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:

- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào ? - Nêu cách đặt tính, cách tính ?

* Bài 3(4’): Tìm x(a) - Quan sát HS.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu tên gọi thành phần trong mỗi phép tính ?

- Nêu cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ chưa biết ?

* Bài 5(3’): Vẽ hình theo mẫu.

- Mẫu vẽ hình gì ?

- Muốn vẽ được hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau ?

- GV nhận xét 1 số bài.

- HS lấy 5 bó que tính và 3 que tính rời. Thực hiện thao tác bớt 15 que tính để tìm kết quả của phép tính trên.

- 2 em nêu cách bớt của mình.

- 53 - 15 = 38 ( que tính ) - 53 - 15 = 38

- 1 em lên bảng đặt tính và tính.

- Lớp làm bảng con.

- 1 em nhắc lại cách đặt tính, tính.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- 2 em làm bài bảng, lớp làm VBT.

- Chữa bài, nhận xét.

- HS nêu.

- 1 em đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài, 2 em lên bảng.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Nhiều em nêu.

- 1 em đọc yêu cầu.

- 1 em làm bảng, lớp làm VBT.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

a) x - 27 = 15

x = 15 +27 x = 42 - Lấy tổng trừ đi số hạng kia.

- 1 em đọc yêu cầu bài.

- Mẫu vẽ hình vuông.

- Vẽ hình vuông phải nối 4 điểm.

- HS tự vẽ hình.

- Đổi vở kiểm tra chéo, báo cáo.

3. Củng cố, dặn dò: ( 3’ )

- 1 em nêu lại cách đặt tính và tính 53 - 15 ? - GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về ôn tập, củng cố các phép trừ dạng 53 - 15, chuẩn bị bài sau.

Tập viết CHỮ HOA K

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Biết viết chữ cái K hoa ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ)

(18)

- Biết viết chữ ứng dụng và câu ứng dụng Kề( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3 lần).

2. Kĩ năng : Viết đúng mẫu chữ.

3. Thái độ : HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

- Mẫu chữ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gọi 2 HS lên bảng viết chữ hoa I và tiếng Ich

- Nhận xét, đánh giá, 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Dạy viết chữ hoa: (6’)

* Hướng dẫn quan sát và nhận xét.

- Nêu độ cao , độ rộng của chữ?

- Các nét của chữ.

- Tô trên bìa chữ mẫu

- GV viết mẫu, vừa viết vừa giảng giải:

- K vừa tô trong khung chữ - Hướng dẫn viết vào bảng con:

- Nhận xét sửa sai

c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:(6’) - Giới thiệu câu ứng dụng.

- Em hiểu kề vai sát cánh là như thế nào?

- Quan sát, nêu cách viết

- Cụm từ gồm mấy chữ ?Là những chữ nào?

- Độ cao các chữ ?

- Quan sát và nêu vị trí các dấu thanh?

- Cách viết chữ K sang ê?

- Khoảng cách giữa các chữ?

- GV viết mẫu chữ: Kề

- Hướng dẫn viết bảng con: Kề - Nhận xét, sửa sai.

d. Hướng dẫn HS viết bài vào vở:

(15’)

- GV nêu yêu cầu.

- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.

- Nhận xét

- HS quan sát chữ mẫu.

- Chữ K gồm 3 nét : Hai nét đầu giống chữ I, nét 3 kết hợp bởi 2 nét móc xuôi phải và móc ngược phải.

- HS viết trên không

- HS viết 3 lượt chữ K. bảng con - 1 HS đọc câu ứng dụng: Kề vai sát cánh

- Chỉ sự đoàn kết bên nhau gánh vác một việc nào đó.

- Một chữ o

- HS viết chữ Kề 2 lượt.

- HS viết bài theo mẫu

(19)

- GV quan sát giúp HS

- Thu 4 bài, nhận xét từng bài.

3. Củng cố dặn dò:(3’)

- Tìm thêm cụm từ có chữ K ? - Nhận xét tiết học

- Dặn dò: về nhà viết phần luyện viết thêm, chuẩn bị bài sau.

Thực hành kiến thức (học bù thứ 6)

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thuộc bảng 12 trừ đi 1 số. Thực hiện được phép trừ dạng 52 - 28 2. Kĩ năng: Tính đúng, trình bày đúng các dạng bài: Tính, đặt tính rồi tính, tìm x dạng tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng. Giải bài toán có 1 phép tính trừ dạng 52 - 28

3. Thái độ: Học sinh có ý thức tích cực, tự giác học tốt.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) - Đọc bảng trừ 12 trừ đi 1 số - Nhận xét.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài:(1’)

b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

* Bài 1(5’): Tính nhẩm - Quan sát, giúp HS.

- Chữa bài, nhận xét, đánh giá.

- Dựa vào đâu làm được bài tập 1 ?

* Bài 2(7’): Đặt tính rồi tính - Quan sát HS.

- Chữa bài, nhận xét, đánh giá.

- Nêu cách đặt tính và thực hiện tính?

- 2 em lên bảng đọc thuộc lòng bảng trừ 12 trừ đi 1 số?

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- HS tự làm bài.

- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 cột . - Nhận xét.

- HS trả lời.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- 3 em lên bảng làm, lớp làm vào VBT.

82 62 42 47 33 25 35 29 17 - Lớp nhận xét bài trên bảng.

- Đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét.

(20)

* Bài 3(9’): Tìm x - Quan sát HS làm bài.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu tên gọi thành phần trong từng phép tính ?

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

* Bài 4(10’): Bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết có bao nhiêu con vịt ở trên bờ ta làm như thế nào?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu câu lời giải khác?

- 1 HS nêu.

- 1 em nêu yêu cầu bài.

- 2 em lên bảng, lớp làm vào VBT.

a) x + 16 = 32 b) x + 27 = 52 x = 32 - 16 x = 52 - 27

x = 16 x = 25 - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 1 em trả lời.

- Lấy tổng trừ đi số hạng kia.

- 2 em đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- 1 em trả lời.

- Lớp làm vào VBT.

Bài giải

Số con vịt ở trên bờ là:

92 - 65 = 27 (con)

Đáp số: 27 con vịt trên bờ

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS nêu.

3. Củng cố, dặn dò: ( 3’ )

- Nêu các công thức 12 trừ đi 1 số?

- Nêu lại cách đặt tính và cách tính dạng 52 - 28?

- GV tổng kết bài, nhận xét chung giờ học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Dạy học trải nghiệm GIỚI THIỆU MÁY QUẠT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tìm hiểu về máy quạt.

- Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển robot máy quạt.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

(21)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Robot Wedo.

- Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Nêu lại các chi tiết trong bộ Wedo?

- GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài:

- Giới thiệu: Bài học ngày hôm nay cô và các con sẽ lắp ghép một mô hình đó là: “Máy quạt”

b. Bài mới:

* GV hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Wedo trên máy tính bảng.

* Giới thiệu về Máy quạt

* Nêu các bước thực hiện:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu máy quạt (trình chiếu hình ảnh trên video có sẵn trên phần mềm Wedo).

- Cho học sinh quan sát máy quạt có sẵn trong phần mềm wedo ở máy tính bảng.

Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình theo hướng dẫn trên phần mềm.

Bước 3: Kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

Bước 4: Tiến hành phân tích, vận hành thử nghiệm.

3. Tổng kết- đánh giá - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh dọn dẹp lớp học.

- HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

- HS các nhóm quan sát thao tác thực hiện của GV.

- Các nhóm quan sát các bước lắp ghép trong máy tính bảng và nghe giáo viên nêu lại các bước.

- HS quan sát.

- Lắng nghe.

Thực hành kiến thức (học bù thứ 6) Chính tả (Nghe- viết) CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM

(22)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Cây xoài của ông em.

2.Kĩ năng: Bài viết đúng tốc độ, chữ viết đúng chính tả. Làm đúng các bài tập phân biệt g/ gh ; s/x ( BT2, BT3/a)

3.Thái độ: Học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở chính tả, Bảng phụ , Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- GV đọc: ghi nhớ nhà ga gai góc con ghẹ - GV nhận xét.

2. Bài mới:

a, Hướng dẫn học sinh viết chính tả(25’)

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - GV đọc đoạn cần viết

- Cây xoài có gì đẹp?

- Mẹ làm gì khi mùa xoài chín?

- Đoạn viết có mấy câu?

- Hướng dẫn viết từ dễ lẫn:

- GV nhận xét, sửa sai.

- Trước khi viết các con cần chú ý điều gì?

* Học sinh viết bài - GV đọc

- GV theo dõi uốn nắn - GV nhận xét 5 - 6 bài.

c. Hướng dẫn làm bài tập:(7’)

* Bài 2: Điền vào chỗ trống g hay gh.

- Lên thác xuống ghềnh - Con gà cục tác lá chanh - Gạo trắng nước trong - Ghi lòng tạc dạ

- Nêu quy tắc viết g/ gh?

* Bài 3/a: Điền vào chỗ trống s hay x.

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con

- 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.

- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 2 em đọc lại

- Hoa nở trắng cành, quả sai lúc lỉu - Mẹ chọn...

- 4 câu

- Hs tìm, đọc, luyện viết bảng con:

cây xoài, trồng, lẫm chẫm.

- HS đặt câu có từ khó.

- 1 em nêu tư thế...

- HS viết bài - HS soát lỗi

- 1 em nêu yêu cầu - HS làm bài cá nhân - HS chữa bài trên bảng - Nhận xét, bổ sung.

- 1 em nêu yêu cầu

- HS làm bài cá nhân, 2 em làm bài trên bảng

- Vài em đọc bài làm - HS nhận xét.

- HS trả lời.

(23)

- GV chốt kết quả đỳng.

- Cõu tục ngữ khuyờn chỳng ta điều gỡ?

3. Củng cố, dặn dũ: (3’) - Nờu qui tắc chớnh tả g/ gh?

- GV tổng kết bài, nhận xột chung giờ học.

- Dặn về viết lại những chữ đó viết sai, chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 20/ 11/ 2020

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 27 thỏng 11 năm 2020 Toán

luyện tập

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh thuộc bảng 13 trừ đi 1 số. Vận dụng làm cỏc bài tập.

2. Kĩ năng: Thực hiện đợc các phép trừ có nhớ dạng: 33 - 5; 53 - 15. Giải bài toán có lời văn (toán đơn giải bằng 1 phép tính trừ ).

3. Thỏi độ: Có ý thức tự giác làm bài.

Gúp phần hỡnh thành và phỏt triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sỏng tạo; Tư duy và lập luận toỏn học; Mụ hỡnh húa toỏn học; Giao tiếp toỏn học.

II. Đồ dùng dạy học

- Ứng dụng PHTM, mỏy tớnh.

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:(5‘)

- Gọi HS lên bảng, lớp làm nháp.

- Nhận xét, đỏnh giỏ.

2. Bài mới

a, Giới thiệu bài.(1’) b, Luyện tập.

* Bài 1(8’): Tính nhẩm

- GV truyền tập tin đến mỏy hs - GV hướng dẫn HS làm bài - Quan sỏt.

- Nhận xột, chữa bài

- Dựa vào đâu ta làm bài tập này?

* Bài 2(8’): Đặt tính rồi tính - Gv hướng dẫn hs làm bài - Quan sỏt.

- Nhận xột, chữa bài - Nêu chú ý khi đặt tính?

- Nhận xét cách đặt tính và và tìm hiệu của phép tính?

* Bài 4(9’): Bài toán - Bài toỏn cho biết gì?

- Bài toỏn hỏi gì?

- 2 em lên bảng đọc thuộc lòng bảng trừ 13 trừ đi 1 số?

13 - 9 = 13 - 5 = 13 - 4 = - Nhận xét, chữa.

- 1 em nêu yờu cầu bài.

- Hs làm bài vào mỏy tớnh bảng. Sau đú gửi bài cho GV.

- Nhận xét.

- Dựa vào bảng trừ 13 trừ đi một số.

- 1 em nêu yờu cầu bài

- 3 em lên bảng làm, lớp làm vở.

- Nhận xét, chữa bài - Đặt tớnh thẳng cột.

- HS nhận xột.

- 1 em đọc bài toỏn.

- Trả lời cõu hỏi

(24)

- Nhìn tóm tắt nêu lại bài toỏn?

- Tóm tắt:

Buổi sáng : 83 l dầu Buổi chiều bán ít hơn: 27l dầu Buổi chiều : ... l dầu?

- Nêu câu lời giải khác.

- Dạng toán gì?

- Nêu các bớc trình bày bài giải - GV nhận xột 2 - 3 bài

- HS nhỡn túm tắt đọc đề.

- 1 em lên bảng giải.

- Lớp làm vào VBT - Nhận xét chữa bài bạn Bài giải:

Số lít dầu buổi chiều bán đợc là:

83 - 27 = 56 ( l ) Đáp số : 56 l dầu - HS nêu

- toỏn ớt hơn

- Đọc đề bài, túm tắt đề bài.

- Lựa chọn câu lời giải.

- Cách trình bày bài.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5’ ) - Đọc bảng trừ 13 trừ đi 1 số?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Về học thuộc cỏc bảng trừ.

Chớnh tả (Tập chộp) MẸ

I. MỤC TIấU

1. Kiến thức: Chộp chớnh xỏc bài chớnh tả, biết trỡnh bày đỳng cỏc dũng thơ lục bỏt trong bài thơ Mẹ.

2. Kĩ năng: Viết đỳng chớnh tả, bài biết đảm bảo tốc độ. Làm đỳng cỏc bài tập phõn biệt iờ/ yờ/ ya; gi / r( BT2; BT3a).

3. Thỏi độ: Cú ý thức rốn chữ viết, giữ vở sạch.

Gúp phần hỡnh thành và phỏt triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tỏc; Giải quyết vấn đề và sỏng tạo; Ngụn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Vở bài tập, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- GV đọc: con nghộ con trai người cha cỏi chai - GV nhận xột, đỏnh giỏ.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: (1’)

b, Hướng dẫn viết chớnh tả:(25’) - GV đọc bài chộp trờn bảng.

- Người mẹ được so sỏnh với hỡnh ảnh nào ?

- Đếm số chữ ở cỏc dũng thơ trong bài ? - Nờu cỏch viết mỗi chữ đầu trong mỗi dũng thơ?

- 2 em lờn bảng viết - Dưới lớp viết nhỏp.

- Chữa bài, nhận xột, bổ sung.

- 2 em đọc lại.

- Mẹ được so sỏnh với hỡnh ảnh ngụi sao, ngọn giú.

- dũng thơ 6 chữ , dũng thơ 8 chữ liờn tiếp.

- Chữ ở dũng 6 viết lựi vào 1 ụ so với

(25)

- Hướng dẫn viết từ khó: lời ru, quạt, giấc tròn.

- GV nhận xét, sửa câu.

- GV đọc mẫu lại hướng dẫn cách trình bày dòng thơ 6/8.

- GV theo dõi uốn nắn.

- Đọc soát.

- GV nhận xét 4 bài.

c, Hướng dẫn làm bài tập:(7’)

* Bài 1: Điền iê/ yê/ ya - Quan sát HS làm bài.

- Chữa bài, nhận xét, chốt kết quả đúng.

Đêm đã khuya, bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.

* Bài 2: Trong bài Mẹ - Quan sát HS làm bài - Chữa bài:

- Những tiếng bắt đầu bằng gi: gió, giấc.

- Những tiếng bắt đầu bằng r: ru.

3. Củng cố, dặn dò:(3’)

- Tìm từ chứa tiếng iê; yê; ya đặt câu ? - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

chữ ở dòng 8.

- HS tìm, đọc, luyện viết bảng con - HS đặt câu có từ khó.

- Nghe

- HS viết bài.

- HS đổi vở soát lỗi, báo cáo.

- 1 em nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân.

- 2 em đọc lại đoạn văn đúng.

- 1 em nêu yêu cầu .

- 2 em thi làm bài nhanh trên bảng.

- Hs nhận xét, bổ sung.

- Vài em đọc lại bài làm.

Tập làm văn

LUYỆN TẬP: KỂ VỀ NGƯỜI THÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết kể về gia đình của mình theo gợi ý. Biết nghe bạn kể nhận xét, góp ý.

2. Kĩ năng: Dựa vào những điều đã nói, viết được một đoạn ( 3 - 5 câu) kể về gia đình. Viết rõ ý dùng từ đặt câu đúng.

3. Thái độ: Học sinh yêu quí những người thân của mình.

*Quyền trẻ em: Học sinh có quyền được bày tỏ ý kiến ( kể về người thân); được ông bà người thân trong gia đình quan tâm chăm sóc. Bổn phận phải yêu thương, quan tâm đến ông bà, người thân trong gia đình.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, chép sẵn câu hỏi bài tập1, Bút dạ học sinh làm vào giấy khổ to bài tập 2.

(26)

- Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Khi thấy người khác buồn con phải làm gì ? - Nói lời động viên an ủi khi ông, bà bị vỡ cái kính ?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: (1') b, Hướng dẫn làm bài tập:

* Bài 1(12’): Kể về gia đình em.

- Giúp HS hiểu đề.

+ Gia đình em có mấy người ? Đó là những ai ?

+ Nói về từng người trong gia đình em ?

+ Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền và bổn phận gì ?

* Bài 2(15’): Dựa vào câu trả lời bài tập 1.

Viết lại 4, 5 câu nói về gia đình em.

- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS viết vào vở.

- Nhận xét, sửa câu cho.

- Tuyên dương những HS làm bài tốt.

- 2 em trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 em đọc yêu cầu bài và các gợi ý.

- 1 em kể mẫu.

- HS làm việc theo nhóm.đôi.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS trả lời

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Bổn phận phải yêu thương quan tâm đến người thân trong gia đình.

- 1 em đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc cá nhân.

- 1 em viết bài vào bảng nhóm.

- HS viết vào vở.

- HS trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố, dặn dò: ( 3’) - 1 em đọc bài viết.

- Khi kể về người thân chúng ta cần lưu ý điều gì ? - GV tổng kết bài, liên hệ giáo dục, nhận xét giờ học.

- Về hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau

Thực hành kiến thức (học bù thứ 6)

Tập làm văn CHIA BUỒN, AN ỦI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến trức: Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể.

(27)

2. Kĩ năng: Biết viết được 1 bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết quê nhà bị bão.

3. Thái độ: Học sinh biết quan tâm đến mọi người xung quanh.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

*Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được tham gia nói lời chia buồn an ủi. Có quyền có ông bà thương yêu, chăm sóc. Trẻ em có bổn phận phải kính trọng, biết ơn ông bà.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Thể hiện sự cảm thông với mọi người ở quê khi bị bão lụt.

- Giao tiếp: cởi mở, tự tin rong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.

- Tự nhận thức về bản thân:nhận biết được mối quan hệ với người tham gia giao tiếp để lựa chọn từ xưng hô, lời chia buồn an ủi phù hợp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bưu thiếp, bảng phụ, VBT.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4’) - 2 em đọc bài tập.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: (1’)

b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:

* Bài 1(10’): Nói 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm khi ông bà mệt.

- GV hướng dẫn nói lời thăm hỏi sức khỏe ân cần , thể hiện sự quan tâm , tình cảm thương yêu.

- Nhận xét, sửa từng lời nói cho HS.

* Bài 2(10’): Nói lời an ủi của em vơí ông bà.

a, Khi cây hoa do ông trồng bị chết.

b, Khi kính đeo mắt của ông bà bị vỡ.

- GV nhận xét, sửa từng lời cho HS, tuyên dương những hs nói tốt.

- Khi nói lời an ủi cần nói với thái độ như thế nào?

* Bài 3(12’): Đươc tin quê em bị bão , bố mẹ em về quê thăm ông bà.

Em hãy viết một bức thư ngắn( giống

- 2 em đọc bài: Kể về ông bà hoặc người thân.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 em nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nói lời của mình.

- Nhận xét.

- Bà ơi, bà có mệt lắm không?

- Bà ơi, cháu bóp đầu cho bà nhé!

- Bà ơi, bà uống sữa nhé!

- 1 em nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, bổ sung.

- Ông ơi, ông đừng tiếc nhé, mai cháu sẽ cùng ông trồng cây khác.

- Ông đừng tiếc nữa ông ạ! Mai cháu sẽ bảo mẹ mua biếu ông chiếc khác!

- Nói với thái độ nhẹ nhàng, thông cảm.

- 1 em đọc yêu cầu của bài.

- 1 em đọc lại bài tập đọc: Bưu thiếp

(28)

như viết bưu thiếp ) thăm hỏi ông bà.

- Quan sát, giúp HS .

- Nhận xét, sửa sai cho HS.

*Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền và bổn phận gì?

- GV liên hệ thực tế giáo dục HS...

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS làm giấy khổ to.

- Nhiều em đọc bài làm.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

HTĐ, ngày 6 tháng 11 năm 2015 Ông bà kính mến!

Nhận được tin quê nhà bị bão, bố mẹ cháu và chúng cháu rất lo. Bố mẹ cháu đã thu xếp về quê. Cháu không về được nên viết vài dòng kính thăm sức khỏe của ông bà và các cô, các chú.

Cháu chúc gia đình ta mạnh khỏe, bình an!

Cháu của ông bà - Trẻ em có quyền được tham gia nói lời chia buồn an ủi. Có quyền có ông bà thương yêu, chăm sóc. Trẻ em có bổn phận phải kính trọng, biết ơn ông bà.

- HS nghe.

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Khi thấy người khác buồn con phải làm gì?

- V tổng kết bài, liên hệ giáo dục học sinh, nhận xét giờ học.

- Dặn về tập viết bưu thiếp, chuẩn bị bài sau.

Kĩ năng sống (25’) EM LÀ NGƯỜI LỊCH SỰ

I. MỤC TIÊU

- Luôn luôn lịch sự trong giao tiếp.

- Thực hành được những việc làm của người lịch sự.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách thực hành kĩ năng sống

III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Phần 1: Kĩ năng sống 1. Ổn định tổ chức

- Giới thiệu môn học 2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu những việc em đã làm để bảo vệ bản thân?

- Yêu cầu HS nhận xét 3. Bài mới

- 2 HS trả lời - 2 HS nhận xét

- Quan sát tranh và lần lượt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. - Góp phần

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm