• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 8

Ngày soạn: 22.10.2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021 Tập đọc

CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )

- Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ; Chăm chỉ trung thực, có ý thức thực hiện đúng nội qui trường, lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc - HS: Đọc trước bài, SGK

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5’)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi

"Truyền điện"đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài- ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Luyện đọc: (8’)

- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài - Cho HS chia đoạn

- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

- GV chú ý sửa lỗi phát âm - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài

- 1 HS đọc, HS cả lớp nghe.

- HS chia đoạn: 3 đoạn

+ Đoạn 1: Một hôm... được không ? + Đoạn 2: Quý và Nam... phân giải + Đoạn 3: Còn lại

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc - 3 HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó

- 3 HS đọc nối tiếp lần 2+ giải nghĩa từ - 2 HS đọc cho nhau nghe

- 1 HS đọc - HS nghe 2.2. Tìm hiểu bài: (12’)

- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH, báo cáo kết quả

- Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó báo cáo

+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.

(2)

- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?

- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?

- GV khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất

- Chọn tên khác cho bài văn?

- Nội dung của bài là gì?

+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người + Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo

+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc

+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo “Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý...”

+ HS nghe

- HS nêu: Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, Người lao động là quý nhất....

- Người lao động là đáng quý nhất . 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(7’)

- 1 HS đọc toàn bài

- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

- GV hướng dẫn luyện đọc - GV đọc mẫu

- HS luyện đọc - HS thi đọc - GV nhận xét.

GV nhận xét, đánh giá.

- 1 HS đọc

- HS đọc theo cặp - HS theo dõi - HS nghe

- 5 HS đọc theo cách phân vai

- 5 học sinh đọc lời 5 vai: Dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo

- Chú ý đọc phân biệt lời nhân vật, diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn, lời giảng ôn tồn, chân tình, giầu sức thuyết phục của thầy giáo.

- Nhóm 5 phân vai và luyện đọc - HS đọc, nhận xét

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3’) - Em sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí ?

*QTE:- Quyền được trao đổi, tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình.

- Bổn phận phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về đọc kĩ bài, chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời, nhận xét.

(3)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Toán

SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết cách so sánh hai số thập phân.

- So sánh và sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học; Chăm chỉ, trung thực, và cẩn thận khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Bảng nhóm - HS : SGK, v ghiở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu: (5')

- Cách tìm số thập phân bằng nhau?

- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân để được số thập phân có phần thập phân là 4 chữ số:

85,03; 201,68; 18.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới - So sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau(5')

Ví dụ 1: So sánh 8,1m và 7,9m 8,1m = 81dm

7,9m = 79dm

Ta có: 81dm >79dm tức là : 8,1m >7,9m Vậy : 8,1 >7,9 (phần nguyên có 8 >7) - GV ghi bảng kết luận: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- So sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau (4')

Ví dụ 2: So sánh 35,7 m và 35,698m - Em hãy so sánh phần nguyên của hai số thập phân trên?

Ta so sánh các chữ số ở phần thập phân.

Hoạt động của trò - 1, 2 HS nêu miệng.

- Lớp viết nháp. 3 HS lên bảng.

85,0300 ; 201,6800 ; 18,0000.

HS nhận xét, bổ sung.

- HS đổi đơn vị m ra dm.

- HS so sánh.

- HS nhận xét về cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau.

- HS đọc kết luận.

- Có phần nguyên bằng nhau (35m).

- HS nêu phần thập phân của từng số.

(4)

- GV nhận xét và kết luận: Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Cách so sánh hai số thập phân(3') - Muốn so sánh 2 số thập phân có phần nguyên bằng nhau ta làm thế nào?

- Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm thế nào?

- GV kết luận (SGK).

VD: 2001,2 > 1999,7 (vì 2001 > 1999) 78,469 < 78,5 (vì 4 <5)

630,72 > 630,70 (vì 2 > 0) 3. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 1(5'): So sánh hai số thập phân + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Yêu cầu HS giải thích cách so sánh của các cặp số trên.

- GV nhận xét, chữa.

Bài 2 (5'):Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.

+ Muốn viết các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn trước hết ta phải làm gì?

+ Yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp.

- Nhận xét, chữa.

Bài 3 (5'):Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.

+ Muốn viết các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé trước hết ta phải làm gì?

+ Yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp.

- GV nhận xét, chữa.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3’) - Cách so sánh 2 số thập phân ?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về học bài, chuẩn bị bài : Luyện tập.

+ Phần thập phân của 35,7 m là

10 7 m

= 7 dm = 700 mm

+ Phần thập phân của 35, 698 m là

1000

698 m = 698 mm.

- HS so sánh:

700 mm > 698 mm.

Nên: m m

1000 698 10

7 .Dođó:35,7m>3,698m.

Vậy: 35,7 > 35,698 (phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười có 7 >6).

HS đọc kết luận – SGK

- HS nêu cách so sánh hai số thập phân

- HS đọc ghi nhớ - HS so sánh miệng.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS nêu yêu cầu.

- So sánh 2 số thập phân.

- HS làm bài.

- Cá nhân nêu miệng kết quả.

48,97 > 51,02 96,4 >96,38 - HS nêu yêu cầu

- So sánh các số thập phân.

- Nêu miệng kết quả.

- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu

- So sánh các số thập phân.

- Lớp làm bài cá nhân vào vở - HS báo cáo, nhận xét

(5)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

____________________________________________________________

Ngày soạn: 23.10.2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết so sánh hai số thập phân.

- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học; Chăm chỉ trung thực, tích cực trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ô li III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu (5')

- Cho HS chơi trò chơi"Phản xạ nhanh":

Một HS nêu một số thập phân bất kì sau đó chỉ định 1 HS khác nêu một STP lớn hơn số thập phân vừa nêu.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2.Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1(7'): Điền dấu thích hợp vào ....

- Gọi 2 HS lên bảng điền kết quả

- GV cho lớp nhận xét, chữa, GV đánh giá Nêu cách so sánh 2 số thập phân?

Bài 2(8'):Xếp theo thứ tự từ bé -> lớn Yêu cầu HS làm

- Nhận xét

Kết quả: 4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02 Bài 3(7'): Tìm chữ số x biết - Cho HS nêu miệng

- GV nhận xét, chốt đáp số x = 0

Vì sao em tìm được số tự nhiên đó?

Bài 4(5'): Tìm số tự nhiên x biết - Cho HS nêu miệng

- GV nhận xét, chốt đáp số a) x = 1 b) x = 65

Hoạt động của trò - HS chơi

- Lớp nhận xét

- 1HS nêu yêu cầu - Lớp làm bài- nhận xét

- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả - 1HS nêu yêu cầu

- 1 HS lên bảng làm nêu cách làm - HS nhận xét bổ sung

- 1HS nêu yêu cầu

- Lớp tự làm bài, đọc kết quả - Lớp nhận xét bổ sung - HS giải thích cách làm - 1HS nêu yêu cầu

- HS tự nghiên cứu tìm x nêu kết quả - lớp nhận xét và giải thích cách làm

(6)

Vì sao em tìm được số tự nhiên đó?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3’)

- Cho HS làm bài tập sau: Điền chữ số thích hợp vào ô trống:

a) 23,651 > 23,6 5 b) 1,235 = 1,235 c) 21,832 < 21, 00

- Muốn so sánh 2 hay nhiều số thập phân ta làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS nghe và thực hiện a) 23,651 > 23,6 5 b) 1,235 = 1,235 c) 21,832 < 21, 00

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Chính tả (nhớ – viết)

TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l.

- Nhớ viết lại đúng chính tả cả bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ; Rèn chữ viết, ý thức giữ vở sạch

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng nhóm - Học sinh: Vở ô li, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi: Viết những tiếng có vần uyên, uyết. Đội nào tìm được nhiều từ và đúng hơn thì đội đó thắng.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Hướng dẫn HS nhớ – viết(20') -Nêu nội dung chính của bài thơ?

+Bài gồm mấy khổ thơ?

+Trình bày các dòng thơ như thế nào?

Hoạt động của trò - HS chia thành 2 đội chơi tiếp sức

- HS nghe

2HS đọc lại bài

Cảnh đẹp của công trình thuỷ điện...

-HS trả lời -nhận xét, bổ sung.

0 9

0

(7)

+Những chữ nào phải viết hoa?

-GV hướng dẫn viết từ khó:

-Yêu cầu HS tự nhớ và viết bài.

Quan sát, giúp đỡ

-GV yêu cầu HS đối chiếu sách soát bài.

- GV thu 5 bài nhận xét.

-GV nhận xét chung bài viết của HS.

3.Hoạt động Luyện tập, thực hành(7’) Bài tập 2a: Viết vào ô trống cặp tiếng..

- GV gơị ý:

- GV cho HS làm bài theo nhóm 2.

- Mời đại diện 1 số nhóm trình bày.

- GV nhận xét- chốt kiến thức

Bài tập 3a: Tìm và viết lại các từ láy - Cho HS thi làm theo nhóm.

- Quan sát, giúp đỡ

- GV nhận xét, kết luận

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3’)

- Cho HS điền vào chỗ trống l/n để hoàn chỉnh câu thơ sau:

Tới đây, tre ....ứa ....à nhà

Giò phong.. ..an ...ở nhánh hoa nhụy vàng.

- GV củng cố cho HS cách viết l/n.

- GV nhận xét giờ học-chữ viết của HS.

- Nhắc HS về nhà xem lại những lỗi mình hay viết sai, viết lại cho đúng.

- HS tìm từ khó- 2HS viết bảng- lớp viết nháp- Chữa

-1HS đọc lại bài viết - HS viết bài.

- HS soát bài.

HS còn lại đổi vở soát lỗi

Đọc yêu cầu Làm bài

Lời giải:a)la hét- nết na; con la–quả na 1 HS đọc đề bài

Làm bài

- Báo cáo kết quả, Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

lời giải:

- Từ láy âm đàu l : la liệt, la lối, lả lướt

- HS điền

Tới đây, tre nứa là nhà

Giò phong lan nở nhánh hoa nhụy vàng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên; Nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2).

- Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c của BT3, BT4.

(8)

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ. Năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ;

HS yêu thích môn học, thích khám phá thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Từ điển

- HS : Từ điển, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu(5’)

- Cho 2 đội HS chơi trò chơi "Nói nhanh, nói đúng" nêu các từ nhiều nghĩa. Đội nào kể được nhiều và đúng thì đội đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành

Bài tập 1(8'): Dòng nào ghi đúng nghĩa của từ thiên nhiên.

- GV yêu cầu HS tự làm, phát biểu.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(6'): Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.

- GV yêu cầu HS đọc kĩ các câu thành ngữ, tục ngữ tìm từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và giúp HS hiểu ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ.

*BVMT:-GV liên hệ thực tế giáo dục HS ý thức BVMT...

Bài tập 3(6') Tìm những từ ngữ miêu tả không gian và đặt câu với một trong các từ tìm được.

- GV hướng dẫn: dựa vào mẫu em hãy tìm những từ ngữ tương tự. Sau đó chọn một trong các từ tìm được để đặt câu.

- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm, tìm từ rồi đặt câu ghi vào bảng phụ của nhóm.

Hoạt động của trò - 2 đội chơi

- Nhận xét - HS nghe

- HS thảo luận cặp đôi.

- Báo cáo-nhận xét.

- Thiên nhiên: tất cả những gì không do con người tạo ra.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài.

- Đại diện HS trình bày - Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS hiểu ý nghĩa các thành ngữ, tục ngữ.

a, Lên thác xuống ghềnh b, Góp gió thành bão c, Nước chảy đá mòn.

d, Khoai đất lạ, mạ đất quen

- HS thi đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trên.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Mỗi nhóm tìm một phần đặt câu làm vào phiếu.

- Các nhóm báo cáo.

- Nhận xét.

a, mênh mông, bát ngát, bao la…

Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông.

(9)

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 4(7') Tìm những từ ngữ miêu tả sông nước và đặt câu.

- GV chia nhóm yêu cầu các nhóm tìm từ, đặt câu.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.

3. Củng cố- dặn dò(3')

- Tìm các từ tượng thanh chỉ tiếng nước chảy ?

- Đặt câu có từ vừa tìm được ?

*QTE: Bổn phận bảo vệ môi trường, thiên nhiên quanh em.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu.

- Làm theo nhóm

- Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung

- HS nêu: róc rách, tí tách, ào ào,...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển

- Phân biệt được từ đồng nghĩa, từ đồng âm trong số các từ nêu ở BT1.

- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa BT3.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ; HS tự giác tích cực học tập , ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu (5')

- Cho HS tổ chức thi lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa và đặt câu.

- GV nhận xét, hỏi thêm:

+ Thế nào là từ đồng âm?

+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành

Bài 1(14')Trong các từ in đậm sau những từ

Hoạt động của trò - 2 HS làm bài.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

(10)

nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa..

- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào VBT.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Thế nào là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa?

Bài 3(13'):Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đã cho..

- GV hướng dẫn HS: cho các tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng. Với mỗi từ trên, em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của chúng.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3’) Thế nào là từ đồng âm, từ nhiều nghĩa? Lấy ví dụ ? Đặt câu?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dăn: chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài - HS đọc các câu văn.

- Lớp làm bài vào VBT.

- Lớp đọc bài làm.

- Từ chín trong câu 2 là từ đồng âm với từ chín trong câu 1 và câu3 - Từ chín trong câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa.

- Đường ở câu 1 là từ đồng âm với đường ở câu 2, câu 3.

- Đường ở câu 2 và câu 3 là từ nhiều nghĩa.

- HS đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ tự làm bài - HS đặt 4 câu.

- HS nối tiếp đọc câu đã đặt.

- Lớp nhận xét.

Bạn An là người cao nhất lớp em.

Kết quả học kì này của em cao hơn hẳn học kì trước.

- HS trả lời, nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Khoa học

PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giải thích 1 cách đơn giản HIV là gì? AIDS là gì?; Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV / AIDS; Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.

- Nhận biết và phòng tránh HIV / AIDS.HS có kĩ năng chia sẻ, thông cảm với người bị nhiễm HIV.

- Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người; Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh phòng tránh HIV /AIDS.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh.

(11)

- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Hình SGK - HS: SGK, VBT

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:

+ Bệnh viêm gan A lây qua đường nào?

+ Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A?

+ Bệnh nhân mắc viêm gan A cần làm gì ?

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(12’)

a) Tìm hiểu về HIV/AIDS

- Tìm hiểu về nghĩa của các cụm từ viết tắt:

+ HIV:

+ AIDS

- TC: Ai nhanh ai đúng

- Hướng dẫn luật chơi, cách chơi - HS chơi

Đáp án: 1 (c); 2 (b); 3 (d); 4 (e);5 (a).

- HIV/AIDS là gì?

- HIV lây truyền qua những con đường nào?

- Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS?

- Các triệu chứng của người bị HIV?

- Để phát hiện một người có bị nhiễm HIV không, người ta thường làm gì?

Kết luận: HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV. AIDS là gia đoạn phát bệnh của người bị nhiễm HIV. HIV lây

- HS chơi trò chơi

- Do vi-rút viêm gan A, bệnh lây qua đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A: sốt nhẹ,

- Cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi...

- Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, ăn uống, sinh hoạt, ...

- HS nghe - HS chơi

- Là hội chứng suy giảm miễn dịch - 3 con đường( đường máu, đường tình duc, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc cho con bú)

Bắt tay, ôm, ngồi học chung, ăn cơm cùng mâm, nằm ngủ bên cạnh

- 3 giai đoạn - Xét nghiệm máu

(12)

truyền qua 3 con đường chính. Để phát hiện một người có bị nhiễm HIV không, người ta thườxét nghiệm máu.

b)Cách phòng tránh HIV/AIDS Yêu cầu thảo luận nhóm bàn:

- GV hỏi cách phòng tránh HIV / AIDS?

- Ở lứa tuổi chúng ta phải làm gì để tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm

HIV/AIDS?

Kết luận

* GDBVMT: Có ý thưc tuyên truyền, vận động mọi người phòng tránh HIV.

Xây dựng môi trường sống lành mạnh.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 15’)

*Tình huống: không phân biệt, kì thị đối với người bị nhiễm HIV/AIDS - Chia 6 nhóm- thảo luận đóng vai các tình huống ở hình 1,2,3( Tr. 36)

- Theo em các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?

- Nếu các bạn ở hình 2 là những người quen của bạn, bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Tại sao?

Kết luận: Chúng ta không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người bị nhiếm HIV và gia đình họ

Giáo dục QTE: Trẻ em dù bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em. Họ rất cần sống trong tình yêu thương, sự san sẻ của mọi người.

- Trẻ em có thể làm gì để tham gia phòng tránh HIV/ AIDS?

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (3')

- HIV là gì? AIDS là gì? HIV có thể lây qua đường nào? Phòng tránh HIV/

AIDS bằng cách nào?

- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ?

- Dặn: chuẩn bị bài: Phòng tránh bị xâm

- QS tranh, thảo luận, báo cáo

- Chỉ dùng kim tiêm 1 lần rồi bỏ, không tiêm chích ma túy, không dùng chung các dụng cụ....

- Sống lành mạnh, không tham gia các tệ nạn xã hội

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Thảo luận nhón, đóng vai - Các nhóm chia sẻ

H.1,2

- Không phận biệt, xa lánh…

Em vẫn chơi với họ, động viên, ....

HS đọc mục “Bạn cần biết”.

Tìm hiểu, học tập để biết về HIV / AIDS, các đường lây., tuyên truyền...

(13)

hại

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

____________________________________________________________

Ngày soạn: 24.10.2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố các kiến thức về số thập phân

- Đọc, viết, các số thập phân; Sắp thứ tự các số thập phân từ bé đến lớn.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học; Chăm chỉ trung thực, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ…

- HS: SGK, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu(5’)

- Trò chơi: Xây nhà:

34,66 34,

60

2,01 2,010

4,80 4,800

0

-Giáo viên tổ chức cho 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 5 em. Khi nghe giáo viên hô 1, 2, 3 bắt đầu mỗi đội sẽ phải tìm thật nhanh các số thập phân trên các mảnh ghép để ghép vào ngôi nhà cho gắn vào đúng vị trí cho phù hợp. Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà mái đỏ, tường vàng, cửa xanh.

Gắn đúng 1 hình sẽ được 10 điểm. Đội nào làm đúng và hoàn thành trước sẽ là đội

Hoạt động của trò - HS chơi trò chơi

- Nhận xét

15,50 15,5

26 + 17

(14)

thắng cuộc.

- Lưu ý: Các vị trí tương ứng sẽ là các STP bằng nhau

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Giới thiệu bài mới- ghi bảng

2. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài tập 1(7'):Đọc số thập phân...

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm bài vào vở.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS.

- GV chốt lại kết quả đúng Nêu cách đọc các số thập phân Bài tập 2(7'): Viết số thập phân - GV quan sát, giúp HS.

- Nhận xét ,chốt kết quả đúng Nêu cách đọc các số thập phân

Bài tập 3(7')Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.

+ Muốn xếp thứ tự các số thập phân ta làm như thế nào?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, yêu cầu HS giải thích kết quả, chốt lại lời giải đúng.

- GV yêu cầu HS đọc lại các số theo thứ tự từ lớn đến bé.

+ Nêu cách so sánh các số thập phân?

Bài tập 4/ b(6')Tính - GV quan sát

- GV chữa bài, chốt kết quả đúng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3') - Số nào lớn nhất trong các số sau:

74,26 ; 74,62 ; 47,99 ; 100,01 - Nêu cách so sánh 2 số thập phân?

- Nêu cách đọc, viết các số thập phân?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Dặn về học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS suy nghĩ, làm bài.

- 1HS lên bảng làm.

- Chữa, nhận xét, bổ sung.

- Lớp đổi chéo vở, nhận xét.

- 2HS đọc lại các số thập phân.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 2 HS lên bảng làm.

- Lớp làm bài cá nhân.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Ta cần so sánh các số thập phân với nhau.

- HS tự làm bài.

- 1 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS giải thích cách làm.

41,538 ; 41,835; 42,358; 42,538 - 2HS nêu

- HS đọc yêu cầu.

- 1 HS làm bảng, lớp làm vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS thực hiện, nhận xét, bổ sung

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Tập đọc ĐẤT CÀ MAU

(15)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần

hun đúc lên tính cách kiên cường của người Cà Mau. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn nhấn giọng các từ ngữ miêu tả đặc điểm thiên nhiên và con người Cà Mau.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ; Yêu quý con người và vùng đất mũi Cà Mau.

*GD BVMT: Giáo dục cho hs hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau, và con người nơi đây. Từ đó thêm yêu quý con người và vùng đất này.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh học bài đọc trong SGK; bảng phụ - HS: SGK, v ghiở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu (5')

- Cho HS nghe bài hát"Áo mới Cà Mau"

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

a)Luyện đọc(8')

- GV chia bài làm ba đoạn

- GV nghe, nhận xét sủa lỗi cho HS -Nêu câu hỏi giải nghĩa từ

- GV đọc toàn bài.

b)Tìm hiểu bài(12')

-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời

+ Tại sao tác giả lại gọi Cà Mau là đất mưa dông?

- GV tiểu kết, ghi ý chính - Yêu cầu HS đọc đoạn 2.

+ Vì sao cây cối ở Cà Mau phải mọc thành chòm, thành rặng với rễ cắm sâu vào lòng đất?

+ Người dân dựng nhà như thế nào?

- GV tiểu kết, ghi ý chính

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời:

+ Từ ngữ miêu tả tính cách của người

Hoạt động của trò

- 1 HS đọc toàn bài

HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1.

HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo cặp- đại diện đọc

- HS đọc thầm đoạn 1.

- Vì mưa ở Cà Mau rất khác thường;

sớm nắng chiều mưa, mưa dữ dội rồi 1.Mưa ở Cà Mau

- HS đọc thầm đoạn 2

- Vì Cà Mau đất xốp, phập phều, lắm gió, dông.

- Dựng dọc theo những bờ kênh, nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

2. Cây cối nhà ở Cà Mau..

Đọc thầm đoạn 3

- Thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ được lưu truyền.

3. Người Cà Mau.

- HS nêu ý chính.

(16)

Cà Mau?

- GV tiểu kết, ghi ý chính

+ Cảm nghĩ của em khi đọc bài văn?

=> Thiên nhiên, đất đai đã góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.

*Giáo dục biển đảo:HS hiểu thêm về sinh thái của vùng Cà Mau – Cực Nam của tổ quốc

*BVMT:-GV liên hệ thực tế GDHS ý thức BVMT...

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(7’) - Đọc nối tiếp toàn bài

- Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.

- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 3 - Luyện đọc theo cặp - Thi đọc

- Bình chọn HS đọc tốt

3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm(3’)

- Em học được tính cánh tốt đẹp nào của người dân ở Cà Mau ?

*QTE:-HS có quyền được tự hào về đất nước, con người Việt Nam.

- GV nhận xét giờ học.

- Về học bài, chuẩn bị bài sau.

- 3 HS đọc tiếp nối - HS nêu cách đọc

- Học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.

- HS đọc theo cặp - Học sinh thi đọc - HS bình chọn

- HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Lịch sử

XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:

+Trong những năm 1930-1931 ở nhiều vùng nông thôn Nghệ- Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.

+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lý bị xóa bỏ. Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ.

- Biết được phong trào Xô viết- Nghệ tĩnh là đỉnh cao của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930- 1931.

(17)

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn; HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực; Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước, Cảm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Bản đồ hành chính Việt Nam - HS: SGK, VBT

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Cho HS hát bài"Em là mầm non của Đảng", trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu những nét chính về hội nghị thành lập ĐCSVN?

+ Nêu ý nghĩa của việc ĐCSVN ra đời.

- GV nhận xét

- GV cho HS quan sát hình minh hoạ trong SGK và hỏi: Hãy mô tả những gì em thấy trong hình?

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a) Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930- 1931 (9’)

- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

- GV giới thiệu: tại đây, ngày 12/9/1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

- GV yêu cầu: Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung SGK em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An.

- GV gọi HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 dã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào?

Kết luận: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh những năm 1930-1931, hãy cùng tìm hiểu điều này.

- HS hát - 2 HS trả lời.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- 1 HS lên bảng chỉ cho HS cả lớp theo dõi.

- HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cùng bàn cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe.

- 1 HS trình bày trước lớp,

- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Nhân dân có tinh thần đấu tranh cao, quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai.

(18)

b) Hoạt động 2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng. (9’)

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, trang 18/ SGK và hỏi: Hãy nêu nội dung của hình minh hoạ 2?

+ Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?

- GV nêu: Thế nhưng vào những năm 1930- 1931, ở những nơi nhân dân giành chính quyền cách mạng, ruộng đất của địa chủ bị tịch thu chia cho nông dân.

Ngoài điểm mới này, chính quyền Xô Viết - Nghệ tĩnh còn tạo ra cho làng quê một số nơi ở Nghệ - Tĩnh những điểm gì mới?

- GV yêu cầu: Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ- Tĩnh giành được chính quyền cách mạng 1930- 1931.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn làm bài trên bảng lớp.

+ Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết, người dân có cảm nghĩ gì?

- GV trình bày: Trước thành công của phong trào Xô viết - Nghệ tĩnh, bọn đế quốc, phong kiến vô cùng hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. Mặc dù vậy, phong trào Xô viết - Nghệ tĩnh đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

-Cho Hs làm bài tập: chọn đáp án đúng 1/ Những thay đổi quan trọng trong các thôn, xã ở Nghệ - Tĩnh thời kì có chính

- Hs quan sát tranh và nêu nội dung tranh

- Sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác.

- HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 1 HS lên bảng ghi các điểm mới mình tìm được trên bảng lớp.

- Cả lớp cùng bổ sung ý kiến thống nhất có những điểm mới sau:

+ Không hề xảy ra trộm cắp.

+ Các thủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc cũng bị đả phá.

+ Các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.

+ Nhân dân được nghe giải thích chính sách và được bàn bạc công việc chung...

- Người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm.

- Hs làm bài

(19)

quyền nhân dân là:

A/ Trong các thôn, xã không có nạn trộm cắp

B/ Những phong tục lạc hậu bị đả phá C/ Nông dân được chia ruộng đất D/ Tất cả các trên.

2/ Thời gian diễn ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là:

A/ 1930 - 1931 B/ 1936 - 1939 C/ 1939 - 1945

- Cho Hs làm bài, chữa bài

- Gv nhận xét, tuyên dương Hs làm bài nhanh và đúng

c) Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết - Nghệ tĩnh. (9’)

- GV y/c HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi:

+ Phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta?

+ Phong trào có tác động gì đối với cách mạng cả nước?

- GV kết luận về ý nghĩa của phong trào:

Phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh đã khích lệ, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta....

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(3’)

+ Qua bài học ngày hôm nay, chúng ta biết được thêm điều gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài - Sưu tầm những bài thơ nói về phong trào Xô Viết - nghệ Tĩnh.

- Đáp án: 1.D 2.A

- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nêu ý kiến trước lớp.

- Phong trào Xô viết- Nghệ Tĩnh cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.

- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã khích lệ, cộ vũ động viên tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

______________________________________

Ngày soạn: 25.10.2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2021 Toán

(20)

VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn về bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thường dùng.

- Luyện cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học; HS chăm chỉ, tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: PHTM, máy tính bảng - HS: SGK, v ghiở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Tìm nhanh,tìm đúng".

- Cách chơi: Trưởng trò đưa nhanh các số TP có chữ số 5 ở các hàng sau đó gọi HS nêu nhanh giá trị của chữ số đó.

- VD: 56,679; 23,45 ; 134,567...

- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Ôn lại hệ thống đơn vị độ dài(10')

- GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.

+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề?

Ví dụ:

Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

6m 4dm = … m - Cách làm: 6m 4dm =

10

6 4 m = 6,4m Hướng dẫn HS chuyển qua hỗn số rồi chuyển qua số thập phân nhưng trình bày ngắn gọn.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài tập 1 (6')Viết số thập phân thích hợp.

PHTM( Giao bài tập)

- GV lưu ý HS chuyển đổi các đơn vị đo.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Hoạt động của trò - HS chơi trò chơi

- HS nghe

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS thực hiện - Lớp nhận xét

- HS nhắc lại cách làm.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài trên máy tính bảng, nộp bài

- Lớp nhận xét.

a, 8m 6dm = 8,6m

(21)

+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?

Bài tập 2(6')Viết các số thập phân vào chỗ chấm.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV chốt lại kết quả đúng.

+ Làm thế nào để viết được số đo độ dài dưới dạng số thập phân?

Bài tập 3 (5')Viết các số đo thích hợp.

- GV yêu cầu HS làm bài . - GV theo dõi, hướng dẫn HS.

- GV nhận xét, yêu cầu HS giải thích kết quả, chốt lại lời giải đúng.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm(3’) - Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.

2dm 2cm = 2,2dm - HS đọc yêu cầu của bài.

- 1HS làm mẫu giải thích cách làm - HS tự làm bài, nộp bài

- Lớp nhận xét, chữa bài.

2m 5cm = 2,05m 21m 36cm = 21,36m - HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài, nộp bài.

- HS giải thích cách làm.

- Lớp đổi chéo vở, chữa bài.

5km 302m=

1000

5 302 km = 5,302km 5km 75m =

1000

5 75 km= 5,075km 302m =

1000

302 km = 0,302km

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kiến thức về văn tả cảnh cho HS

- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp của địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; Dựa vào dàn ý (thân bài),viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ; HS yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

*GDTNMTBĐ: Gợi ý cho Hs tả cảnh biển, đảo theo chủ đề cảnh đẹp quê hương em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

(22)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Cho HS tổ chức thi đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành

Bài tập 1(15'): Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.

- GV hướng dẫn HS: Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- GV gợi ý: Muốn xây dựng dàn ý tả từng bộ phận của cảnh,

- GV theo dõi, hướng dẫn HS lập dàn ý.

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc dàn ý đã lập.

- GV nhận xét, bổ sung.

Bài tập 2(12'): Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của địa phương em

* GDTNMTBĐ: Gợi ý cho HS tả cảnh biển, đảo theo chủ đề cảnh đẹp quê hương em

- GV hướng dẫn: Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.

+ Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao quát của đoạn. Các câu trong cùng đoạn làm nổi bật ý đó.

+ Đoạn văn phải có hình ảnh, chú ý biện pháp so sánh, nhân hoá…

+ Đoạn văn cần thể hiện cảm xúc người viết.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3’) - Cấu tạo của bài văn tả cảnh?

*QTE:-GV liên hệ thực tế giáo dục HS trẻ em có quyền được gắn bó với thiên nhiên.

- Nhận xét tiết học.

- Về viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương.

Hoạt động của trò - 2 HS thi đọc bài - nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS phát biểu về cảnh định tả.

- HS lập dàn ý.

- HS đọc dàn ý.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Một vài HS nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh.

- HS thực hành viết đoạn văn.

- Nhiều HS đọc bài làm.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết đoạn văn hay, sáng tạo.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

(23)

Đạo đức

NHỚ ƠN TỔ TIÊN

I. MỤC TIÊU

- HS biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên;

Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.

- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác; Giáo dục HS tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK , phiếu học tập - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Cho HS tổ chức thi kể: Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí:

- Em đã làm được những việc gì?

- Tại sao em lại làm như vậy - Việc đó mang lại kết quả gì?

- GV nhận xét, đánh giá

- Giới thiệu bài: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(12’)

Hoạt động 1(9'): Phân tích truyện.

- GV kể chuyện : Thăm mộ

- Nhân ngày tết cổ truyền bố của Việt đã làm gì tỏ lòng biết ơn tổ tiên?

-Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp bố mẹ?

- Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ ? vì sao ?

* Kết luận: Ai cũng có gia đình dòng họ, mọi người phải biết ơn tổ tiên...

Ghi nhớ: SGK

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Hoạt động 2(8'): Bài tập 1

Hoạt động của trò - HS thi kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS nghe - HS đọc lại - Mua quà....

- Để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

- Ai cũng có gia đình dòng họ, mọi người phải biết ơn tổ tiên.

- HS đọc ghi nhớ.

(24)

-Những việc làm thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên.

+ Ở nhà làm lễ, giỗ linh đình, mời càng đông người dự càng tốt. S

+ Giữ gìn các di sản của gia đình, dòng họ. Đ

+ Thắp hương suốt ngày. S

+ Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên, ông bà vào ngày tết, Tết thanh minh. Đ

* Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực cụ thể phù hợp với khả năng.

Hoạt động 3(8'):Làm bài tập 2 Tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

- GV chia lớp 4 nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm

- GV quan sát, hướng dẫn

- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân + Em nghĩ gì khi xem, đọc, nghe các thông tin trên ?

+ Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm thể hiện điều gì ?

* Kết luận: Cứ đến ngày 10/3 hàng năm nước ta lại tấp nập trở về đền Hùng Vương

( Phú Thọ) tưởng nhớ đến các vị vua Hùng đã có công dựng nước ...

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5')

- Kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ?

- Tìm nhữ câu ca dao, tục ngữ nói về các truyền thống tốt đẹp của các gia đình dòng họ

- Em cần là gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp của gia đình ?

*GDQTE: Liên hệ giáo dục HS quyền có gia đình, dòng họ, tự hào về truyền thống tốt đẹp về gia đình dòng họ.

- HS đọc yêu cầu - Làm bài

- Trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do.

- Cả lớp trao đổi nhận xét \.

- HS đọc yêu cầu

Lớp chia 4 nhóm giới thiệu về tranh ảnh giỗ tổ Hùng Vương

- Đại diện các nhóm lên giới thiệu - HS nhận xét, bổ sung

- Nhớ ơn người đã có công, dựng nước, giữ nước.

- HS kể

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con - Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

(25)

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học - Về học bài, chuẩn bị bài sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Khoa học

PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại; Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; Nói được cảm giác an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân, phản đối mọi sự xâm hại.

- Biết được một số cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.

- Năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người; Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học; Luôn có ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác.

*QTE:- Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi, ngược đãi và lạm dụng tình dục.

- Quyền được bảo vệ khỏi sự mua bán bắt cóc.

* CÁC KĨ NĂMG SỐNG CƠ BẢN

-Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

-Kĩ năng ứng phó,ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

-Kĩ năng sự giúp đỡ nêu bị xâm hại.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Hình trong SGK, tình huống - HS: SGK, VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu(5’) - Cho HS tổ chức thi kể:

+ Những trường hợp tiếp xúc nào không gây lây nhiễm HIV/AIDS.

+ Chúng ta có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS?

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1( 13'): Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại

- Sử dụng H.1, 2, 3 (Tr.38). Nêu nội dung từng hình?

Các bạn trong tình huống trên có thể gặp phải những nguy hiểm gì?

Hoạt động của trò - HS thi kể

+ Bởi ở bể bơi công cộng; Ôm, hôn má; Bắt tay; Muỗi đốt; Ngồi học cùng bàn; Uống nước chung cốc

-Không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ

- HS nghe

Đọc yêu cầu bài 1- tự làm Chỉ hình vẽ, báo cáo kết quả

Có thể gặp kẻ xấu, bị bắt cóc, bị xâm hại..

(26)

- Nêu thêm một số tình huốngcó thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?

- Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?

- GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại” (14’)

Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại

- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ - HS đưa tình huống

- GV giúp đõ, hưỡng dẫn từng nhóm

Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?

- Gọi các đội lên đóng kịch

- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả - GV kết luận nội dung bài học.

3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (3') - Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?

*QTE- Quyền được bảo vệ khỏi sự bỏ rơi, ngược đãi và lạm dụng tình dục.

- Quyền được bảo vệ khỏi sự mua bán ....

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài: Phòng tránh bị xâm hại (tiếp theo)

- Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín với người lạ,nhờ xe người lạ...

- Không đi một mình nơi tối tăm vắng vẻ; không ở trong phòng kín một mình với người lạ;...

- HS đọc mục “Bạn cần biết”.

Đọc yêu cầu bài 2

- HS thảo luận theo tổ - Học sinh làm kịch bản

Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.

Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.

Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.

Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?

Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.

Bắc: Thế cậu về đi nhé...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(27)

- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Thiên nhiên. Tìm được một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.

- Viết được đoạn văn tả một cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết văn tả cảnh đẹp thiên nhiên.

- Góp phần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ; Giáo dục HS hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Từ điển, bảng nhóm - HS : Từ điển, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Hoạt động mở đầu: (5')

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi: 3 dãy thi đặt câu phân biệt nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa mà mình biết. Dãy nào đặt được nhiều câu và đúng thì dãy đó thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài tập 1(9'): Đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.

- GV theo dõi, sửa phát âm cho HS.

Bài tập 2(9'): Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện? Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh? Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3(9'): Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.

- GV hướng dẫn HS để hiểu đúng yêu

Hoạt động của trò - HS thi đặt câu

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 3, 4 HS đọc to mẩu chuyện.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS làm việc cá nhân, 1 HS làm vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+Từ ngữ thể hiện sự so sánh:

…xanh như mặt nước mệt mỏi trong +Từ ngữ thể hiện sự nhân hoá:

…được rửa mặt sau cơn mưa, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca....

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS lắng nghe hướng dẫn.

(28)

cầu của bài:

+ Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.

+ Cảnh đẹp đó có thể là một ngọn núi, cánh đồng, công viên, vườn hoa…

+ Chỉ viết khoảng 5 câu.

+ Trong đoạn văn sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đoạn văn.

- GV nhận xét, sửa

*BVMT:-GV liên hệ thực tế GDHS ý thức ...

3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (3')

- Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn vừa viết?

- Các từ ngữ thuộc chủ đề vừa học?

*QTE:-Quyền được phát biểu ý kiến riêng và được tôn trọng ý kiến riêng của mình.

- GV nhận xét giờ học.

- Về học bài, chuẩn bị bài sau

- HS viết bài vào VBT.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

- 4-5 HS đọc đoạn văn.

- Lớp nhận xét- bình chọn

- 2 HS TL.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Kĩ thuật

CẮT , KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS làm được một sản phẩm khâu thêu tự chọn - Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên:

+ Một số sản phẩm khâu thêu đã học + Tranh ảnh của các bài đã học - HS: SGK, bộ đồ dùng

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. HĐ mở đầu: (5 phút) - Hát

- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học.

- Giới thiệu bài mới - ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh hát.

- Học sinh báo cáo - Học sinh quan sát

(29)

2. HĐ luyện tập, thực hành: (25 phút) - HS tiếp tục thực hành và làm sản phẩm tự chọn.

- GV quan sát hướng dẫn HS làm và hoàn thành sản phẩm

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe,thực hiện.

- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.

- Cho học sinh đánh giá sản phẩm.

- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo.

- Giáo dục học sinh biết cách sử dụng tiết kiệm năng lượng.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)

- Khi làm một sản phẩm cắt, khâu thêutự chọn chúng ta cần lưu ý gì?

- Giáo viên tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về nhà Lựa chọn 1 sản phẩm thêu tự chọn mà em thích sau đó sáng tạo các kiểu thêu khác nhau để trang trí cho sinh động.

- Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 26.10.2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Luyện kỹ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học; HS chăm chỉ, trung thực tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xác định mục tiêu của chủ đề Hệ hô hấp: GV xác định mục tiêu về năng lực đặc thù, bao gồm: + Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp; + Xác định

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...Nhận thức địa lý, tìm hiểu