• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 Ngày soạn: 2/4/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2021 Tập đọc

KHO BÁU

I . MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu ý nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4)

2. Kỹ năng: Đọc rành mặt toàn bài: ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. Chú ý các từ: cuốc bẫm, làm lụng, hão huyền.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG:

- Tự nhận thức:

- Xác định giá trị bản thân. Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn 3 phương án trả lời câu hỏi 4 để HS lựa chọn.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 5’

- GV bắt nhịp cho lớp hát bài: Kho báu của mẹ

- Sau bài kiểm tra giữa kì, các em sẽ bước vào tuần học mới. Tuần 28 với chủ đề Cây cối.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: 2’

- Tên chủ điểm: Cây cối - Giới thiệu bài đọc:

- Tranh vẽ gì? Để biết được 2 người đàn ông trong tranh là ai? Họ đang chuyện trò gì? Ta học bài đầu tiên của chủ điểm cây cối là bài : Kho báu.

2. 2. Luyện đọc: 30’

a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài:

- Nêu giọng đọc:đọc với giọng kể chậm rãi,

- HS hát tập thể

- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.

- Nghe, rút kinh nghiệm.

- Lắng nghe

- HS quan sát, nêu nội dung tranh.

- Theo dõi - HS lắng nghe.

- HS đọc 2 lượt

- nông dân, hai sương một nắng, lặn mặt trời, cấy lúa, làm lụng.

- HS đánh dấu đoạn -3 HS đọc nối tiếp

(2)

nhẹ nhàng. Đoạn 2 giọng trầm, buồn; đoạn 3 thể hiện sự ngạc nhiên, nhanh hơn. Câu kết cần đọc chậm lại

b HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- Y/c HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- Nhận xét.

- Luyện đọc từ khó: (HS nêu) - Y/c 1 HS đọc lại các từ.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn

- Y/c HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.Nhận xét

- HDHS đọc câu dài:(bảng phụ) - Y/c HS nêu cách đọc, nhận xét.

- GV chốt cách đọc đúng.

- Y/c 1 HS đọc lại.

- Y/c HS đọc kết hợp giải nghĩa từ . + Đặt câu có từ ‘’đàng hoàng’’

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV chia nhóm.

- Y/c từng HS trong nhóm đọc.

- Y/c HS trong nhóm nhận xét nhau.

* Thi đọc giữa các nhóm:

-Y/c đại diện 2 nhóm thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Đọc lại bài

2. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 20’

- Y/c 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.

- Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?

- Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng

- Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia / quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu. // Hai ông bà / thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng / và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. //

- Nhiều HS đọc.

- 2 HS - 3 HS/ nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển.

- HS lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc.

1. Sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân:

- Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng, trở về nhà khi đã nặn mặt trời; vụ lúa họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà; không cho đất nghỉ, chẳng lúc nào ngơi tay.

- Hai vợ chồng người nông dân đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

2. Lời dặn của người cha:

- Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ chuỵên hão huyền.

- Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

3. Hai người con làm theo lời dặn của người cha:

- Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa.

- HS phát biểu theo ý hiểu.

- Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt

- Kho báu đó là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần.

- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc - 2 HS đọc đoạn 1.

- 2 HS đọc đoạn 2 - 2 HS.

- Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều niềm vui.

- Lắng nghe.

- Thực hiện

(3)

người nông dân đã đạt được điều gì?

- Y/c 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp theo dõi.

- Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?

- Trước khi mất, người cha cho 2 con biết điều gì?

- Gọi 1 HS đọc đoạn 3; Cả lớp đọc thầm.

- Theo lời cha, hai người con đã làm gì?

- Tại sao mấy vụ liền lúa bội thu?

- Mở bảng phụ đã viết 3 phương án trả lời để HS lựa chọn:

+ Vì đất ruộng vốn là đất tốt.

+ Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.

+ Vì hai anh em giỏi trồng lúa.

- Chốt lại ý đúng.

- Cuối cùng, kho báu mà hai người con tìm được là gì?

- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

2. 4. Luyện đọc lại: 10’

- Lưu ý giọng đọc đoạn 1: Giọng kể khoan thai, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi đức tính cần cù, chăm chỉ của vợ chồng người nông dân.

- Lưu ý đọc đoạn 2 với giọng kể chậm rãi, buồn; lời người cha căn dặn con trước khi qua đời mệt mỏi, lo lắng

- Y/c HS thi đọc lại toàn bộ câu chuyện.

- Cả lớp và GV lắng nghe, nhận xét.

3. Vận dụng: 3’

- Từ câu chuyện Kho báu, các em cần rút

(4)

ra bài học gì cho mình?

- Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau cho tốt.

--- Toán

CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.

- Biết cách đọc, viết các số 111 đến 200.

- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.

- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số từ 111 đến 200.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ. Các tấm bìa hình vuông...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- GV điều hành trò chơi: Truyền điện - Nội dung chơi: đọc các số từ 101 đến 110; so sánh các số trong phạm vi 110 - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

2. Hình thành kiến thức mới 2.1. Giới thiệu bài: 1’

2.2. Đọc, viết các số từ 111 đến 200: 10’

* Gắn 111 ô vuông:

+ Có bao nhiêu ô vuông?

+ Một trăm mười một ô vuông gồm bao nhiêu trăm? chục? đơn vị? ( Ghi bảng) - Để chỉ một trăm mười một ô vuông ta dùng số 111.

+ Số 111 là số có mấy chữ số?

+ Cách đọc?

- GV chốt cách đọc số.

+ Cách viết số?

* Tương tự với số 112, 115.

* Gắn các tấm hình ô vuông như trong SGK(trang 144).

- HS tham gia chơi..

- Cá nhân ghi đầu bài.

- HS quan sát.

- Có một trăm mười một ô vuông.

- 1 HS trả lời.

- HS quan sát trả lời.

- Là số có 3 chữ số.

- HS nêu cách đọc. 2 HS đọc lại số trên.

- 1 HS nêu cách viết số

- Lên bảng phân tích số, viết số, đọc số biểu thị số ô vuông đó.

- Lập các số tương ứng.

- 3 HS đọc.

- Lắng nghe Bài 1

- 1 HS đọc lệnh đề.

(5)

- Gọi HS đọc lại các số vừa lập được.

- GV chốt lại cách đọc, viết số...

2.3. Luyện tập: 22’

Bài 1: Viết ( theo mẫu):

- Y/c HS đọc lệnh đề - Phân tích mẫu.

- Y/c HS làm bài vào SGK, 1 HS làm bảng phụ.

- Y/c HS NX bài.

-Y/c1HS đọc lại các số có trong bài tập Bài 2: Số?

- Y/c HS thảo luận cặp đôi (1 phút).

+ Trên tia số, số đứng trước so với số đứng liền sau nó như thế nào?

+ Trên tia số, số đứng sau so với số đứng liền trước nó như thế nào?

- Y/c HS làm bài...

* Chốt cách điền số vào tia số.

Bài 3: >,<,= ?

- Muốn điền được dấu vào chỗ chấm ta phải làm gì?

- Y/c HS làm bài tập vào vở ô ly, 2 HS làm phiếu.

- Nhận xét, chữa bài tập trên phiếu.

+ So sánh 2 số bằng cách nào?

+ Còn cách so sánh nào nhanh hơn?

3. Vận dụng: 3’

- Hôm nay lớp ta học bài gì? Khi viết số, đọc số ta phải chú ý điều gì?

- TK nội dung bài.

- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau:

110 một trăm mười 111 một trăm mười một 117 một trăm mười bảy 154 một trăm năm mươi tư 181 một trăm tám mươi mốt 195 một trăm chín mươi lăm Bài 2

- Các cặp thảo luận.

- ít hơn 1 đơn vị - Nhiều hơn 1 đơn vị.

- 5 HS làm vào phiếu.

- Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đọc lại các số trên tia số.

Bài 3

- Phải so sánh 2 số.

- HS thực hiện.

- 2 HS làm phiếu trình bày...

- So sánh chữ số cùng hàng...

- Dựa vào thứ tự các số trong dãy số.

- Viết ( đọc ) từ trái sang phải ( từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất).

- Lắng nghe - Thực hiện

--- Ngày soạn: 3/4/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2021 Toán

CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết số có ba chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

(6)

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- GV tổ chức T/C

+Gv điều hành cho lớp chơi trò chơi: Xì điện

+Nội dung chơi: cho học sinh truyền nhau đọc, viết các số từ 111 đến 200.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.

2. Hình thành kiến thức mới:

2.1. Giới thiệu bài, ghi bảng: 1’

2.2. Đọc, viết các số 243, 235, 310, 240, 411, 205, 252: 10’

- Quy trình lập các số trên tương tự lập các số từ111 đến 200.

3. Thực hành: 22’

Bài 1: - Y/c HS đọc lệnh đề

- Muốn biết mỗi số trong bài tập chỉ số ô vuông trong hình nào ta phải làm gì?

- Y/c HS làm bài.

- Y/c nối tiếp nêu kết quả; nhận xét.

- Y/c HS đọc lại các số có trong bài tập Bài 2: Đọc số?

- Ghi các số lên bảng.

- Y/c HS đọc kết quả nối tiếp; nhận xét.

- Nhận xét, chữa bài.

* Cách đọc số có 3 chữ số.

Bài 3: Viết (theo mẫu):

- Bài yêu cầu ta làm gì?

- Mẫu của bài tập bắt ta viết gì?

- Y/c HS suy nghĩ 2 phút rồi lên chơi trò chơi tiếp sức.

- HS tham gia chơi trò chơi.

- 2 HS đọc tên bài.

- HS đọc số.

Bài 1:- 1 HS đọc lệnh đề.

- Đếm số miếng bìa trong mỗi hình.

- HS thực hiện.

+ Số 110 chỉ số ô vuông trong hình d Số 205 chỉ số ô vuông trong hình c Số 310 chỉ số ô vuông trong hình a Số 132 chỉ số ô vuông trong hình b Số 123 chỉ số ô vuông trong hình e - 1 HS đọc.

Bài 2:

- HS làm bài cá nhân bằng chì vào vở.

- Đổi chéo SGK soát bài bạn.

Bài 3: 1 HS đọc Y/c - Y/c viết ( theo mẫu).

- Viết số.

- Cử 2 đội, mỗi đội 3 bạn, mỗi bạn đến lượt viết số phải viết 2 số liền mới được chuyển.

- Viết từ trái sang phải, viết chữ số chỉ hàng lớn nhất đến chữ số chỉ hàng nhỏ nhất.

- 1 HS đọc.

- 1 HS trả lời.

- Nghe, thực hiện.

(7)

- Nhận xét trò chơi. Khen thưởng.

* Khi viết số có 3 chữ số ta viết như thế nào?

- Y/c HS đọc lại các số trong bài tập.

3. Vận dụng: 3’

- Khi viết số, đọc số ta phải viết và đọc như thế nào?

- Dặn dò: Làm bài tập trong vở bài tập.

--- Kể chuyện

KHO BÁU

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) (M3, M4).

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- TBVN bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Kho báu của mẹ.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: 1’

- Qua bài tập đọc Kho báu các con thấy các nhân vật trong bài đà làm lụng ntn? Ta tìm hiểu tiếp qua tiết kể chuyện...

2.2. Hướng dẫn kể chuyện: 32’

a. Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1

- Treo bảng phụ viết nội dung gợi ý ...

- HD HS kể đoạn 1. Nhắc HS nhớ và dùng các cụm từ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu.

- Chia nhóm giao n.vụ .

- Hát tập thể.

- 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý.

- Cả lớp đọc thầm lại

- 1, 2 HS kể mẫu đoạn 1...

- HS nhận nhóm

- HS kể từng đoạn trong nhóm - Đại diện các nhóm thi kể từng

(8)

- Kể lại từng đoạn câu chuyện . - Thi kể .

- Nhận xét - tuyên dương .

* Chú ý : Kể chi tiết các sự việc để hoàn chỉnh từng đoạn truyện, dùng từ ngữ hay, cô đọng, hàm súc .

b. Kể lại toàn bộ câu chuyện - Gọi HS kể cả câu chuyện - Nhận xét khen.

- Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta?

3 . Vận dụng: 3’

- Nhận xét tiết học

- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

đoạn trước lớp - Các nhóm nhận xét

- 2 HS kể...

- Nhận xét - 2 HS nêu:

- Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều niềm vui.

- Lắng nghe - Thực hiện

--- Chính tả - Nghe viết

KHO BÁU

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả.

- Làm được bài tập 2, bài tập 3a.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ua/uơ, l/n.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Nhận xét bài chính tả trước.

2. Thực hành:

2.1. GTB: 1’

GV nêu MĐYC của giờ học.

2.2. Hướng dẫn nghe – viết:27’

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- Đọc bài chính tả 1 lần.

- Nghe, rút kinh nghiệm.

- Lắng nghe

- 2 HS đọc lại.

- Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.

- quanh năm, sương, lặn...

(9)

- Bài chính tả có nội dung gì?

- Y/c HS viết bảng con một số từ ngữ dễ viết sai:

b. Viết bài vào vở:

- Đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết bài vào vở.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

c, Chữa bài:

- Đọc lại bài để HS soát lỗi.

-Y/c HS chữa lỗi bằng bút chì..

- Nhận xét bài viết của học sinh, rút kinh nghiệm.

2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:5’

Bài 2:

- Gọi 1 HS nêu y/c của bài.

-Y/ c Cả lớp làm bài vào VBT.

- Y/c 2 HS lên bảng làm bài.

- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.

- GV chốt kết quả đúng.

Bài 3: Gọi 1 HS nêu y/c của bài.

- Y/c 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.

- Y/c HS nhận xét, chữa bài trên bảng.

- Gọi 2 HS đọc bài làm VBT - GV nhận xét, khen.

- Y/c HS đổi vở KT, nhận xét.

3. Vận dụng: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- Y/c HS chuẩn bị bài sau

- Cả lớp nghe viết bài vào vở.

- Theo dõi soát lại bài.

- Thực hiện - Nghe, nhớ

Bài 2: Điền vào chỗ trống ua hay uơ?

- voi huơ vòi - mùa màng - thuở nhỏ - chanh chua

Bài 3: Điền vào chỗ trống:

a) l hay n?

Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu Công lênh chẳng quản bao lâu, Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

Ca dao - Lắng nghe, thực hiện

--- THỰC HÀNH KIẾN THỨC

ÔN TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, trôi chảy toàn bài; đọc rõ được các nhân vật trong truyện.

3, Thái độ: Mở rộng vốn sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ.

(10)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài: Cuộc phưu lưu của giọt nước tí hon, trả lời câu hỏi:

? Giọt nước làm cách nào đi vào đất liền?

? Đi đến đâu thì giọt nước nhớ mẹ?

? Ông Sấm giúp giọt nước làm gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

Bài 1: Đọc truyện: Quả sồi và quả bí (16) + GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai) - Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm - GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (12) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS báo cáo

? Bác nôn dân đang ngồi nghỉ ở đâu?

? Bác nông dân thắc mắc điều gì?

? Sự việc gì đã xảy ra với bác nông dân sau đó?

? Cuối cùng bác nông dân đã hiểu ra điều gì?

? Dòng nào đưới đây ghi đúng các từ ngữ về cây cối trong bài?

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- Cá nhân, ĐT - HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- HS đọc

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT - Lần lượt trả lời

+Dưới tán một cây sồi to lớn

+Quả bí to phải mọc ở trên cây sồi lớn

+Một quả sồi rơi xuống trúng đầu bác

+Mọi thứ đã được ông trời xếp đặt hợp lí rồi

+Cây sồi, cây bí, thân (cây), quả sồi, quả bí

(11)

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5) - Gọi HS đọc lại bài - Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.

- Nhận xét - HS đọc - Lắng nghe _________________________________

Hoạt động ngoài giờ

Bài 8: KHI NGƯỜI THÂN UỐNG BIA, RƯỢU NHƯNG VẪN ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

Học sinh hiểu được đã uống rượu, bia thì không nên điều khiển phương tiện giao thông.

2. Kĩ năng:

Biết cách khuyên người thân không điều khiển phương tiện giao thông khi uống rượu, bia.

3. Thái độ:

Nhắc nhở người thân khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông thì không nên uống rượu, bia.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: tranh, ảnh.

- Học sinh: sách văn hóa giao thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động: 4’

- Gọi 1 học sinh đọc câu chuyện “An

toàn là trên hết.” - Một học sinh đọc, lớp đọc thầm.

- An được ba chở đến nhà ai chơi? - An được ba chở đến nhà chú Thịnh chơi.

- Sau khi gặp bạn bè ba An đã làm gì? - Sau khi gặp bạn bè ba An đã ăn cơm và uống khá nhiều bia, rượu.

- Sau khi uống bia, ba An đã chạy xe như thế nào?

- Sau khi uống bia ba An lái xe không được như mọi khi. Tay lái ba loạng quạng, lúc thì lái sang trái, lúc thì lái sang phải.

- Thấy ba chạy xe không cẩn thận như thường ngày, An đã làm gì?

- Thấy ba chạy xe không cẩn thận như thường ngày, An đã khuyên ba dừng xe và phản ứng mạnh mẽ khi ba vẫn lái xe.

- Sau khi An phản ứng mạnh mẽ, ba An đã làm gì?

- Em nhận xét gì về cách xử lí của An?

- Sau khi An phản ứng mạnh mẽ, ba An đã dừng xe lại.

- An đã xử lí tình huống trên rất tốt.

- Khi người thân uống rượu, bia mà vẫn điều khiển các phương tiện giao thông,

- HS: Khi người thân uống rượu, bia mà vẫn điều khiển các phương tiện giao thông,

(12)

em nên làm gì? em sẽ ngăn cản và không cho họ điều khiển phương tiện giao thông.

- GV treo bảng phụ và gọi HS đọc phần

ghi nhớ. - HS lắng nghe.

- Kết luận: Khi người thân uống quá nhiều rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông thì không chỉ nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

- 2 đến 3 học sinh đọc lại phần ghi nhớ

2. Hoạt động thực hành: 15’

- GV treo tranh. - HS quan sát tranh

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2

làm các bài tập trong sách giáo khoa. - HS thảo luận.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. - HS nhận xét.

- GV nhận xét và chốt ý đúng. - Chọn các ý: 1, 3, 4, 5, 6 - GV gọi học sinh phân tích vì sao chọn

hoặc không chọn các ý trong hoạt động thực hành.

- Học sinh nêu ý kiến.

3. Hoạt động ứng dụng: 18’

- GV nêu tình huống: Nếu em là Minh trong câu chuyện sau, em sẽ nói gì với ba mẹ?

- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4) phát bảng phụ và giao nhiệm vụ.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận.

- HS nhận nhiệm vụ.

- Mời đại diện nhóm trình bày. - HS thực hiện.

- Yêu cầu nhóm khác nhận xét. - HS trình bày ý kiến.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV treo bảng phụ ghi phần ghi nhớ trong sách và gọi học sinh đọc.

- 2 HS nêu:

Em cần nhắn nhủ người thân Đã uống bia rượu thì đừng lái xe.

4. Củng cố, dặn dò: 3’

GV tổ chức cho HS triển lãm tranh đã

sưu tầm. - HS tham gia triển lãm tranh.

(13)

Nhận xét, tuyên dương

GV: Khi thấy người thân uống bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông em sẽ làm gì? Vì sao?

- Học sinh nêu ý kiến - GV nhận xét và chốt ý: Để đảm bảo an

toàn cho người thân và những người xung quanh tham gia giao thông thì khi người thân uống nhiều rượu, bia ta nên khuyên họ không nên lái xe.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn Học sinh về nhà chuẩn bị bài 9.

Ngày soạn: 4/4/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2021 Toán

SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000).

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh cách so sánh các số có ba chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật. Giấy khổ to ghi sẵn dãy số.

- Học sinh: sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Y/c HS viết số :

- Y/c HS nhận xét, chữa bài.

- Nhận xét, khen.

2. Bài mới:

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

2.2. Ôn lại cách đọc viết số có ba chữ số: 10’

a. Đọc số:

- Treo bảng phụ ghi các số.

-Y/c lớp và GV nhận xét.

- 820 ; 873 ; 911 ; 705 ; 689 ; 575 - 2 HS lên bảng; lớp nháp

- Lắng nghe.

- HS đọc các số trong dãy số:

+ 401; 402; 403; 404; 405; 406; 407;

408; 409; 410.

+ 121; 122; 123; 124; 125; 126; 127; 128; 129, 130.

+ 151; 152; 153; 154; 155; 156; 157; 158; 159; 160.

+551; 552; 553; 554; 555; 556; 557; 558; 559; 560.

- HS Viết bảng con. 2 HS lên bảng viết.

+521, 522, ... , 529, 530 + 631, 632, ... , 639, 640

(14)

b. Viết số:

- Y/c HS viết 1 số các số có ba chữ số vào bảng theo lời đọc của GV.

- Nhận xét, sửa.

* Củng cố cách đọc và viết số có 3 chữ số.

2. So sánh các số: 5’

a. So sánh: 234 ...235:

- Gắn các tấm bìa như hình SGK - Y/c HS xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền số thích hợp nào, viết số vào dưới mỗi hình.

- Y/c HS viết số vào dưới mỗi hình.

- Hướng dẫn cách so sánh:

+ Xét chữ số ở cùng hàng của hai số:

- Hàng trăm - Hàng chục - Hàng đơn vị.

+ Điền dấu

* Nêu cách so sánh 2 số.

b. So sánh 194 ... 139:

- Hướng dẫn so sánh tương tự phần a

c. So sánh 199 ... 215:

- Hướng dẫn so sánh tương tự phần a, b.

- Chốt cách so sánh...

* Y/c HS nêu quy tắc chung.

- GV chốt.

- Y/c 1 HS nhắc lại.

- Nghe, nhớ.

- HS theo dõi và đếm.

- HS nêu; HS khác nhận xét.

234 ... 235

- Hàng trăm: chữ số cùng là 2.

- Hàng chục: chữ số cùng là 3.

- Hàng đơn vị: 4 < 5 - Vậy 234 < 235 Hay 235 > 234 - 2 HS.

194 ... 139 - Hàng trăm: các số cùng là 1.

- Hàng chục: 9 > 3 - Vậy 194 > 139 139 < 194

- HS so sánh nêu kết quả, nhận xét - HS nêu, nhận xét

* Quy tắc:

+ So sánh chữ số hàng trăm: số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu cùng chữ số hàng trăm thì xét chữ số hàng chục: số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.

+ Nếu cùng chữ số hàng trăm và chữ số hàng chục: Số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.

Bài 1: 1 HS nêu : > , < , =?

- So sánh 2 số...

127 .>. 121 865 ..=. 865 124 .<.. 129 648 .<. 684 182 .<. 192 749 ..>. 549 - 2 HS

+ HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

Bài 2: 1 HS đọc - 1 HS nêu...

- Làm việc cá nhân:

a. Số lớn nhất là: 695.

b. Số lớn nhất là: 979.

c. Số lớn nhất là: 751.

- Theo dõi - Ghi nhớ.

Bài 3: Số ?

- Thảo luận nhóm đôi. 1 nhóm làm bài tập vào bảng phụ.

- HS làm bài - 1- 2 HS - 3 HS đọc lại.

- Các số liền trước, liền sau hơn kém nhau 1 đơn vị.

- 1 HS; nhận xét.

- Lắng nghe.

(15)

3. Hướng dẫn làm bài tập: 17’

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.

- Muốn điền đúng ta làm gì?

-Y/c 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở ô ly.

- Chữa bài: Nhận xét bài trên bảng.

+ Yêu cầu HS nêu cách so sánh hai số cụ thể.

+ Y/c 1 HS đọc lại bài tập 1.

* Củng cố kĩ năng so sánh các số có ba chữ số.

Bài 2: Y/c HS đọc yêu cầu.

- Nêu cách tìm?

- Y/c HS làm bài vào vở ô ly.

- Y/c 1 HS làm bài trên bảng phụ.

- Chữa bài:

+ Nhận xét bài trên bảng.

+ Giải thích cách làm bài.

*Lưu ý vận dụng cách so sánh số để tìm số lớn nhất.

Bài 3: - Y/c 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- Y/c HS thảo luận (2 phút) tìm ra quy luật điền số.

- Cho các nhóm làm bài tập. Chữa - Vì sao con điền được số vào ô trống đó?

- Y/c HS đọc lại các dãy số trên bảng.

* Củng cố thứ tự các số có ba chữ số.

3. Vận dụng:

- Viết 2 số lên bảng và y/c HS so sánh, nêu cách so sánh.

- NX giờ học.

- Dặn dò: chuẩn bị bài sau.

- Thực hiện

--- Tập đọc

CÂY DỪA

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên.

- Trả lời được câu hỏi 1,2 trong sách giáo khoa, thuộc 8 dòng thơ đầu.

2. Kỹ năng: Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát. Chú ý các từ: rì rào, tỏa, bạc phếch, nở, quanh cổ, đủng đỉnh.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn hoc.

(16)

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa trong sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn câu chuyện Kho báu.

- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

2. Bài mới:

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

- Em nào đã thấy cây dừa? Dừa mọc nhiều nhất ở miền nào trên đất nước ta?

- GV giới thiệu vào bài.

2. 2. Luyện đọc: 15’

a) GV đọc mẫu:

- GV khái quát cách đọc:

b HDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

-Y/c HS nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Y/c HS nêu các từ khó đọc.

- Y/c HS đọc từng từ.

- Gọi 1 HS đọc lại các từ

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn và y/c HS nhắc lại.

-Y/c HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Nhận xét

- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi để tách các cụm từ ở một số câu.(bảng phụ).

- Y/c HS nêu cách ngắt, đọc, nhận xét.

- GV sửa, chốt cách đọc đúng.

- Y/c 1 HS đọc lại câu văn đã sửa.

- HS đọc bài

- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Dừa mọc nhiều nhất ở miền Trung và miền Nam.

- Theo dõi

- Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ.

- nở, nước lành, bao la, rì rào,...

Bài chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu + Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp + Đoạn 3: 6 dòng còn lại

- 3 HS đọc

Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, / Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng. //

Thân dừa / bạc phếch tháng năm, / Quả dừa /- đàn lợn con / nằm trên cao. //

- Nhiều HS đọc và giải nghĩa theo ý hiểu.

- HS thực hiện theo Y/c - Đại diện 2 nhóm thi đọc.

- Nhận xét - 1 HS

1. Sự so sánh các bộ phận của cây dừa:

- Lá (tàu dừa): như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.

- Ngọn dừa: như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng.

- Thân dừa: mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất.

- Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.

2. Sự gắn bó của cây dừa với thiên nhiên:

- Với gió: dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa, reo.

- Với trăng: gật đầu gọi trăng

(17)

- Y/c HS đọc kết hợp giải nghĩa từ - GV giúp HS giải thích thêm một số từ ngữ:

+ Bạc phếch: bị mất màu, biến thành màu trắng cũ, xấu.

+ Đánh nhịp: động tác đưa tay lên xuống đều đặn.

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Y/c từng HS trong nhóm đọc.

- Y/c các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm:

- GV nhận xét tuyên dương.

* Đọc cả bài

2. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 12’

-Y/c 1 HS đọc 8 dòng thơ đầu, cả lớp đọc thầm theo.

- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?

- GV nhận xét

- Gọi 1 HS đọc 6 dòng thơ cuối, cả lớp theo dõi.

- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mấy, nắng, đàn cò) như thế nào?

- Nhận xét.

- Em thích những câu thơ nào? Vì sao?

4. HD học thuộc lòng bài thơ (5 phút):

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bằng phương pháp xoá dần bảng.

- Y/c HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 3

- Với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh.

- Với nắng: làm dịu mát nắng trưa.

- Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra.

- HS nêu...

- Cả lớp theo dõi, học thuộc.

- 3 HS đọc thuộc nối tiếp 3 đoạn, nhận xét.

- 2 HS đọc thuộc bài, nhận xét.

- Lắng nghe - Thực hiện

(18)

đoạn của bài.

- Y/c HS đọc thuộc lòng cả bài.

- Nhận xét khen.

3. Vận dụng: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.

--- Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI.ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số từ ngữ về cây cối (Bài tập 1).

- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ Để làm gì? (Bài tập 2); điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (Bài tập 3).

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Hãy kể tên một số loài cá nước mặn mà em biết?

- Nhận xét, khen.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: 1’

- GV nêu MĐYC của giờ học.

2. 2. Hướng dẫn làm bài tập:32’

Bài 1:

- Gọi 1 HS nêu y/c của bài.

- Y/c 2 HS làm bài vào giấy khổ to, cả lớp làm bài vào VBT.

- Cho HS dán giấy khổ to lên bảng và trình bày...

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

-Y/c HS chữa bài, hoàn thành bài vào VBT.

- HS kể....

- Nhận xét

Bài 1: Kể tên các loài cây theo nhóm:

Cây lương thực, thực phẩm

Cây ăn

quả Cây lấy

gỗ Cây bóng

mát Cây

hoa

(19)

Bài 2: - Gọi 1HS nêu y/c của bài.

- GV nhắc HS chú ý: Bài tập y/c các em dựa vào kết quả BT1, đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “Để làm gì”.

- Y/c2 HS đọc câu mẫu trong SGK.

-Y/c HS thực hành hỏi đáp theo cặp.

- Cả lớp và GV lắng nghe, nhận xét và sửa sai.

Bài 3: Gọi 1 HS nêu y/c của bài.

-Y/c Cả lớp làm bài vào VBT.

- GV treo 2 bảng phụ đã viết nội dung bài lên bảng.

- Y/c2 HS lên bảng thi làm bài đúng, làm nhanh.

- Y/cTừng em đọc bài làm của mình.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng, khen.

- Tại sao ta lại đánh dấu phẩy, dấu chấm như đã thể hiện trong đoạn văn.

3. Vận dụng: 3’

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS tìm đọc thêm về các loài cây.

lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, lạc,...

cam, quýt, xoài, đào, ổi, nhãn, na,...

xoan, lim, gụ, sến, táu, thông, ...

bàng, phượng bằng lăng, xà cừ, đa,...

cúc, đào, mai, hồng, sen, súng, phong lan,...

Bài 2: Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu sau:

M: Người ta trồng cây cam để làm gì?

- Người ta trồng cây cam để ăn quả.

HS1: Người ta trồng lúa để làm gì?

HS2: Người ta trồng lúa để có gạo ăn.

HS1: Người ta trồng cây bàng để làm gì?

HS2: Người ta trồng cây bàng để sân trường có bóng mát cho học sinh vui chơi dưới gốc cây.

Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?

Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”

- HS trả lời, nhận xét...

- Lắng nghe - Thực hiện

--- Tự nhiên và xã hội

NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.

(20)

- Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân lá, hoa), và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh).

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh ảnh sách giáo khoa (phóng to).

- Học sinh: Sách giáo khoa. Sưu tầm tranh ảnh các cây cối và con vật vừa sống được ở trên cạn, vừa sống được dưới nước.

III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Kể tên 4 con vật sống dưới nước, 4 con vật sống trên cạn, 4 con vật sống trên không?

- GV nhận xét 2. Bài mới:

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

- Cho HS thi hát và đọc về các loại cây và con vật.

- GV nhận xét, GTB 2. 2. Các hoạt động

Hoạt động 1. Làm việc với SGK để nhận biết cây cối ( 10’)

Bước 1. Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 62 và thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau:

1. Tên gọi 2. Nơi sống 4. Ích lợi

Bước 2. Hoạt động cả lớp

- Yêu cầu: Đại diện các nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.

GV: Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.

Bước 4. Thảo luận cả lớp

- Hãy quan sát các hình minh hoạ và cho

- HS kể: sống dưới nước: tôm, cua, ốc,...

- HS nêu.

- HS quan sát tranh trong SGK trang 62 và thảo luận nhóm

Tranh 1. Cây phượng vĩ, sống trên cạn, ích lợi toả bóng mát

Tranh 2. cây hoa lan, sống trên không, ích lợi lấy hoa để trang trí Tranh 4. Cây hoa súng, sống dưới nước, ích lợi lấy hoa

Tranh 4. Cây rau muống sống trên cạn hoặc dưới nước, ích lợi để lấy rau ăn

- Đại diện các nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.

(21)

biết: Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn rễ nằm ở đâu?

- Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu?

Hoạt động 2. Làm việc với SGK để nhận biết con vật (10’)

Bước 1. Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 64 và thảo luận nhóm để nhận biết cn vật trong tranh vẽ theo trình tự sau:

1. Tên gọi 2. Nơi sống 4. Ích lợi

Bước 2. Hoạt động cả lớp

- Yêu cầu: Đại diện các nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.

GV: Cũng như cây cối con vật có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và loài sống cả trên cạn lẫn đươi nước

Hoạt động 3. Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề (6’)

- GVchia lớp thành 6 nhóm phát cho các nhóm phiếu thảo luận

- Yêu cầu: các nhóm dán tranh theo chủ đề sau

- Nhận xét, tuyên dương nhóm nào xong trước

Hoạt động 4. Bảo vệ các loài cây, con vật.

- Nằm trong đất (dễ hút chất bổ dưỡng trong đất)

- Ngâm trong nước (dễ hút chất bổ dưỡng trong nước)

- HS quan sát tranh trong SGK trang 64 và thảo luận nhóm

Tranh 5. Con cá, sống trên cạn, ích lợi làm thức ăn.

Tranh 6. Con sóc , sống trên không, ích lợi làm thức ăn.

Tranh 7. Con hổ, sống trên cạn Tranh 8 . Con rùa, sống cả trên cạn và dưới nước, ích lợi làm thức ăn.

Tranh 6. Con chim , sống trên không, ích lợi làm thức ăn.

Tranh 10. Con ếch, sống dưới nước, ích lợi làm thức ăn.

Tranh 11.Con rắn, sống trên cạn, ích lợi làm thức ăn.

- Đại diện các nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.

- HS nhận nhóm và làm việc + N1,2: ảnh cây, con vật sống trên cạn.

+ N3,4: ảnh cây, con vật sống dưới nước.

+ N5: ảnh cây, con vật sống dưới nứơc và trên cạn.

+ N6: ảnh cây, con vật sống trên không.

(22)

(6’)

- Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên loài vật nào có lợi, loài vật nào có hại?

- Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật?

- Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật?

3. Vận dụng: 3’

- Cây cối và các con vật có thể sống ở những đâu?

- Nhận xét giờ học

- Nối tiếp nhau nêu

- HS nêu theo ý kiến của mình

- Không săn bắn thú rừng, không phá rừng.

- HS nêu:

--- Đạo đức

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT ( Tiết 1 )

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng ra quyết định.

3. Thái độ: Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Phát triển bản thân; Tự điều chỉnh hành vi đạo đức; tư duy phản biện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Phiếu thảo luận.

- Học sinh: Vở bài tập Đạo đức.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động : 4’

-Tại sao cần phải lịch sự khi đến nhà người khác ?

- Kiểm tra VBT - Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

a/ Giới thiệu bài : “Giúp đỡ người khuyết tật” (1’)

b/ Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Phân tích tranh ( 10’) Mục Tiêu : Giúp hs nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.

-GV cho cả lớp quan sát tranh và thảo

- HS trả lời - HS lắng nghe

Hs theo dõi, thảo luận theo cặp.

-Đại diện các nhóm trình bày.

-Các nhóm nhận xét bổ sung.

(23)

luận việc làm của bạn nhỏ.

-Kết luận : Chúng ta cần phải giúp đỡ các bạn khuyết tật,…

*Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi. (10’)

Mục tiêu : Giúp hs hiểu được sự cần thiết và một số việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.

-GV nêu yêu cầu về các việc có thể giúp đỡ người khuyết tật

-Gv kết luận : Tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tế,…

*Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến (8’)

Mục tiêu : Giúp hs có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật..

-GV nêu lần lượt các ý kiến. Yêu cầu hs bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình

Kết luận : ý kiến a,c, d là đúng; Ý kiến b là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ.

3.Vận dụng : 4’

-Vì sao cần phải giúp đở người khuyết tật.

-GV nhận xét.

- Dặn dò : Sưu tầm tư liệu về giúp đỡ người khuyết tật

-Các nhóm thảo luận.

-Đại diện nhóm trình bày.

-Hs thảo luận, bày tỏ ý kiến

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- lắng nghe và thực hiện.

--- Phòng học trải nghiệm

GIỚI THIỆU ROBOT THÁM HIỂM (TIẾT 3) I. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Hiểu được cấu tạo của rô bốt phát hiện vật thể và các bước lắp ráp rô bôt phát hiện vật thể

2.Kĩ năng

- Lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn.

- Sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối và điều khiển robot.

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện.

3.Thái độ

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp mô hình.

II. Chuẩn bị

(24)

- Giáo viên: Tài liệu bộ leggo wedo 2.0, bộ đồ dung lego wedo 2.0 - Học sinh: Bộ đồ dùng lego wedo 2.0, máy tính bảng

III.Tiến trình

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh A.KTBC

- Nhắc lại nôi quy lớp học?

B.Bài mới

1.Giới thiệu bài:

-Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu các khối lệnh để chuẩn bị cho phần thự hành lắp ráp robot thám hiểm phát hiện vật thể.

2.Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu các khối lệnh.

- Nhóm 4 thục hành

- Nhiệm vụ: nghiêm cứu các khối lệnh sẽ dung trong lập trình robot thám hiểm tự hành.

Khối xanh lá - Khối động cơ.

Nêu tác dụng của từng khối lệnh màu xanh lá?

- Nêu lại nội quy lớp học.

Luôn luôn tập trung, lắng nghe lời Thầy, cô.

Nhiệt tình, sôi nổi tham gia các hoạt động trên lớp

Thân thiện với bạn học, giữ gìn bộ công cụ học tập. Sử dụng các chi tiết thật cẩn thận, tuyệt đối không được làm rơi rớt trên sàn nhà và cấm mang các chi tiết về nhà

Làm việc có tổ chức, hòa đồng, đoàn kết và chia sẻ công việc với nhau

- Hs lắng nghe.

- Dùng để điều chỉnh tốc độ của động cơ, mức động cơ từ 0 đến 10, có thể nhập hơn 10 nhưng tốc độ lớn nhất vẫn là 10.

(25)

Các khối màu đỏ (Các khối âm thanh và hiển thị).

- Nêu tác dụng của khối lệnh màu đỏ?

Các khối màu vàng (Các khối lệnh điều kiện).

Nêu tác dụng của khối lệnh màu

- Dùng để điều chỉnh thời gian hoạt động của động cơ, có thể nhập bao nhiêu tuỳ thích, đơn vị đo lường tương đối với giây chứ không bằng.

- Dùng để dừng động cơ.

Dùng để thay

đổi chiều quay của động cơ quay sang trái hoặc sang phải.

Dùng để điều chỉnh và thay đổi màu sắc hiển thị trên bộ não (Smarthub) của robot. Có các màu sắc như: đỏ, vàng, xanh lá, xanh dương, ...

- Khối âm thanh:

+ Dùng để phát ra các đoạn nhạc có sẵn trong phần mềm,mô tả các âm thanh hoạt động của robot trong từng bài học.

- Khối hình ảnh:

+ Dùng để phát ra hình ảnh có sẵn trong phần mềm.

(26)

vàng?

Các khối màu cam: phát hiện vật cản ở phía trước

Hoạt động 2: Thực hành lập mã lệnh.

- HS thực hành lập mã lệnh và giải thích ý nghĩa các khối lệnh.

- GV hướng dẫn, giúp đỡ

Hoạt động 3:Trình bày sản phẩm trước lớp.

- Tổ chức cho học sinh giới thiệu và trình diễn sản phẩm

GV nhận xét.

C.Tổng kết- đánh giá - Nhận xét giờ học.

- Tuyên dương nhắc nhở học sinh - Dọn dẹp lớp học.

Khối chờ có điều kiện, chờ:

+ Dùng để phát hiện vật thể, phát hiện độ nghiêng, phát hiện

tiếng động hoặc chờ trong bao nhiêu giây, ...

- Khối vòng lặp.

+ Dùng để lặp đi lặp lại 1 chương trình.

- Thảo luận nhóm thực hành.

- Trinh diễn sản phẩm, giải thích ý tưởng.

Ngày soạn: 5/4/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.

- Biết so sánh các số có ba chữ số.

- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ thự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh và sắp xếp các số có ba chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa.

- Học sinh: Sách giáo khoa. Bộ thực hành toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

-Y/c 2 HS lên bảng, lớp làm nháp * Điền dấu >; < ; = ?

(27)

- Y/c HS nhận xét, chữa bài.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

2. 1. Giới thiệu bài: 1’

2. 2. Hướng dẫn làm bài tập: 32’

Bài 1: Y/c 1 HS nêu yêu cầu.

- Y/c 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào SGK.

- Chữa bài: Nhận xét bài trên bảng.

+ Số có 3 trăm 7 đơn vị là số nào?

+ Số 815 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

+ Y/c HS đọc lại các số trên bảng.

* Củng cố: cách đọc số, viết số Bài 2: Y/c 1 HS đọc yêu cầu.

- Y/c 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.

- Chữa bài: Nhận xét Đ - S.

+ Số liền sau số 697 là số nào?

+ Số liền sau số 214 là số nào?

+ Số liền trước số 701 là số nào?

* Củng cố thứ tự các số trong dãy số.

Bài 3: Gọi 1 HS nêu yêu cầu.

- Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì?

- Y/c 2 HS làm bài trên bảng,

- Theo dõi, HD HS chưa hoàn thành.

- Chữa bài :

+ Nêu lại cách so sánh.

+ Kiểm tra xác suất - Nhận xét.

* Củng cố kĩ năng so sánh số có ba chữ số.

Bài 4: Y/c 1 HS nêu yêu cầu.

- Muốn viết đúng ta phải làm gì?

127 > 121 524 > 476 368 < 386 321 > 123 613 < 617 712 < 782 - Luyện tập

Bài 1: Viết (theo mẫu) viết số tră

m

chụ c

đ/

vị đọc số

116 815 307 475 . 900

802

1 8 3 4 . ..9...

8 1 1 0 7 . ..0..

0 6 5 7 5

..0....

2

Một trăm mười sáu Tám trăm mười lăm Ba trăm linh bảy.

Bốn trăm bảy mươi lăm

- Chín trăm Tám trăm linh hai Bài 2: Số?

a. 400 , 500 , ... , ... , 800 , 900, 1000 b. 910, 920 , 930 , ... , ... , ... , ... , 970, ..., 990

c. 212, 213, 214 , ... , ... , 217, 218, ... , ...

, ... , ...

d. 693, 694 , ... , ... , 697 , ... , ... , ... , 701

Bài 3: > , < , = ? - 1 HS nêu....

543 < 590 342 < 432 670 < 676 987 < 897 690 < 701 695 = 600 + 95

(28)

- Y/c1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. Chữa bài: Nhận xét Đ - S

+Y/c HS giải thích cách làm bài

* Củng cố kĩ năng so sánh số có ba chữ số.

Bài 5: Gọi 1 HS đọc Y/c - Tổ chức trò chơi cho cả lớp.

- Theo hiệu lệnh của GV

- Tổ nào có nhiều HS xếp nhanh và đúng là thắng cuộc.

- Nhận xét khen...

3. Vận dụng: 3’

- Nêu cách so sánh các số có ba chữ số? NX giờ học.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- 1 HS

Bài 4: Viết các số 875, 1000, 299, 420 theo thứ tự từ bé đến lớn:

- 1 HS nêu....

- 299, 420 , 875 , 1000 - 1 HS...

Bài 5: Xếp 4 hình tam giác thành hình tứ giác (xem hình vẽ)

- HS thực hiện theo tổ.

- 2 HS

- Lắng nghe, - Thực hiện

--- Tập viết

CHỮ HOA Y

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa Y (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Yêu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Yêu lũy tre làng (3 lần)

2. Kỹ năng: Hiểu nội dung câu ứng dụng: Yêu lũy tre làng là 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích luyện chữ đẹp.

4. Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Mẫu chữ (cỡ vừa), bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ (cỡ vừa và nhỏ).

- Học sinh: Vở Tập viết – Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 4’

- Y/c HS cả lớp viết bảng con chữ X hoa.

- Nhắc lại cụm từ ứng dụng của bài trước?

- HS viết theo Y/c....

Xuôi chèo mát mái - HS thực hiện

(29)

- Gọi 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ Xuôi.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, khen HS viết đẹp.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: 1’

- GV nêu MĐYC của tiết học.

2. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 7’

a) Hướng dẫn quan sát chữ Y hoa:

- GV cho HS quan sát chữ mẫu.

- Chữ Y hoa cao mấy li và rộng máy li?

- Chữ Y hoa được viết bởi mấy nét, đó là những nét nào?

- GV nêu cách viết:

+ Nét 1: Viết như nét 1 của chữ U.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, rê bút lên ĐK 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống ĐK 4 dưới ĐK1, DB ở ĐK 2 phía trên.

- GV vừa viết lên bảng vừa nhắc lại cách viết.

2. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

8’

a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:

- Y/c HS đọc cụm từ ứng dụng.

- Y/c 1 HS nêu cách hiểu cụm từ.

b. HD học sinh quan sát, nhận xét:

+ Cụm từ có mấy tiếng? tiếng nào được viết hoa?

+ Nêu độ cao của các chữ cái?

- GV lưu ý HS nối nét: nét cuối của chữ Y nối với nét đầu của chữ ê.

- Khoảng cách...

c. Hướng dẫn viết bảng con:

- GV viết mẫu chữ Yêu, vừa viết vừa hướng dẫn HS.

-Y/c HS viết bảng con chữ Yêu 2 lượt.

- HS quan sát....

- Chữ Y hoa cao 8 li và rộng 5 li

- Chữ Y hoa gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét khuyết ngược.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4, Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ..

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;

Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học;