• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu."

Copied!
97
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL)

BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LOGISTICS CHIM BỒ CÂU

NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ

Niên khóa: 2017–2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL)

BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LOGISTICS CHIM BỒ CÂU

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Quỳnh Như TS. Lê Thị Phương Thảo Lớp: K51A KDTM

MSV:17K4041170

Niên khóa: 20172021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và chưa hề được sửdụng để bảo vệ một học vịnào.

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đãđược chỉrõ nguồn gốc.

Sinh viên

Nguyễn ThịQuỳnh Như

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Lời Cảm Ơn!

Đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo giảng dạy tại Trường Đại Học Kinh Tế Huế đã dạy dỗ và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong 3 năm học và rèn luyện tại trường, đặc biệt là Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã mang đến cho em nhiều kiến thức có tiền đề hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình thực tập cũng như những kiến thức đó sẽ là hành trang theo em giúp em vượt qua những thử thách và khó khăn trong công việc và cuộc sống công việc sau này.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên hướng dẫn thực tập là TS. Lê Thị Phương Thảo đã luôn nhiệt tình hỗ trợ em rất nhiều trong thời gian qua, giải đáp những thắc mắc, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn nhất, hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo để đạt kết quả tốt nhất.

Và hơn hết, xin trân trọng cảm ơn đơn vị thực tập, anh Tôn Thất Dung - Giám đốc điều hành, anh Lê Thanh Quang - Giám đốc kinh doanh, chị Nguyễn Thị Thu Thảo - Nhân viên chứng từ của phòng kinh doanh đã tạo điều kiện cho em được thực tập và trải nghiệm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Logistics Chim Bồ Câu. Cảm ơn các anh chị đã hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình thực tập, chỉ bảo cho em rất nhiều trong thời gian qua để em hoàn thành tốt nhiệm vụ, học hỏi nhiều kiến thức thực tế và hoàn thành tốt bài bài cáo. Nhờ có anh chị, em biết thêm về các kiến thức thực tế, quy trình làm việc, cung cấp các dịch vụ ở công ty, được trải nghiệm và hiểu thêm về môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Trong quá trình thực tập, cũng nhưng trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi sai sót rất mong thầy cô thông cảm và bỏ qua. Đồng thời do trình độ lí luận và kinh nghiệm thực tiễn em còn hạn chế nên bài báo cáo có thể có thiếu sót trong bài. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...2

1. Lý do chọn đềtài...2

2. Mục tiêu nghiên cứu ...3

2.1. Mục tiêu chung...3

2.2. Mục tiêu cụthể...3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...3

3.2. Phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu ...4

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu ...4

4.2. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu...4

5. Kết cấu đềtài ...5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN...6

1.1 Cơ sởlý luận ...6

1.1.1. Khái quát vềnhập khẩu hàng hóa...6

1.1.2. Vận tải bằng Container đường biển...7

1.1.3. Sơ lược vềgiao nhận ...8

1.1.4. Đặc điểm của giao nhận...8

1.1.5. Các bên có liên quan trong nghiệp vụgiao nhận...9

1.1.6. Các chứng từsử dụng trong giao hàng nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển ...10

1.1.7. Nguồn luật điều chỉnh...11

1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển theo phương thức FCL ...12

1.2 Nội dung của quy trình giao hàng nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển...18

1.2.1. Thỏa thuận dịch vụgiao nhận với khách hàng ...18

1.2.2. Nhận, kiểm tra bộchứng từnhập khẩu từkhách hàng ...18

1.2.3. Nhận thông báo hàng đến, lấy lệnh giao hàng, kiểm tra D/O, cược container, gia hạn container ...21

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.2.4. Làm thủtục hải quan điện tử...22

1.2.6. Nhận hàng tại cảng và giao hàng cho khách ...29

1.2.7. Lập chứng từkế toán và lưu hồ sơ...32

1.3 Tổng quan chung vềtình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩuở Việt Nam...33

1.3.1. Thông tin thực tiễn, sốliệu, các vấn đềphát sinh liên quan ...33

1.3.3. Khái quát các nghiên cứu liên quan ...36

KẾT LUẬN CHƯƠNG I...38

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LOGISTICS CHIM BỒCÂU...39

2.1. Tổng quan vềCông ty TNHH Logistics Chim BồCâu ...39

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển của công ty ...39

2.1.2. Thông tin chung ...40

2.1.3. Cơ cấu tổchức của công ty ...41

2.1.4. Chức năng hoạt động của Công ty ...43

2.1.5. Kết quảhoạt động kinh doanh của Công ty ...45

2.2. Quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim BồCâu ...49

2.2.1. Sơ đồquy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim BồCâu ...49

2.2.2. Diễn giải các bước trong quy trình thực tếtại Công ty...50

2.2.2.1. Tiếp nhận và xửlý yêu cầu hàng nhập từkhách hàng (B1)...50

2.2.2.2. Thương lượng và chào giá dịch vụ(B2) ...50

2.2.2.3. Lập hợp đồng vận chuyển (B3)...50

2.2.2.4. Gửi Shipping Instruction cho đại lý (B4)...51

2.2.2.5. Nhận bộchứng từ(B5) ...51

2.2.2.6. Kiểm tra bộchứng từ(B6) ...52

2.2.2.7. Xửlý và lưu trữhồ sơ (B7)...54

2.2.2.8. Lên và truyền tờkhai hải quan (B8) ...54

2.2.2.9. Lấy lệnh hãng tàu (B9)...64

2.2.2.10. Làm thủtục thông quan (B10) ...65

2.2.2.11. Làm thủtục lấy hàng (B11) ...67

2.2.2.12. Giao lệnh cho xe (B12) ...70

2.2.2.13. Lấy cược và hoànứng (B13)...71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.2.2.14. Lập Debit note và gửi khách hàng (B14) ...72

2.3. Đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (FCL)bằng đường biển tại công ty ...73

KẾT LUẬN CHƯƠNG II...75

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LOGISTICS CHIM BỒCÂU ...76

3.1. Định hướng phát triển của Công ty...76

3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty ....77

3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao và phát triển trình độ quản lý, nghiệp vụchuyên môn và công tác đào tạo của đội ngũ nhân viên. ...77

3.2.2. Giải pháp 2: Cải tiến trong khâu chào giá cho khách hàng ...78

3.2.3. Giải pháp 3: Hạn chếrủi ro do sai sót của nhân viên...79

3.2.4. Giải pháp 4: Tối thiểu hóa các chi phí ...80

3.2.5. Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng dịch vụkhách hàng ...81

3.2.6. Giải pháp 6: Hoàn thiện cơ sởvật chất kỹthuật của công ty...82

PHẦN III: KẾT LUẬN–KIẾN NGHỊ...84

1.1. Kiến nghị đối với Cảng vụ...84

1.2. Kiến nghị đối với Nhà nước...84

1.3. Kiến nghị đối với Công ty...85

KẾT LUẬN ...88

TÀI LIỆU THAM KHẢO...89

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

XNK Xuất nhập khẩu

Cont Container

B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển

HBL House Bill of Lading Vận đơn gomhàng

MBL Master Bill of Lading Vận đơn chủ

EIR Equipment Interchange

Receipt

Phơi phiếu ghi lại tình trạng của container

SI Shipping Instruction Chỉ thị bốc hàng

HS Harmonized

Commodity

Description and Coding System

Mã phân loại hàng hóa xuất nhậpkhẩu

C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất

xứ

Booking Booking confirmation Lệnh cấp container

rỗng

Commercial Invoice Hoá đơn thương mại

Packing list Phiếu đóng gói hàng

Debit note Giấy đòi nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Quy trình làm thủtục hải quan tại Cảng ...26

Hình 2.1. Logo Công ty TNHH Logistics Chim BồCâu...40

Hình 2.2. Sơ đồtổchức Công ty TNHH Logistics Chim BồCâu ...41

Hình 2.4. Hệthống ECUS5–VINACC ...57

Hình 2.5. Khai hải quan thông tin doanh nghiệp ...57

Hình 2.6.Đăng ký mởtờkhai nhập khẩu (IDA) ...58

Hình 2.7. Khai báoởtab thông tin chung ...59

Hình 2.8. Khai báoởtab Thông tin chung 2...60

Hình 2.9. Khai báoởtab Danh sách hàng...61

Hình 2.10. Khai chính thức tờkhai IDC ...63

Hình 2.11. Kết quảtrảvềtừHải quan ...64

DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 2 Doanh thu từhoạt động giao nhận của Công ty ...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang phát triển, logistics được các nhà quản trị xem như là một công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Trong chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, logistics có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng. Logistics trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp.

Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam. Công ty đang ngày càng phát triển với mong muốn trở thành doanh nghiệp Logistics của Việt Nam có thương hiệu uy tín trong phạm vi Việt Nam và Đông Nam Á bằng sự phục vụ chuyên nghiệp, chất lượng tốt với chi phí cạnh tranh.

Để các doanh nghiệp liên kết tạo thành các chuỗi cung ứng toàn cầu thì nhu cầu giao thương và vận chuyển của các doanh nghiệp giữa các quốc gia là cực kỳ lớn. Chính vì vậy mà các dịch vụ vận chuyển, thủ tục hải quan phát triển mạnh trên thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đang tập trung mạnh vào mảng này. Do đó, Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu ngày càng tập trung phát triển dịch vụ thông quan nhập khẩu hàng hóa FCL bằng đường biển của mình bởi vì dịch vụ này đang được khách hàng sử dụng nhiều tại công ty. Đây cũng là lý do em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển trong giai đoạn 2019-2020, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển của Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống lý luận chung về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển.

- Phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu trong giai đoạn 2019-2020.

- Đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biểncủa Công tytrong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Các vấn đề về quy trình và hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu thứ cấp của Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câutrong giai đoạn 2018-2020.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập các tài liệu liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa, hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa và thông tin về ngành Logistics Việt Nam.

- Giáo trình môn Xuất nhập khẩu 2, Giáo trình vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế.

-Thông tin của Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu

- Các báo cáo về kết quả kinh doanh, tổ chức bộ máy, nguồn vốn, tài sản.

- Các dữ liệu liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa: các bộ chứng từ, hóa đơn thanh toán quốc tế. Thu thập số liệu của Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu trong giai đoạn 2018-2020.

- Tham khảo các nguồn tài liệu, sách, báo, internet, phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, sử dụng điện thoại để chụp hình và ghi âm.

- Các khóa luận tốt nghiệp, các tài liệu trên Internet liên quan đến ngành Logisticsở Việt Nam.

- Trang website: www.pigeonlog.vn - trang web chính thức của Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu

4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu tóm tắttrình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn thông tin bên trong là nguồn thông tin trong sổ sách của công ty, báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, các bộ chứng từ giao nhận xuất nhập khẩu.

Đồng thời thu thập các nguồn thông tin bên ngoài bao gồm: sách báo, trang mạng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

xã hội, trang mạng thông tin trong ngành, cùng với các đề tài có sẵn liên quan đến đề tài đang nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động kinh doanh, quy trình giao nhận xuất nhập khẩu, xử lý thông tin nội bộ.

5. Kết cấu đề tài

Ngoài 2 phần Đặt vấn đề và Kết luận –Kiến nghị, đề tài bao gồm:

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển.

Chương 2: Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu.

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics Chim Bồ Câu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU NGUYÊN

CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái quát về nhập khẩu hàng hóa

Khái niệm

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình traođổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuấtkhẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.

Vai trò

Vai trò quan trọng hàng đầu là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, tránh tình trạng khan hiếm bất ổn. Khi mà tự quốc gia đó không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ để cung cấp, cần nhập khẩu từ những nguồn bên ngoài nhằm đảm bảo cân đối kinh tế, phát triển ổn định bền vững.

Hàng hóa nhập khẩu kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Giờ đây người dân có rất nhiều sự chọn lựa từ chủng loại hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng. Khả

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Khi có nhiều thương hiệu đến từ nhiều quốc gia, tình trạng độc quyền sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp lạc hậu cũng dần khép lại. Thay vào đó là một thị trường năng động, tiến tới hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội để phát huy lợi thế so sánh công bằng.

Nhập khẩu còn đóng vai trò như một “cú hích” giúp các doanh nghiệp trong nước không ngừng vươn lên. Bởi khi hàng ngoại nhập về nhiều, người dân có thêm nhiều chọn lựa, sự cạnh tranh mạnh mẽ, thì buộc doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi, phát triển, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng.

Quá trình chuyển giao công nghệ nhờ nhập khẩu sẽ giúp kinh tế quốc gia không ngừng cải thiện. Sự học hỏi lẫn nhau tạo nên mức cân bằng về trìnhđộ sản xuất giữa các quốc gia, đồng thời giúp các đất nước “đến sau” kế thừa nhanh chóng, không phải mất quá nhiều chi phí và thời gian.

Với hình thức xuất nhập khẩu đối lưu, thì nhập khẩu cũng trở thành xuất khẩu.

Nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của quốc gia.

1.1.2. Vận tải bằng Container đường biển

Lợi ích của vận chuyển container đường biển

Lợi ích của container hóa: tạo ra một đơn vị vận chuyển đồng nhất bảo vệ hàng hóa tốt hơn, giảm thiểu việc hàng hóa bị mất khuyến khích cho hoạt động

“door to door”, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận tải.

Đối với chủ hàng bảo quản tốt hàng hóa một cách hữu hiệu tình trạng mất cắp.

Chủ hàng có thể không phải đóng kiện như thế sẽ tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó việc bốc hàng nhanh gọn sẽ rút ngăn được thời gian vận chuyển hàng hóa. Chủ hàng còn có thể nhận được ưu đãi từ chủ tàu “Free time”.

Đối với hãng tàu: tiết kiệm được thời gian để tăng số chuyến đi trong năm(chi phí xếp dỡ giảm 30%); tận dụng tối đa dung tích của tàu, ít bị khiếu nại hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Đối với người giao nhận: tập trung được hàng hóa và giao nhận thuận lợi hơn, khi vận tải đa phương thức cũng thuận lợi hơn, ngoài ra cũng giảm thiểu được các khiếu nại từ chủ hàng.

1.1.3. Sơ lược về giao nhận

Giao nhận

Giao nhận là một dịch vụ tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục liên quan đến quá trình sử dụng các phương tiện, công cụ để giao nhận hàng hoá tại nơi gửi hàng cho đến nơi nhận hàng.

Người giao nhận

Người giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics (trong đó có dịch vụ giao nhận) hoặc kinh doanh riêng lĩnh vực giao nhận hàng hoá. Các loại doanh nghiệp này có phạm vi kinh doanh trong nước hoặc dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tuỳ theo phạm vi đăng ký kinh doanh của họ.

Container và gửi hàng nguyên Container

Container là một công cụ vận tải (một loại thùng) dùng để chứa đựng hàng hoá.

Gửi hàng nguyên container (FCL) là phương thức chủ hàng/người xếp hàng (người xuất khẩu) có đủ hàng hoá chất xếp đầy container hoặc nhiều container để chở đến cho người nhập khẩu.

1.1.4. Đặc điểm của giao nhận

Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm thay đổi các đối tượng đó.

Mang tính chất thụ động: Phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba,…).

Người giao nhận thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.

Vai trò của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm mà không cần có sư tham gia của người gửi và người nhận hàng.

Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải vận dụng tối đa hiệu quả sử dụngcũng như các phương tiện hỗ trợ khác.

Giúp giảm giá thành của hàng hoá xuất khẩu do giúp các nhà sản xuất giảm bớt các chi phí bỏ ra như: Chi phí đi lại, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí cơ hội,…

1.1.5. Các bên có liên quan trong nghiệp vụ giao nhận

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận

Người kinh doanh dịch vụ giao nhận (Fowarder/Freight fowarder/Forwarding agent) là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics (trong đó có dịch vụ giao nhận) hoặc kinh doanh riêng lĩnh vực giao nhận hàng hoá.

Người chủ hàng

Người chủ hàng là người nắm quyền sở hữu hàng hoá.Ở nơi giao hàng họ thường là người xuất khẩu.

Tuy nhiên, có một số chủ hàng tự tổ chức quá trình giao nhận hàng hoá cho mình.

Cơ quan hải quan

Cơ quan hải quan là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, họ tham gia vào công tác giao nhận với vai trò kiểm tra hàng hoá căn cứ vào cơ chế điều hành hàng hoá xuất nhập khẩu.

Cảng vụ

Cảng vụ (Port authorities) hàng hải là các bộ phận chuyên trách của cảng, tham gia quản lý cảng, quản lý tàu ra vào cảng, neo đậu, cung cấp thiết bị bốc dỡ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

hàng hoá và làm các thủ tục bốc dỡ, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá với hãng tàu,đại lý hãng tàu, chủ hàng, người giao nhận.

1.1.6. Các chứng từ sử dụng trong giao hàng nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển

Hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại(Sales contract) là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thươngmại.

Hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.

Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển (Bill Of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.

Phiếu đóng gói hàng hóa

Bảng kê/phiếu chi tiết hàng hóa (Packing list) là chứng từ mô tả chi tiết nội dung lô hàng và thông thường không bao gồm giá trị lô hàng.

Phiếu đóng gói được gửi cho nhà nhập khẩu và xuất trình cho hải quan kiểm tra hàng xuất khẩu

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin) cho biết nguồn gốc xuất xứcủa hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.

Hiện tại có nhiều loại C/O, tùy từng trường hợp khác nhau thì sử dụng các mẫu C/O theo quy định.

- C/O form A: Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

- C/O form B: Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam - C/O form D:các nước trong khối ASEAN

- C/O form E : ASEAN - Trung Quốc

- C/O form EAV: Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á- Âu

- C/O form ICO: Mẫu C/O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

- C/O form T: Mẫu C/O cấp cho hàng dệt may của Việt Nam đi EU, ….

- C/O form AJ: Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Nhật Bản.

- C/O form S: Mẫu C/O ưu đãi Việt Nam sang Lào.

Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng

Chứng từ này nhằm kết luận lô hàng sau khi sản xuất có phù hợp với tiêu chuẩn và điều khoản chất lượng, số lượng cam kết trong hợp đồng hay không.

Lệnh giao hàng

Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) là chứng từ nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,..

Tờ khai hải quan

Tờ khai hàng hóa hải quan là một trong những loại văn bản được chủ hàng sử dụng để kê khai số liệu hàng hóa trong đó, để bên lực lượng kiểm soát khi xuất nhập khẩu hàng hóa nhìn rõ thông tin đưa hàng vào nước ta.

1.1.7. Nguồn luật điều chỉnh

Nguồn luật quốc gia

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Luật pháp Việt Nam liên quan đến giao nhận chủ yếu bao gồm: Bộ Luật dân sự năm 2015; Luật Thương Mại năm 2005; Bộ Luật Hàng hải năm 2005; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sửa đổi bổ sung 2014,…

Nguồn luật quốc tế

Các nguồn luật quốc tế liên quan đến hoạt động giao nhận có thể tập hợp như sau: Nghị định thư Visby 1968; Công ước Hamburg 1978; Quy tắc Hague-Visby ký tại Brucxen 1979…

Các công ước quốc tế

Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế.

Công ước Brucxen năm 1924 thống nhất một số điều kiện về vận chuyển đường biển, bắt buộc các nước quốc gia thực hiện.

Công ước Hambua 1978: Là công ước Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Công ước này nhằm tạo nên sự bình đẳng giữa chủ hàng và chủ tàu, xoá bỏ các miễn trách cho người chuyên chở dựa vào nguyên tắc xác định lỗi.

Công ước Lahay năm 1929: Thống nhất trách nhiệm của người chuyên chở trên phạm vi toàn thế giới.

1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển theo phương thức FCL

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

-Các nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính

Cần phải có một bộ máy quản lý, lãnh đạo hoàn chỉnh, không thừa, không thiếu và tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động trong mỗi doanh nghiệp sao cho phù hợp. Nếu bộ máy cồng kềnh không cần thiết sẽ làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả và ngược lại.

-Nguồn tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sản xuất kinh doanh, cũng như là chỉ tiêuhàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm: vốn chủ sở hữu hay vốn tự có và các nguồn có thể huy động được.

Tài chính không chỉ gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp mà còn bao gồm các khoản vay, các khoản thu nhập sẽ có trong tương lai. Nếu thiếu nguồn tài chính cần thiết, các doanh nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào.

Trong kinh doanh, tài chính được coi là vũ khí sắc bén để chiếm lĩnh thị trường và thôn tính các đối thủ cạnh tranh.

-Nhân tố về con người

Con người là trung tâm hoạt động xã hội và mọi hoạt động kinh doanh đều nhằm phục vụ con người ngày một tốt hơn. Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì trước hết phải chăm lo mội mặt đời sống cán bộ, có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng nhằm khuyến khích người lao động, đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh.

-Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh

Hiện nay các nhà kinh doanh luôn tìm mọi cách để mở rộng mạng lưới kinh doanh, nhất là các thị trường lâu dài. Trong điều kiện thị trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay thì việc mở rộng mạng lưới kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, phát hiện nhu cầu và tăng khả năng phục vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

-Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng

Hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến đối tác nước ngoài và ngoại tệ sử dụng trong quá trình thanh toán. Vì vậy, chính sách tỷgiá hối đoái có tác dụng mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Mọi việc thanh toán và tính giá trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoá trong nước và hàng hoá thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thông tiền tệ và hàng hoá của các quốc gia. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây những biến động lớn trong tỷ trọng hàng nhập khẩu.

-Giá cả vận tải biển biến động

Đối với các loại hàng vận chuyển bằng container thì vì là hầu hết phụ thuộc vào các hãng tàu quốc tế, do đó giá cước vận chuyển sẽ ảnh hưởng theo hướng tăng cao.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá ở Việt Nam thì lại phụ thuộc đội tàu nước ngoài nên phải chịu tăng giá cước, tăng các chi phí, làm cho hàng hoá cạnhtranh không tốt với hàng hoá từ các nước có lợi thế hơn về vận chuyển. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… là những ví dụ khi họ có những doanh nghiệp sản xuất mạnh, đồng thời luôn có cả những đội tàu hùng hậu hoạt động khắp các châu lục.

-Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế

Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau bởi vậy nó chịu tác động của chính sách luật pháp trong nước và những quy định luật pháp quốc tế bởi chúng thể hiện ý trí của nhà nước và sự thống nhất chung của quốc tế.

Ngoài hệ thống luật pháp, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủ ban hành các chính sách vĩ mô quản lý hoạt động nhập khẩu. Các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu là việc dựng lên các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm bảo vệ nền sản xuất có khả năng cạnh tranh kém trong nước như: hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng,…

-Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hoá quốc tế

Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu, chẳng hạn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá được mua bán.

Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân hàng cho phép các nhà nhập khẩu thuận lơi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với các nhà kinh doanh trong trường hợp xảy ra rủi ro.

-Yếu tố thị trường trong nước và nước ngoài:

Tình hình và sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài như sự thay đổi, xu hướng thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường….

Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.

-Thuế nhập khẩu

Nhiệm vụ của thuế nhập khẩu nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ phát triển sản xuất,…Tuy nhiên điều đó sẽ làm cho mức giá của sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam bị đôn lên. Khi người tiêu dùng phải chi trả quá cao cho một mặt hàng, thì họ sẽ dễ dàng cân nhắc giữa mặt hàng trong nước với mặt hàng nước ngoài, làm giảm sức mua, từ đó ảnh hưởng tới nhập khẩu.

-Hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu sẽ giới hạn lượng hóa nhập vào một quốc gia. Mục đích nhằm bảo vệ những nhà sản xuất trong nước. Tránh tình trạng hàng hóa nhập khẩu ồ ạt làm doanh nghiệp trong nước bị “lép vế” quá mức.

-Điều kiện quốc gia

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Với các quốc gia có điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu (Về hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, cảng biển) thì chắc chắn hoạt động xuất nhập khẩu sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.

-Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ

Các công ty logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nước trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế. Trong khi đó, các công ty nước ngoài (khoảng 25 công ty đa quốc gia, chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vi hoạt động gần 100 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng, nhu cầu dịch vụ logistics càng gia các doanh nghiệp Việt Nam nên khắc phục, hạn chế thua thiệt ngay trên “sân nhà” đối với lĩnh vực được coi là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế, không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinhtế hiện nay.

Trên đây là các nhân tố chính. Tuy nhiên thực tế nhập khẩu là một hoạt động mang tính quy mô nên có vô số yếu tố có thể tác động. Có thể kể thêm như thị hiếu người dùng trong nước, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, bản thân khả năng củadoanh nghiệp, tình hình chính trị thế giới,…

1.1.9. Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Doanh thu, lợi nhuận

Doanh thu là toàn bộ tiền cung cấp dịch vụ và bán hàng, bao gồm cả tiền trợ giá mà doanh nghiệp được hưởng,không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Doanh thu phản ánh được tình hình doanh thu của công ty qua các kỳ kinh doanh. Dựa vào sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

tăng trưởng của doanh thu mà công ty xác định được hiệu quả kinh doanh của công ty.

Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công tự thương mại sau mỗi kỳ kinh doanh. Lợi nhuận là tổng chênh lệch giữ doanh thu bán hàng( dịch vụ) và chi phí kinh doanh của các công ty thương mại. Khi đó, công ty có lợi nhuận kinh doanh cao thì chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận

Biểu thị sự biến động về doanh thu, lợi nhuận qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bằng doanh thu/lợi nhuận năm nay chia chodoanh thu/ lợi nhuận năm trước đó trở đi một để xem tốc độ phát triển hiệu quả kinh doanh của công ty như thế nào.

Dựa trên chỉ số tốc độ tăng trưởng mà công ty có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của kỳ này so với kỳ trước. Khi chỉ số này dương chứng tỏ doanh thu/ lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và ngược lại.

Chất lượng dịch vụ khách hàng

Với một công ty giao nhận không thể thiếu dịch vụ chăm sóc khách hàng. Là một bộ phận kết nối, cung cấp thông tin lô hàng cho khách hàng, giải đáp những thắc mắc của khách hàng về những vấn đề chưa được rõ trên giấy thông báo hàng đến. Bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty sẽtheo dõi lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển cho tới khi hàng tới được đích đến cuối cùng.

Công ty đem đến sự hài lòng trong việc cung cấp dịch vụ vận tải đường biển với hệ thống chuyên nghiệp, giá cước luôn có ưu thế. Với ưu thế về hệ thống mạng lưới sẽ đem lại hiệu quả về thời gian và tiền bạc cho khách hàng.

Mức an toàn của hàng hóa giao nhận

Mức an toàn của hàng hóa được vận chuyển đường hàng không tỷ lệ an toàn rất cao so với đường biển. Trong 90 phút sẽ có một vụ đắm tàu (theo thống kê của thế giới), còn hàng không việc xảy ra tai nạn rất hiếm khi xảy ra. Với trường hợp thiếu kiện, mất hàng, hàng bị vỡ đa số so đầu nước gửi không kiểm tra kỹ số lượng hàng hóa trong kiện trước khi gửi hàng đi. Nếu nói tới mức độ an toàn thì chuyển

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

phát nhanh là hình thức vận chuyển đảm bảo nhất, bởi qua một quy trình làm việc chuyên nghiệp và cẩn thận, hàng sẽ được đóng gói và bảo quản cẩn thận.

Thị phần của doanh nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Thị phầnlà tỷ lệ phần trăm về thị trường mà một công ty nắm giữ so với tong quy mô thị trường. Công ty có thị phần caonhất được xem là thương hiệu dẫn đầu.

Thị phần là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp.

1.2 Nội dung của quy trình giao hàng nhập khẩu nguyên container (FCL) bằng đường biển

1.2.1. Thỏa thuận dịch vụ giao nhận với khách hàng

Một công việc khá quan trọng của phòng kinh doanh là tìm kiếm khách hàng, các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu thuê dịch vụ để hoàn thành thủ tục nhập hàng hóa. Lúc này nhân viên phòng kinh doanh có nhiệm vụ đưa ra những điều khoản thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ các bên, thông qua giám đốc để đàm phán và ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng.

Trong hợp đồng dịch vụ phải nêu rõ các điều kiện có thỏa thuận về khu vực vận chuyển, cước phí vận chuyển, phí dịch vụ giao nhận, phí kiểm hóa hàng hóa, phí nâng hạ, lệ phí hải quan,… và các chi phí có liên quan như phí cầu đường, phí D/O (lệnh giao hàng), phí lưu container, phí lưu bãi,… Các điều kiện về phương thức thanh toán giữa công ty khách hàng và công ty dịch vụ, về trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng; điều khoản khiếu nại tranh chấp, hiệu lực hợp đồng…

Các điều khoản sẽ được thỏa thuận rõ ràng và được hai bên kí kết qua hợp đồng dịch vụ này

1.2.2. Nhận, kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu từ khách hàng

Đối với hàng nhập khẩu, nhằm tránh những sai sót trong quá trình làm chứng từ gây khó khăn cho việc làm thủ tục thông quan lô hàng, nhà xuất khẩu sẽ fax hoặc email bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu kiểm tra trước khi gửi bộ chứng từ gốc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Để công việc giao nhận được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi thì ngay khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên giao nhận cần kiểm tra kỹ lưỡng tính chính xác, đồng nhất và hợp lệ của mỗi chứng từ, nhằm giải quyết nhanh chóng các thủ tục thông quan cho lô hàng.

Kiểm tra hợp đồng ngoại thương - Số và ngày hợp đồng

-Tên và địa chỉ các bên mua bán

- Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng trị giá…) -Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR…)

-Phương thức thanh toán

- Thời điểm và địa điểm giao hàng

Kiểm tra hóa đơn thương mại

- Số và ngày của hợp đồng trên hóa đơn (nếu có) - Số và ngày của hóa đơn

-Tên và địa chỉ các bên mua bán

- Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá) -Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB,CIF, CFR…)

-Phương thức thanh toán (nếu có)

Kiểm tra Bill Of Lading - Số và ngày B/L

- Những thông tin của ô shipper, consignee và notify. Đặc biệt ô Consignee phải thể hiện tên và địa chỉ chính xác của Công ty nhập khẩu vì chỉ có người trong mục này mới đượcnhận hàng.

- Tên tàu, cảng bốc, cảng dỡ

- Tên hàng, số lượng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Số cont, số seal

Kiểm tra Packing List

- Số và ngày của Invoice trên Packing list - Mô tả hàng hóa (tên hàng, số lượng) -Đơn vị tính

- Trọng lượng tịnh, trọng lượng cảbì.

-Quy cách đóng gói, loại bao bì

Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ -Đơn vị và ngày cấp giấy chứng nhận -Nơi xuất xứ

- Tổng khối lượng - Số lượng

Kiểm tra giấy chứng nhận số lượng và chất lượng -Đơn vị và ngày cấp giấy chứng nhận

- Thông tin sản phẩm

- Thông tin về cách đóng gói

Tất cả chứng từ phải trùng khớp với nhau, đặc biệt là với hợp đồng.

Tùy theo tính chất và loại hình nhập khẩu của từng lô hàng mà ngoài những chứng từ trên, nhân viên chứng từ sẽ yêu cầu công ty khách hàng gửi thêm những chứng từ khác cầnthiết.

Khi nhận đầy đủ những chứng từ trên, bộ phận chứng từ của Công ty giao nhận sẽ kiểm tra chi tiết lại một lần, xem các chi tiết giữa các chứng từ có phù hợp với nhau hay không. Các chứng từ trên rất quan trọng, các chi tiết phải đúng thì mới nhập khẩu được lô hàng, vì vậy việc kiểm tra chứng từ rất cần thiết. Nếu các chi tiết trên chứng từ đã đúng thì tiến hành các bước tiếp theo, còn nếu chưa đúng phải thông báo cho doanh nghiệp nhập khẩu biết để bổ sung, sửa chữa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.2.3. Nhận thông báo hàng đến, lấy lệnh giao hàng, kiểm tra D/O, cược container, gia hạn container

Khi nhận chứng từ từ Công ty khách hàng, trong đó có thông báo hàng đến (Notice Arrival), nhân viên chứng từ sẽ photo lại một bản giao cho bộ phận giao nhận. Nhân viên giao nhận căn cứ trên giấy báo hàng đến xem hàng đến ngày nào để đi lấy lệnh giao hàng cho kịp lúc, tránh tình trạng lưu container, lưu bãi.

Nhân viên giao nhận liên hệ với hãng tàuđể lấy lệnh giao hàng D/O (Delivery Order)

Nếu là vận đơn thông thường thì khiđi lấy D/O nhân viên giao nhận cần cầm theo vận đơn gốc cùng với giấy giới thiệu của doanh nghiệp nhập khẩu đến hãng tàu để lấy D/O. Nếu là vận đơn Surrendered thì nhân viên giao nhận chỉ cần cầm giấy giới thiệu và giấy báo hàng đến hãng tàu là nhận được D/O. Nếu là vận đơn theo lệnh To Order thì mặt sau của vận đơn phải có ký hậu (thanh toán bằng L/C mà trên vận đơn có To Order thì mặt sau vận đơn phải có ký hậu của ngân hàng).

Khi lấy D/O nhân viên giao nhận cần phải đóng các khoản chi phí như phí D/O, phí THC, cước vận tải (nếu nhập theo giá CIF), phí vệ sinh container, phí gia hạn D/O (nếu D/O đã hết hạn), phí cược container (phí này hãng tàu sẽ trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu sau khi doanh nghiệp nhập khẩu đã hoàn trả container rỗng về bãi mà hãng tàu chỉ định)…

Gia hạn D/O đối với những D/O hết hạn là đóng thêm một khoản phí gọi là phí lưu cont. Trên giấy báo hàng đến của hãng tàu thường có ghi ngày cho phép free phí lưu cont, khoảng 13-14 ngày (tùy từng hãng), khi hết hạn này thì bắt buộc doanh nghiệp phải đóng khoản phí gọi là phí gia hạn lệnh.

Cược container là đóng một khoản phí để đảm bảo với hãng tàu sẽ giữ gìn container tốt, trả rỗng đúng hạn, đúng nơi chỉ định. Sau này doanh nghiệp sẽ được hoàn lại tiền cược cont, nếu cont có hư hỏng, móp méo thì hãng tàu sẽ trừ vào khoản tiền cược cont của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Nhân viên giao nhận đóng các khoản phí trên tại quầy thu ngân và ký xác nhận lên hóa đơn, giữ lại hóa đơn màu đỏ, còn hóa đơn màu xanh và màu tím thì nhân viên thu ngân lưu.

Nhân viên giao nhận cầm hóa đơn trở lại để lấy bộ D/O bao gồm:

- 3 bản D/O gốc

- 1 bản B/L có đóng dấu hãng tàu

Khi nhận lệnh giao hàng D/O, nhân viên giao nhận cần kiểm tra số Cont, số Seal, số lượng hàng, trọng lượng hàng… các nội dung trên D/O và trên B/L có khớp nhau không. Nếu có sai sót đề nghị bên phát hành D/O sửa chữa và đóng dấu correct hay nếu có sai sót nhiều thì yêu cầu phát hành D/O mới.

Sau khi nhận D/O đã có dấu giao thẳng, nhân viên giao nhận xuống cảng làm thủ tục nhận hàng. Trên D/O có ghi rõ lệnh có giá trị đến ngày nào, người mua phải căn cứ vào đó để sắp xếp thời gian nhận hàng sao cho thích hợp, tránh phí lưu cont, lưu bãi. Thông thường các hãng tàu cho phép khoảng 1-4 ngày miễn phí lưu cont, lưu bãi kể từ ngày tàu cập cảng. Nếu vượt quá thời gian này thì người mua phải báo với hãng tàu cho gia hạn thêm. Trong lúc chưa nhận được sự trả lời từ phía hãng tàu là có cho miễn phí thêm một khoảng thời gian nữa hay nếu không thì thì người mua phải đóng phí lưu cont, lưu bãi. Có dấu “gia hạn” trên D/O thì mới có thể làm thủ tục hải quan để thông quan hàng nhập khẩu được.

1.2.4. Làm thủ tục hải quan điện tử

Đối với công ty, thời gian bắt đầu khai báo là khi nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ hãng tàu. Trong quá trình khai báo cần phải nghiên cứu kỹ mã số hàng hoá xuất nhập khẩu (mã số HS) để áp dụng thuế suất cho đúng.

Sau khi điền đầy đủ các thông tin, nhân viên giao nhận sẽ kiểm tra và bấm nút

“Khai báo”, hồ sơ Hải quan điện tử sẽ được gửi đến Chi cục Hải quan khai báo. Khi nhận được thông tin khai báo, Hải quan sẽ xem xét, tính toán các mẫu khai; nếu có sai lệch, phía hải quan sẽ gửi lại, yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa; nếu các chứng từ và danh mục đã phù hợp, phía hải quan sẽ gửi thông báo chấp nhận chứng từ của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

doanh nghiệp và gửi cho doanh nghiệp (01) phiếu tiếp nhận tờ khai Hải quan.

Doanh nghiệp in phiếu tiếp nhận để làm bộ hồ sơ mở tờ khai.

Các chứng từcần thiết để lên tờ khai bao gồm các chứng từ sau:

- Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract): 01 bản sao -Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 01 bản sao - Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản sao

- Vận đơn đường biển (Bill Of Ladimg): 01 bản sao - Giấy báo hàng đến (Arrival Notice) : 01 bản sao Lên tờ khai hải quan

Bước 1: Khởi động phần mềm khai báo hải quan ECUS 5 VNACCS

=> Click chọn “thử nghiệm”

Bước 2: Đăng nhập vào ECUS 5 VNACCS

Bước 3: Khai trước thông tin tờ khai (IDA)

Vào menu: “Tờ khai xuất nhập khẩu” chọn “Đăng ký mở tờ khai nhập khẩu (IDA)” Chỉ khai báo các thông tin trong 3 tab: Thông tin chung, Thông tin chung 2, Danh sách hàng.

-Bước 3.1: Khai báo tab “Thông tin chung”

Khai báo các thông tin cơ bản:

-Bước 3.2: Khai báo tab “Thông tin chung 2”

Khai báo thông tin về hóa đơn thương mại:

Khai báo tờ khai trị giá:

Khai báo về thông tin hợp đồng:

Khai báo về thông tin khác:

Phần ghi chú: ta nhập lại thông tin về hợp đồng, bao gồm số hợp đồng và ngày hợp đồng

-Bước 3.3: Khai báo tab “Danh sách hàng”

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Tại tab “Danh sách hàng” ta nhập thông tin hàng hóa trực tiếp trên danh sách hàng.

Khi khai báo tab “Danh sách hàng” bằng phần mềm ECUS 5 VNACCS có một số lưuý quan trọng như sau:

Chỉ tiêu Trị giá tính thuế và Thuế suất nhập khẩu:

Trên danh sách hàng ô “Trị giá tính thuế” và ô “Thuế suất nhập khẩu (%)” có màu xám nên không cần nhập dữ liệu của hai ô này vì theo nghiệp vụ VNACCS thông thường Trị giá tính thuế và Thuế suất sẽ do hệ thống Hải quan trả về.

Các chỉ tiêu về thuế suất và tiền thuế của các sắc thuế:

Các cột dữ liệu “Thuế suất tiêu thụ đặc biệt (%)”, “Tiền thuế tiêu thụ đặc biệt”, “Thuế suất môi trường”, “Tiền thuế môi trường”, “Thuế suất VAT (%)”,

“Tiền thuế VAT” có màu xám nên không cần phải nhập liệu, thông tin từ các cột dữ liệu này sẽ do hệ thống của Hải quan trả về, người khai chỉ cần chọn các mã biểu thuế tương ứmg cho các sắc thuế này.

-Bước 3.4: Tiến hành Khai trước thông tin tờ khai (IDA)

Sau khi đã nhập xong thông tin cho 3 tab “Thông tin chung”, “Thông tin chung 2”, “Danh sách hàng”, ta bấm chọn nút “Ghi” và chọn mã nghiệp vụ “2.

Khai trước thông tin tờ khai (IDA)” để gửi thông tin.

Khi đó, chương trình sẽ yêu cầu xác nhận chữ ký số khi khai báo, ta chọn chữ ký số từ danh sách và nhập vào mã PIN của Chữ ký số

Thành công hệ thống sẽ trả về số tờ khai và bản copy tờ khai bao gồm các thông tin về thuế được hệ thống tự động tính.

Bước 4: Khai chính thức tờ khai (IDC)

Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai nhận được thông tin hệ thống trả về, ta tiến hành đăng ký chính thức tờ khaivới cơ quan Hải quan, ta chọn mã nghiệp vụ “3. Khai chính thức tờ khai (IDC)”

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Sau đó sẽ hiện ra cửa sổ thông báo kết quả khai báo: “Khai báo tờ khai thành công”

Bước 5: Lấy kết quả phân luồng, thông quan

Ta chọn nghiệp vụ “4. Lấy kết quả phân luồng, thông quan” để nhận được kết quả phân luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận thông quan của tờ khai.

Bước 6: In tờ khai

Sau khi nhận được các kết quả xác nhận tờ khai được chấp nhận thông quan, người khai có thể xem lại và in các bản in bằng cách nhấn vào nút “In Tờ Khai”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

1.2.5. Làm thủ tục Hải quan tại cảng và nhận hàng

Hình 1.1. Quy trình làm thủ tục hải quan tại Cảng (Nguồn: https://songanhlogs.com/)

Đăng ký tờ khai.

-Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khaihải quan

Sắp xếp bộ hồ sơ hải quan theo thứ tự như sau:

Tờ khai hải quan điện tử: 02 bản chính.

Hợp đồng mua bán (Sales Contract): 01 bản sao

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) số: 01 bản chính Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản chính

Vận đơn đườngbiển (Bill of Lading): 01 bản chính Giấy Giới thiệu của công ty

-Bước 2: Nộp bộ hồ sơ hải quan tại cửa Thông quan điện tử hàng nhập khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nhân viên giao nhận của Công ty mang hồ sơ đến cửa thông quan điện tử hàng nhập khẩu để nộp cho Hải quan tiếp nhận.

Công chức Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ Hải quan, thực hiện theo kết quả phân luồng.

Có 3 mức độ kiểm tra phân luồng khác nhau như sau:

Luồng xanh: được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Luồng vàng: hàng hóa thuộc luồng vàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ nhưng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Luồng đỏ: phải kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa Có 2 mức độ kiểm tra ở luồng đỏ:

Mức (1): Kiểm tra tỷ lệ ( theo tỷ lệ 5% hoặc 10%) tùy theo tính chất, qui cách đóng gói... của lô hàng.

Mức (2): Kiểm tra toàn bộ lô hàng

Sau khi lãnh đạo Chi Cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan đối với lô hàng này, nếu là hàng miễn kiểm (luồng xanh) thì trả hồ sơ tại quầy trả tờ khai. Nếu là hàng kiểm (luồng đỏ) thì hồ sơ đuợc luân chuyển trả lại cho công chức tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan để ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức.

-Bước 3: Hải quan tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí và thông quan

Xây dựng giá tính thuế.

Tiếp theo công chức hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá tính thuế, mã số, chế độ, tham vấn giá... Dựa vào bảng giá tối thiểu của hải quan để xem xét, đối chiếu lại với giá của người khai tự khai. Nếu giá trên tờ khai của hàng hoá cao hơn hoặc không thấp hơn 80% giá tối thiểu của hải quan thì chấp nhận, ngược lại công chức hải quan sẽ thông báo cho chủ hàng biết, điều chỉnh lại giá và ghi vào mặt sau của tờ khai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

Tiếp theo hải quan tính lại thuế dựa vào mã số hàng hoá cùng đơn giá tính lại (nếu đơn giá có điều chỉnh) và thông báo thuế cho chủ hàng. Sau khi kiểm tra, tính toán xong nếu thấy kết quả tính thuế của doanh nghiệp hoàn toàn hợp lý thì công chức hải quan đóng dấu và ký xác nhận lên Tờ khai hải quan điện tử, các tờ phụ lục đính kèm và tờ khai trị giá tính thuế rồi chuyển qua bộ phận thu lệ phí hải quan.

Nộp thuế và lệ phí hải quan.

Trong trường hợp phải nộp thuế ngay, dựa vào hợp đồng hai bên ký kết thông thường công ty giao nhận sẽ thanh toán thay tất cả các chi phí cho công ty Nhập khẩu và sẽ quyết toán sau nên nhân viên giao nhận sẽ đi nộp thuế để thuận tiên cho việc hoàn tất mở tờ khai.

Đối chiếu D/O

Nhân viên giao nhận đến bãi (vìđây là hàng nguyên container), đưa (01) D/O ghi số tàu, loại hình tờ khai, tên người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng cho hải quan giám sát. Nhân viên hải quan sẽ căn cứ vào D/O đối chiếu tên người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng với trên hồ sơ lưu manifest của hải quan, xem hàng đã vào bãi hay chưa. Sau đó đóng dấu “Đãđối chiếu” lên D/O và trả lại cho nhân viên giao nhận của Công ty để làm thủ tục hai quan khi lấy hàng về.

Kiểm tra vị trí container, tìm hàng

Thường thì lúc tàu về, container được dỡ xuống đặt tại bãi trung tâm. Các container lúc này được xếp theo các hàng hình cây cao. Do đó cần phải đưa container về bãi kiểm hoá để thuận tiện cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá của hải quan.

Nhân viên giao nhận xin chuyển container từ bãi trung tâm về bãi kiểm hoá tại văn phòng điều độ cảng. Tại đây trình (02) D/O, trên (01) D/O ghi số container, số seal, lưu lại văn phòng. Nhân viên điều độ cảng đóng dấu xác nhận và ghi ngày, giờ chuyển container lên D/O còn lại và trả cho nhân viên giao nhận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

Khi biết chính xác ngày giờ container được chuyển về bãi kiểm hóa, nhân viên giao nhận phải đến tận nơi để kiểm tra xem số container, số seal.

Nhận lại tờ khai.

Nhân viên giao nhận xuất trình biên lai đã đóng lệ phí hải quan và bản sao giấy nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước (trường hợp phải nộp thuế ngay) và nhận lại tờ khai (bản lưu người khai). Nhân viên giao nhận ký xác nhận đã nhận lại tờ khai vào phiếu tiếp nhận theo dõi và mặt sau tờ khai rồi sau đó đi làm thủ tục nhận hàng.

1.2.6. Nhận hàng tại cảng và giao hàng cho khách

Đến hàng tàu cược container

Nhân viên giao nhận của Công ty cầm lệnh giao hàng đến Công ty hàng tàu để đóng dấu giao thẳng. Để được đóng dấu “giao thẳng” nhân viên giao nhận của Công ty viết phiếu cược Container, tại quầy tiếp nhận, nhân viên giao nhận của Công ty điền đầy đủ các thông tin như sau:

- Tên Công ty:

- Tên tàu / Số chuyến:

- Số B/L:

- Số container:

- Sốtiền cược:

Sau khi điền các thông tin trên, nhân viên giao nhận của Công ty ký tên vào

“Giấy mượn Container về kho riêng”. Sau đó, sang bộ phận thu ngân để đóng tiền cược. Thu ngân sau khi nhận được tiền sẽ giao biên lai thu tiền cược, nhân viên giao nhậncủa Công ty mang biên lai đến quầy tiếp nhận. Lúc đó, hãng tàu sẽ ký tên xác nhận và đóng đấu “Đã thu tiền” lên “Phiếu cược”, đồng thời đóng dấu “Giao thẳng” lên các D/O và giao cho nhân viên giao nhận của Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

Đăng ký lấy phiếu EIR

Nhân viên giao nhận của Công ty xuống phòng Thương vụ cảng xuất trình D/O có đóng dấu “Giao thẳng” để đổi lấy phiếu EIR.

Hải quan thương vụ cảng sẽ thu tiền nâng hạ Container và ra hóa đơn đồng thời in phiếu EIR (gồm 4 liên) giao cho nhân viên giao nhận của Công ty và giữlại 1 D/O.

Thanh lý cổng

Nhân viên giao nhận của công ty xuất tờ khai, lệnh hình thức, D/O đối chiếu cho hải quan cổng đối chiếu, kiểm tra vào sổ theo dõi:

- Kiểm tra thủ tục hải quan trên tờ khai.

-Căn cứ trên tờ khai và trên phiếu xuất đối chiếu tên hàng, số lượng, trọng lượng, ghi số xe vào nhận hàng sau đó vào sổ hải quan.

Hải quan cổng sẽ giữ lại 1 phiếu EIR màu xanh cùng lệnh hình thức và đóng dấu xác nhận lên phiếu EIR màu hồng. Nhân viên giao nhận nhận lại D/O và phiếu EIR màu hồng, giao cho bảo vệ cảng phiếu EIR màu hồng để đối chiếu với xe chở hàng khi qua cổng.

Nhận hàng

Dự kiến thời gian hoàn tất thủ tục hải quan rồi báo cho công ty biết để sắp xếp vàđiều xe đi nhận hàng.

Khi xe vào bãi, nhân viên giao nhận của công ty liên hệ với công nhân cảng để họ xếp hàng lên xe, mặt khác kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng trước khi lấy hàng. Trong trường hợp hàng nhiều thì trong quá trình bốc xếp hàng hoá, nhân viên giao nhận phải theo dõi, đốc thúc công nhân tổ chức thực hiện nhanh gọn, đồng thời đảm bảo an toàn tránh hư hỏng cho hàng hoá do bất cần của công nhân.

Sau đó viết phiếu bàn giao cho các xe, trong đó ghi rõ số xe, số lượng thực chở, địa điểm hàng được chở đến và giao phiếu EIR màu hồng cho xe để kiểm tra khi xe qua cổng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(39)

Kéo container về kho và giao hàng cho khách hàng.

Sau khi nhận hàng tại cảng xong, nhân viên giao nhận cho xe đầu kéo container về tiến hành giao hàng cho khách hàng tại kho riêng của công ty và hai bên ký nhận vào biên bản bàn giao hàng hóa.

Khi kiểm tra hàng hóa đúng và đầy đủ theo chứng từ, nhân viên đại diện cho khách hàng sẽ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan