• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số vấn đề pháp luật điều chỉnh đối với VAMC trong xử lý nợ xấu - bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Một số vấn đề pháp luật điều chỉnh đối với VAMC trong xử lý nợ xấu - bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Một số vấn đề pháp luật điều chỉnh đối với VAMC trong xử lý nợ xấu - bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc

Quản trị ngân hàng & doanh nghiệp

ThS. ĐỖ MẠNH PHƯƠNG

Một trong những vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian vừa qua là nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng. Nợ xấu không chỉ là vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, ở các thời điểm khác nhau, các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… đều đã phải đối diện với vấn đề này.

Đối mặt với vấn đề nợ xấu, Việt Nam và các quốc gia trên đã lựa chọn phương án thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu của nhà nước để giải quyết, xử lý nợ của hệ thống ngân hàng. Bài viết này sẽ tìm hiểu một số vấn đề pháp luật cơ bản điều chỉnh đối với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi tắt là VAMC), trên cơ sở xem xét kinh nghiệm từ Trung Quốc, một quốc gia có điều kiện kinh tế, xã hội và đặc biệt là thể chế chính trị khá tương đồng với Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh đối với VAMC của Việt Nam

1

.

Từ khóa: AMCs, VAMC, nợ xấu.

1. Đặt vấn đề

Là quốc gia phải đối mặt với vấn đề nợ xấu tương đối sớm (cuối thập niên 90 của thế kỷ trước), Trung Quốc đã lựa chọn phương án thành lập các công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMCs) để xử lý nợ xấu

của hệ thống ngân hàng. Thực tế cho thấy, với những chủ trương đúng đắn, quyết liệt và một quy chế pháp lý đặc thù đối với các AMCs, chỉ trong một thời gian ngắn Trung Quốc đã làm sạch sổ sách của 04 ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh, cải thiện chất lượng tài sản của 04 ngân hàng này. Những thành

công và thất bại của Trung Quốc trong xử lý nợ xấu sẽ là những bài học kinh nghiệm quí báu cho Việt Nam ở thời điểm hiện tại, khi chúng ta đã thành lập VAMC và đang từng bước hoàn thiện quy chế pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động xử lý nợ xấu của chủ thể này.

2. Một số vấn đề pháp luật cơ bản điều chỉnh đối với VAMC và bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc

2.1. Vấn đề pháp luật cơ bản điều chỉnh về tổ chức hoạt động của VAMC

Thứ nhất, vị trí pháp lý và những ưu đãi của pháp luật đối với AMCĐối diện với vấn đề nợ xấu ở mức rất cao, đặc biệt là đối với các NHTM quốc doanh1, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/1999, Trung Quốc đã thành lập 04 AMC gồm;

Cinda, Huarong, Dongfang, Changcheng2. Pháp luật Trung

1 Theo các nhà nghiên cứu nước ngoài, nếu tính theo chuẩn quốc tế, rất có thể tỷ lệ nợ xấu của 04 ngân hàng này lên đến 40%.

2 Cinda được thành lập vào tháng 4/1999; Huarong; Dongfang;

Changcheng được thành lập tháng 10/1999.

1 Tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới, xét về khía cạnh sở hữu có hai mô hình công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng: Công ty do nhà nước góp vốn hoặc công ty do tư nhân góp vốn. Trong phạm vi bài viết này sẽ chỉ nghiên cứu về quy định của pháp luật đối với công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng do nhà nước là chủ sở hữu.

(2)

Quốc quy định 04 AMC này là các doanh nghiệp nhà nước, vốn do Bộ Tài chính cấp. Mặc dù là một doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh nhưng do các đặc thù về mục tiêu hoạt động, các AMC của Trung Quốc được hưởng những ưu đãi rất lớn từ Nhà nước.

Cụ thể, các AMC được miễn phí thành lập và đăng ký kinh doanh, được miễn các loại thuế khi mua, bán nợ xấu (thuế VAT, thuế kinh doanh tài sản, thuế bất động sản và thuế môn bài). Những ưu đãi đó giúp cho các AMC của Trung Quốc giảm được gánh nặng tài chính, từ đó hướng đến mục tiêu cuối cùng là xử lý nợ xấu của các NHTM quốc doanh3.

Từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc), khi thực trạng Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC- thuộc Bộ Tài chính)4 và các AMC trực thuộc các NHTM hoạt động không hiệu quả, năm 2013, Việt Nam đã thành lập VAMC.

Theo quy định, VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý Nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với mục tiêu hoạt động nhằm xử

3 Tại Trung Quốc, các AMC được thành lập để xử lý nợ xấu của các NHTM quốc doanh mà không xử lý nợ xấu của các NHTM ngoài quốc doanh.

4 Công ty này được thành lập năm 2003 với tên đầy đủ là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, năm 2010 được đổi tên thành Công ty TNHH một thành viên mua bán nợ Việt Nam.

lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế5. Qua nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật Trung Quốc cho thấy, các quy định thể hiện sự ưu đãi của pháp luật Việt Nam đối với VAMC về các vấn đề trình tự thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, ưu đãi về thuế chưa được thể hiện một cách rõ ràng trong luật. Nghị định số 53/2013/NĐ- CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC (sau đây gọi tắt là Nghị định số 53/2013/

NĐ-CP) đã dành một chương riêng để quy định về Tài chính, kế toán và chế độ báo cáo đối với VAMC, nhưng không có quy định nào quy định về những ưu đãi thuế đối với VAMC.

Mục tiêu hoạt động của VAMC được xác định là không vì lợi nhuận mà vì các lợi ích kinh tế, xã hội. Chính vì thế, việc VAMC được hưởng những chính sách ưu đãi là hoàn toàn cần thiết và điều đó cần được thể hiện một cách rõ ràng trong các quy định của pháp luật.

Thứ hai, cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ chế quản lý nhà nước đối với AMC

Nghiên cứu quy định của pháp luật Trung Quốc cho thấy, việc quản lý đối với các AMCs của Trung Quốc rất phức tạp. Tất cả 04 AMC của Trung Quốc đều là do Bộ Tài chính quyết định thành lập và cấp vốn, nhưng việc quản lý nhà nước đối với các AMC lại được thực hiện bởi rất nhiều cơ quan. Trong đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) quản lý,

5 Xem Điều 3 Nghị định số 53/2013/

NĐ-CP.

giám sát phạm vi kinh doanh liên quan tới ngoại hối, phát hành trái phiếu, ban hành các quy định về chuẩn mực kế toán, chỉ dẫn giám sát bên ngoài và giám sát đồng nhân dân tệ; Ủy ban quản lý ngân hàng Trung Quốc quản lý, giám sát thông thường như phạm vi kinh doanh, phương pháp giao dịch chứng khoán hóa và phát hành trái phiếu, giám sát việc bổ nhiệm cán bộ quản lý các AMC (chức năng này kế thừa từ Ban Tài chính của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc); Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc thực hiện việc quản lý giám sát với hoạt động kinh doanh liên quan đến chứng khoán, chấp thuận việc hoán đổi cổ phần; Bộ Tài chính thực hiện việc quản lý về tài chính của các AMC, quy định mức phí được trả, chuẩn mực quản lý rủi ro; Cơ quan thuế có trách nhiệm thiết lập quy tắc thuế đặc thù cho các AMC, thực hiện việc giám sát về vấn đề thuế;

Cơ quan quản lý ngoại hối thực hiện giám sát việc bán nợ xấu liên quan đến quản lý ngoại hối.

Cơ chế quản lý trên cho thấy sự chồng chéo, trùng lặp về thẩm quyền giữa các cơ quan. Điều đó không chỉ tạo nên khó khăn cho cơ quan quản lý mà còn tạo nên những rào cản rất lớn cho hoạt động của các AMC của Trung Quốc.

Khác với Trung Quốc, VAMC là do NHNN quyết định thành lập, phê duyệt điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ, cấp vốn và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước.

NHNN cũng chính là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà

(3)

nước, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các TCTD, VAMC trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua, bán và xử lý nợ xấu; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán kế toán của VAMC; hướng dẫn các TCTD và VAMC về nghiệp vụ mua, bán và xử lý nợ xấu; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao cho NHNN6. Nếu như việc quản lý nhà nước đối với các AMC ở Trung Quốc được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau thì ở Việt Nam, chức năng này được xác định là chức năng chính thuộc về NHNN, bên cạnh đó Bộ Tài chính có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với NHNN hướng dẫn cơ chế tài chính VAMC; phối hợp với NHNN hướng dẫn hạch toán kế toán của VAMC; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thuế các cấp hỗ trợ VAMC hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho người mua.

Nghị định số 53/2013/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước khác bao gồm: Bộ Tư pháp; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp. Tuy nhiên, trách nhiệm được quy định cho các cơ quan trên không phải là trách nhiệm thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với VAMC mà được xác

6 Xem Điều 25 Nghị định số 53/2013/

NĐ-CP

định là trách nhiệm thực hiện các công việc, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho VAMC trong việc xử lý nợ xấu và xử lý các tài sản bảo đảm có liên quan đến lĩnh vực quản lý của mỗi cơ quan7. Cơ chế quản lý đối với VAMC như trên đã hạn chế được sự chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan. Tuy nhiên, việc NHNN vừa là cơ quan đại diện chủ sở hữu, vừa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chính đối với VAMC lại đặt ra câu hỏi về sự phân định thẩm quyền, về sự công khai, minh bạch trong các quy định của pháp luật.

Thứ ba, nguồn tiền AMC sử dụng để xử lý nợ xấu

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc cho thấy vốn điều lệ của các AMC Trung Quốc là do Bộ Tài chính cấp. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, các AMC còn sử dụng vốn vay của PBoC và phát hành trái phiếu (do Bộ Tài chính bảo lãnh). Điều đó cho thấy, nguồn tiền để xử lý nợ xấu của các AMC Trung Quốc là nguồn tiền từ ngân sách.

Đối với Việt Nam, vốn điều lệ của VAMC là do NHNN cấp, ngoài ra để có nguồn vốn hoạt động VAMC còn phát hành trái phiếu và trái phiếu đặc biệt8, các

7 Xem các Điều từ 26 đến 30 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.

8 Theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Thông tư số 19/2013/TT-NHTT, ngày 06/9/2013 của Thống đốc NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC chỉ quy định về trái phiếu đặc biệt, nhưng theo Nghị định số 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ- CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC và Thông tư số 14/2015/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN

quỹ được trích lập theo quy định và các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật. Với các quy định trên có thể thấy, nguồn tiền được sử dụng để xử lý nợ xấu của Việt Nam cũng giống như Trung Quốc và các nước trong khu vực, đều được lấy từ ngân sách, sự khác biệt chỉ là việc nguồn tiền cấp cho các AMC của Trung Quốc là do Bộ Tài chính cấp và bảo lãnh thì ở VAMC của Việt Nam là do NHNN cấp và bảo lãnh.

2.2. Vấn đề liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC Nội dung pháp lý liên quan đến hoạt động của VAMC dù đã qui định, tuy nhiên trong thực tế việc có áp dụng hay không phương thức mua bán, xử lý nợ xấu theo giá thị trường đang là vấn đề thời sự thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách.

Theo pháp luật Trung Quốc, việc mua bán, xử lý nợ xấu được phân định thành hai thị trường, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Ở thị trường sơ cấp, các AMC là bên mua duy nhất, các NHTM quốc doanh là bên bán duy nhất, pháp luật Trung Quốc cấm các NHTM quốc doanh bán nợ xấu trực tiếp cho các nhà đầu tư. Quan hệ mua bán nợ xấu giữa các AMC và các NHTM quốc doanh tại thị trường sơ cấp diễn ra qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1999- 2003) là giai đoạn mua

có quy định về Trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường (sau đây gọi là trái phiếu) là giấy tờ có giá có thời hạn do VAMC phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường.

(4)

theo chính sách, theo chỉ định của Chính phủ; giai đoạn 2 (2004- 2005) là giai đoạn thực hiện việc bán theo chính sách và mua một

phần thương mại; giai đoạn 3 (từ 2005 đến nay) là giai đoạn thực hiện việc mua bán thương mại. Nếu như thị trường sơ cấp là nơi đến các AMC mua nợ của 04 NHTM quốc doanh để xóa sổ nợ xấu tại 04 ngân hàng này, xóa bỏ tài sản xấu trong bảng cân đối kế toán thì thị trường thứ cấp là nơi các AMC bán lại và xử lý nợ xấu đã mua với vai trò là bên bán duy nhất và cũng là chủ thể quyết định sự vận hành của thị trường. Trên thị trường thứ cấp, do các vấn đề chính trị, việc bảo vệ tài sản quốc gia, pháp luật Trung Quốc hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào việc xử lý nợ xấu. Mặc dù vậy, ở những thời điểm nhất định, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tham gia và góp phần không nhỏ vào việc xử lý nợ xấu. Việc Trung Quốc bán nợ đã nhận được sự trợ giúp từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC trực thuộc IMF). Một tập đoàn quốc tế được dẫn đầu bởi Morgan Stanley đã mua lại 4 trong số 5 nhóm tài sản được Trung Quốc rao bán với tổng số vốn lên tới 10,8 tỷ nhân dân tệ9. Từ quy định của pháp luật cũng như những biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm Trung

9http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/

v i e t - n a m - h o c - d u o c - g i - t u - m o - h i n h - x u - l y - n o - x a u - c u a - t r u n g - quoc-20120624083417427.chn

Quốc đã áp dụng và thực tế tại Việt Nam, có hai vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu, xem xét:

Thứ nhất, việc áp dụng các phương thức mua nợ (mua nợ theo chính sách và mua nợ theo giá thị trường)

Ở Việt Nam, VAMC được thành lập năm 2013, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP chính là cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của VAMC. Trong thời gian đầu, khi mới thành lập theo quy định tại Nghị định số 53/2013/

NĐ-CP, VAMC chỉ áp dụng phương thức mua bán nợ theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt (mua nợ theo chính sách).

Đến thời điểm hiện tại, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 34/2015/NĐ-CP. Theo đó, ngoài phương thức mua nợ của các TCTD theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC còn mua nợ của các TCTD theo giá thị trường bằng trái phiếu phát hành trực tiếp cho các TCTD. Tuy nhiên, phương thức trên mới chỉ dừng lại ở chủ trương, quy định của pháp luật mà chưa được thực hiện trên thực tế10.

Từ kinh nghiệp của các nước và tình hình thực tế của Việt Nam, việc hình thành thị trường mua bán nợ là điều cần thiết và tất

10 Ngày 12/4/2016, NHNN đã ban hành Quyết định 618/QĐ-NHNN về việc xây dựng và triển khai Phương án mua nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC.

yếu. Kinh nghiệm của Trung Quốc cũng cho thấy, Công ty quản lý tài sản của các TCTD đóng vai trò định hướng trong

việc xây dựng thị trường mua bán nợ. Ở thời điểm hiện tại sau khi VAMC đã “gom” được nợ xấu, kéo tỉ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM về mức an toàn (dưới 3%), thì việc áp dụng phương thức mua bán nợ theo giá thị trường là điều cần thiết. Đó là bước chuyển cần thiết để xây dựng thị trường mua bán nợ hoạt động theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều chủ thể trong có tính đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, việc huy động nguồn vốn tư nhân, nguồn vốn nước ngoài vào việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm và vai trò của VAMC trong việc định hướng, xây dựng thị trường mua bán nợ Việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc xử lý nợ xấu nếu không kiểm soát thật tốt sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về thể chế, về an ninh chính trị và việc bảo vệ tài sản Nhà nước.

Tuy nhiên, việc hình thành thị trường mua bán nợ là điều cần thiết, tất yếu và để hình thành thị trường mua bán nợ xấu thì việc huy động tổng thể các nguồn lực của xã hội, đặc biệt là nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài là điều nên làm.

Đã nhiều chuyên gia khẳng định VAMC không phải là cây đũa thần để có thể giải quyết tất cả,

N hiều chuyên gia khẳng định VAMC không phải là cây đũa thần để có thể giải quyết tất cả, triệt để

nợ xấu và thực tế hoạt động của VAMC đã cho thấy điều đó

(5)

triệt để nợ xấu và thực tế hoạt động của VAMC đã cho thấy điều đó11. Chúng ta cần hiểu rằng, ngoài việc trực tiếp tham gia vào việc xử lý nợ xấu, VAMC còn phải đóng vai trò tạo lập, dẫn dắt thị trường mua bán nợ. Ở thời điểm hiện tại, khi VAMC thực hiện được công đoạn thứ nhất trong lộ trình giải quyết nợ xấu, đó là đã “thu gom” được một số lượng nợ xấu rất lớn, bắt đầu bước vào giai đoạn tiếp theo, đó là xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. Nếu như việc “thu gom”

nợ xấu có thể thực hiện bằng

11 Gần 3 năm qua, VAMC đã “thu gom” về một lượng nợ xấu rất lớn từ các NHTM, với tổng trị giá khoảng 240.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty này mới chỉ xử lý được 10% số nợ xấu, 90% còn tồn đọng chưa giải quyết được.

chủ trương, chính sách, bằng các biện pháp mang tính bắt buộc, thì đối với việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm không thể cưỡng ép, không thể sử dụng các biện pháp hành chính, mà phải thực hiện theo quy luật của thị trường.

Và để thực hiện được điều đó, cần huy động nguồn lực của các nhà đầu tư tư nhân và đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài vào việc xử lý nợ xấu, bởi nguồn lực trong nước, nguồn tiền ngân sách không đủ để xử lý.

3. Kết luận

Nghiên cứu một số vấn đề pháp lý cơ bản điều chỉnh đối với VAMC trong sự so sánh với với Trung Quốc có thể thấy, quy chế pháp lý đối với VAMC, bên cạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam 2. Nghị định số 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

3. Thông tư số 19/2013/TT-NHTT, ngày 06 tháng 09 năm 2013

4. Thông tư số 14/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN

5. http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/viet-nam-hoc-duoc-gi-tu-mo-hinh-xu-ly-no-xau-cua-trung-quoc-20120624083417427.chn 6. http://cafef.vn/doanh-nghiep/mua-ban-no-xau-kinh-nghiem-tu-mo-hinh-kamco-cua-han-quoc-20120617084416353.chn 7. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/kinh-nghiem-xu-ly-no-xau-tai-mot-so-nuoc-va-ham-y-cho-viet- nam-16308.html

SUMMARY

Some issues adjusted by legislation relate to Vietnam Asset Management Company of credit institutions in Vietnam and the lesson from China

The article mentions two important legal issues to VAMC are organization and operation of it. Organizational issues of VAMC are studied, reviewed in three aspects: Firstly, the legal position and the legal favour for VAMC; secondly, representative agency of owner, the state management mechanism for VAMC; thirdly, funds which VAMC use to handle bad debt. Operational issues of handling bad debts are researched, considered in two sides: Firstly, applying methods of purchasing debt (purchasing debt in accordance with policy and purchasing debt in accordance with market prices);

secondly, mobilizing private capital, foreign capital into the handling of bad loans & guarantee asset and VAMC role in shaping and building debt trading market.

Phuong Manh Do, M.Ec.

Working Organization: Department of Law, Banking Academy THÔNG TIN TÁC GIẢ

Đỗ Mạnh Phương, Thạc sĩ

Nơi công tác: Bộ môn Luật, Học viện Ngân hàng Lĩnh vực nghiên cứu chính: Luật kinh tế

Tạp chí tiêu biểu mà tác giả đã có bài đăng tải: Nghiên cứu lập pháp; Khoa học và Đào tạo Ngân hàng; Tạp chí Thương mại, Tạp chí Kiểm sát.

Email: phuonghb79@gmail.com

việc đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ pháp luật Trung Quốc, vẫn tồn tại những điểm, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Với khá nhiều yếu tố tương đồng như vai trò, tình hình hoạt động và mối quan hệ của các doanh nghiệp nhà nước với hệ thống ngân hàng, bong bóng trên thị trường bất động sản cũng như hệ thống tài chính chưa đủ minh bạch và đang trong quá trình chuyển đổi và cải cách nền kinh tế, Việt Nam có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành các AMC của Trung Quốc để có thể giải quyết tình trạng nợ xấu hiện nay. ■

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết, về các yếu tố ảnh

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Đối với nhân viên, trách nhiệm này ảnh hưởng và liên quan đến chính sách trả lương công bằng, không bóc lột sức lao động, nhận

Khi có dấu hiệu của tội phạm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố VAHS. Cũng giống như quyết định khởi tố VAHS đối với cá nhân, quyết định

Thông tin 1. Hệ thống chính trị ở Việt Nam do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị Đảng lấy chủ nghĩa Mác -

Trên cơ sở những định hướng kinh doanh của đơn vị đối với dịch vụ internet cáp quang trong những năm tiếp theo của VNPT Thừa Thiên Huế, cũng như dựa

Lê Thị Nguyệt (2012) đã đưa ra đề tài nghiên cứu “ Đánh giá công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với các khách hàng sử dụng thuê bao trả sau của

- Chỉ đạo các NHTM tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản

Tuy nhiên, tỷ số khả dĩ dƣơng tính cho mối liên quan giữa nồng độ KT kháng dsDNA với đợt cấp thận lupus cũng khá thấp, có nghĩa là xét nghiệm này cũng không có nhiều