• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12 Ngày soạn: 20/11/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020 Toán

TIẾT 56: TÌM SỐ BỊ TRỪ I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b; (với a,b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của pháp tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).

- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ, rèn kĩ năng vẽ đoạn thẳng.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: Bài tập 1 (a,b,c,d,e), bài tập 2 (cột 1,2,3), bài tập 4.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Sách giáo khoa, 10 ô vuông như bài học.

- HS: Bảng con.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP quan sát; PP trò chơi; PP rèn luyện tư duy sáng tạo; PP thảo luận nhóm; PP thực hành- luyện tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (3phút)

- TBHT điều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số

- ND chơi: đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

x + 18 = 59 x + 24 = 67 27 + x = 82

- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh trả lời nhanh và đúng.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Tìm số bị trừ

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)

*Mục tiêu: Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b; (với a,b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của pháp tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).

(2)

*Cách tiến hành: Làm việc cả lớp -> Làm việc cá nhân - Giáo viên gắn 10 ô vuông lên bảng. Hỏi

có bao nhiêu ô vuông?

- Giáo viên tách 4 ô vuông ra, còn mấy ô vuông? Ta làm thế nào?

- Giáo viên cho học sinh nêu: số bị trừ 10, số trừ 4, hiệu 6.

- Giáo viên ghi bảng …- 4 = 6 …- 4 = 6 - Nếu các số bị trừ trong phép trừ trên chưa biết thì ta làm thế nào để tìm được số bị trừ.

- Giáo viên giới thiệu: Ta gọi số bị trừ chưa biết là x.

- Giáo viên ghi : x - 4 = 6

- Cho học sinh đọc và viết số bị trừ, số trừ, hiệu trong x - 4 = 6

- Giáo viên cho học sinh nêu cách tìm số bị trừ: 10 - 4 = 6

6 + 4= 10

- Cho vài học sinh nhắc lại ghi nhớ - Giáo viên giúp học sinh tự viết:

x - 4 = 6 x = 6 + 4 x = 10

* Lưu ý giúp đỡ đối tượng hạn chế

- Có 10 ô vuông

- Học sinh nêu phép trừ : 10 – 4= 6 - Học sinh nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ : 10 – 4 = 6

- Học sinh nêu cách tìm: Lấy 6 + 4 = 10

- Học sinh đọc:

+ x : số bị trừ + 4: số trừ + 6: hiệu.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Học sinh nhắc lại ghi nhớ.

3. HĐ thực hành: (14 phút)

*Mục tiêu:

- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x - a = b; (với a,b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của pháp tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).

- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.

*Cách tiến hành:

Bài 1 (phần a,b,c,d,e): Cá nhân- Cả lớp - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Tìm số bị trừ lấy hiệu cộng với số trừ. Khi đặt tính thực hiện phải viết 3 dấu = thẳng cột với nhau.

- Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài:

*Dự kiến KQ bài làm của HS:

a) x-4=8 b) x-9=18 x=8+4 x=18+9 x=12 x=27

c) x-10=25 d) x-8=24

(3)

- Cho học sinh nhận xét bài trên bảng.

- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn chữa bài.

Bài 2 (cột 1,2,3): Cá nhân- Cặp đôi- Cả lớp

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn: Biết số trừ, hiệu, tìm số bị trừ.

- Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào sách giáo khoa.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả trứơc lớp.

- Giáo viên nhận xét, cho học sinh chữa bài.

- Giáo viên chấm, chữa bài.

Bài 4: Cá nhân- Cả lớp

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

a)Vẽ đoạn thẳngAB và đoạn thẳng CD b) Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD cắt nhau tại một điểm –hãy ghi tên điểm đó - Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào sách giáo khoa.

- Giáo viên nhận xét.

Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập

µBài tập chờ

Bài tập 2 (cột 4,5) (M3):

- Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả.

Bài tập 3 (M4):

- Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.

- Giáo viên phỏng vấn HS

x=25+10 x=24+8 x=35 x=32 e) x-7 =21

x=21+7 x=28

- Học sinh nhận xét bài làm của bạn.

- Lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài:

Số bị trừ 11 21 49

Số trừ 4 12 34

Hiệu 7 9 15

- Thảo luận cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp.

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh lên bảng vẽ và ghi tên điểm đó.

C B I

A D - Lắng nghe.

- Học sinh tự làm bài vào vở:

Số bị trừ

62

94

Số trừ 27 48

Hiệu 35 46

- Học sinh tự làm bài vào vở rồi báo cáo với giáo viên.

4. HĐ ứng dụng, vận dụng: (2 phút)

(4)

- Nêu cách tìm số bị trừ?

- Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm?

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

- Tìm một số, biết rằng số đó trừ đi 5 thì bằng 15?

- GV nhận xét, củng cố kiến thức bài học.

- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: 13 trừ đi một số: 13 – 5 ______________________________________

Tập đọc

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I . MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu ý nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 5 (M3, M4)

2. Kỹ năng: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy. Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc. Chú ý các từ: ham chơi, la cà, khản tiếng, càng mịn, xòe cành, trổ, tán lá, gieo trồng, xuất hiện, đỏ hoe.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

*THGDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP thảo luận nhóm; PP phân tích tổng hợp;

PP sắm vai.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (5 phút) - GV nêu câu đố:

Quả gì tên gọi dịu êm

Nhớ bầu sữa mẹ nuôi em thuở nào Là quả gì?

- Giáo viên kết nối ND bài mới: Sự tích cây vú sữa

- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.

-HS lắng nghe

- Quả vú sữa - Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)

*Mục tiêu:

(5)

- Rèn đọc đúng từ: ham chơi, la cà, khản tiếng, càng mịn, xòe cành, trổ, tán lá, gieo trồng, xuất hiện, đỏ hoe.

- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: vùng vằng, la cà.

*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Lưu ý giọng đọc cho học sinh.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.

-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.

* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: ham chơi, la cà, khản tiếng, càng mịn, xòe cành, trổ, tán lá, gieo trồng, xuất hiện, đỏ hoe.

Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế

c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.

- Giải nghĩa từ: vùng vằng, la cà.

- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:

*Dự kiến một số câu:

+ Một hôm, vừa đói vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đương về.//

+ Lá một mặt xanh bóng,/ mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.//

+ Môi cậu vừa chạm vào,/ một dòng sữa trắng trào ra,/ ngọt thơm như sữa mẹ

e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.

- Yêu cầu học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm

g. Đọc toàn bài.

- Yêu cầu học sinh đọc.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.

-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm

+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).

-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)

+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó

- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.

- Học sinh chia sẻ cách đọc +

+

- Các nhóm thi đọc

- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.

- Lắng nghe.

- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.

TIẾT 2:

3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành

(6)

cho con.

*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)

-YC trưởng nhóm điều hành chung - GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2 µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.

- Mời đại diện các nhóm chia sẻ - Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

- Vì sao cậu bé lại tìm đường về?

- Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?

- Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?

- Những nét nào ở trên cây gợi lên hình ảnh của mẹ?

- Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ làm gì?

- Cho các nhóm thi đọc truyện.

- Nội dung là gì?

*THGDBVMT: Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ?

- Tuyên dương học sinh có thái độ, hành động đúng đắn.

µGV kết luận: …

- HS nhận nhiệm vụ

- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm - HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm

- Đại diện nhóm báo cáo - Dự kiến ND chia sẻ:

- Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng vùng vằng bỏ đi.

- Cậu vừa đói vừa rét lại bị trẻ hớn hơn đánh. Cậu mới nhớ đến mẹ.

- Gọi mẹ khản tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.

- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trở ra nở trắng như mây, rồi hoa rụng, quả xuất hiện lớn nhanh, da càng mịn, xanh óng ánh rồi chín, một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ.

- Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xòe cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về.

- Con đã biết lỗi, xin mẹ tha thứ cho con,...

- Học sinh thi đọc truyện.

- Nói lên tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ và con.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên đọc mẫu lần hai.

- Hướng dẫn học sinh cách đọc.

- Cho các nhóm (5 em) tự phân vai đọc bài.

- Yêu cầu học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.

Lưu ý:

- Đọc đúng:M1,M2,...

- Lớp theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- Các nhóm tự phân vai đọc lại bài.

- Lớp lắng nghe, nhận xét.

-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.

(7)

- Đọc hay:M3, M4,...

5. HĐ tiếp nối: (3 phút)

+ Qua câu chuyện này em học được điều gì?

- Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: Cha mẹ là người sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người, các con phải vâng lời, hiếu thảo với mẹ cha…

- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học . 6.HĐ sáng tạo (2 phút)

- Đọc theo vai nhân vật

- Cần phải ngoan ngoãn, vâng lời , hiểu thảo với cha mẹ.

- Thể hiện bằng những việc làm để ba mẹ vui lòng.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về luyện đọc và chuẩn bị bài: “Mẹ”

___________________________________________________________

Chính tả (Nghe viết) SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe viết chính xác bài CT , trình bày đúng đoạn hình thức đoạn văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả

- Làm được bài tập 2, bài tập 3a

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, đẹp, rèn kĩ năng chính tả ng/ngh, tr/ch

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

+ Bảng lớp viết tắt chính tả với ng/

+ Bảng phụ viết nội dung bài tập 2,3.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp; PP động não; PPquan sát; PP thảo luận nhóm; PPthực hành; PP trò chơi.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (3 phút)

-TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.

(8)

- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:

*TBHT điều hành HĐ chia sẻ:

+ Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện như thế nào?

+ Quả trên cây xuất hiện ra sao?

+ Bài chính tả có mấy câu?

+ Những câu văn nào có dấu phẩy? Em hãy đọc lại từng câu đó.

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: cành lá, đài hoa, nổ ra , nở trắng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, dòng sữa, trào ra, ngọt thơm

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- Học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh lắng nghe

- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:

* Dự kiến ND chia sẻ:

+ Trổ ra bé tí, nở trắng như mây.

+ Lớn nhanh , da căng mịn, óng ánh rồi chín.

+ Có 4 câu.

+ Học sinh đọc:

Từ các cành … như mây Hoa tàn … rồi chín Môi cậu … sữa mẹ.

- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.

- Lắng nghe.

- Quan sát.

- Học sinh nêu.

- Học sinh lắng nghe.

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài:

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.

Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc từng câu cho học sinh viết.

Lưu ý:

- Tư thế ngồi:

- Cách cầm bút:

- Tốc độ:

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)

*Mục tiêu:

- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn

- Lắng nghe

- Học sinh viết bài vào vở

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

(9)

- Giáo viên đọc lại cho học sinh soát lỗi - Hướng dẫn học sinh chấm chữa bài.

- Giáo viên chấm 5-7 bài và nhận xét cách trình bày và nội dung bài viết của học sinh.

- Học sinh đổi chéo vở chấm cho nhau.

- Học sinh sửa lỗi viết sai xuống cuối vở bằng bút mực.

- Lắng nghe 5. HĐ làm bài tập: (6 phút)

*Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng chính tả ng/ngh, tr/ch.

*Cách tiến hành:

Bài 2: Hoạt động cá nhân - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- Giáo viên nhận xét chữa sai.

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc chính tả.

Bài 3a: TC trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng - Tổ chức cho 2 đội chơi tham gia thi đua điền tr/ch

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, chốt lại đáp án: con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài: Người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng.

- Lắng nghe.

- 2 học sinh nhắc lại quy tắc viết ngh: i, e, ê ; ng: a, o, ô, u, ư.

- Học sinh tham gia chơi:

con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát.

- Lắng nghe.

6. Hoạt động vận dụng,ứng dụng : (2 phút)

- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học

- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem.

- Tổ chức cho HS chơi TC Truyền điện với nội dung : Tìm những từ chứa tiếng có phụ âm đầu tr hay ch.

7. Hoạt động sáng tạo(1 phút)

- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau.

- Viết tên chỉ sự vật có phụ âm đầu tr hay ch.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết chữ đẹp, trình bày cẩn thận.

- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau: Mẹ

___________________________________________

Đạo đức

QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN BÈ (TIẾT 1) I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.

2. Kỹ năng: Học sinh biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

(10)

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, có thái độ giúp đỡ, quan tâm tới bạn bè.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy, NL quan sát ,...

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Tranh minh họa Câu chuyện “Trong giờ ra chơi”

2. Phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập,...

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, “trình bày một phút”, “động não”,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (5 phút)

-TBHT điều hành trò chơi: Hái hoa dân chủ:

+ND: Chăm chỉ học tập có lợi ích gì?

Nêu những việc em đã làm đểthể hiện sự chăm chỉ học tập? (...)

- Nhận xét chung. Tuyên dương học sinh.

- GV kết nối ND với bài mới, ghi tựa bài lên bảng: Quan tâm giúp đỡ bạn bè.

- Học sinh trả lời.

- Quan sát và lắng nghe

2. HĐ thực hành: (27 phút)

*Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.

*Cách tiến hành:

Việc 1: Kể chuyện: “Trong giờ ra chơi”:

Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp - Giáo viên kể chuyện => nêu câu hỏi

+ Các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn Cường bị ngã?

+ Em có đồng tình với các bạn lớp 2A không?

Vì sao?

= > Giáo viên chốt lại ý đúng: Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.

- =>GV kết luận:

Việc 2: Việc làm nào là đúng: Làm việc theo nhóm -> Chia sẻ trước lớp

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.

- Cho học sinh làm bài tập 2 theo nhóm.

- Học sinh thảo luận các câu hỏi theo nhóm-> chia sẻ

+ Cùng đưa Cường xuống phòng y tế của trường.

+ Có. Vì đó là biểu hiện của sự quan tâm, giúp đỡ bạn.

- Đại diện nhóm trình bày->

Thống nhất cách xử lí - Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Quan sát tranh, đánh dấu + vào ô trống 

- Học sinh làm bài tập:

Tranh 5: Đánh nhau với bạn.

Tranh 6: Thăm bạn ốm.

(11)

- Gọi học sinh lên trình bày.

- Vì sao tranh 1, 3, 4, 6 các em tán thành?

= > Giáo viên chốt lại ý đúng (SGV trang 45) Việc 3: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?

Làm việc cả lớp

- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài.

- Cho học sinh làm bài tập 3 trang 20 vở bài tập.

- Giáo viên mời học sinh bày tỏ ý kiến và nêu lí do vì sao?

- Giáo viên chốt ý đúng (SGV trang 45)

Khuyến khích bày tỏ ý kiến: Việt Anh, Quốc, Trâm,...

Tranh 7: Không cho bạn cùng chơi vì bạn là con nhà nghèo, … - Đại diện nhóm lên trình bày.

- Lớp nhận xét.

- Vì đó là những hành vi thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Hãy đánh dấu x vào ô trống

 trước những lí do quan tâm, giúp đỡ bạn mà em tán thành.

- Học sinh làm bài:

a. Em yêu mến các bạn.

b. Em làm theo lời dạy của thầy giáo.

 c. Bạn sẽ cho em đồ chơi.

 d.Vì bạn nhắc bài cho em trong giờ kiểm tra.

e.Vì bạn che dấu khuyết điểm cho em.

g. Vì bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Học sinh phát biểu

3. Hoạt động vận dụng, ứng dụng (3 phút) - Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ bạn?

- Kể một việc làm chứng tỏ em đã quan tâm, giúp đỡ bạn.

4. HĐ sáng tạo(2 phút)

- Em hãy kể lại một vài việc mà em đã giúp đỡ bạn .

- Giáo viên tổng kết bài, giáo dục học sinh: Em cần quan tâm, giúp đỡ bạn trong mọi học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

- Dặn học sinh về nhà thực hành theo điều đã học. Chuẩn bị bài: Quan tâm giúp đỡ bạn bè (Tiết 2

____________________________________

Phòng học trải nghiệm Bài 4: VỆ TINH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tìm hiểu về vệ tinh.

- Cách điều khiển động cơ nâng cao: Điều khiển vệ tinh di chuyển để tránh sự va chạm các thiên thạch ngoài vũ trụ.

x

x

(12)

- Tạo chương trình và điều khiển robot vệ tinh.

2. Kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

II. CHUẨN BỊ - Robot Wedo.

- Máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Kiểm tra bài cũ (5’ )

- Nêu lại các chi tiết trong bộ Wedo?

- GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

B. Bài mới: (32’) 1.Giới thiệu bài:

- Giới thiệu: Bài học ngày hôm nay cô và các con sẽ tiếp tục lắp ghép một mô hình vệ tinh

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: Gv chia nhóm học sinh và phát máy tính bảng cho các nhóm.

* Hướng dẫn các nhóm phân chia thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.

Vd: 1 hs thu nhặt các chi tiết cần lắp ở từng bước bỏ vào khay phân loại, 1 hs lấy các chi tiết đã thu nhặt lắp ghép…

* GV hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Wedo trên máy tính bảng.

* Nêu lại các bước thực hiện:

Bước 1: Giáo viên giới thiệu về vệ tinh (trình chiếu hình ảnh trên video có sẵn trên phần mềm Wedo).

- Cho học sinh quan sát vệ tinh có sẵn trong phần mềm wedo ở máy tính bảng.

Bước 2: Các nhóm tiến hành lắp ráp mô hình theo hướng dẫn trên phần mềm.

* Hoạt động 2: Thực hành

- Các bước thực hiện lắp ráp: Từ bước 8 đến bước 13:

Bước 8: Lấy 1 thanh vuông màu đen 4

- HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

- HS các nhóm quan sát thao tác thực hiện của GV.

- Nhóm trưởng lấy đồ dùng rồi phân công các thành viên trong nhóm thực hiện: 1 bạn lấy chi tiết, 1 bạn báo cáo gv

- Các nhóm quan sát các bước lắp ghép trong máy tính bảng và nghe giáo viên nêu lại các bước.

- HS quan sát.

- Hs thực hành lắp ghép

(13)

lỗ có đầu tròn gắn giữa hai thanh tam giác màu xanh trên bộ nguồn.

Bước 9: Lấy 1 thanh dài màu trắng 4 lỗ gắn lên trên hai thanh tam giác màu xanh và thanh vuông 4 lỗ màu đen.

Bước 10: Lấy 1 thanh trong 4 lỗ

Bước 11: Lấy 1 thanh tròn màu xanh lá cây 4 lỗ lắp lên trên thanh trong 4 lỗ.

Bước 12: Lấy 1 thanh tròn ngắn lắp lên thanh tròn màu xanh lá cây

Bước 13: Lấy 2 thanh tròn 12 lỗ màu xanh da trời gắn lên thanh tròn dài C. Tổng kết- đánh giá (3’)

- Giáo viên đánh giá phần lắp ghép của các nhóm.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức ở bài học.

- Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh dọn dẹp lớp học.

- Lấy 1 thanh vuông màu đen 4 lỗ có đầu tròn gắn giữa hai thanh tam giác màu xanh trên bộ nguồn.

- Lấy 1 thanh dài màu trắng 4 lỗ gắn lên trên hai thanh tam giác màu xanh và thanh vuông 4 lỗ màu đen.

- Lấy 1 thanh trong 4 lỗ

- Lấy 1 thanh tròn màu xanh lá cây 4 lỗ lắp lên trên thanh trong 4 lỗ.

- Lấy 1 thanh tròn ngắn lắp lên thanh tròn màu xanh lá cây

- Lấy 2 thanh tròn 12 lỗ màu xanh da trời gắn lên thanh tròn dài

- Lắng nghe.

____________________________________________

Ngày soạn: 21/11/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2020 Toán

TIẾT: 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 - 5 I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép trừ dạng 13 – 5, lập được bảng 13 trừ đi một số.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 - 5

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán dạng 13 – 5.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1 (phần a), bài tập 2, bài tập 4.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính.

- Học sinh: bảng con

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP quan sát; PP trò chơi; PP rèn luyện tư duy sáng tạo; PP thảo luận nhóm; PP thực hành- luyện tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

(14)

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- TBHT điều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số

Giáo viên đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:

x - 9 = 13 x - 5 = 28 x - 13 = 35

- Giáo viên nhận xét, và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: 13 trừ đi một số: 13 - 5

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)

*Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ dạng 13 – 5, lập được bảng 13 trừ đi một số.

*Cách tiến hành:

Việc 1: Giới thiệu phép trừ 13 – 5 Làm việc cả lớp

- Giáo viên lấy 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời hỏi: Có bao nhiêu que tính?

- Nêu vấn đề: Có 13 que tính, lấy bớt đi 5 que tính, còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

- Cho học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả.

- Giáo viên hướng dẫn cách tính: Lấy 3 que tính rời rồi cởi 1 bó que tính 1 chục lấy tiếp 2 que tính nữa tức là lấy đi 5 que tính còn 8 que tính.Vậy 13-5 = 8.

- Ghi bảng : 13 - 5 = 8 - Hướng dẫn đặt tính:

+ Viết số 13, viết số 5 thẳng cột với 3, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang.

+ Tính: 13 trừ 5 bằng 8 viết 8 thẳng cột với 5 và 3.

Việc 2: Lập bảng trừ 13 trừ đi một số Làm việc cá nhân-làm việc cả lớp

- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả. Giáo viên ghi bảng

- Giáo viên nhân xét: Các số ở cột số bị trừ là 13, số trừ là các số 4,5,6,7,8,9

- Cho học sinh đọc thuộc bảng trừ

* Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2

- 13 que tính.

- Lấy 13 – 5.

- Học sinh trải nghiệm thao tác trên que tính.

- Học sinh nêu kết quả : 13 -5=8

- Học sinh nhắc lại: 13 -5= 8

- Học sinh thao tác trên que tính, tìm kết quả

13 - 4 = 9 13 - 7= 6 13 - 5 = 8 13 - 8 = 5 13 - 6 = 7 13 - 9 = 4

- Học sinh chơi truyền điện để thuộc bảng trừ.

- Vài học sinh đọc lại bảng trừ

(15)

3. HĐ thực hành: (14 phút)

*Mục tiêu:

- Biết thực hiện phép trừ dạng 13 – 5.

- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 - 5

*Cách tiến hành:

Bài 1 (phần a): Trò chơi: Truyền điện

- TBHT đưa ra các phép tính cho HS nêu kết quả.

- Cách chơi: Bạn TBHT nêu 1 phép tính và kết quả, sau đó đọc 1 phép tính khác và nêu tên bạn tiếp theo. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết các phép tính cần nêu. Bạn nào nêu đúng và nhanh kết quả thì bạn đó chiến thắng. Bạn nào sau thời gian 1 phút không nêu được kết quả thì bạn đó thua cuộc và phải nhảy lò cò quanh lớp .

- GV nhận xét, tuyên dương HS tham gia chơi.

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

+ Trong phép cộng 9 + 4 và 4 + 9 khi ta đổi chỗ các số hạng thì kết quả vẫn không thay đổi.

+ Trong phép trừ 13 – 9 và 13 – 4 - Từ phép cộng 9 + 4 = 13:

+ Lấy 13 - 9 = 4 ; 13- 4= 9 + Và 13 – 3 - 5 cũng bằng 13 -8 Bài 2: Cá nhân – Cả lớp

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con

- Chia sẻ trước lớp: cách làm và kết quả.

- Giáo viên nhận xét.

Bài 4: Cá nhân – Cặp đôi - Cả lớp - Gọi học sinh đọc đề, suy nghĩ làm bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.

- Gọi HS lên bảng tóm tắt và trình bày bài giải.

- Giáo viên chấm bài làm của 1 số em làm

- HS chơi.

9 + 4 = 13 8 + 5 = 13 4 + 9 = 13 5 + 8 = 13 13 - 9 = 4 13 - 8 = 5 13 - 4 = 9 13 - 5 =8 7 + 6 = 13

6 + 7 =13 13 - 7 = 6 13 - 6 = 7 - Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu

*Dự kiến KQ bài làm của HS 13 13 13 13 13 6- - 9 - 7 - 4 - 5 7 4 6 9 8 - 1 học sinh đọc đề bài

- HS thảo luận nhóm đôi.

*Dự kiến câu hỏi tương tác như sau.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết cửa hàng còn lại mấy xe đạp, ta làm thế nào?

- 2 HS lên bảng.

Tóm tắt:

Có : 13 xe đạp Bán : 6 xe đạp Còn : … ? xe đạp

Bài giải Số xe đạp còn lại là:

(16)

nhanh.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT µBài tập chờ:

Bài tập 1 (phần b) (M3):

-Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.

Bài tập 3 (M4):

-Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.

13 - 6= 7 (xe đạp) Đáp số : 7 xe đạp

- Học sinh tự làm bài và báo cáo với giáo viên:

13-3-5=5 13-8=5 13-3-1=9 13-4=9 13-3-4=6 13-7=6

- Học sinh tự làm bài và báo cáo với giáo viên:

13 13 13 9- - 6 - 8 4 7 5 4. HĐ ứng dụng, vận dụng: (3 phút)

- Gọi học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính kết quả phép trừ: 13 - 5.

- Đọc kết quả của phép tính sau: 13 – 9 13 – 6 13 - 8 5. HĐ sáng tạo: (2 phút)

- Giải bài toán theo tóm tắt sau:

73 kg 45 kg ? kg - Giáo viên nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về ôn bảng trừ: 13 trừ đi một số. Xem trước bài: 33 - 5.

_________________________________________

Kể chuyện

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.

- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa. Một số học sinh nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng (BT3) (M3, M4)

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện

*THGDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ và lòng hiếu thảo với cha mẹ.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...

II . CHUẨN BỊ : 1. Đồ dùng

+ Tranh minh họa sách giáo khoa.

+ Bảng phụ ghi các ý tóm tắt ở bài tập2.

2. Phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học:

(17)

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập,...

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, “trình bày một phút”, “động não”,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (3 phút)

- Tổ chức cho 2, 3 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bà cháu

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng

- Học sinh tham gia kể.

- Lắng nghe 2. HĐ kể chuyện. (22 phút)

*Mục tiêu:

- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

- Một số học sinh nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng (BT3) (M3, M4)

*Cách tiến hành:

Việc 1: Kể lại đoạn 1 bằng lời của em.

*GV giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Giáo viên YC.HS nêu yêu cầu của bài.

- Giúp học sinh nhớ lại nội dung câu chuyện.

Gợi ý:

*TBHT điều hành HĐ chia sẻ + Cậu bé là người như thế nào?

+ Cậu bé ở với ai?

+ Tại sao cậu bỏ nhà đi?

+ Khi cậu bé bỏ nhà ra đi người mẹ làm gì?

- Cho học sinh kể trong nhóm.

- Tổ chức cho học sinh thì kể trước lớp.

- Cho học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh kể hay.

Việc 2: Kể lại phần chính của câu chuyện Làm việc cả lớp –> Làm việc theo nhóm –>

Chia sẻ trước lớp - Gợi ý:

+ Tại sao cậu lại trở về nhà?

+ Về nhà, không thấy mẹ cậu làm gì?

*HĐ nhóm 4

- Nêu yêu cầu của bài tập 1.

- Học sinh nhớ lại nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi:

- Thực hiện theo YC, tương tác

*Dự kiến nội dung chia sẻ:

+ Cậu bé là người lười biếng, ham chơi .

+ Cậu bé ở với mẹ.

+ Vì cậu giận ,mẹ mắng không cho đi chơi.

+ Khi cậu bé bỏ nhà ra đi người mẹ mòn mỏi chờ mong con về.

- Học sinh tập kể trong nhóm . - Đại diện nhóm thi kể trước lớp đoạn 1.

- Học sinh nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay.

- Lắng nghe.

*Dự kiến nội dung chia sẻ:

+ Cậu vừa đói vừa rét lại bị trẻ lớn đánh cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

+ Không thấy mẹ, cậu bé gọi mẹ khản tiếng, rồi ôm lấy cây xanh

(18)

+ Từ trên cây, quả lạ xuất hiện như thế nào?

+ Cậu bé nhìn cây, cảm thấy thế nào?

- Cho học sinh kể trong nhóm.

- Kể trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn học sinh kể hay.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

Việc 3: Kể lại đoạn cuối theo ý em mong muốn Chia sẻ trước lớp

- Cậu bé mong muốn điều gì?

- Cậu bé sẽ nói gì với mẹ?

Lưu ý:

- Kể lại câu chuyện: Đối tượng M1, M2

- Xây dựng đoạn kết cho câu chuyện: M3, M4

mà khóc.

+ Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.

Hoa tàn, quả lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín và rơi vào lòng cậu.

+ Cậu nhìn tán lá thấy một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu òa khóc, cây xòa cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về.

- Học sinh kể trong nhóm.

- Đại diện nhóm kể trước lớp.

- Gặp lại mẹ.

- Ôm chầm lấy mẹ, xin lỗi và hứa với mẹ sẽ luôn vâng lời.

3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)

*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp

- Câu chuyện kể về việc gì?

- THGDBVMT: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?

Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2

- Học sinh trả lời

- Học sinh trả lời: (Cha mẹ luôn yêu quý chúng ta. Chúng ta phải tỏ lòng kính trọng và biết ơn cha mẹ. Luôn hiếu thảo, vâng lời cha mẹ…)

4. HĐ Tiếp nối: (5phút) - Hỏi lại tên câu chuyện.

- Hỏi lại những điều cần nhớ.

- Giáo dục học sinh: Cha mẹ luôn yêu quý chúng ta. Chúng ta phải tỏ lòng kính trọng và biết ơn cha mẹ. Luôn hiếu thảo, vâng lời cha mẹ…

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

5. Hoạt động sáng tạo (2 phút)

-Về kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe . - Chuẩn bị bài sau: Người thấy cũ ________________________________________

Tập viết CHỮ HOA K

(19)

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Kề vai sát cánh (3 lần)

2. Kỹ năng: Hiểu nội dung câu ứng dụng: Kề vai sát cánh là 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Mẫu chữ K ( cỡ vừa). Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ( cỡ vừa và nhỏ).

- HS: bảng con.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP quan sát; PPlàm mẫu; PP thực hành - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (5 phút)

-TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể

- Tuần qua em đã làm gì để chữ mình đẹp hơn?

- Cho học sinh xem một số vở của những bạn viết đẹp giờ trước. Nhắc nhở lớp học tập các bạn

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan

- Học sinh trả lời.

- Học sinh quan sát và lắng nghe

- Theo dõi 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết: (10 phút)

*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

- Giáo viên treo chữ K hoa (đặt trong khung):

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:

+ Chữ K hoa cao mấy li?

+Chữ hoa K gồm mấy nét? Đó là những nét nào?

- Học sinh quan sát.

->Học sinh chia sẻ cặp đôi -> Thống nhất trước lớp

+ Cao 5 li

+ Chữ hoa K gồm 3 nét đầu giống nét 1 và nét 2 của chữ L.

Nét 3 là nét kết hợp của 2 nét cơ bản, móc xuôi phải và móc ngược phải nối

(20)

Việc 2: Hướng dẫn viết:

- Nhắc lại cấu tạo nét chữ: Chữ hoa K gồm 3 nét đầu giống nét 1 và nét 2 của chữ L. Nét 3 là nét kết hợp của 2 nét cơ bản, móc xuôi phải và móc ngược phải nối

- Nêu cách viết chữ:

+ Nét 1 và nét 2 viết như chữ L.

+ Nét 3 đặt bút trên đường kẻ 5 viết tiếp nét móc xuôi phải đến khoảng giữa thân chữ lượn vào trong tạo vòng xoắn.

- Giáo viên viết mẫu chữ K cỡ vừa trên bảng lớp, hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.

- Giáo viên nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng.

- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.

- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: Kề vai sát cánh chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một việc.

- Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:

+ Các chữ K, h cao mấy li?

+ Con chữ t cao mấy li?

+ Con chữ s cao mấy li?

+ Những con chữ nào có độ cao bằng nhau và cao mấy li?

+ Đặt dấu thanh ở những chữ cái nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ như thế nào?

- Giáo viên viết mẫu chữ K (cỡ vừa và nhỏ).

- Luyện viết bảng con chữ Kề

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn. Lưu ý học sinh cách viết liền mạch.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.

- Quan sát và thực hành - Lắng nghe

- Quan sát

- Học sinh đọc câu ứng dụng - Lắng nghe

*Dự kiến ND HS chia sẻ:

+ Cao 2 li rưỡi.

+ Cao 1 li rưỡi.

+ Cao hơn 1 li.

+ Các chữ ê, a, i, n có độ cao bằng nhau và cao 1 li.

+ Dấu huyền đặt trên con chữ ê trong chữ Kề, dấu sắc trên con chữ a trong chữ sát và trên con chữ a trong chữ cánh.

+ Khoảng cách giữa các chữ rộng bằng khoảng 1 con chữ.

- Quan sát.

- Học sinh viết chữ Kề trên bảng con.

- Lắng nghe và thực hiện 3. HĐ thực hành viết trong vở: (15 phút)

*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.

*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ 1 dòng chữ K cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Kề cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ + 3 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các

- Quan sát, lắng nghe

- Lắng nghe và thực hiện

(21)

lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh của giáo viên.

- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm.

Lưu ý theo dõi và giúp đỡ đối tượng M1

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

4 . Hoạt động ứng dụng (2 phút)

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học, những điểm cần ghi nhớ.

- Nêu lại độ cao và các nét chữ hoa K.

- Viết chữ hoa K, Kề đúng mẫu chữ.

- Trưng bày một số bài đẹp cho cả lớp lên tham khảo.

- Nhận xét, tuyên dương những học sinh viết tốt.

5. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)

- Viết chữ K, Kề hoa theo kiểu chữ sáng tạo.

- Về nhà tự luyện viết thêm cho đẹp.

- Chuẩn bị: Chữ hoa L

- Yêu cầu học sinh về hoàn thành nốt bài viết và tự luyện viết thêm cho đẹp.

__________________________________________

Ngày soạn: 22/11/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2020 TOÁN TIẾT 58: 33 - 5 I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 – 8.

- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 – 8).

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 – 8, tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 – 8).

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2 (phần a), bài tập 3 (phần a,b).

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Sách giáo khoa, 3 bó que tính và 3 que tính rời.

- HS: Bảng con.

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp; PP động não; PP quan sát; PP trò chơi; PP rèn luyện tư duy sáng tạo; PP thảo luận nhóm; PP thực hành- luyện tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

(22)

Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3phút)

- CT.HSĐTQ điều hành trò chơi: Truyền điện +ND chơi: cho học sinh truyện điện nêu phép tính và kết quả tương ứng dạng 13 – 5 (...)

- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng:

33 - 5

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)

*Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 – 8.

*Cách tiến hành: HĐ cả lớp

- Giáo viên lấy 3 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời hỏi: Có bao nhiêu que tính?

- Giáo viên nêu vấn đề: có 33 que tính, lấy bớt đi 5 que tính, muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?

- Cho học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả 33- 5

- Giáo viên hướng dẫn:

+ Muốn bớt 5 que tính thì lấy 3 bó que tính rời rồi lấy tiép 2 que tính nữa, còn 8 que tính; 2 bó 1 chục và 8 que tính rời gộp lại thành 28

+ Vậy 33- 5 = 28

- Giáo viên hướng dẫn đặt tính:

Viết 33, viết 5 thẳng cột với 3 đặt dấu trừ và kẻ ngang .

33 +3 không trừ được 5, lấy 13 - 5 trừ 5 bằng 8, viết 8

28 + 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.

- Cho học sinh nêu lại cách tính.

Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2

- 33 que tính.

- Lấy 33 - 5

- Học sinh trải nghiệm thao tác trên que tính tìm kết quả 33- 5.

- Học sinh nêu cách thực hiện : 33- 5 = 28

- Lắng nghe.

- Học sinh nhắc lại cách tính 3. HĐ thực hành: (14 phút)

*Mục tiêu:

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 – 8.

- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 – 8).

*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân Bài 1:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.

- Hướng dẫn học sinh dựa vào bảng trừ 13 trừ đi một số.

- Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài

- Học sinh làm bài -*Dự kiến KQ của HS:

63 23 53 73 83 - 9 - 6 - 8 - 4 - 7

(23)

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

Bài 2a:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.

- Hướng dẫn đặt tính và tính.

- Cho học sinh làm bài.

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

Bài 3 (phần a,b):

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Giáo viên cho học sinh nêu rõ tìm số gì?

(Số hạng hay số bị trừ) và nêu cách tìm.

- Cho học sinh làm bài.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT µBài tập chờ:

Bài tập 2 (phần b,c) (M3):

-Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo với giáo viên.

Bài tập 4 (M4):

- Giáo viên hỏi: Hai đoạn thẳng trên cắt nhau tại một điểm là một chấm tròn, vậy phải vẽ mấy chấm tròn nữa?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo với giáo viên.

- GV phỏng vấn HS M3. M4

54 17 45 69 76 - 1 học sinh nêu yêu cầu bài - Lắng nghe.

- Học sinh làm bài:

a) 43 và 5 43 - 5

38 (...)

- Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài - Tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.

- Tìm số bị trừ lấy hiệu cộng với số từ.

- Học sinh làm bài:

*Dự kiến ND chia sẻ:

a) x+6 =33 b) 8+x=43 x=33 - 6 x=43-8 x =27 x=35

- Học sinh tự làm rồi báo cáo kết quả với giáo viên:

b) 93 và 3 c) 33 và 6 93 33 - 5 - 6 88 27

- Phải vẽ thêm 8 chấm tròn nữa vào hai đoạn thẳng.

- Học sinh làm bài rồi báo cáo với giáo viên.

4. HĐ ứng dụng, vận dụng: (3 phút)

- Gọi học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính kết quả phép trừ: 33 - 5.

- Đọc kết quả của phép tính sau: 93 – 9 33 – 6 53 - 3 5. HĐ sáng tạo: (2 phút)

- Giải bài toán theo tóm tắt sau:

32 quả trứng 18 trứng vịt ? trứng gà - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.

(24)

- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm lại các bài tập sai. Xem trước bài:

53-15

____________________________________

Tập đọc MẸ I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con.

- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Thuộc 6 dòng thơ cuối.

- Hiểu hình ảnh so sánh: Chẳng bằng…, mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

2. Kỹ năng: Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5). Hiểu nghĩa các từ ngữ: nắng oi, giấc tròn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc.

* THGDBVMT: Cảm nhận được cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương của mẹ.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

2. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghép sẵn các câu thơ cần luyện ngắt giọng; bài thơ để học thuộc lòng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (3 phút) -TBHT điều hành:

+ Đọc và nêu nội dung bài Sự tích cây vú sữa + Vì sao cậu bé trong truyện Sự tích cây vú sữa bỏ nhà ra đi?

+ Khi trở về không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Giới thiệu bài: Tiết tập đọc hôm nay các em sẽ được đọc và tìm hiểu bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh. Qua bài thơ các em sẽ thêm hiểu về nổi vất vả của mẹ và tình cảm bao la mẹ dành cho các con.

- Giáo viên ghi tựa bài: Mẹ

- Hs thực hiện theo YC

+ Cậu bé ham chơi , bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi

+ Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy 1 cây xanh trong vườn mà khóc

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)

*Mục tiêu:

- Rèn đọc đúng từ: lặng rồi, giấc tròn, suốt đời, kẽo cà, mẹ quạt.

- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: nắng oi, giấc tròn .

*Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp a. GV đọc mẫu cả bài .

(25)

- Chú ý giọng đọc chậm rãi, tình cảm ngắt giọng theo nhịp 2 – 4 ở các câu thơ 6 chữ, riêng câu thơ thứ 7 ngắt nhịp 3 – 3. Các câu thơ 8 chữ ngắt nhịp 4 – 4 riêng câu thơ thứ 8 ngắt nhịp 3 – 5.

b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu . - Đọc đúng từ: lặng rồi, giấc tròn, suốt đời, kẽo cà, mẹ quạt.

* Đọc từng đoạn :

-+ Đoạn 1: 2 dòng đầu + Đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo + Đoạn 3 : 2 dòng còn lại

- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ.

- Yêu cầu gạch chân các từ cần nhấn giọng (các từ gợi tả).

+ Giảng từ mới trong SGK: nắng oi, giấc tròn + Đặt câu với từ: nắng oi, giấc tròn,... ( HS M3, M4)

(Chú ý ngắt câu đúng: HS M1)

* GV kết hợp HĐTQ tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp.

- Đọc từng đoạn theo nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét, đánh giá.

* Cả lớp đọc

Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4

- HS lắng nghe

-HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Luyện đọc đúng

- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Luyện đọc ngắt câu, cụm từ - Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.

- Gạch chân: Lặng, mệt, nắng oi, ạ ời, kẽo cà, ngồi, ru, đưa, thức, ngọt, gió, suốt đời.

- HS đọc chú giải +HS đặt câu:....

- Đọc bài, chia sẻ cách đọc - Đại diện nhóm thi đọc -Thi đua giữa các nhóm

- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay

- Đọc đồng thanh cả bài

3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)

*Mục tiêu:

- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phong bì thư.

*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ

-YC HS làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi

=>Tương tác trong nhóm

-TBHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Đoạn 1: Gọi học sinh đọc đoạn 1

+ Hình ảnh nào cho em biết đêm hè rất oi bức?

-HS nhận nhiệm vụ

-Thực hiện theo sự điều hành của trưởng nhóm

+Tương tác, chia sẻ nội dung bài - Đại diện nhóm chia sẻ

Lặng rồi cả tiếng con ve. Con ve cũng mệt vì hè nắng oi (Những con ve cũng im lặng vì quá mệt

(26)

- Đoạn 2: Gọi học sinh đọc đoạn 2 + Mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc?

+ Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?

- Đoạn 3: Cho học sinh đọc đoạn 3 + Em hiểu 2 câu thơ: Những

như thế nào? ngôi sao thức ngoài kia. Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con như thế nào?

*THGDBVMT: Qua cuộc sống hằng ngày, em thấy tình cảm của mẹ dành cho chúng ta

*GV kết luận: rút nội dung.

+ Khích lệ trả lời (HS M1). Lưu ý cách diễn đạt ý ở câu hỏi cuối (HS M3, M4).

mỏi dưới trời nắng oi)

- 1 học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm.

+ Mẹ ngồi đưa võng, mẹ quạt mát cho con.

+ Mẹ được so sánh với những ngôi sao “thức” trên bầu trời, với ngọn gió mát lành.

- Học sinh đọc.

+ Mẹ đã phải thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao vẫn thức hàng đêm.

- Học sinh trả lời.

- HS lắng nghe, nhắc lại.

4. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh đọc thuộc lòng được bài thơ.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên cho cả lớp đọc lại bài. (Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng).

- Tổ chức thi đọc thuộc lòng - Giáo viên nhận xét tuyên dương - Cho HS thi đọc

- Bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

Lưu ý:

- Đọc đúng: M1, M2

- Đọc hay, học thuộc lòng: M3, M4

- HS thực hiện theo yêu +Đọc cá nhân- cặp đôi -nhóm

- 2 cặp HS thi đọc thuộc lòng.

- HS bình chọn cặp đọc tốt, thuộc bài

5. HĐ vận dụng, ứng dụng (2 phút)

- Qua bài thơ em hiểu được điều gì về mẹ?

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

6. Hoạt động sáng tạo(1 phút)

- Vẽ phác họa bức tranh về mẹ của em.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Bông hoa niềm vui Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM – DẤU PHẨY I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ..

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;