• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/4/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2022 Tập đọc - kể chuyện

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN I. Yêu cầu cần đạt

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

- Nêu được ND, ý nghĩa : Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5)

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời kể của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa (SGK).

- HSNK biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.

* GDBVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa trong môi trường thiên nhiên.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Xác định giá trị.Thể hiện sự cảm thông.

-Tư duy phê phán các hoạt động săn bắn và phá hoại môi trường sống.

III. Đồ dùng dạy - học

- GV: Tranh ảnh minh họa SGK.

VI. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

- Gọi HS lên bảng đọc bài “ Bài hát trồng cây” Nêu nội dung bài vừa đọc ?

-Giáo viên nhận xét đánh giá.

2. Hoạt động hinh thành kiến thức mới a. Luyện đọc

- GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài .

- Đọc giọng kể xúc động thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện .

* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ + Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu Luyện đọc tiếng từ HS phát âm sai + Yêu cầu nối tiếp đọc nối tiếp đoạn.

- HDHS ngắt nghỉ câu dài

-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp.

- GV giải thích một số từ

- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .

b. Tìm hiểu nội dung:

-YC lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?

- 3HS lên bảng đọc lại bài “Bài hát trồng cây”

-Nêu nội dung câu chuyện .

- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu . -Vài em nhắc lại tựa bài

-Lớp lắng nghe đọc mẫu .

- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.

-Lần lượt nối tiếp đọc nối tiếp đoạn . -Từng em đọc từng đoạn trước lớp - Ba em đọc từng đoạn trong bài . - Đọc từng đoạn trong nhóm - Một số em đọc cả bài .

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi . - Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số .

(2)

- Mời một em đọc đoạn 2 .Yêu cầu lớp đọc thầm theo .

+ Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ?

- YC lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài + Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ? ( HS thảo luận nhúm)

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại + Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ?

+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ?

* GDBVMT:

Phải có ý thức bảo vệ môi trường và những con vật, không được sát hại chúng nhằm để giữ cho môi trường và những loài thú quý hiếm được tồn tại

3. Hoạt động luyện tập thực hành - Đọc mẫu lại đoạn 2 của bài văn .

- Mời HS thi đọc diễn cảm cả câu chuyện -Mời một em thi đọc cả bài .

- Kể chuyện:

- Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh

- Mời HS nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh .

- Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện .

-Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .

- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất .

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm + Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ? - Giáo viên nhận xét đánh giỏ .

- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới

-1 HS đọc tiếp đoạn 2. Lớp đọc thầm theo - Nó căm ghét người đi săn độc ác. Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,..

- - HS thảo luận nhóm theo bàn.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Nó vơ vội nắm bùi nhùi, lót đầu cho con, hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra , hét lên một tiếng rồi ngã ra chết . - Đọc thầm đoạn 4 của bài .

- Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn .

- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân . - Lắng nghe GV đọc mẫu đoạn 2

.

- Hai nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2 câu chuyện - Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .

- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện .

- Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh .

- Hai em nhìn tranh gợi ý kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện theo lời kể của bác thợ săn . - Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất - Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .

-Về nhà tập kể lại nhiều lần .

(3)

Toán

Tiết 164: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 I. Yêu cầu cần đạt

- Cộng, trừ, nhân, chia được các số trong phạm vi 100 000.

- Vận dụng giải được bài toán bằng hai cách.

- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài, làm tất cả các bài tập.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

III. Các Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu

1.1. Khởi động

- Tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ:

-GV phổ biến luật chơi, cách chơi Đặt tính, rồi tính:

56037 + 23892; 86935 – 47563; 216 x 6; 37386 : 7

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết nối vào bài

2. Hoạt động luyện tập- thực hành:

(23- 25 phút

Bài 1: Tính nhẩm ( cá nhân) - Gọi HS nêu bài tập.

- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm. Ví dụ: 20 000 ¿ 3

+ Hai chục nghìn nhân 3 bằng sáu chục nghìn .

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Gọi 1 số HS đọc bài làm.

- Nhận xét, đánh giá.

- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia nhẩm các số tròn nghìn, tròn chục nghìn.

Bài 2: Đặt tính rồi tính - Gọi HS nêu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- HS tham gia chơi - HS nhận xét

- HS khác nhận xét bài bạn.

- HS đọc yêu cầu - HS nêu

- HS làm vào vở

a) 50000 + 20000 = 70000 80000 – 40000 = 40000 b) 25000 +3000 = 28000 42000 – 2000 = 40000 c) 20000 x 3 = 60000 60000 : 2 = 30000 d) 12000 x 2 = 24000 36000 : 6 = 6000 - HS nhận xét

- 2 HS nêu, lớp theo dõi SGK.

- 4 HS lên bảng (mỗi em làm 1 phần) - HS dưới lớp làm bài vào vở.

(4)

- Yêu cầu HS nhận xét bài và nêu lại cách thực hiện của từng phép tính.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Lưu ý HS: Khi thực hiện các phép tính cộng trừ ta phải đặt các tính sao cho các chữ số trong cùng một hàng phải thẳng cột với nhau ...

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút) Bài 3: Giải bài toán

- Gọi học sinh nêu bài tập. Hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán?

- Gọi 2 HS nhìn tóm tắt đọc bài toán, hỏi:

+ Có bao nhiêu bóng đèn?

+ Chuyển đi mấy lần?

+ Làm thế nào để biết được số bóng đèn còn lại trong kho?

- Hướng dẫn học sinh giải theo hai cách.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi em khác nhận xét bài bạn.

39178 86271 412 25968 6 25706 43954 5 19 4328 64884 42317 2060 16 48 0 - HS nhận xét

- HS lắng nghe

- 2 em đọc bài toán. Lớp theo dõi.

- HS nêu ý kiến ... HS nhận xét.

- 1HS lên bảng. Lớp tóm tắt vào vở.

Tóm tắt

Có : 80 000 bóng đèn Lần 1 chuyển : 38000 bóng đèn Lần 2 chuyển : 26000 bóng đèn Còn lại : ... bóng đèn

- 2 HS nhìn tóm tắt đọc bài toán - HS nêu: Có 80 000 bóng đèn.

+ chuyển đi 2 lần.

+ Cách 1: Tìm số bóng đèn đã chuyển đi sau 2 lần ...

+ Cách 2: Tìm số bóng đèn còn lại sau mỗi lần chuyển

- 2 em giải bài trên bảng, lớp làm vào vở C1: Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là:

38 000 + 26 000 = 64 000 (bóng đèn) Số bóng đèn còn lại trong kho là:

80 000 – 64 000 = 16 000 (bóng đèn) Đáp số: 16 000 bóng đèn

Bài giải

C2: Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần đầu là:

80 000 – 38 000 = 42 000 (bóng đèn)

Số bóng đèn còn lại sau khi chuyển lần 2 là:

42 000 – 26 000 = 16 000 (bóng đèn) Đáp số: 16 000 bóng đèn - Học sinh khác nhận xét bài bạn .

+ - x

(5)

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nhận xét tiết học

- Dặn về nhà học và làm lại các bài tập.

Đạo đức

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

LỊCH SỬ NHÀ BIA YÊN DƯỠNG-XÃ HỒNG THÁI ĐÔNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Giúp HS hiểu được lịch sử những cuộc chiến tranh ác liệt để giành lại cuộc sống độc lập, tự do, ấm no yên bình ngày nay ngay tại địa phương các em sinh sống.

-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Thực hiện tốt những hành vi uống nước nhớ nguồn và thể hiện lòng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ....

-Biết ơn gia đình TBLS bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.

Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các thông tin và hình ảnh về nhà bia các gia đình TBLS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (5’)

- Ngày 22/4 âm lịch hàng năm là ngày gì?

- Nhận xét

- Kết nối tri thức - giới thiệu bài:

1. Khám phá

Ngày 24 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày mà nhân dân xã Hồng Thái Đông tổ chức tưởng niệm 127 người dân vô tội bị giặc Pháp giết hại trong trận càn năm 1949, thường thì Lễ cầu siêu được tổ chức tại Nhà bia từ ngày hôm trước, ngoài ra còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Người dân làng Yên Dưỡng gọi ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày

"Giỗ làng".

“Nhà bia yên dưỡng”. Một cái tên nghe tưởng như vô tình nhưng rất đỗi thương tâm, nơi ghi dấu ấn một sự kiện lịch sử của một vùng quê huyện Đông Triều trong cuộc kháng chiến chống Thực dân pháp xâm lược, đây là nơi ghi lại tội ác thực dân khi sát hại 127 người dân vô tội trong một trận càn năm 1949.

- HS trả lời

- Hs lắng nghe.

- Nhà bia Yên Dưỡng là nơi tưởng niệm 127 người dân vô tội bị giặc Pháp giết hại trong trận càn năm 1949.

(6)

Ngày 8 tháng 5 năm 1949, (Âm lịch là ngày 22 tháng 4 năm kỷ sửu). Giặc Pháp đã mở cuộc càn quét lớn vào thôn Yên Dưỡng và thôn Thượng Thông, đánh phá cơ sở cách mạng, tàn phá xóm làng, uy hiếp tinh thần cách mạng của nhân dân. Những người bị giặc Pháp giết hại trong trận càn là những ông già, bà già, phụ nữ, trẻ nhỏ, họ bị lùa đến khu vực giếng làng thôn Yên Dưỡng, chúng dùng lưỡi lê đâm chết tại chỗ 5 cụ già, đó là các cụ: Cụ Nguyễn Văn Tải, cụ Lê Văn Nhờ, cụ Lê Văn Mễ, cụ Tô Văn Bất, cụ Lê Văn Mẫn, sau đó chúng điên cuồng xả súng vào những người dân vô tội, lấy đi sinh mạng của 127 con người.

Trong trận càn làng, địch đã đốt phá gần 80 hộ gia đình, khiến cho nhiều người không còn tấm áo, cái quần để mặc, lương thực, dụng cụ gia đình bị tàn phá hết, thậm chí cái bát, cái nồi nấu cơm không còn, một số hộ gia đình có nhiều người chết là: Gia đình cụ Lê Văn Mễ chết 10 người; gia đình ông Nguyễn Văn Quýnh chết 09 người, gia đình cụ Phạm Văn Hồng chết 07 người. Đặc biệt có gia đình ông Nguyễn Văn Trù đã có 01 bà vợ và 03 con trai nhỏ đều bị chết, ông Trù đã hoá điên, dại. Gia đình ông Đỗ Văn Bỉnh có 01 vợ và 03 con cũng đều bị địch bắn chết. (Sau vụ tàn sát đẫm máu của địch, ông Bỉnh đã tự nguyện gia nhập Bộ đội Cụ Hồ để trả thù nhà, đến nợ nước, ông Bỉnh đã hy sinh tại chiến trường và được nhà nước truy tặng danh hiệu Liệt sỹ chống Pháp).Tại hiện trường xung quanh giếng nước, bọn địch đã lấy hết các bao thắt lưng của các bà, các chị, lục soát để lấy tiền. Những

- Giặc Pháp đã mở cuộc càn quét lớn vào thôn Yên Dưỡng và thôn Thượng Thông. Ngày 8 tháng 5 năm 1949, (Âm lịch là ngày 22 tháng 4 năm kỷ sửu)

- Những người bị giặc Pháp giết hại trong trận càn là những ông già, bà già, phụ nữ, trẻ nhỏ, họ bị lùa đến khu vực giếng làng thôn Yên Dưỡng.

- 5 cụ già, đó là các cụ: Cụ Nguyễn Văn Tải, cụ Lê Văn Nhờ, cụ Lê Văn Mễ, cụ Tô Văn Bất, cụ Lê Văn Mẫn.

- H lắng nghe.

- Gia đình cụ Lê Văn Mễ chết

(7)

bao thắt lưng đó đủ các màu và dính máu đỏ, chúng đã cuộn lại thành từng bó vứt vào giếng nước toàn màu máu đỏ. Khi rời khỏi hiện trường, bọn địch còn cài lại mìn nổ chậm xung quanh xác chết bên bờ giếng nước và các ngả đường vào các xóm ngõ trong làng, hòng gây thêm tội ác, khi cán bộ và du kích xã về làng chôn cất các tử thi..

Trong số bà con và trẻ thơ bị địch bắn chết, may mắn còn sống sót 3 người là chị Lê Thị Nhít lúc đó 6 tuổi, bị bắn gãy chân, chị Nguyễn Thị Sắn 6 tuổi bị đạn bắn sượt đầu và anh Phạm Văn Thường lên 7 tuổi bị đạn bắn vào bụng nhưng không chết. Ba người sống sót nói trên, ngay tối đêm ngày 22 tháng 4 năm Kỷ Sửu đã được đội du kích xã và bà con thôn xóm đưa sang thôn Tân Yên để cứu chữa.. Anh Thường ngày nay đã thành bậc ông già ở độ tuổi 70. Trong quá trình tham gia công tác cách mạng, ông Thường đã đi bộ đội, trở thành Đảng viên, là thương binh, đã từng giữ chức vụ phó Chủ tịch UBND xã Phạm Hồng Thái năm 1984 - 1986.

Để ghi lại sự kiện tàn sát đẫm máu của giặc Pháp năm 1949 đối với người dân làng Yên Dưỡng. Thân nhân các gia đình có người thân bị giết, cùng các bậc cao niên của làng đã cùng nhau tổ chức vận động bà con trong thôn xóm, người góp của, người góp công và được sự hỗ trợ của UBND huyện Đông Triều, năm 1993 đã xây dựng Nhà bia tưởng niệm để tưởng nhớ tới 127 người dân vô tội đã anh dũng hy sinh trước sự đàn áp dã man của giặc Pháp. Nhà bia tưởng niệm được xây dựng gần 2 miếu thờ vị Thành Hoàng của làng và một miếu thờ Mẫu. Đây không chỉ là chứng tích ghi tội ác của thực dân pháp đối với dân làng Yên Dưỡng mà Nhà bia Yên Dưỡng còn là công trình văn hoá có ý nghĩa giáo dục truyền thống cách mạng sâu sắc, đối với các thế hệ người dân xã Hồng Thái Đông.

Ngày nay, ngày 24 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày mà nhân dân xã Hồng Thái Đông

10 người;

- Gia đình ông Nguyễn Văn Quýnh chết 09 người.

- gia đình cụ Phạm Văn Hồng chết 07 người.

- Gia đình ông Nguyễn Văn Trù đã có 01 bà vợ và 03 con trai nhỏ đều bị chết, ông Trù đã hoá điên, dại.

- Gia đình ông Đỗ Văn Bỉnh có 01 vợ và 03 con cũng đều bị địch bắn chết.

- Sau vụ tàn sát đẫm máu của địch, ông Bỉnh đã tự nguyện gia nhập Bộ đội Cụ Hồ để trả thù nhà, đến nợ nước, ông Bỉnh đã hy sinh tại chiến trường và được nhà nước truy tặng danh hiệu Liệt sỹ chống Pháp.

- Khi rời khỏi hiện trường, bọn địch còn cài lại mìn nổ chậm xung quanh xác chết bên bờ giếng nước và các ngả đường vào các xóm ngõ trong làng, hòng gây thêm tội ác, khi cán bộ và du kích xã về làng chôn cất các tử thi..

- May mắn còn sống sót 3 người là chị Lê Thị Nhít lúc đó 6 tuổi, bị bắn gãy chân, chị Nguyễn Thị Sắn 6 tuổi bị đạn bắn sượt đầu và anh Phạm Văn Thường lên 7 tuổi bị đạn bắn vào bụng nhưng không chết.

- Trong quá trình tham gia công tác cách mạng, ông Thường đã đi bộ đội, trở thành Đảng viên, là thương binh, đã từng giưc chức

(8)

tổ chức tưởng niệm 127 người dân vô tội bị giặc Pháp giết hại, thường thì Lễ cầu siêu được tổ chức tại Nhà bia từ ngày hôm trước, ngoài ra còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Người dân làng Yên Dưỡng gọi ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày “Giỗ làng”.

Tuy Nhà bia Yên Dưỡng được xây dựng đơn sơ, đang tiếp tục được nâng cấp, tôn tạo, hàng năm vào ngày “Giỗ làng”, mỗi người dân tới đây đều muốn thắp một nén nhang thơm để cầu mong cho những linh hồn vô tội thanh thản siêu thoát.

Nhà bia Yên Dưỡng, nằm cách trục đường 18A khoảng 500m. Nơi đây cuộc sống của người dân được cải thiện, từng ngày nhà cao tầng mọc thêm, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Ba trường của 3 cấp học:

Mầm non, tiểu học, THCS xã Hồng Thái Đông đang đi vào chuẩn và đạt chuẩn Quốc gia. Các thế hệ học trò của Hồng Thái Đông vẫn biết lịch sử “Nhà bia Yên Dưỡng’. Ngày 22 tháng 4 âm lịch hàng năm, dân làng đều đến nơi đây để thắp một nén nhang thơm tưởng nhớ, thấm đậm cảm giác thương tâm, như tiếng nức nở của đời sau khi nghe hai tiếng “Giỗ làng”

3. Vận dụng (3’)

- HS ghi nhớ bài học thực hiện giúp đỡ gđ TBLS bằng những việc làm cụ thể.

- Nhận xét giờ học.

vụ phó Chủ tịch UBND xã Phạm Hồng Thái năm 1984 - 1986.

- Năm 1993 đã xây dựng Nhà bia tưởng niệm để tưởng nhớ tới 127 người dân vô tội đã anh dũng hy sinh trước sự đàn áp dã man của giặc Pháp.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Bề mặt lục địa I. Yêu cầu cần đạt

- HS nêu được đặc điểm của bề mặt lục địa, nhận biết được sông, suối, hồ - Rèn cho HS kĩ năng mô tả được bề mặt lục địa, phân biệt được sông, suối, hồ - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ lục địa

GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết xử lí các thông tin để có biểu tượng về suối, sông, hồ, …

Tích hợp bảo vệ biển bảo: HS có thêm kiến thức về Đại dương, biển II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về sông, suối, hồ (HĐ2)

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(9)

1.Khởi động:

+ Về cơ bản bề mặt trái đất được chia làm mấy phần?

+ Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương

2. Khám phá: GV giới thiệu bài HĐ1: Bề mặt lục địa

+ Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy

- Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của Hs

- Kết luận: Bề mặt trái đất không bằng phẳng, có chỗ mặt đất nhô cao có chỗ đất bằng phẳng, có chỗ có nước có chỗ không.

+ Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi sau:

1. Sông, suối hồ giống và khác nhau ở điểm nào?

2. Nước sông, suối thường chảy đi đâu?

- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của hs - Giảng kiến thức: (kết hợp chỉ vào hình 1 trong SGK) từ trên núi cao nước theo các khe chảy thành suối các khe suối chảy xuống sông, nước từ sông lại chảy ra biển.

HĐ2: Tìm hiểu về suối, sông, hồ - Yêu cầu: quan sát hình 2,3,4 trang 129, SGK, nhận xét xem hình nào thể hiện sông, suối, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế?

+ Chia làm hai phần: đất và nước + Châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Phi, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

- Nhận xét HĐ cả lớp

* ...bề mặt lục địa không bằng phẳng, có chỗ lồi lõm, có chỗ nhô cao, có chỗ có nước.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Tiến hành thảo luận nhóm

* Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến:

1. Giống nhau: đều là nước chứa nước.

+ Khác nhau: hồ là nơi chứa nước không lưu thông được; suối là nơi nước chảy từ nguồn xuống các khe núi, sông là nơi nước chảy có lưu thông được.

2. Nước sông, suối thường chảy ra biển hoặc đại dương.

- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung - Lắng nghe, ghi nhớ.

- HĐ nhóm cặp.

*HS giải thích lí do

+ Hình 2 là thể hiện sông, vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.

+ Hình 3 là thể hiện hồ, vì em quan sát thấy có tháp Rùa, đây là gồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không nhìn thấy thuyền nào đi lại trên đó cả.

+ Hình 4 là thể hiện suối, vì có thấy

(10)

- Kết luận: bề mặt lục địa có dòng nước chảy (như sông, suối) và cả những nơi chứa nước như ao, hồ - Yêu cầu HS trình bày trước lớp những thông tin hoặc câu chuyện có nội dung nói về các sông ngòi, ao hồ nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam.

- Tích hợp biển đảo:

+ Yêu cầu HS liên hệ kể tên một số dòng sông chảy ra biển ở Việt Nam 3. Vận dụng

+ Bề mặt lục địa có bằng phẳng không?

- Gv tổng kết giờ học

nước chảy từ trên khe xuống, tạo thành dòng.

- Hs cả lớp nhận xét, bổ sung - Lằng nghe, ghi nhớ.

- HS trình bày nội dung đã được chuẩn bị sẵn ở nhà trước lớp.

- HS cả lớp lắng nghe, bổ sung và tiến hành trao đổi thảo luận.

- Nhận xét.

- HS kể. Ví dụ: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mê Công…..

+ Không vì có chỗ nhô cao, có chỗ bằng phẳng

Thủ công

Tiết 34: ÔN TẬP CHƯƠNG III - IV

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày…..tháng…. năm 2022 I. Yêu cầu cần đạt

- Làm được ít nhất một đồ chơi đơn giản và đan nan thành thạo, đẹp mắt, có tính sáng tạo.

- Yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra, tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh lớp học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Các mẫu sản phẩm trong học kì II, tranh quy trình thực hiện các sản phẩm.

- HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3 phút)

- Mở video bài hát “Đồ chơi của bé”

cho HS múa phụ hoạ theo

+ Các bạn trong bài hát đang làm gì?

+ Các con có thích chơi đồ chơi không?

=> Đồ chơi là niềm yêu thích của tất cả các bạn thiếu nhi. Các con cũng đã học làm một số đồ chơi đơn giản. Tiết học này chúng ta cùng nhau thực hành làm đồ chơi mà các con yêu thích trong số

- Hát và múa phụ hoạ cùng video - Các bạn chơi đồ chơi rất vui - Lắng nghe

(11)

những đồ chơi các con đã học....

- Ghi tên bài

2. HĐ thực hành, luyện tập (30 phút) - GV yêu cầu HS đặt đồ dùng lên bàn.

Sau đó cho HS kiểm tra đồ dùng học tập theo cặp.

- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.

+ Chúng ta đã học làm những đồ chơi nào trong chương Làm đồ chơi?

- GV cho HS quan sát lại các mẫu đồ chơi đã học.

+ Con thích đồ chơi nào nhất?

+ Hãy nêu các bước làm đồ chơi con yêu thích?

- Nếu HS quên GV cho HS quan sát tranh quy trình mời HS nhắc lại cách làm đồ chơi yêu thích

- Chia nhóm 4, yêu cầu thực hành làm đồ chơi yêu thích theo nhóm.

- Trong quá trình HS làm bài thực hành,

GV đến các bàn quan sát, hướng dẫn những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.

- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi để khuyến khích các em làm xong sản phẩm.

- Tuyên dương các em hoàn thành tốt.

2. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5 phút) + Những đồ chơi này các con có thể sử dụng như thế nào?

- Cho HS vệ sinh lớp học

- GV tổng kết giờ học và dặn HS thực hành làm đồ chơi, trang trí góc học tập cho sinh động.

- HS kiểm tra theo nhóm cặp đôi.

- Mời đại diện 1 số nhóm báo cáo.

- 1-2 HS kể một số đồ chơi đã học - HS quan sát các mẫu đồ chơi - Một số HS trả lời

- HS nhớ và nêu các bước làm

- HS thực hành trong nhóm.

- Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm .

- HS đặt sản phẩm của mình lên bàn - Đánh giá sản phẩm của bạn.

- Bình chọn HS có sản phẩm đúng các bước, đẹp và sáng tạo,...

- Một số HS trình bày

+ Dùng để quạt mát khi mất điện, để trang trí lớp, trang trí phòng ngủ, phòng học của mình,...

- Lắng nghe

Ngày soạn: 22/4/2022

(12)

Ngày dạy: Thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 165: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000(tiếp theo)

I. Yêu cầu cần đạt

- Làm được phép tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết).

- Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Tìm được số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.

- Tính toán chính xác, nhanh nhẹn, thành thạo.

- HS làm được tất cả các bài tập có trong bài.

II. Đồ dùng dạy – học - GV: Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu

1.1. Khởi động

- Tổ chức trò chơi” Món quà tặng bạn”

- GV hướng dẫn cách chơi: Chuyền tay nhau hộp quà cùng hát 1 bài. Bài hát dừng ở bạn nào bạn đó được quyền mở quà

+ HS1: Tìm x: x – 106 = 368 + HS 2: Đặt tính rồi tính 85904 - 18322

+ HS 3: Đặt tính rồi tính 15204 x 6 - GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu vào bài.

2. Hoạt động luyện tập- thực hành:

(23- 25 phút

Bài 1:Tính nhẩm (Cá nhân) - Gọi HS nêu bài tập

- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm:

Chẳng hạn: 80 000 – (20000 + 300000)

nhẩm như sau : 8 chục nghìn – (2 chục nghìn + 3 chục nghìn ) = 8 chục nghìn – 5 chục nghìn = 3 chục nghìn .

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng

- Rèn kĩ năng tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm)

Bài 2: Đặt tính rồi tính

- Gọi HS nêu bài tập trong sách.

- HS tham gia chơi

- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập - 1em đọc lớp theo dõi.

- HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu

(13)

- Yêu cầu HS làm bài .

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .

- Gọi em khác nhận xét bài bạn nêu lại cách đặt tính và tính ở từng phép tính . - Nhận xét, đánh giá

- Lưu ý HS cách đặt tính và thực hiện tính ở các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có nhớ

Bài 3: Tìm x - Gọi HS nêu bài.

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số hạng và thừa số chưa biết .

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài làm của HS.

- Củng cố:cách tìm số hạng và thừa số chưa biết .

Bài 5: Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình vẽ sau( dành cho HS K- G) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Tổ chức cho HS thi xếp hình theo nhóm

- Gọi 1 số nhóm báo cáo kết quả

- GV và lớp nhận xét tuyên dương nhóm xếp nhanh và đúng.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút) Bài 4: Giải bài toán

- Gọi một em nêu đề bài 4 . + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

+ Nêu các bước giải dạng toán này?

- Gọi 1 HS lên bảng giải bài . - Gọi em khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, đánh giá

- GV nhắc lại kiến thức bài học hôn nay.

- Hai em lên bảng đặt tính và tính : 4083 8763 3608 32692469 4

7352 6294 14432 - Hai em khác nhận xét bài bạn .

- 1 em nêu yêu cầu bài tập 3 .

- Hai em nêu cách tìm số hạng và thừa số chưa biết

a)1999 + x = 2005

x = 2005 - 1999 x = 6

b) x ¿ 2 = 3998 x = 3998 : 2

x = 1999 - Hai em khác nhận xét bài bạn .

- Đọc yêu cầu của bài - 4 em 1 nhóm làm bài

- 3 nhóm địa diện báo cáo kết quả

- 1 em đọc đề bài tập 4.

+ 5 quyển sách giá 28500 đồng

+ 8 quyển sách như thế giá bao nhiêu tiền.

+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị - Bước 1: Tìm giá tiền 1 quyển sách - Bước 2: Tìm số tiền mua 8 quyển sách.

- 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.

Bài giải

Giá tiền mỗi quyển sách là:

28 500 : 5 = 5700 (đồng) Số tiền mua 8 quyển sách là:

5700 ¿ 8 = 45 600 (đồng) Đáp số:45600 đồng.

- HS theo dõi và ghi nhớ.

- Về nhà học và ôn lại các dạng toán đã

- x +

(14)

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà học và làm xem lại các bài tập.

học. Xem trước bài mới .

Chính tả

NGÔI NHÀ CHUNG I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT (2) a, BT(3) a II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi

- GV nhận xét, tuyên dương

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 25’)

a. Tìm hiểu nội dung bài viết

- Đọc mẫu bài viết (Ngôi nhà chung ) -YCHS đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo .

+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì

?

+ Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì ?

b. Viết bảng con

-YC lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- Giáo viên nhận xét đánh giá . 3. Hoạt động luyện tập thực hành

* HS Viết bài vào vở.

- Đọc cho học sinh viết vào vở - Soát lỗi chính tả.

- Đọc lại để học sinh soát bài và sửa lỗi - Chữa bài, nhận xét.

- Thu vở HS kiểm tra bài viết, nhận xét.

* HS làm bài tập

Bài 2a: Nêu yêu cầu của bài tập.

-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .

- Gọi 3 em đại diện lên bảng thi viết

- HS chơi

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc .

- 2 HS đọc lại bài .Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài

- ….là Trái Đất.

- Bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo bệnh tật ...

- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con: giới, riêng, trường, chống, nghèo...

- Lớp nghe và viết bài vào vở.

- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- 5 bài .

- 2 HS nêu yêu cầu bài.

- Học sinh làm vào vở

(15)

đúng các tiếng có âm hoặc vần dễ sai . -Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn .

- Nhận xét bài làm học sinh và chốt lại lời giải đúng.

Bài 3:Nêu yêu cầu của bài tập.

4. Hoạt động vận dụng, thực hành

- 3HS thi đua viết nhanh viết đúng.

- nương đỗ - nương ngô- lưng đeo gùi - tấp nập - làm nương - vút lên . - Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét bình chọn người thắng cuộc .

- 2 HS nêu bài tập 3 SGK . - Học sinh làm vào vở

- Hai em đọc lại 2 câu văn, nx, bs.

Ngày soạn: 22/4/2022

Ngày dạy: Thứ 4 ngày 27 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 166: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) trong đó có trường hợp cộng nhiều số

- Giải được bài toán có hai phép tính.

* HSNK: Làm thêm Bài 4 (cột 3;4)

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ - HS: nháp, vở ô li,…

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3-5p)

- Tổ chức trò chơi: “Truyền điện”

- Nội dung: nêu nhanh kết quả các phép tính nhân, chia trong bảng đã học hoặc nhẩm nhanh các phép tính tròn nghìn.

- Chẳng hạn: 2 × 6, 4 × 7, 24 : 6, 2000 + 3000, 4000 × 2,…..

- Nhận xét, tuyên dương HS

- GV: Để thực hiện chính xác các phép tính trong phạm vi 100000, các con cần ghi nhớ các bảng nhân chia, cộng trừ.

Tiết học hôm nay chúng ta lại tiếp tục thực hành, luyện tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. HĐ luyện tập, thực hành (12p) Bài 1: Tính nhẩm

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- HS tham gia trò chơi

- Lắng nghe

- HS làm làm bài cá nhân

- 4 HS nêu miệng kết quả và cách nhẩm

(16)

- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả và nêu cách nhẩm (đặc biệt là thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng + Các phép tính có đặc điểm gì?

+ Biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện như thế nào?

+ Biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta làm thế nào?

=> GV lưu ý thứ tự thực hiện phép tính Bài 2: Đặt tính rồi tính

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập

+ Khi đặt tính với các phép tính cộng, trừ, nhân ta cần lưu ý gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và tính ở một số phép tính.

- GV nhận xét, chốt kết quả

* Lưu ý HS kĩ thuật tính

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (15p) Bài 3

- Gọi 1 HS đọc đề bài

+ Bài toán cho biết gì? BT yêu cầu gì?

- GV vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng:

- Yêu cầu 2 HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu lại bài toán

- Yêu cầu HS thảo luận trao đổi cách làm sau đó trình bày bài vào vở

- Giáo viên nhận xét

+ Vì sao bài toán phải giải bằng hai bước?

- Lớp đối chiếu bài và nhận xét a/ 3000 + 2000 × 2 = 7000 (3000 + 2000) × 2 = 10 000 b/ 14000 – 8000 : 2 = 10 000 (14000 – 8000) : 2 = 3000

- Là các phép tính với số tròn nghìn - 2 HS nêu

- Ta cần đặt tính thẳng hàng

- HS tự làm bài, 4 HS làm vào bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài trên bảng 4

- 2 HS nêu

- HS thảo luận cặp sau đó trình bày vào vở

- 1 cặp làm vào bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa Bài giải

Số lít dầu đã bán là:

6450 : 3 = 2150 (l) Số lít dầu còn lại là:

6450 - 2150 8 = 4300 (l) Đ/S: 4300 l dầu - Vì muốn tìm số dầu còn lại, ta phải biết số dầu đã bán mà số dầu đã bán chưa biết.

6450 l dầu Đã bán

? l dầu

(17)

+ Tìm số dầu đã bán con đã vận dụng dạng toán gì?

Bài 4 (cột 1; 2)

- GV tổ chức cho HS làm bài cột 1; 2 rồi chữa bài

- Yêu cầu HS giải thích cách điền chữ số vào ô trống

- GV nhận xét, chốt kết quả.

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- Dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số

- HSNK làm hết bài

- HS lên bảng điền và giải thích cách điền

- Lắng nghe

Tập đọc CUỐN SỔ TAY I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Nêu được công dụng của sổ tay; ứng xử đúng; không tự nhiên xem sổ của người khác. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu) để chỉ tên một số nước trong bài III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5’) Khởi động theo nhạc

2. Hoạt động hình thành kiến thức (15’)

* Luyện đọc

- Đọc mẫu toàn bài với giọng kể rành mạch chậm rải , nhẹ nhàng

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

Yêu cầu đọc từng đoạn Kết hợp hướng dẫn giải thích các từ khó.

*Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu đọc thầm bài văn trao đổi trả lời câu hỏi

+ Thanh dùng cuốn sổ tay làm gì ?

- Khởi động theo nhạc pokemongo - Lớp theo dõi giới thiệu bài.

- Hai đến ba học sinh nhắc lại.

-Lớp lắng nghe đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng .

- Tiếp nối nhau đọc từng câu trước lớp.

- Đọc từng đoạn trước lớp. Tiếp nối đọc 4 đoạn

- Giải thích các từ khó: Trọng tài, Mô- na - cô, Quốc gia, Va-ti - căng

- Đọc từng đoạn trong nhóm . - Đại diện 4 nhóm đọc

-2 HS đọc cả bài.

- Lớp đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi - Ghi ND cuộc họp, các việc cần làm,

(18)

+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh ?

- Sử dụng quả địa cầu để giới thiệu về một số nước trong sổ tay của Thanh + Vì sao Lên khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?

-Tổng kết bài như sách giáo viên . 3. Hoạt động luyện tập, thực hành(15’)

- Mời một chọn một đoạn trong bài để đọc.

-Hướng dẫn đọc đúng một số câu.

-Yêu cầu lớp hình thành ra các nhóm, mỗi nhóm 4 HS phân vai thi đọc diễn cảm cả bài văn.

- Mời hai nhóm thi phân vai đọc lại cả bài

-Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Cho HS vận dụng viết sổ tay

những chuyện lí thú ,.. .

- Lí thú như: tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất , nước có số dân ít nhất ,

- HS theo dõi…

- Là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng, trong sổ tay người ta ghi những điều chỉ cho riêng mình ... .

- Lắng nghe bạn đọc mẫu.

-Lớp luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.

- Lần lượt mỗi nhóm cử ra 4 em thi đọc theo vai ( Lân, Thanh, Tùng, người dẫn chuyện) thi đọc cả bài văn.

- Hai nhóm phân vai thi đọc lại cả bài - Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất.

Luyện từ và câu

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “ BẰNG GÌ” DẤU CHẤM, DẤU HAI CHẤM

I. Yêu cầu cần đạt

-Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn (BT1).

- Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp (BT2).

- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? (BT3).

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

2. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 1:

- YCHS đọc bài tập 1.

-Yêu cầu cả lớp đọc thầm . -Mời một em lên bảng làm mẫu.

-Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm tìm các dấu hai chấm còn lại và cho biết các dấu

- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cả lớp đọc thầm bài tập .

- 1 HS lên khoanh dấu 2 chấm và giải thích ( dấu 2 chấm dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bồ Chao ).

- Lớp trao đổi theo nhóm tìm và giải thích về tác dụng của các dấu 2 chấm còn

(19)

hai chấm đó có tác dụng gì?

-Theo dõi nhận xét từng nhóm.

- Giáo viên chốt lời giải đúng.

Bài 2:

- Mời HS đọc nội dung bài tập.

lớp đọc thầm theo . - GV treo bảng phụ.

-Yêu cầu lớp làm việc cá nhân vào nháp.

- Mời 3 em lờn thi làm bài trên bảng . - Nhận xét đánh giá bình chọn em thắng cuộc.

- Chốt lại lời giải đúng . Bài 3:

- Mời HS đọc nội dung bài tập 3 lớp đọc thầm theo.

- Dán 3 tấm bảng phụ A2 lên bảng lớp -Yêu cầu lớp làm việc cá nhân .

- Mời 3 em lên thi làm bài trên bảng.

- Nhận xét đánh giá bình chọn em thắng cuộc.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới

lại .

-Nhóm khác quan sát nhận xét ý kiến của nhóm bạn.

- 2 HS đọc bài tập.

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Lớp làm việc cá nhân thực hiện vào nháp.

- Ba em lên thi điền kết quả vào bảng phụ. Đại diện đọc lại kết quả .

-Câu 1 dấu chấm, hai câu còn lại là dấu 2 chấm.

- Lớp bình chọn bạn thắng cuộc.

- 3HS đọc bài tập 3.

-Lớp theo dừi và đọc thầm theo . -Lớp làm việc cá nhân .

- Ba em lên thi làm bài trên bảng.

a/ Nhà vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.

b/ Các nghệ … bằng đôi tay khéo léo của mình.

c/ Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người

…bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình.

-Hai học sinh nêu lại nội dung vừa học.

Ngày soạn: 22/4/2022

Ngày dạy: Thứ 5 ngày 28 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 167: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LUỢNG I. Yêu cầu cần đạt

- Đổi được các đơn vị đo độ dài, đọc kết quả cân đồ vặt bằng cân đĩa.

- Làm tính được với các số đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).

- Giải được các bài toán có liên quan đến tiền Việt Nam.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, tư duy lập luận logic.

II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng phụ.

- HS: Vở ô li, nháp

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

(20)

- Trò chơi: Tiếp sức

- Cách chơi: Hai đội, mỗi đội 3 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh

- Nội dung chơi: Số?

1m =....cm 1kg = ……..g 3cm =....mm

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng

- GV: Qua trò chơi cô thấy các con nắm chắc cách đổi số đo các đại lượng. Tiết học hôm nay lại tiếp tục thực hành luyện tập về các đơn vị đo đại lượng đã học.

- Ghi tên bài lên bảng

2. HĐ luyện tập, thực hành (12p) Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS tự làm và chữa bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả + Con hãy nêu cách làm?

=> GV củng cố cách đổi đơn vị đo độ dài có 2 tên đon vị đo

Bài 2:

- Mời 1 HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK thảo luận cặp rồi làm bài

- Mời các nhóm nêu kết quả mỗi nhóm trả lời một ý và nêu rõ cách làm.

- Nhận xét, chốt kết quả

+ Làm thế nào con biết quả đu đủ nặng 700g?

+ Muốn biết quả đu đủ nặng hơn quả cam bao nhiêu ki-lô-gam, con làm thế nào?

+ Quả cam nhẹ hơn quả đu đủ bao nhiêu ki-lô-gam?

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (15p) Bài 3

- Mời 1 HS đọc đề bài

- Yêu cầu cả lớp làm trên mô hình đồng hồ.

- 2 đội cử các bạn lên tham gia chơi - Nhận xét, chữa bài của hai đội 1m = 100cm

1kg = 1000g 3cm = 30mm

- Lắng nghe

- HS làm bài và nêu kết quả, lớp nhận xét, bổ sung:

7m 3cm = 703cm vậy ta khoanh vào chữ B.

- HS nêu cách làm

- HS thảo luận cặp

- Các nhóm trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

a. Quả cam cân nặng: 300g.

b. Quả đu đủ nặng: 700g

c. Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400g - Đĩa cân thăng bằng, quả đu đu nặng bằng 2 quả cân 500g và 200g. lấy 500g + 200g = 700g

- Lấy cân nặng quả đu đủ trừ cân nặng quả cam

- 700g

- HS làm bài cá nhân.

- Một học sinh lên bảng giải bài

(21)

- Mời 1 HS lên bảng thực hiện trên mô hình đồng hồ

- GV nhận xét, chốt kết quả

+ Trong khoảng thời gian 15 phút con có thể làm được những việc gì?

Bài 4: Thay đổi mệnh giá tiền: Bình có 2 tờ giấy bạc loại 5000 đồng. Bình mua bút chì hết 6000 đồng. Hỏi Bình còn lại bao nhiêu tiền?

- Mời 1 HS đọc đề bài trên bảng.

+ Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?

+ Muốn biết Bình còn lại bao nhiêu tiền ta phải biết được gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Giúp đỡ HS

- GV nhận xét, chấm nhận xét bài HS

+ Theo con, số tiền Bình còn lại có thể mua được món đồ gì?

- Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

a. Kim phút đồng hồ thứ nhất chỉ số 11, đồng hồ thứ hai chỉ số 2

b. 5 phút ¿ 3 = 15 phút. Vậy Lan đi từ nhà tới trường hết 15 phút.

- HS tự liên hệ.

- Lớp đọc thầm - 2 HS nêu

- Ta phải biết: Bình có bao nhiêu tiền - HS tự làm bài, 1 HS làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài

Bài giải Số tiền Bình có là:

5000 ¿ 2 = 10000 (đồng) Số tiền Bình còn lại là:

10000 - 6000 = 4000 (đồng) Đáp số: 4000 đồng - HS liên hệ thực tế: có thể mua được 1 cục tẩy, 1 cái bút bi,…..

- Lắng nghe

Tập viết ÔN CHỮ HOA: X I. Yêu cầu cần đạt

-Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa X (1 dòng), Đ, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Đồng Xuân (1 dòng) và câu ứng dụng: Tốt gỗ ... hơn đẹp người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Mẫu chữ X.

III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5’)

- Nêu các từ chứa tiếng bắt đầu bằng chữ hoa V

- HS viết hoa các từ bắt đầu bằng chữ hoa V

- Nhận xét

2. Hoạt động hình thành kiến

- HS nêu - HS viết

(22)

thức mới ( 15’)

*Luyện viết chữ hoa:

-Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài: Đ,X,T

-Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

-YC tập viết bảng lớp các chữ vừa nêu.

*HS viết từ ứng dụng tên riêng:

-YC đọc từ ứng dụng Đồng Xuân - Giới thiệu Đồng Xuân là tên một chợ có từ lâu đời ở Hà Nội đây là là nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng.

*Luyện viết câu ứng dụng:

-Yêu cầu HS đọc câu.

- Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng.

-Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa là danh từ riêng.

3.Hoạt động luyện tập thực hành (15’)

- Nêu YC viết chữ X một dòng cỡ nhỏ.

- Âm: T, Đ : 1 dòng.

- Viết tên riêng Đồng Xuân, 2 dòng cỡ nhỏ.

-Viết câu ứng dụng 2 lần.

-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu.

- Chữa bài, nhận xét.

- GV kiểm tra vở 1 số em nhận xét đánh giá.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’)

-Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.

-Tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng Đồng Xuân và các chữ hoa có trong bài : X, T, Đ

- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào nháp.

- Một học sinh đọc từ ứng dụng.

Đồng Xuân.

-Lắng nghe để hiểu thêm về tên chợ thuộc Hà Nội của nước ta.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

- Một em đoạc lại câu ứng dụng .

- Câu tục ngữ đề cao vẻ đẹp của tính nết so với vẻ đẹp của bên ngoài.

- Luyện viết từ ứng dụng bảng: Xấu người - Lớp thực hành viết chữ hoa tiếng Xấu trong câu ứng dụng.

- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên

- HS thực hành viết bài vào vở.

- Đổi vở kiểm tra chéo.

- 5 -7 bài.

Ngày soạn: 22/4/2022

Ngày dạy: Thứ 6 ngày 29 tháng 4 năm 2022 Môn : Toán

Bài 168: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC

(23)

I. Yêu cầu cần đạt

- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.

- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.

- Phát triển cho học sinh năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Điền đúng, điền nhanh”

- GV chia lớp thành hai đội chơi. Mỗi đội cử ra 3 bạn lên tham gia chơi, lần lượt lên điền kết quả. Đội nào điền nhanh có kết quả chính xác đội đó sẽ dành chiến thắng.

1m = ...dm 2 dm = ... cm 20cm = ...dm 200 cm =.... m 1kg = ...g 300g + 700g = ....kg - GV cho HS chơi

- Tổng kết trò chơi

- GV giới thiệu bài mới: Trò chơi vừa rồi đã củng cố lại các đơn vị đo đại lượng. Giờ học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tiếp tục ôn tập kiến thức về hình học

2. HĐ luyện tập, thực hành (27p) Bài 1: Trong hình bên:

- Gọi HS đọc, dướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS quan sát hình SGK, thảo luận nhóm đôi làm bài ra nháp.

- HS chơi trò chơi

1m = 10dm 2dm = 20cm 20cm = 2dm 200cm = 2m

1kg = 1000g 300g + 700g = 1kg - HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu.

- Thảo luận nhóm đôi, làm nháp, nêu kết quả.

a, Có 7 góc vuông

+ Đỉnh A cạnh AM, AE + Đỉnh E cạnh EA, EN + Đỉnh N cạnh NE, NM.

+ Đỉnh N cạnh NM, ND + Đỉnh M cạnh MA, MN.

+ Đỉnh M cạnh MN, MB + Đỉnh C; cạnh CB, CD

b, Trung điểm của đoạn thẳng AB là M;

Trung điểm của đoạn thẳng ED là N.

(24)

- Gọi 1 số cặp HS trình bày kết quả và giải thích vì sao?

+ Con xác định được trung điểm của đoạn thẳng bằng cách nào?

- GV nhận xét, củng cố nhận diện góc vuông, trung điểm của đoan thẳng.

Bài 2: Giải bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu bài và nêu lại cách tính chu vi hình tam giác.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

+ Muốn tính chu vi hình tam giác biết độ dài 3 cạnh ta làm thế nào?

- GV nhận xét, củng cố cách tính chu vi hình tam giác.

Bài 3: Giải bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu hỏi:

+ Nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.

Bài 4. Giải bài toán

- Gọi HS đọc yêu cầu hỏi:

- Yêu cầu HS làm bài.

- Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật và cách tính cạnh của hình vuông.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (8p) Bài toán: Vườn cây tự quản lớp 3A3 có chiều dài 6m, chiều rộng 3m. Chu vi vườn cây lớp 3A3 là bao nhiêu mét?

- GV hệ thống toàn bài. Nhận xét giờ

c, Tự xác định trung điểm.

- HS trình bày kết quả

+ Chia đoạn thẳng thành 2 phần bằng nhau.

- HS nêu yêu cầu.

- 1HS làm trên bảng lớp, lớp làm vào vở.

Bài giải

Chu vi hình tam giác là:

26 + 35 + 40 = 101 (cm) Đáp số: 101cm.

+ Lấy ba cạnh cộng lại với nhau.

- HS nêu yêu cầu.

- 1 HS nêu cách tính chu vi HCN.

- 1HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.

Bài giải

Chu vi hình chữ nhật là:

(125 + 68) ¿ 2 = 386 (m) Đáp số: 386 m.

- HS nêu yêu cầu.

- 1HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở nháp.

Bài giải

Chu vi hình vuông là:

(60 + 40) ¿ 2 = 200 (m) Cạnh hình vuông là:

200 : 4 = 50 (m) Đáp số: 50m.

- HS thi đua ai đưa ra đáp án nhanh nhất.

Đáp án: 18m - HS lắng nghe

(25)

học. Dặn HS về nhà ôn lại bài.

Chính tả HẠT MƯA I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.

- Làm đúng bài tập2 a

* GDBVMT: Giáo dục có ý thức bảo vệ, yêu quý MT thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy- học:

-Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu

2. Hoạt động hình thành kến thức mới

a. Tìm hiểu nội dung bài viết - Đọc mẫu bài “ Hạt mưa ” -Yêu cầu HS đọc lại bài thơ.

+ Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ?

* GDBVMT:

+ Những hạt mưa có íc lợi như vậy chúng ta làm gì để bảo vệ môi trường sống?

+ Những câu nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa ?

- Nhắc nhớ cách viết hoa danh từ riêng trong bài.

* Viết bảng con

-Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ dễ sai.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

* HS viết vở - GV đọc

-Theo dõi uốn nắn cho học sinh - Soát lỗi chính tả.

- Chữa bài, nhận xét.

-Thu vở học sinh kiểm tra và nhận xét.

* HS làm bài tập.

- HS viết bảng lớp, bảng con từ có chứa l/

n trong giờ học trước. Nhận xét, bs -Lớp lắng nghe giới thiệu bài

- Lắng nghe đọc mẫu bài viết - 3 HS đọc lại bài thơ .

-Cả lớp theo dõi đọc thầm theo.

- Hạt mưa ủ trong vườn thành mỡ màu của đất / Hạt mưa trang mặt nước, làm gương cho trăng soi .

- Liên hệ, nhận xét, bs

- Hạt mưa đến là nghịch …rồi ào ào đi ngay.

- Lớp thực hiện viết vào bảng con các từ dễ nhầm lẫn: nước, cỏ cây, mỡ màu, gương, nghịch, xuống...

- HS viết bài

- Nghe đọc lại để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- 8 bài.

- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2a

(26)

Bài 2a:

- Nêu yêu cầu của bài tập -Yêu cầu cả lớp đọc thầm . -Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.

- Mời hai em lên bảng thi làm bài.

* Chốt lại lời giải đúng, mời hai em đọc lại.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Nhắc nhớ về tư thế ngồi viết và trình bày sách vở sạch đẹp.

- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới.

- Cả lớp thực hiện vào vở và sửa bài.

- Cử 2 đại diện lên bảng thi làm bài đúng và nhanh.

- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất .

-Một hoặc hai học sinh đọc lại.

- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.

-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách .

Tự nhiên và Xã hội BỀ MẶT LỤC ĐỊA (tt) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết một số dạng địa hình trên bề mặt lục địa: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

- HS quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đồi và núi, đồng bằng và cao nguyên.

- Vẽ được hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên - Yêu thích tìm hiểu, khám phá khoa học.

- NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

* KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quan sát, so sánh.

* GD BVMT:

- Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.

- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh, ảnh, mô hình

- HS: Tranh, ảnh sưu tầm về núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút)

+ Bề mặt lục địa có đặc điểm gì?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- TBHT điều hành:

+ Trả lời: Có chỗ nhô cao, có chỗ bằng phẳng, có dòng nước chảy và có nơi chứa nước

- Lắng nghe – Ghi tên bài.

- HS làm việc theo nhóm.

(27)

2. HĐ khám phá kiến thức HĐ 1: Tìm hiểu về đồi và núi - Yêu cầu HS tìm hiểu về đồi hoặc núi.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm.

- Quan sát hình 1,2 trong SGK.

+ Đồi, núi khác nhau như thế nào?

- Gọi đại diện các nhóm xong trước lên trình bày trước lớp.

- KL: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc còn đồi có đỉnh tròn sườn thoải.

+ Hãy kể tên 1 số đồi núi mà em biết?

+ Ở Hải Dương có nơi nào có đồi núi không?

HĐ 2. Quan sát tranh theo cặp.

- Yêu cầu HS tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng: Yêu cầu quan sát hình 3,4, 5.

- Gọi HS làm việc theo nhóm, các nhóm viết vào phiếu so sánh cao nguyên và đồng bằng.

- Đại diện các nhóm trình bày - KL: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.

+ Kể tên một số cao nguyên và đồng bằng mà em biết?

HĐ 3: Vẽ hình mô tả đồi núi, đồng bằng và cao nguyên.

- GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi núi, đồng bằng và cao nguyên (HS vẽ đường nét mô tả)

( y/c vẽ vào giấy A4)

- Gọi HS mang bài trưng bày và giải thích trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét.

- Các nhóm viết vào bảng so sánh.

- 2 nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS nghe và ghi nhớ.

- 1 số HS kể, HS khác bổ sung.

+ Có: Kinh Môn, Chí Linh,...

- HS khác nhận xét.

HĐ nhóm, HS quan sát hình 3,4, 5 trong SGK.

- HS làm việc theo yêu cầu của GV.

- 2 nhóm trình bày trước lớp.

- 1 số HS nêu, HS khác bổ sung.

HĐ cá nhân

- HS làm việc cá nhân.

- 3 HS mang bài trưng bày và giải thích.

Tập làm văn

NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(28)

I. Yêu cầu cần đạt

- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK).

- Viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 câu ) kể lại việc làm trên.

* GDBVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Giao tiếp, lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.

- Đảm nhận trách nhiệm.

- Xác định giá trị.

III. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Bảng phụ.

IV. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Nối tiếp nêu một số việc làm bảo vệ môi trường

2. Hoạt động luyện tập thực hành ( 25’)

* HS làm bài tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc bài tập và gợi ý mục a và b -Yêu cầu một em giải thích yêu cầu bài tập - Giới thiệu đến HS một số bức tranh về bảo vệ môi trường .

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng để điều khiển và trong nhóm kể về các việc làm bảo vệ môi trường.

- Mời HS thi kể trước lớp .

- Theo dõi nhận xét đánh giá và bình chọn ra học sinh kể hay nhất .

Bài tập 2:

- Yêu cầu HS nêu đề bài.

- Yêu cầu lớp thực hiện viết lại các ý vừa trao đổi vào vở.

-Theo dõi giúp đỡ những học chưa hoàn thành.

- Mời 1 số em đọc lại đoạn văn trước lớp - Nhận xét và kiểm tra 1 số bài văn viết hay.

* GDBVMT:Bảo vệ môi trường thiên

- HS nêu

- Một em đọc yêu cầu đề bài . - 2 HS giải thích yêu cầu bài tập - Nói về vấn đề làm thế nào để bảo vệ môi trường …

- Quan sát các bức tranh bảo vệ môi trường.

- Lớp tiến hành chia thành các nhóm.

- Các nhóm kể cho nhau nghe những việc làm nhằm để bảo vệ môi trường.

- 3 HS thi kể trước lớp.

- Lớp lắng nghe và bình chọn bạn kể hay và có nội dung đúng nhất . - 3 HS đọc yêu cầu đề bài tập 2.

- Thực hiện viết lại những điều mà vừa kể ở trên về các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo đúng các yêu cầu trình bày như giáo viên đã lưu ý.

-Nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn của mình trước lớp.

- Lớp lắng nghe bình chọn bạn có bài viết hay nhất.

(29)

nhiên bằng cách cho môi trường luôn trong sạch.

3. Hoạy động vận dụng, trải nghiệm (5’)

-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung -Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn dò.

- HS liên hệ thực tế...

- Hai em nhắc lại nội dung bài học . -Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.

ÂM NHẠC

ÔN TẬP HAI BÀI HÁT

CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ, TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.

I. Yêu cầu cần đạt:

- Hs hát thuộc 2 bài hát, hát đúng giai điệu và tập hát diễn cảm.

- Tập biểu diễn kết hợp động phụ hoạ

- Nhìn trên khuông nhạc biết gọi tên các nốt nhạc.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học

- Nhạc cụ : Đàn, thanh phách.

IV.Hoạt động dạy học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:

- Gọi Hs lên bảng biểu diễn.

- Gv gọi 1 hs nhận xét - Gv nhận xét.

2. Trải nghiệm – Khám phá:

- Giới thiệu bài.

- Gv treo tranh minh hoạ bài hát.

-? Bức tranh vẽ những gì ? - Gv hát mẫu.

3. Vận dụng – Thực hành

* Nội dung 1: Ôn tập bài hát : Chị ong nâu và em bé.

- Gv cho hs luyện thanh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Use the phonics cards with tree, tent, and tiger, read the words out loud and have students repeat..  Use gestures to help students to understand the meanings of the

 Ask the students to write the letter Tt in the box in their book and tick the correct pictures that begin with the t sound. Answer keys: tiger, tent,

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo