• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 2

Ngày soạn: 9/9/2016

Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016 Tiếng Việt

Bài 2A: VĂN HIẾN NGHÌN NĂM (tiết 1+ 2)

I. MỤC TIÊU

- Đọc hiểu bài: Nghìn năm văn hiến.

- Mở rộng vốn từ Tổ quốc.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ: Cho cả lớp hát bài Vào lớp rồi + Mời cô giáo vào tiết học.

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát bức tranh và đọc lời giới thiệu về Khuê Văn Các

- Quan sát tranh trang 22 và đọc thầm lời giới thiệu.

- Trao đổi với bạn lời giới thiệu.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng: 1 bạn đọc lời giới thiệu.

- Từng bạn nói những điều mình biết ở bức tranh.

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

2. Nghe thầy cô đọc bài:

Nghe cô đọc bài và phát hiện ra giọng đọc.

3. Ghép mỗi từ với lời giải nghĩa phù hợp.

- Đọc thầm từ và lời giải nghĩa trang 24 - Ghép từ và lời giải nghĩa ra nháp.

- Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa

* Nhóm trưởng: Chia sẻ những từ còn chưa hiểu trong bài.

- Cùng giúp nhau giải nghĩa từ chưa hiểu (nếu có). Nếu cần, gọi thầy cô trợ giúp.

- Nhóm trưởng cho các bạn đặt câu 4. Cùng luyện đọc.

- Đọc thầm nội dung 4.

(2)

- Đọc thầm cả bài.

- Xác định từng đoạn trong bài

- Đọc chữ số, đọc câu, đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.

- Sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng: 3 bạn đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau.

- Bình chọn bạn đọc tốt

5. Trả lời câu hỏi.

- Đọc thầm câu hỏi.

- Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

Nhóm trưởng: Lần lượt chia sẻ câu trả lời.

- Cả nhóm thống nhất kết quả.

- Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm thảo luận nội dung của bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

*GV

- Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến của nước ta.

Tiết 2

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Tìm trong bài Thư gửi các học sinh hoặc bài Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc và ghi vào vở.

- Đọc thầm 1 lần nội dung 1.

- Làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

* Nhóm trưởng: 2 bạn chia sẻ kết quả.

- Nhận xét, bổ sung thêm.

- Báo cáo thầy cô.

2. Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.

- Đọc thầm 1 lần nội dung 2 - Tìm thêm từ và viết vào vở.

(3)

-Trao đổi với bạn.

* Nhóm trưởng: Lần lượt nêu những từ tìm được.

- Nhận xét sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

3. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc( với nghĩa là nước)

* Ban học tập: Tổ chức chơi trò chơi.

- Chia lớp thành 5 đội( Mỗi nhóm 1 đội).

- 1 bạn đọc luật chơi trang 25.

- Mỗi đội lên bảng viết.

- Tuyên dương đội thắng cuộc

4. Đặt câu với một trong những từ ngữ dưới đây và chép vào vở:

- Đọc thầm 1 lần nội dung 4 - Đặt 1 câu vào vở.

-Trao đổi với bạn.

* Nhóm trưởng - Lần lượt đọc câu.

- Nhận xét sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Đọc cho người thân nghe bài Nghìn năm văn hiến.

Cùng người thân tìm từ đồng nghĩa với từ: xinh, đỏ.

______________________________________

Toán

BÀI 3: PHÂN SỐ THẬP PHÂN (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Biết chuyển một phân số thành số thập phân.

- Biết viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban học tập: - Chia sẻ: nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

*Các bài tập 1;2;3;4;5. thực hiện lần lượt theo các logo sau:

(4)

- Đọc kĩ yêu cầu của bài.

- Tính toán chính xác và thực hiện vào vở - Trao đổi bài với bạn.

- Sửa lỗi cho nhau.

Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn đọc nối tiếp bài làm.

- So sánh điểm giống và khác nhau trong mỗi bài

- Ở bài 5 trên tia số từ 0 đến 1 được chia làm mấy phần bằng nhau? Tử số hay mẫu số thể hiện điều đó?

- Sửa lỗi, thống nhất kết quả, báo cáo thầy cô

*GV: Để nhận biết phân số thập phân chúng ta phải chú ý đến mẫu số và không phải phân số nào cũng chuyển thành phân số thập phân được.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng với người thân thực hiện hoạt động ứng dụng trang 14 __________________________________________

.Giáo dục lối sống

Bài 1: EM LỰA CHỌN TRANG PHỤC (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

HS có thể:

1. Biết cách lựa chọn trang phục và ý nghĩa của việc lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh.

2. Có kĩ năng lựa chọn trang phục và sử dụng trang phục phù hợp mục đích sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, lứa tuổi, giới tính và điều kiện kinh tế của gia đình.

3. Quan tâm đến trang phục của bản thân khi đi học, đi chơi.

4. Tôn trọng sự lựa chọn trang phục của người khác.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động:

Ban văn nghệ: HS hát bài: Sắp đến tết rồi - HS lên trình diễn thời trang

* Hoạt động nối tiếp.

- Mời cô giáo vào tiết học.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thực hành lựa chọn trang phục

- HS quan sát tranh và lựa chọn trang phục phù hợp trong từng tình huống:

+ Đi học + Đi chơi + Ở nhà

(5)

- Trao đổi với bạn

Nhóm trưởng: Trao đổi cùng bạn câu trả lời - Thống nhất ý kiến.

- Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 tình huống, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* Gv: Người có văn hóa là người biết lựa chọn trang phục phù hợp hoàn cảnh.

Vì vậy em cần biết địa điểm và mục đích nơi đến để mặc trang phục cho phù hợp.

2. Tư vấn thời trang.

Giới thiệu trong nhóm: Hãy giới thiệu bộ trang phục của bản thân và lí do lựa chọn

Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhận xét

- Có phù hợp lứa tuổi hay không( màu sắc, kiểu dáng)?

- Có phù hợp thời tiết( kiểu dáng, chất liệu)?

- Có phù hợp mục đích sử dụng( kiểu dáng, chất liệu)?

- Nếu chưa phù hợ hãy đưa ra lời khuyên hoặc mong muốn của mình và nêu lí do.

Đại diện nhóm giới thiệu trước lớp 3. Xử lí tình huống.

- Đọc tình huống

1. Lớp tổ chức lễ hội mùa xuân chào đón một năm mới. Mì e thẹn trong bộ quần áo dân tộc của mình bước vào lớp. Nhiều bạn trố mắt ngạc nhiên trước bộ quần áo kiểu lạ mắt mà các bạn chưa bao giờ nhìn thấy. Các bạn chỉ trỏ bộ quần áo của Mì, xì xầm, bàn tán và cười cợt.

Nếu là một HS trong lớp, em sẽ làm gì?

2. Nhà bạn Quân có điều kiện về kinh tế nên bố mẹ bạn thường mua cho Quân những đôi giày và ba lô thật sành điệu. Các bạn trong lớp luôn mê mẩn trước những đồ dùng học tập hay đồ vật mà Quân mang đến lớp. Ngược lại, Tùng lại luôn đi một đôi giày bình thường nhưng cậu không xấu hổ và phàn nàn với bố mẹ vì gia đình cậu có mức sống trung bình. Tuy nhiên, câu cũng thầm cảm thấy ghen tị trước những đồ dùng của quân, còn Quân tỏ vẻ coi thường cậu khi nhìn đôi giày của Tùng.

Nếu là một HS trong lớp, em sẽ nói gì với Quân và Tùng?

3. Trọng là một cậu bé rất nghịch ngợm trong lớp. Trọng không thể ngồi yên một phút. Hôm nay khi cậu ấy đến lớp, áo của cậu bị tuột chỉ một đoạn dài.

Nhân ngồi cạnh Trọng và nhìn thấy áo của Trọng như vậy, băn khoăn không biết nên làm gì.

Nếu là Nhân, em sẽ ứng xử như thế nào?

(6)

+ Chọn tình huống để ứng xử

Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp Kết luận:

- Tình huống 1: Em nên giải thích cho các bạn đây là bộ quần áo dân tộc rất đẹp của Mì. Thái độ bàn tán, chỉ trỏ, cười cợt là không tốt, gây khó chịu cho người khác.

- Tình huống 2: Nên mặc quần áo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.

Không nên mặc cảm hay ghen tị hoặc chê bai người khác.

- Tình huống 3: Chúng ta nên chú ý kiểm tra trang phục trước khi đi đâu.

Ban học tập: Cho các nhóm chia sẻ - Mời cô giáo chia sẻ

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Cùng người thân lựa chọn trang phục khi đi chơi.

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 10/9/2016

Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016 Toán

Bài 4: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

- Củng cố cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động

Ban học tập:

- Yêu cầu các bạn chia sẻ hoạt động ứng dụng trang 14.

- Hỏi: Muốn chuyển một số phân số thành phân số thập phân ta làm thế nào?

* Hoạt động nối tiếp.

- Mời cô giáo vào tiết học.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập chia sẻ mục tiêu trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thực hiện các nội dung

- Đọc thầm 2 lần nội dung a,b

- Nêu cách thực hiện phép cộng phép trừ hai phân số - Viết ví dụ vào vở nháp

- Chia sẻ kết quả với bạn.

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau.

(7)

* Nhóm trưởng: Các bạn lần lượt chia sẻ ví dụ.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?

- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

2. Thực hiện các nội dung:

- Đọc thầm 2 lần nội dung a, b

- Nêu cách thực hiện phép nhân,phép chia hai phân số - Viết ví dụ vào vở nháp

- Chia sẻ kết quả với bạn.

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng: Các bạn lần lượt chia sẻ ví dụ.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Chia sẻ: Muốn nhân ( chia) hai phân số ta làm thế nào?

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

3. Tính

- Đọc nội dung 3.

- Làm bài vào vở - Chia sẻ với bạn.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

*Nhóm trưởng: Yêu cầu 2 bạn nêu kết quả bài làm - Nhận xét bổ sung cho bạn.

Bạn có nhận xét gì 2 phép tính cuối ở mỗi phần a, b và nêu cách thực hiện?

- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả với thầy cô giáo 4. Tính

- Đọc thầm 2 lần nội dung mẫu - Giải thích cách làm

- Làm bài vào vở

- Chia sẻ kết quả với bạn, giải thích cách làm cho bạn.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng:Yêu cầu 3 bạn nêu kết quả bài làm và giải thích cách.

(8)

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

5. Giải các bài toán sau:

- Đọc thầm 2 lần nội dung 5, quan sát hình và tìm cách giải - Làm bài vào vở

- Chia sẻ với bạn về cách giải bài toán - Nhận xét, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng: Yêu cầu các bạn lần lượt nêu kết quả bài làm.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Báo cáo với thầy cô.

* Ban học tập: Yêu cầu các bạn - Chia sẻ cách giải khác bài toán ở phần a.

- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.

- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?

- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?

- Muốn nhân ( chia) hai phân số ta làm thế nào?

- Khi thực hiện các phép tính 3,4 của mỗi phần a,b có những cách viết nào?

- Mời cô giáo chia sẻ.

*GV: Trong các phép tính với phân số chúng ta cần chú ý các phép tính với số tự nhiên. Trong trường hợp đó chúng ta cần quy đồng hai phân số vì số tự nhiên luôn có mẫu số là 1.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Làm HĐƯD trang 18

______________________________________

Tiếng Việt

Bài 2A:VĂN HIẾN NGHÌN NĂM ( tiết 3)

I. MỤC TIÊU

- Nghe - viết đúng bài Lương Ngọc Quyến, nắm được cấu tạo và viết đúng phần vần của tiếng.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ: Cả llớp hát bài Đi học

* Nối tiếp:

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

5. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở.

(9)

- Quan sát ảnh và đọc thầm bài 1 lần.

- Xác định những tên riêng cần viết hoa.

- Viết bài theo lời đọc của thầy cô.

- Trao đổi bài với bạn để sửa lỗi

* Nhóm trưởng: Đọc bài 1 lần cả nhóm soát lỗi - Nhận xét, khen bạn viết chữ đẹp, đúng chính tả.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

6. Ghi vào vở phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau:

- Đọc thầm 1 lần nội dung 6.

- Viết phần vần của các tiếng in đậm vào vở.

- Trao đổi bài với bạn.

- Sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng: Nêu những vần vừa viết.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- Báo cáo thầy cô.

7. Ghi vần của từng tiếng được in đậm ở trên vào mô hình cấu tạo vần.

- Đọc thầm câu hỏi.

- Kẻ bảng, làm vào vở.

- Trao đổi bài, kiểm tra.

* Nhóm trưởng:

- Nêu các âm trong phần vần.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Tìm đọc những câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta.

_____________________________________

Khoa học

Bài 1: SỰ SINH SẢN (tiết 3)

I. MỤC TIÊU

- Xác định được con người đều do bố mẹ sinh ra.

- Dựa vào sơ đồ, trình bày được quá trình hình thành bào thai.

- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để chăm sóc sức khỏe cho

(10)

bào thai và phụ nữ mang thai.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động

- Ban học tập: Tổ chức cho các bạn “Hái hoa dân chủ” . Cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” và truyền qua tau nhau một tín vật. Lời bài hát kết thúc tín vật ở trong tay bạn nào thì bạn đó có quyền lên bốc một câu hỏi và trả lời. Bạn nào không trả lời được câu hỏi sẽ nhận được phần thưởng do trưởng ban học tập đưa ra ( GV chuẩn bị câu hỏi)

* Hoạt động nối tiếp - Mời cô giáo vào tiết học.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thực hiện nội dung.

- Quan sát các hình 1, suy nghĩ trả lời câu hỏi, viết vào vở.

- Trao đổi với bạn câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng:

- Yêu cầu các bạn lần lượt trả lời câu hỏi.

- Các bạn nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu các bạn giới thiệu gia đình mình dựa vào các câu hỏi:

+ Gia đình bạn có mấy thế hệ chung sống? Đó là những ai?

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

2. Chọn câu trả lời đúng.

- Đọc thầm nội dung 2(2 lần) và suy nghĩ trả lời nhanh các câu hỏi ra nháp.

- Trao đổi với bạn câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

* Nhóm trưởng: Yêu cầu các bạn lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Các bạn nhận xét, bổ sung.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

*Ban học tập:

- Tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.

+ Cơ thể của chúng ta được hình thành như thế nào?

+ Vì sao người phụ nữ mang thai không nên dùng chất kích thích?

+ Để bào thai được phát triển khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần được chăm sóc như thế nào?

(11)

- Yêu cầu các bạn khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

- Mời cô giáo chia sẻ nội dung trước lớp.

*GV: Cơ thể của chúng ta được hình thành từ tinh trùng của bố và trứng của mẹ, Sau khi thụ tinh trứng trở thành hợp tử và sống trong dạ con của người mẹ.

Chính vì thế khi mang thai người phụ nữ phải được chăm sóc và bảo vệ.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hỏi người thân để biết khi mang thai em, mẹ em đã được gia đình chăm sóc như thế nào?

___________________________________

Địa lí

Bài 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Trình bày được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động

- Lớp hát bài Em yêu hòa bình - Chia sẻ hoạt động ứng dụng

* Hoạt động nối tiếp

- Mời cô giáo vào tiết học.

- HS ghi tên bài – đọc mục tiêu – chia sẻ mục tiêu.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

4. Tìm hiểu đặc điểm của vùng biển nước ta.

- Đọc thầm thông tin trong bảng ( 2 lần).

- Trả lời câu hỏi phần b – nội dung 4 – trang 90.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm.

- Để thuận lợi cho việc làm muối và đánh bắt hải sản thì vung biển cần có đặc điểm gì?

- Nhận xét, thống nhất.

- Báo cáo cô giáo.

5. Khám phá vai trò của biển.

- Quan sát các hình trang 90 – 91 đọc thầm chú giải.

- Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất mà em biết.

- Đọc thông tin và viết những thông tin là mới đối với em vào vở nháp.

- Chia sẻ, trao đổi cùng bạn về vai trò của biển.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

(12)

- Chia sẻ với bạn những thông tin là mới của mình khi đọc thông tin.

- Giải thích cho nhau nghe( nếu biết).

- Các bạn lần lượt nêu vai trò của biển đối với đời sống, sản xuất.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Yêu cầu các bạn nêu những thông tin là mới khi đọc thông tin.

- Giải thích cho nhau nghe ( nếu biết).

- Báo cáo cô giáo.

6. Đọc và ghi nhớ nội dung bài.

- Đọc thầm 3 – 5 lần đoạn văn.

- Ghi vào vở đoạn văn em vừa đọc.

- Đọc cho nhau nghe.

- Yêu cầu các bạn trong nhóm lần lượt đọc ghi nhớ.

- Báo cáo cô giáo.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Quan sát bảng số liệu và trả lời.

- Đọc thầm và quan sát bảng số liệu ( 3 lần).

- Đọc các tên nước có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn diện tích nước ta.

- Đọc tên các nước có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn diện tích nước ta cho bạn nghe.

- Nhận xét, thống nhất.

- Yêu cầu đọc tên các nước có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn diện tích nước ta.

- Cả nhóm thống nhất.

+ Cho các bạn chia sẻ nội dung sau:

Bạn đọc tên nước và diện tích nước lớn nhất trong các nước ở Đông Nam Á?

Bạn đọc tên nước và diện tích nước nhỏ nhất trong các nước ở Đông Nam Á?

Nước Việt Nam có diện tích đứng thứ mấy trong số các nước ở Đông Nam Á?

3. Chơi trò chơi “ Chỉ nhanh, chỉ đúng”.

- TBHT nêu cách chơi: Mỗi nhóm cử 2 bạn, chia 2 đội chơi xếp 2 hàng dọc trước bảng, lần lượt từng cặp HS ( mỗi đội có 1 em) bước lên, nghe yêu cầu của tớ để thực hiện. Đội nào có nhiều bạn chỉ đúng và nhanh sẽ thắng cuộc.

- Các yêu cầu để các bạn thực hiện.

+ Hãy chỉ phần đất liền nước ta.

+ Hãy chỉ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Hãy chỉ bãi biển Nha Trang.

+ Hãy chỉ phần đất liền nơi đẹp nhất của nước ta.

+ Hãy chỉ phần đất liền giáp với biển của nước ta.

(13)

 Cả lớp nhận xét – khen nhóm thắng cuộc.

- TBHT: mời cô giáo chia sẻ nội dung bài học.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Thực hiện nội dung 2 của phần hoạt động ứng dụng – Sách trang 94.

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 11/9/2016

Ngày giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016 Toán

Bài 5: HỖN SỐ

I. MỤC TIÊU

Em biết:

- Đọc viết hỗn số.

- Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động:

Ban văn nghệ: Lớp hát bài Bài ca đi học Chia sẻ HĐƯD

* Hoạt động nối tiếp - Mời cô giáo vào tiết học.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình vẽ sau - Quan sát các hình nội dung 1

- Viết phân số ra nháp.

- Đọc thầm các phân số trên.

- Chia sẻ kết quả với bạn.

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng: Các bạn lần lượt chia sẻ.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Viết các phân số của các hình với phần chưa tô màu ra nháp.

- So sánh phân số chỉ phần đã tô màu với phân số chỉ phần chưa tô màu.

- Nhận xét đánh giá, bổ sung khen ngợi.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

2. Thực hiện các nội dung:

- Đọc thầm 2 lần và quan sát các hình trong nội dung 2.

(14)

- Nêu cách viết hỗn số, cách đọc hỗn số.

- Chia sẻ với bạn các nội dung em vừa đọc - Nhân xét, đánh giá, sửa cho nhau.

* Nhóm trưởng: Lần lượt nêu cách đọc và viết hỗn số.

- Thống nhất cách đọc và viết hỗn số.

- Mỗi bạn viết một hỗn số rồi đọc.

- Báo cáo với thầy cô.

3. Viết rồi đọc hỗn số thích hợp với mỗi hình vẽ sau.

- Quan sát hình và viết, đọc hỗn số.

- Chia sẻ với bạn.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

*Nhóm trưởng: Lần lượt đọc hỗn số vừa viết.

- Nêu phần nguyên và phần phân số.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

1. Dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc hỗn số thích hợp (theo mẫu) - Quan sát hình vẽ, viết hỗn số vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả - Nhận xét, sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng: Nối tiếp đọc kết quả

- Nêu phần nguyên và phần phân số của mỗi hỗn sô.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

2. Viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.

- Quan sát tia số, vẽ tia số vào vở, viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm.

- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả

- Nhận xét, sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng: Nối tiếp đọc kết quả

- Nêu phần nguyên và phần phân số của mỗi hỗn số.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

(15)

- Báo cáo thầy cô.

*GV: Hỗn số thực chất là một cách viết gọn của các phân số tối giản mà có tử số lớn hơn mấu số chính vì vậy sau bài học hôm nay các em cần chú ý cách viết của những phân số này.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nội dung trang 22

_________________________________________

Tiếng Việt

Bài 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( tiết 1+ 2)

I. MỤC TIÊU

- Đọc hiểu bài: Sắc màu em yêu.

- Viết được đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

*Ban văn nghệ: Cho lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết

Chia sẻ HĐƯD

* Hoạt động nối tiếp.

- Mời cô giáo vào tiết học.

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

Tiết 1

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trò chơi: Thi tìm nhanh tên bảy sắc cầu vồng.

- Quan sát tranh trang 28, viết tên 7 màu trong bảy sắc cầu vồng ra nháp.

* Nhóm trưởng: Tổ chức chơi tìm nhanh tên bảy sắc cầu vồng.

- Mỗi bạn nêu tên một màu trong bảy sắc cầu vồng, bạn nào viết nhanh, đủ thì thắng cuộc.

- Tuyên bố người thắng cuộc.

- Khen ngợi, tuyên dương, báo cáo thầy cô.

2. Nghe thầy cô đọc bài:

Nghe cô đọc bài và phát hiện ra giọng đọc.

3. Cùng luyện đọc.

- Đọc thầm nội dung 3 - Đọc thầm cả bài.

(16)

- Đọc 2 khổ thơ tiếp nối đến hết bài.

- Sửa lỗi cho nhau

*Nhóm trưởng: Mỗi bạn đọc nối tiếp đoạn đến hết bài và sửa lỗi cho nhau - Bình chọn bạn đọc tốt

4. Thảo luận, trả lời câu hỏi.

- Đọc thầm câu hỏi.

- Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

* Nhóm trưởng: Lần lượt chia sẻ câu trả lời.

- Cả nhóm thống nhất kết quả.

- Nhóm trưởng yêu cầu cả nhóm thảo luận nội dung của bài.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

*GV:Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó vì các sắc màu đó đều gắn với những cảnh, những con người bạn yêu quý. Bạn yêu quê hương đất nước mình.

Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người, vật xung quanh. Qua đó thể hiện tình yêu của bạn đối với quê hương, đất nước.

5. Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.

- Đọc thầm khổ thơ mình thích.

- Đọc thuộc cho bạn nghe.

- Sửa lỗi cho bạn.

* Nhóm trưởng: Lần lượt đọc khổ thơ mình đã thuộc.

- Khen bạn thuộc bài, đọc tốt.

- Báo cáo thầy cô.

Tiết 2

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây

( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)

- Đọc thầm 2 lần nội dung 1.

- Viết đoạn văn ra nháp . - Đọc đoạn văn cho bạn nghe.

- Sửa lỗi cho bạn.

* Nhóm trưởng: Lần lượt đọc đoạn văn.

- Nhận xét, bổ sung thêm.

- Báo cáo thầy cô.

(17)

____________________________________________

Lịch sử

Bài 1: CHUYỆN VỀ TRƯƠNG ĐỊNH, NGUYỄN TRƯỜNG TỘ. CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- Những đề nghị canh tân đát nước của nguyễn trường Tộ và kết quả của đề nghị đó.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động

- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài Đi học

- Trưởng ban học tập cùng các bạn chia sẻ hoạt động ứng dụng.

*Tiếp nối:

- Mời cô giáo vào bài học.

- Viết tên đầu bài vào vở.

- Đọc mục tiêu

- Chia sẻ mục tiêu trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

3. Khám phá những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

- Đọc thầm 2 lần nội dung 3 và chú giải.

- Tìm thêm từ chưa hiểu nghĩa có ở thông tin - Viết câu trả lời vào vở phần b.

- Trao đổi với bạn

- Lắng nghe, đánh giá,nhận xét bổ sung cho bạn - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn báo cáo.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn. Báo cáo với thầy cô

2. Tìm hiểu về Tôn Thất Thuyết và cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế

- Đọc kĩ 2 lần nội dung 4, lời chú giải.

- Tìm thêm từ khó hiểu

- Hỏi thầy cô nếu chưa hiểu đoạn hội thoại - Trả lời câu hỏi trang 8

- Phân công đọc đoạn hội thoại 2lần - Trao đổi từ chưa hiểu và trả lời câu hỏi.

- Chia sẻ từ khó hiểu(nếu có) - Trao đổi cùng bạn câu trả lời - Nhóm trưởng thống nhất ý kiến.

- Trưởng ban học tập cùng các bạn chia sẻ:

Trước những đề nghị canh tân đất nước vua quan triều Nguyễn có thái độ như thế nào?

(18)

Do đâu ông có nhiều đề nghị canh tân đất nước?

Bạn hãy mô tả sơ lược về kế quả cuộc phản công ở kinh thành Huế.

- Viết một câu ca ngợi Nguyễn Trường Tộ và Tôn Thất Thuyết.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Nói cho người thân nghe những điều em biết về Nguyễn Trường Tộ và tôn Thất Thuyết.

_______________________________________

Giáo dục lối sống

BÀI 2: QUẢN LÍ THỜI GIAN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Biết được giá trị của thời gian.

2.Xác định được những việc gây lãng phí thời gian trong cuộc sống.

3. Xác định mức độ quan trọng, cấp bách của việc làm đối chiếu với mục tiêu đặt ra.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ: Chia sẻ: nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối: - Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: - Chia sẻ mục tiêu trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giá trị của thời gian

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi

+ Theo em, Minh sẽ thay đổi như thế nào sau cuộc thi chạy ở trường?

+ Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì?

- Trao đổi với bạn câu trả lời

Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

2. Tìm những việc làm gây lãng phí thời gian

- Đọc thầm từ và tìm câu có nội dung đúng - Trao đổi với bạn câu trả lời

Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo 3. Xác định việc làm quan trọng, cấp bách.

(19)

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi

+ Những việc nào là quan trọng và cấp bách mà Huy cần tập trung thời gian giải quyết để thực hiện được mục tiêu dặt ra?

+ Những việc nào tuy quan trọng nhưng không phải là cấp bách?

+ Những việc nào không quan trọng, gây lãng phí thời gian - Trao đổi với bạn câu trả lời

Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

*GV: Qua câu chuyện “Một phút” chúng ta rút ra được bài học quý báu là:

trong cuộc sống chúng ta cần phải sống tiết kiệm và điều làm nên tất cả các tiết kiệm đó chính là thời gian. Nếu chúng ta biết quý trọng thời gian thì chúng ta sẽ sống và học tập một cách khoa học.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Cùng với người thân sưu nói về giá trị của thời gian.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 12/9/2016

Ngày giảng: Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016 Toán

BÀI 6: HỖN SỐ( tiếp theo- tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Em biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

* Khởi động :

- Lớp hát bài Cả nhà thương nhau

Ban học tập: - Chia sẻ hoạt động ứng dụng trang 37 - Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối: Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Chơi trò chơi “ Ghép thẻ”.

- Đọc yêu cầu nội dung 1, quan sát hình vẽ và các thẻ ghi hỗn số.

- Dùng tay chỉ và ghép các thẻ hình với các thẻ hỗn số tương ứng.

- Đọc và chỉ cho bạn các cặp thẻ hình và thẻ ghi hỗn số tương ứng.

- Nói cho nhau nghe cách ghép thẻ.

- Yêu cầu các bạn báo cáo kết quả ghép được.

- Nói cho nhau nghe cách ghép thẻ.

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

2. Thực hiện nội dung.

(20)

- Quan sát hình vẽ.

- Viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của hình vẽ.

- Tính: 2

4 3 = 2+

4

3 = … vào vở nháp.

- Nêu nhận xét về cách viết hỗn số thành một phân số.

- Đọc thầm nội dung phần b – trang 24( 2 lần).

- Chia sẻ với bạn cách tính: 2 43 = 2+ 43 = …

- Giải thích cho bạn nghe về cách viết hỗn số thành một phân số.

- Yêu cầu các bạn chia sẻ cách tính: 2 43 = 2+ 43 = … - Nêu cách viết hỗn số thành 1 phân số. Lấy ví dụ?

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

3. Chuyển các hỗn số sau thành phân số và giải thích cho bạn nghe cách làm của em.

- Đọc thầm yêu cầu nội dung 3( 2 lần).

- Thực hiện làm vào vở nháp.

- Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- Giải thích cho bạn nghe cách làm của mình.

- Yêu cầu các bạn nêu kết quả bài.

- Giải thích cách làm của mình.

- Nhận xét, bổ sung, thống nhất.

- Báo cáo cô giáo.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Chuyến các hỗn số sau thành phân số.

- Đọc thầm yêu cầu và quan sát các hỗn số.

- Làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- Nhận xét, sửa bài cho nhau.

- Yêu cầu 2 bạn đọc kết quả bài của mình.

- Nhận xét, sửa cho nhau, thống nhất kết quả.

TBHT cho các bạn chia sẻ.

Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.

Các bạn thực hiện chuyển hỗn số sau thành phân số. Ai làm nhanh sẽ được tuyên dương: 543 .

+ Mời cô giáo chia sẻ với lớp.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Thực hiện các nội dung HDUD trang 26.

_________________________________________

Tiếng Việt

Bài 2B: SẮC MÀU VIỆT NAM ( tiết 3)

I. MỤC TIÊU

- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.

(21)

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

- Ban văn nghệ: Cho cả lớp hát bài Trái đất này là của chúng mình.

- Chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Nối tiếp:

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

2. Kể một câu chuyện em đã nghe đã đọc về một anh hùng hoặc danh nhân nước ta.

- Đọc thầm 2 lần nội dung 6.

- Câu chuyện anh hùng, danh nhân ở đâu?

- Nhớ lại câu chuyện về anh hùng, danh nhân và kể theo trình tự hướng dẫn phần c.

- Kể cho bạn nghe.

* Nhóm trưởng: Lần lượt kể câu chuyện về anh hùng, danh nhân.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- Báo cáo thầy cô.

3. Trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Đọc thầm câu hỏi.

- Suy nghĩ và viết câu trả lời vào vở nháp - Trao đổi ý nghĩa với bạn.

* Nhóm trưởng: Lần lượt nêu phần ý nghĩ của câu chuyện.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng thống nhất, báo cáo.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Kể cho người thân nghe câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta.

______________________________________

Khoa học

BÀI 2: Nam và nữ ( tiết 1)

I. MỤC TIÊU

(22)

- Nêu được con trai và con gái đều bình đẳng và có quyền như nhau.

- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

- Cả lớp hát bài Đi học

- Ban học tập yêu cầu 6 bạn đại diện 6 nhóm chia sẻ phần Hoạt động ứng dụng bài 1

- Mời cô giáo vào tiết học.

* HĐ tiếp nối:

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Liên hệ thực tế

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi trang 9.

- Hãy nghĩ về tình cảm của mình dành cho các thành viên trong gia đình.

-Trao đổi với bạn về các thành viên trong gia đình.

-Bạn dành tình cảm cho ai nhiều nhất? Vì sao?

- Từng bạn kể về gia đình mình

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nói một câu thể hiện tình cảm với gia đình.

- Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

2. Sắp xếp các thẻ chữ cho phù hợp

- Đọc thầm và tìm từ thích hợp điền vào cột theo mẫu - Ghi nhanh kết quả ra vở nháp

- Trao đổi kết quả với bạn.

- Đọc nối tiếp kết quả

- Thư kí ghi nhanh vào bảng nhóm - Thống nhất, gắn bảng lớp.

3. Đọc và trả lời

- Đọc 2 lần nội dung trang 11.

-Trả lời nhanh các câu hỏi ra nháp - Đọc nối tiếp ý a, trả lời ý b.

- Sửa lỗi cho nhau

- Các bạn đọc nối tiếp câu trả lời.

- Khen ngợi bạn lấy ví dụ cụ thể và nhanh - Thống nhất báo cáo với thầy cô

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Trao đổi với người thân về vai trò của nam và nữ trong gia đình ___________________________________________

(23)

Giáo dục lối sống

BÀI 2: QUẢN LÍ THỜI GIAN (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Biết được giá trị của thời gian.

2. Xác định được những việc gây lãng phí thời gian trong cuộc sống.

3. Xác định mức độ quan trọng, cấp bách của việc làm đối chiếu với mục tiêu đặt ra.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ: Chia sẻ: nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

*Tiếp nối: Ghi tên bài và đọc mục tiêu Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 4. Kĩ năng quản lí thời gian

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi - Trao đổi với bạn câu trả lời

Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

5. Tầm quan trọng của kĩ năng quản lí thời gian

Đọc thầm từ và trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xẩy ra nếu:

+ Người lái xe cứu hỏa đến đám cháy bị chậm trễ?

+ Bác sĩ không kịp đến cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời?

+ HS đến phòng thi bị muộn giờ?

Trao đổi với bạn câu trả lời

Nhóm trưởng yêu cầu: Các bạn chia sẻ nối tiếp câu trả lời - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm

- Nhóm trưởng báo cáo kết quả với thầy cô giáo

*GV: Thời gian là tài sản rất quý, vì thời gian đã qua đi thì không thể quay lại được. Kĩ năng quản lí thời gian giúp chúng ta sống và học tập, làm việc một cách khoa học, có hiệu quả, tránh được căng thẳng do áp lực công việc, góp phần rất quan trọng vào sự thành công của bản thân.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Hãy đặt mục tiêu trong tháng tới, năm học tới của em và lập kế hoạch thời gian để thực hiện mục tiêu đó.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 13/9/2016

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016

(24)

Toán

BÀI 6: HỖN SỐ( tiếp theo- tiết 2)

I. MỤC TIÊU

Em thực hiện được:

- Cách thực hiện được cách chuyển các hỗn số thành phân số thập phân.

- Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.

- So sánh các hỗn số.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

Ban văn nghệ: Cả lớp hát bài Mái trường mến yêu - Chia sẻ hoạt động ứng dụng.

* Hoạt động nối tiếp.

- Mời cô giáo vào tiết học.

- HS ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2. Chuyển các hỗn số sau thành phân số thập phân.

- - Em nhớ lại cách chuyển hỗn số thành phân số.ư - Làm bài vào vở.

- - Đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- - Nhóm trưởng gọi 2 bạn đọc kết quả bài làm.

- Các bạn trong nhóm nhận xét, sửa, thống nhất kết quả.

3. Chuyển các hỗn số sau thành phân số thập phân.

- Đọc thầm và quan sát mẫu ( 2 lần).

- Làm bài vào vở.

- - Đổi chéo bài KT cho nhau.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

- Nhóm trưởng yêu cầu mỗi bạn đọc 1 phép tính lần lượt a, b, c, d.

- Cả nhóm thống nhất kết quả.

4. Thực hiện nội dung 4, 5.

- Đọc thầm yêu cầu bài.

- - Làm bài vào vở.

- Đổi chéo bài kiểm tra cho nhau.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ kết quả bài làm.

- Cả nhóm thống nhất kết quả.

- Ban học tập chia sẻ trước lớp.

Bạn hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?

Để so sánh 2 hỗn số ta phải làm thế nào?

Thực hiện các phép tính là hỗn số ta phải làm gì?

(25)

- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn.

- Mời cô giáo chia sẻ.

- Muốn tính hoặc so sánh các phép tính là hỗn số ta phải chuyển các hỗn số về phân số rồi thực hiện tính hoặc so sanh các phân số đó.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Thực hiện hoạt động ứng dụng trang 26

____________________________________________________

Tiếng Việt

Bài 2C: NHỮNG CON SỐ NÓI GÌ ( tiết 1 + 2)

I. MỤC TIÊU

- Bước đầu biết lập báo cáo thống kê.

- Tìm được các từ đồng nghĩa, sử dụng được từ đồng nghĩa để viết đoạn văn.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Khởi động:

- Ban văn nghệ: cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết - Trưởng ban học tập chia sẻ HĐƯD trước lớp:

*Nối tiếp:

- HS tự ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp:

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Tiết 1

1. Nhận xét về báo cáo thống kê.

- Đọc thầm 2 lần nội dung 1.

- Trả lời nhanh các câu hỏi ra nháp.

- Trao đổi câu trả lời với bạn.

* Nhóm trưởng: Lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

- Báo cáo thầy cô.

2. Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:

- Đọc thầm 2 lần nội dung.

- Lập bảng thống kê vào vở ( Cột tổ thay bằng nhóm) - Điền nhanh những thông tin.

- Trao đổi với bạn.

* Nhóm trưởng: 3 bạn lần lượt trình bày bảng thống kê.

- Nhận xét, sửa cho nhau.

(26)

- Báo cáo thầy cô.

Tiết 2

3. Tìm hiểu và ghi vào vở những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.

- Đọc thầm 2 lần nội dung 2.

- Tìm những từ đồng nghĩa, ghi vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

*Nhóm trưởng: Lần lượt đọc kết quả - Nhận xét, khen ngợi trong nhóm.

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo.

4. Xếp nhanh các từ đã cho vào ba nhóm từ đồng nghĩa.

- Đọc thầm 1 lần nội dung 4.

- Xếp các nhóm từ ra nháp.

- Trao đổi kết quả cho nhau.

- Sửa lỗi cho nhau

* Nhóm trưởng: Chia sẻ kết quả.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

- Báo cáo thầy cô.

5. Viết một đoạn văn tả cảnh( khoảng 5 câu ) trong đó có dùng một số từ đã nêu ở hoạt động 4.

- Viết đoạn văn vào vở.

- Đọc đoạn văn cho bạn nghe.

- Nhận xét, sửa cho bạn.

* Nhóm trưởng: Lần lượt đọc đoạn văn trong nhóm.

- Nêu những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn - Nhận xét, bổ sung, báo cáo thầy cô.

*GV: Từ đồng nghĩa giúp chúng ta không lặp từ khi viết văn, vì vậy trong các bài văn chúng ta cần linh hoạt sử dụng từ.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Thực hiện nội dung trang 37

(27)

Sinh hoạt tuần 2

I. MỤC TIÊU

- Nhận xét chung trong tuần và đề ra phương hướng tuần tới.

II. CHUẨN BỊ: Họp hội đồng tự quản

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Khởi động

2. Nhận xét chung trong tuần

a) Các trưởng ban, trưởng nhóm và chủ tịch hội đồng tự quản lên nhận xét b) GV nhận xét

- Chuyên cần: ...

- Nề nếp ôn bài: ...

...

- Xếp hàng thể dục: ...

- Vệ sinh : ...

- Học tập: ...

...

...

...

...

...

- Các hoạt động khác +

+ Họp phụ huynh HS vào 15h ngày thứ 7 + Bầu HS tham dự ngày hội STem:

4. Phương hướng tuần tới

- Ổn định mọi nề nếp lớp, học sinh trong lớp thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự phân công.

- Tập trung vào ôn bài có hiệu quả ngay từ đầu năm học.

- Học sinh tiếp tục đăng kí học bơi.

- Triển khai hướng dẫn thực hiện quy định không dạy thêm, học thêm.

- Thực hiện tốt an toàn giao thông và phòng đuối nước.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ