• Không có kết quả nào được tìm thấy

được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 4. CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT

I. CACBOHIĐRAT (ĐƯỜNG)

1. Cấu trúc hoá học

- Cacbohdrat (hay Saccarit): hợp chất hữu cơ chỉ chứa C, H, O (công thức tổng quát C(H2O)), được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Các đơn phân chủ yếu là đường 6C.

- Tùy theo số lượng đơn phân mà có: đường đơn, đường đôi, đường đa.

a. Đường đơn (Mônôsaccarit)

- Phân tử có từ 3 đến 6 nguyên tử C, dạng mạch thẳng và mạch vòng.

- Ví dụ: Đường 5C: Ribôzơ; Đường 6C: Glucôzơ, Fructôzơ (đường quả), Galactôzơ (đường sữa).

b. Đường đôi (Đisaccarit)

- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.

- Ví dụ: Saccarôzơ = Glucôzơ + Fructôzơ; Lactôzơ

= Galactôzơ + Glucôzơ;

Mantôzơ =Glucôzơ + Glucôzơ.

c. Đường đa (Polisaccarit)

- Gồm rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau.

- Ví dụ: Xenlulôzơ, Tinh bột, Glicôgen, Kitin…

- Xenlulôzơ: các phân tử liên kết bằng mối liên kết glicôzit. Nhiều phân tử xenlulôzơ liên kết tạo thành vi sợi. Các vi sợi liên kết với nhau tạo nên thành tế bào thực vật.

2. Chức năng

- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể: glic ô gen là nguồn dự trữ ngắn hạn trong cơ thể động vật, tinh bột là nguồn dự trữ trong cây.

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận

của cơ thể: Xenlulôzơ cấu tạo nên vách tế bào thực vật, Kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của côn trùng.

- Cacbohiđrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là thành phần cấu tạo nên các bộ phận khác nhau của tế bào.

(2)

II. LIPIT

1. Đặc điểm chung:

- Có tính kị nước

- Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

- Thành phần hoá học đa dạng.

2. Cấu tạo và chức năng của một số lipit:

a. Mỡ

Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo (16 -18 nguyên tử C).

- Axit béo no: có trong mỡ động vật.

- Axit béo không no: có trong thực vật và ở số loài cá.

- Mỡ có chức năng chính là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

b. Phôtpholipit

- Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.

- Là thành phần chính cấu tạo nên các loại màng tế bào.

c. Stêrôit

- Chứa các nguyên tử kết vòng.

- Cấu tạo nên màng sinh chất và 1 số hoocmôn.

(3)

d. Sắc tố - Vitamin

- Một số loại sắc tố như Carôtenoit và một số loại vitamin A, D, E, K cũng là một dạng lipit.

- Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể: quang hợp, điều hòa hoạt động cơ thể.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy được mối quan hệ giữa các khía cạnh của lòng trung thành và sự cam kết của nhân viên, đồng thời hiểu được những hành

 Liên kết cộng hóa trị: là mối liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hoặc đơn chất bằng những cặp electron dùng chung.. Ví dụ: phân tử Clo: mỗi nguyên

 Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etylic tạo thành este2.  ứng dụng : làm nguyên liệu trong công

Giải thích: Do các nguyên tử phân tử chuyển động không ngừng nên sau khi bay hơi, các phân tử nước hoa sẽ chuyển động hỗn loạn và tự xen vào khoảng cách giữa các phân

Phân tử nào sau đây là thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn?. Theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống, nguyên tố nào sau đây

Câu 5: Trong quá trình đẳng áp của một lƣợng khí xác định, hệ thức nào sau đây diễn tả đúng mối quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ của khối khíC. Câu 6: Kéo một vật có

[r]

- Cấu trúc bậc 1 của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit.. Phân tử prôtêin đơn gian chỉ có vài chục