• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 8

Ngày soạn: 20/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017 Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)

2. Kĩ năng: Bước biết đọc diễn cảm một giọng thơ với giọng vui hồn nhiên.

3. Thái độ: Biết ước mơ về tương lai tốt đẹp.

*GDQTE: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy tính, phông chiếu, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc bài: “ ở Vương quốc Tương Lai ” và trả lời câu hỏi:

+ Qua ước mơ của các bạn nhỏ đã cho chúng ta thấy được điều gì ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Gtb(1’): Sử dụng tranh yêu cầu Hs quan sát tranh trên phông chiếu.

b.Luyện đọc (10’) - Giáo viên đọc cả bài

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp các khổ thơ.

- Phép lạ nghĩa là như thế nào ? - Gv kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs.

- Nhận xét

c.Tìm hiểu bài(12’)

Đọc bài để tìm hiểu: Câu thơ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần ?

+ Việc lặp đi lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?

+ Mỗi khổ thơ nói lên ước mơ gì ?

Gv tiểu kết, chuyển ý

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi

- HS quan sát, nêu nội dung tranh

- Học sinh đọc nối tiếp lần 1 - 1 hs trả lời

- Hs đọc nối tiếp lần 2 - Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp - 1 hs đọc cả bài

- Hs đọc thầm.

- Nếu chúng mình có phép lạ.

- Ước mơ của các bạn nhỏ + Hạt giống nảy mầm nhanh.

+ Thành người lớn: lặn, lái máy bay.

+ Không còn mùa đông lạnh + Trái bom thành trái ngon.

Ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các

(2)

- Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn ?

- Em thích ước mơ nào trong bài ? Vì sao ?

- Bài thơ muốn nói về điều gì ?

* Ghi ý chính bài.

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp bài.

- Gv đưa bảng phụ khổ thơ 2 của bài trên phông chiếu.

- Gv đọc mẫu.

- Tổ chức cho hs đọc thuộc từng khổ thơ

- Nhận xét, tuyên dương hs.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em ước mơ thế giới chúng ta sẽ như thế nào ?

* GD QTE: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp....

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài : Đôi giày ba ta màu xanh

bạn nhỏ - Ước mơ cao đẹp, ước mơ lớn.

- Hs phát biểu tự do.

- Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp

- Hs đọc nối tiếp bài, tìm cách đọc từng khổ thơ.

- Hs đọc trên phông chiếu - Hs thi đọc từng khổ

- Hs nhẩm đọc thuộc khổ thơ - Hs đọc thuộc khổ thơ

- Hoà bình, hạnh phúc, không có chiến tranh

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tính được tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất để tính tổng ba số bằng cách thuận tiện nhất.

2. Kĩ năng: Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. KTBC: (5’)

- Mời hai HS lên bảng làm bài tập 1 VBT.

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1b (12’)

- Hai HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét.

- Nêu yêu cầu của bài

(3)

- GV hướng dẫn HS đặt tính cột dọc và tính.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2: (10’)

- Hướng dẫn HS giải bằng cách thuận tiện nhất.

- Yêu cầu HS giải thích cách làm.

- Nhận xét, chốt kết quả.

Bài 3 (12’)

- Gọi HS nêu y/c bài Bài toán cho biết gì?

Bài toán hỏi gì?

- Cho Hs làm bài, chữa bài.

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5’)

- Tính bằng cách thuận tiện nhất:

1263 + 76 + 37 - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .

- HS làm bài và chữa bài, nhận xét.

b. 2814 3925 + 1429 + 618 3046 535 7289 4078

- Nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và trình bày kết quả.

a. 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178

67 + 21 + 79 = 67 + ( 21+ 79) = 67 + 100 = 167

b. 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285+15) = 1089

448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594 =1094

- 1 HS nêu.

- HS trả lời

- 1 Hs lên bảng làm Bài giải

a. Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là:

79 + 71 = 150 ( người) Đáp số: 150 người - Lắng nghe và thực hiện

Chính tả (nghe - viết) TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.

2. Kĩ năng: Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.

3. Thái độ: Ý thức giữ vở sạch, rèn chữ viết.

*GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

*GDQTE: Quyền mơ ước, khát vọng về những lợi ích tốt nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(4)

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Yêu cầu hs viết các từ sau: phong trào, khai trương, chung sức, thủy triều

Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn nghe - viết(20’)

- Gv đọc đoạn từ: “Ngày mai ... nông trường to lớn vui tươi ”.

- Anh chiến sĩ tưởng tượng về tương lai của đất nước như thế nào ?

* BVMT: GD tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước....

- Hướng dẫn viết từ khó: thác nước, nông trường...

- Khi trình bày đoạn văn, em cần lưu ý điều gì ?

- Gv nhắc nhở hs cách ngồi viết, cách trình bày bài.

- Đọc lại bài viết 1 lần - Gv đọc cho hs viết.

- Gv thu 5 bài nhận xét

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

c. Hướng dẫn làm bài tập(12’).

Bài tập 2a: Điền r/d/gi

- Gv yêu cầu hs đọc bài, suy nghĩ tìm từ để điền vào cho đúng.

- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Câu chuyện đáng cười ở điểm nào ?

Bài tập 3a. Tìm các từ có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa - Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân vào vở bài tập.

- Gv thống nhất lời giải đúng.

- 2 hs lên bảng viết, lớp viết nháp - Lớp nhận xét, bổ sung.

- Hs đọc thầm Sgk.

+ Những nông trường, nhà máy,..

+ Những thác nước đổ xuống làm chạt máy phát điện, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới ...

- HS lắng nghe - Tìm từ, nêu

- 2HS viết bảng, lớp viết nháp.

- HS đặt câu từ: thác nước.

- Hs phát biểu - Hs gấp Sgk.

- Hs viết bài

- Hs đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1 hs đọc to mẩu chuyện.

- 1 hs làm bảng phụ, lớp làm bài vở - Hs chữa bài.

- 1 hs đọc đoạn hoàn chỉnh.

kiếm giắt, kiếm rơi, xuống nước, đánh dấu, kiếm rơi, làm gì.

- Anh chàng ngốc rơi kiếm xuống sông, anh tưởng đánh dấu chỗ mạn thuyền nơi kiếm rơi mà không biết rằng ....

- 1hs nêu yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài, đổi chéo vở, nhận xét.

- Lớp chữa bài:

rẻ - danh nhân - giường

(5)

3. Củng cố, dặn dò(3’).

- Hãy tìm tiếng bắt đầu bằng d / r/ gi chỉ các loại cây rau, quả ?

* GD QTE: quyền mơ ước khát vọng về những lợi ích tốt đẹp....

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.

- Giá đỗ, rau rền, dưa hấu

Luyện từ và câu

CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

- 20 lá thăm để hs chơi trò chơi du lịch. Một nửa số lá thăm ghi tên thủ đô của 1 nước, nửa kia ghi tên của 1 nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1 . Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu hs viết lại cho đúng tên riêng trong 2 câu thơ sau:

Đồng đăng có phố kì Lừa Có nàng tô thị, có chùa tam thanh - - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Phần nhận xét(12’) Bài tập 1

- Gv đọc mẫu các tên riêng nước ngoài, hướng dẫn hs đọc đúng theo chữ viết:

Mô- rít-xơ Mát-téc-lích, Hi-ma-lay-a Bài tập 2

- Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?

- Gv giúp đỡ hs.

- Yêu cầu hs suy nghĩ trả lời bài, gv kết hợp điền vào bảng.

- 1 hs lên bảng viết lại các tên riêng.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- 3 hs đọc lại các tên người, tên địa lí nước ngoài.

- 1 hs đọc yêu cầu của bài - Hs trả lời.

Tên Bộ phận 1 Bộphận 2 Lep

Tôn - xtôi

Lép 1 tiếng

Tôn - xtôi 2 tiếng Mô - rít

-xơ Mát téc - lích

Mô - rít - xơ 3 tiếng

Mát - téc – lích 3 tiếng

(6)

- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào?

- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?

- Nêu cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?

Bài tập 3

- Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?

* Gv nói thêm: Đây là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

c. Ghi nhớ(2’) d. Phần luyện tập Bài tập 1(5’)

- Gv: Đoạn văn có những tên riêng viết sai qui tắc chính tả. Các em cần đọc kĩ và sửa lại cho đúng.

- Đoạn văn viết về ai?

Bài tập 2(6’)

- Gv hướng dẫn hs làm tuơng tự như bài 1 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3(6’)

- Gv giải thích cách chơi:

+ Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh.

+ Bạn trai cầm lá phiếu có ghi tên thủ đô Pa - ri, bạn viết lên bảng tên nước có thủ đô đó là: Pháp.

- Gv đưa 4 bảng phụ, yêu cầu 4 nhóm tham gia chơi tiếp sức.

- Gv quan sát, theo dõi cả 2 đội chơi.

Tô - mát Ê đi -

xơn

Tô - mát 2 tiếng

Ê - đi - xơn 3 tiếng Hi - ma

- lay - a

Hi - ma - lay - a 4 tiếng Đa -

nuýp

Đa - nuýp 2 tiếng Niu Di

- Lân

Niu 1 tiếng

Di - lân 2 tiếng - Viết hoa

- Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có gạch nối.

- 2 HS nêu.

- Viết giống như tên riêng Việt Nam.

- Hs đọc ghi nhớ.

- HS lấy ví dụ.

- Hs đọc nội dung của bài, làm việc cá nhân.

- 3 hs làm vào bảng phụ.

Đáp án:

Ác - boa, Lu - i Pa - xtơ, Quy - dăng - xơ.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

An - be Anh - xtanh, Crít - xti - an An - đéc - xen, I - u - ri Ga - ra rin; Xanh Pê - téc - bua, Tô - ki - ô, A - ma - dôn, Ni - a - ga - ra;

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 4 nhóm hs lên chơi tiếp sức.

- Nhận xét, bổ sung.

Tham khảo:

Số tt Tên nước Tên thủ đô

1 Nga Mát - xcơ -

va

2 Ấn Độ Niu Đê - li

3 Nhật Bản Tô - ki - ô

(7)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Nêu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài?

- Nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài giờ sau.

4 Thái Lan Băng Cốc

5 Mĩ Oa-sinh-tơn

6 Anh Luân Đôn

7 Lào Viêng Chăn

8 Cam-pu-chia Phnôm Pênh

9 Đức Béc - lin

10 In - đô - nê - xi - a

Gia - các - ta - 2 học sinh trả lời.

___________________________________

Đạo đức

TIẾT KIỆM TIỀN CỦA( TIẾT 2 )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào ? Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của ?

2. Kĩ năng: Sử dụng tiết kiệm, quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học

*GD BVMT: Sử dụng tiết kiệm tiền áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước...Trong cuộc sống hằng ngày là góp phần BVMT và tài nguyên thiên nhiên.

* SDNLTK & HQ:

- Biết sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng như: điện nước, xăng dầu, than đá, ga, ...chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.

- Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng tiết kiệm năng lượng, phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.

* Học tập tấm gương đạo đức HCM: giáo dục cho HS đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ...

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.

- Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ( tình huống), giấy khổ to

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tại sao cần phải tiết kiệm tiền của?

- Tiết kiệm tiền của thể hiện điều gì?

- Nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Nội dung

- 2 hs trả lời - Lớp nhận xét.

(8)

Hoạt động 1(10’): Bài tập 4. Sgk - Gv tổ chức cho hs làm bài tập 4.

- Trong các việc làm trên, việc làm nào thể hiện tính tiết kiệm?

- Trong các việc làm đó, việc làm nào thể hiện không tiết kiệm?

- Gv yêu cầu hs đánh dấu vào việc mình đã từng làm và yêu cầu hs đổi chéo bài để đánh giá xem bạn đã tiết kiệm chưa?

* Kết luận: Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm. * GD QTE:GV liên hệ giáo dục cho hs trẻ em có quyền tham gia tiết kiệm tiền của...

Hoạt động 2(10’): Xử lí tình huống

- Gv tổ chức cho hs làm việc theo nhóm, gv chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu thảo luận.

+ Cách xử lí của các bạn có đúng không?

+ Em thấy thế nào khi được xử lí như vậy?

*TGĐĐHCM: GV liên hệ giáo dục hs luôn có đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ....

Hoạt động 3(8’):

- Gv yêu cầu hs nói về những việc em sẽ làm để tiết kiệm tiền của cho bản thân và gia đình?

- Gv nhận xét, đánh giá.

*SDNLTK&HQ: GV Liên hệ giáo dục hs luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước, xăng, dầu...tiết kiệm tiền của.

3. Củng cố, dặn dò(5’) - Tiết kiệm tiền của có lợi gì?

*BVMT: Sử dụng tiết kiệm tiền của, quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hàng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau sau.

- Hs làm bài tập: đánh dấu  vào trước việc làm đúng.

- Hs đọc thầm và làm bài.

+ Câu a, b, g, h, k.

+ Câu c, d, đ, e, i

- Hs đánh dấu vào việc đã từng làm.

- Hs đổi chéo vở, nhận xét.

- Hs nghe

- Hs về nhóm của mình.

- Hs đóng vai, thảo luận cách giải quyết.

- Các nhóm lên bảng biểu diễn - Các nhóm khác nhận xét.

- Làm việc cặp đôi.

+ Hs viết ra giấy.

+ Hs nói cho bạn nghe - 2 hs trình bày trước lớp.

Khoa học

BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn mệt mỏi, đâu bụng, nôn, sốt...

- Biết nói với cha mẹ người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.

2. Kĩ năng: Phân biệt được lúc cơ thể khỏe mạnh và khi cơ thể bị bệnh

(9)

3. Thái độ: Có ý thức phòng tránh bệnh tật, không dấu bệnh.

* GDBVMT: GD học sinh biết được mối quan hệ giữa môi trường đối với sức khoẻ con vì vậy ta cần bảo vệ MT để con người được sống khoẻ mạnh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tự nhận thức để nhận thức một số dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi có những dấu hiệu không bình thường

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nội dung

Hoạt động 1(10’): Quan sát và kể chuyện Bước 1: Gv yêu cầu hs quan sát các hình trong Sgk và nêu nội dung từng tranh.

Bước 2: Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm, kể chuyện theo nội dung các tranh.

Bước 3: Trình bày - Yêu cầu hs liên hệ.

+ Kể tên một số bệnh em đã bị mắc?

+ Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào?

+ Khi nhận thấy cơ thể không bình thường em phải làm gì? Tại sao?

* Bạn cần biết: Sgk

Hoạt động 2 (10’): Trò chơi đóng vai Mẹ ơi con bị sốt

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn

- Gv đưa ra 2 tình huống yêu cầu hs đóng vai theo nhóm.

Nhóm 1 + 3: Lan bị đau bụng đi ngoài, nếu là Lan em sẽ làm gì?

Nhóm 2 + 4: Đi học về Hùng thấy mệt và đau đầu, ăn cơm không thấy ngon. Hùng định nói với mẹ nhưng thấy mẹ đang bận chăm em nên không nói. Nếu là Hùng em sẽ làm gì?

Bước 2: Gv theo dõi, nhắc nhở hs.

Bước 3: Trình diễn - Gv nhận xét, kết luận.

Hoạt động 3 (9’) So sánh lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

- 2 hs trả lời.

+ ăn uống hợp vệ sinh

+ Giữ vệ sinh môi trường sống + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- Hs làm việc cá nhân, làm bài 1 vở bài tập.

- Hs nối tiếp nói về nội dung tranh.

- Hs làm việc theo nhóm

+ Sắp lại thứ tự các tranh kể thành câu chuyện.

- Đại diện các nhóm kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- HS phát biểu.

- 2 học sinh đọc bài.

- Hs làm việc theo nhóm 6 em.

- Hs thảo luận theo tình huống được giao.

- Hs đóng vai trong nhóm.

- Các nhóm biểu diễn.

- Lớp nhận xét.

(10)

- Hãy so sánh lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh?

- Gv nhận xét- đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Em cần làm gì khi thấy cơ thể mệt mỏi khác thường?

* GD QTE: GV liên hệ thực tế giáo dục hs ý thức giữ gìn sức khoẻ...Khi bị bệnh trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ....

- Nhận xét giờ học.

- Vè nhà: thực hiện tốt giữ gìn sức khỏe của bản thân, chuẩn bị bài giờ sau.

- HS thảo luận nhóm - báo cáo.

- Nhận xét - bổ sung.

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 21/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017 Toán

TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng trình bày bài giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3.Thái độ: Rèn cho Hs tính cẩn thận, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Phấn màu. Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC(5’)

- Gọi hs lên bảng thực hiện bài 3 VBT - Gọi hs nhận xét bài của bạn

- GV nhận xét 2. Bài mới

a) Giới thiệu bài(1’)

b) HD hs tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó(13’)

- Gọi hs đọc bài toán trong SGK/47 - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

* HD hs nhận dạng bài toán trên sơ đồ - Bài toán y/c tìm hai số tức là số bé và số lớn (vừa nói vừa vẽ hai đoạn thẳng biểu diễn số bé và số lớn)

- 2 Hs lên bảng giải bài 3 - Hs nhận xét

- Lắng nghe

- 1 hs đọc bài toán trong SGK

- Cho biết tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10

- Yêu cầu tìm hai số.

- HS lắng nghe, theo dõi

(11)

- Tổng của 2 số là mấy?

- Hiệu của 2 số là bao nhiêu?

- Hiệu của hai số là 10, tức là số bé nhỏ hơn số lớn là 10. (GV hoàn thành sơ đồ tóm tắt) - Vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ tóm tắt: Đây là sơ đồ tóm tắt dạng tốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu.

- Gọi vài hs lên bảng chỉ và nhận dạng bài tốn trên sơ đồ.

* Hướng dẫn hs giải bài toán (Cách 1) - Che phần hơn của của số lớn và nói: Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?

- Vậy muốn tìm hai lần số bé ta làm sao?

- Tìm số bé thì ta làm như thế nào?

- Có được số bé, ta tìm số lớn bằng cách nào?

- Bạn nào có cách tìm số lớn bằng cách khác?

- Gọi 1 hs lên bảng lớp giải, cả lớp làm vào vở nháp

- Gọi hs đọc lại bài giải

- Dựa vào cách giải bài tốn, các em hãy nêu cách tìm số bé?

- Ghi: (70 - 10 ) : 2 = 30

- Dựa vào phép tính này, bạn nào hãy nêu công thức tìm số bé?

- Ghi bảng: SB = (tổng - hiệu) : 2 - Gọi vài hs đọc công thức tính.

* HD hs giải bài toán cách 2

- Nếu cô thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn?

- Muốn tìm hai lần số lớn ta làm sao?

- Nêu cách tìm số lớn?

- Tìm số bé ta thực hiện thế nào?

- Gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp.

- Gọi hs đọc bài tốn.

- Y/c hs nêu công thức tìm số lớn.

- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta có thể tính bằng mấy cách?

- Hãy nêu các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu?

- …là 70 -… là 10

- Hs theo dõi và nhận dạng

- 2 hs lên bảng thực hiện

- Số lớn bằng số bé.

- Ta lấy 70 trừ 10

- Lấy hai lần số bé chia cho 2.

- Lấy số bé cộng với hiệu - Ta lấy tổng trừ đi số bé

- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp

- 1 hs đọc to trước lớp

- Ta lấy 70 trừ 10 sau đó chia cho 2

- SB = (tổng - hiệu) : 2

- 3 hs đọc to trước lớp

- Số bé bằng số lớn.

- Ta lấy 70 + 10

- lấy 2 lần số lớn chia cho 2

- Lấy số lớn trừ đi 10 hoặc lấy tổng trừ đi số lớn.

- Cả lớp giải bài toán theo cách 2 - 1 hs đọc to trước lớp

SL = (tổng + hiệu) : 2

- Ta có thể tính bằng 2 cách

- Cách 1: tìm SB = (tổng - hiệu) : 2 SL = SB + hiệu

(12)

c. Luyện tập, thực hành Bài 1 (8’)

- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải bài toán.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2(8’)

- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải bài toán.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Gọi hs nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?

- Nhận xét tiết học

- Về chuẩn bị bài “ Luyện tập”

- Cách 2: SL = (tổng - hiệu) : 2 SB = SL - hiệu

- 1 hs đọc bài toán - 1 hs lên bảng tóm tắt

- Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên bảng trình bày.

Bài giải

Hai lần tuổi con là : 58 – 28 = 30 (tuổi)

Tuổi con là : 30 : 2 = 15 (tuổi)

Tuổi bố là : 58 – 15 = 43 (tuổi) Đáp số: Bố : 43 tuổi Con : 15 tuổi

- HS nhận xét bài của bạn đối chiếu với bài của mình

- 1 hs đọc đề toán

- Cả lớp làm bài, 1HS làm bảng phụ.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Hai lần số bạn trai là:

28 + 4 = 32 (bạn) Số bạn trai là:

32 : 2 = 16 (bạn) Số bạn gái là :

16 – 4 = 12 (bạn)

Đáp số: 12 bạn gái 16 bạn trai - 2 HS nêu

____________________________________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào gợi ý(SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện( mẩu chuyện, đoạn truyện), đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc một ước mơ viển vông phi lí.

2. Kĩ năng: Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

3.Thái độ: Bồi dưỡng cho Hs luôn ước mơ và mang niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

*GDQTE: Hiểu được ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí.

(13)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Truyện đọc 4

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu hs kể 1 đoạn truyện: Lời ước dưới trăng

- Kể cả câu chuyện và nêu ý nghĩa của chuyện.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Hướng dẫn kể chuyện Tìm hiểu đề bài(8’) - Yêu cầu hs đọc đề bài.

- Gv phân tích đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí.

- Yêu cầu hs giới thiệu những truyện, tên truyện mà mình đã sưu tầm có nội dung trên.

- Yêu cầu hs đọc gợi ý.

+ Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? Lấy ví dụ?

+ Khi kể chuyện cần lưu ý đến những phần nào?

+ Câu chuyện em định kể có tên là gì?

Em muốn kể về ước mơ như thế nào?

Kể chuyện trong nhóm(10’) - Yêu cầu hs kể chuyện theo cặp.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

Kể chuyện trước lớp(12’)

- Yêu cầu hs nhận xét theo các tiêu chí:

+ Nội dung kể.

+ Giọng kể có lôi cuốn, hấp dẫn?

+ Nêu được ý nghĩa truyện.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Theo em, ước mơ cao đẹp là những ước mơ như thế nào?

* GD QTE: GV liên hệ thực tế giáo

- 3 Hs kể - 1Hs kể.

- Lớp nhận xét.

- 2 hs đọc đề bài.

- Hs theo dõi.

- Hs giới thiệu truyện của mình.

- 2 hs nối tiếp đọc phần gợi ý.

- Lớp đọc thầm

+ Những câu chuyện kể về ước mơ có hai loại là ước mơ cao đẹp và ước mơ viển ....

+ Truyện kể về ước mơ cao đẹp: Đôi giày ba ta màu xanh, Bông cúc trắng, Cô bé bán diêm, …

+ Truyện kể về ước mơ viển vông: Ba điều ước, Điều ớc của vua Mi…

+ Tên câu chuyện

+ Nội dung, ý nghĩa của truyện - Hs phát biểu

- Lớp nhận xét

- Hs kể chuyện cho bạn nghe.

- Đại diện hs thi kể chuyện và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Lớp theo dõi, nhận xét:

+ Bình chọn bạn kể chuyện hay.

- 1 hs trả lời

(14)

dục cho HS hiểu về ước mơ cao đẹp và ước mơ viển vông ....

- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh kể chuyện tốt.

- Về nhà: kể lại chuyện cho người thân nghe.Chuẩn bị bài giờ sau.

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 22/10/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng trình bày bài giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3. Thái độ: Ý thức tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC (5’)

- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- Nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1')

b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 (a, b) (8’)

- Hướng dẫn HS áp dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu rồi làm bài.

- GV nhận xét, sửa chữa

Bài 2(10’)

- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải bài tập.

- GV nhận xét, sửa chữa

- HS trả lời.

- Lắng nghe

- HS làm vào vở, 3 HS làm bài trên phiếu trình bày. Khi chữa bài, nhắc lại cách tìm số bé, số lớn khi biết tổng và hiệu của chúng.

a/ 24 và 6

- Số lớn = ( 24 + 6 ) : 2 = 15 - Số bé = ( 24 - 6 ) : 2 = 9 ( Làm tương tự với b) - Lớp làm bài rồi chữa bài.

Bài giải Hai lần tuổi em là:

36 – 8 = 28 (tuổi) Tuổi em là:

28 : 2 = 14 (tuổi) Tuổi chị là:

(15)

Bài 3 (12’)

- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải bài tập.

- GV nhận xét, sửa chữa

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng .

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Luyện tập chung

14 + 8 = 22 (tuổi)

Đáp số: Chị: 22 tuổi Em: 14 tuổi

Bài giải

Hai lần số sản phẩm của phân xưởng 1:

1200 – 120 = 1080 (sản phẩm) Số sản phẩm của phân xưởng 1:

1080 : 2 = 540 (sản phẩm) Số sản phẩm của phân xưởng 2:

540 + 120 = 660 (sản phẩm) Đáp số : 540 sản phẩm 660 sản phẩm - HS trả lời.

- HS lắng nghe.

_______________________________________________________

Tập đọc

ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu ND: chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lai, làm cho câu xúc động và sung sướng đến lớp với đôi giầy được thưởng( TL được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng 3. Thái độ: HS có những ước mơ cao đẹp .

*GDQTE: Chị phụ trách quan tâm đến ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, đôi giày, tranh sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc 2 khổ bài thơ:“ Nếu chúng mình có phép lạ”. Bài thơ có ý nghĩa gì?

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - gọi hs đọc cả bài

- 2 học sinh lên bảng đọc bài.

- Lớp theo dõi, nhận xét bài - Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 Hs đọc cả bài

(16)

- Gv chia bài làm 3 đoạn - yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

+ Đọc thầm đoạn 1 tìm hiểu:

- Nhân vật tôi là ai ?

- Ngày bé, chị phụ trách mơ ước điều gì?

- Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ?

- Mơ ước của chị có đạt được không ? - Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Chị phụ trách đuợc giao việc gì ?

- Chị phát hiện ra Lái thèm muốn điều gì ? Vì sao chị biết điều đó ?

- Chị làm gì để vận động Lái đến lớp ? - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái ?

- Gv tiểu kết

- Bài văn muốn nói về điều gì?

- Gv ghi nội dung chính.

- Liện hệ giáo dục Hs: quan tâm đến hs có hoàn cảnh khó khăn

d. Đọc diễn cảm(8’) - Gv đưa bảng phụ:

“ Hôm nhận ... tưng tưng.”

- Gv đọc mẫu.

- Gv nhận xét, lưu ý cách đọc cho hs.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Qua bài, em thấy chị phụ trách là người như thế nào ?

*GD QTE:Trẻ em cần được quan tâm, chăm sóc..

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài: Thưa chuyện với mẹ.

- Hs nối tiếp đọc bài - Hs đọc lần 2

- Hs đọc chú giải - Hs đọc theo cặp

- Chị tổng phụ trách.

- Có được một đôi giày ba ta màu..

- Cổ giày ôm sát chân, màu vải xanh ...

- Không đạt được.

Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh - Hs đọc đoạn còn lại:

- Vận động Lái đến lớp.

- Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh.

- Mua và tặng Lái đôi giày

- tay run run, môi mấp máy, nhảy tưng tưng

Niềm vui, sự xúc động của Lái - Chị phụ trách đã quan tâm đến ước mơ của cậu bé lái, làm cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng - 2 học sinh nhắc lại.

- Hs đọc nối tiếp bài

- Lớp nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.

- Hs đọc.

- 2 Hs thi đọc.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay - Chị rất quan tâm đến mọi người....

Tập làm văn

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3).

2. Kĩ năng: Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể hấp dẫn sinh động.

(17)

3. Thái độ: Giáo dục hs mạnh dạn, biết thể hiện sự tự tin trong học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán: lựa chọn cho phù hợp - Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Mạnh dạn trong trình bày ý kiến

- Kĩ năng hợp tác: biết hợp tác với mọi người trong công việc và học tập.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- yêu cầu hs kể lại câu chuyện về giấc mơ và ba điều ước

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn làm bài tập(30’)

Đề bài: Kể một câu chuyện theo trình tự thời gian

- Đề bài thuộc thể loại văn gì?

- Con chọn kể câu chuyện nào?

- Câu chuyện có những nhân vật nào?

- Câu chuyện có nội dung gì ? - Kể chuyện theo trình tự nào?

- Con hiểu theo trình tự thời gian nghĩa là như thế nào?

- Để kể được câu chuyện theo nội dung trên, em cần làm gì?

- Tổ chức cho hs kể trong nhóm - Quan sát, giúp đỡ hs

- Tổ chức cho hs kể trước lớp

- Gv cùng hs nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, đúng yêu cầu của bài.

3. Củng cố, dặn dò (5’)

- Khi kể chuyện theo trình tự thời gian chúng ta cần lưu ý gì ?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà: xem lại bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.

- 2 hs kể - Hs nx

- 1Hs đọc yêu cầu -lớp đọc thầm.

- Kể chuyện

- Hs nêu tên câu chuyện - HS nêu

- Thời gian

- Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xày ra sau thì kể sau.

- Hs kể chuyện trong nhóm - Hs kể trước lớp

- Nhận xét bình chọn bạn kể hay

Thực hành kiến thức Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

(18)

2.Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng trình bày bài giải dạng toán : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

Nêu các bước tìm hai số khi biết tổng và hiệu.

- Nhận xét.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b.Hướng dẫn hs làm bài tập Bài tập 1(9’)

- Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Quan sát, giúp đỡ hs.

- GV nhận xét, thống nhất kết quả.

- Nêu cách giải bài toán" Tìm hai số khi biết tổng và hiệu "?

Bài tập 2(8’)

- Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?

- Quan sát, hướng dẫn hs.

- Nx, thống nhất kết quả.

- Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu ?

Bài tập 3(7’)

- Quan sát, giúp hs.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- Giải thích cách làm.

- HS thực hiện

- HS đọc bài toán.

- 1 hs lên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.

- 1 hs nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- 1 hs làm bảng.

- Hs khác làm vở, nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Số lớn là: (120 + 20) : 2 = 70 Số bé là: 120 - 70 = 50 Đáp số: Số lớn: 70 Số bé: 50 - HS đọc bài toán.

- 1 hs lên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.

- 1 hs nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.

- 1 hs làm bảng.

- Hs khác làm vở, nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Trong vườn nhà Nam có số cây cam là:

(96 + 6) : 2 = 51 ( cây )

Trong vườn nhà Nam có số cây bưởi là:

96 - 51 = 45 ( cây ) Đáp số: Số cây cam: 51 cây Số cây bưởi: 45 cây - 1 HS đọc bài toán

- 1 HS làm.

- HS khác làm vở, nhận xét, chữa bài.

- 1 HS giải thích.

Bài giải

Đội thứ nhất trồng được số cây là:

(1500 - 100) : 2 = 700 ( cây ) Đội thứ hai trồng được số cây là:

700 + 100 = 800 ( cây )

Đáp số: Đội thứ nhất 700 cây

(19)

Bài tập 4(7’)Đố vui - Quan sát, giúp hs.

- GV nhận xét, thống nhất kết quả.

- Giải thích cách tính?

- Nêu cách giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu "?

3. Củng cố , dặn dò(3’)

- Có mấy cách giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu "?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà: xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

Đội thứ hai :800 cây - 1Hs đọc yêu cầu.

- Hs trao đổi theo cặp, đại diện báo cáo, nhận xét, chữa bài.

- HS khác làm vở, nhận xét, chữa bài.

- HS nêu.

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 23/10/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng, tính giá trị của biểu thức số.

- Củng cố về giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia cách giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Yêu cầu hs đọc bài tập 2 VBT.

- Nêu các tính chất của phép cộng - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(8’): Đặt tính rồi tính - Gv hdẫn hs thực hiện tính

- Gv quan sát, theo dõi hs làm bài.

- Yêu cầu hs thử lại

- Muốn thử lại phép cộng và phép trừ ta làm ntn?

- 1 hs đọc bài 2 - 2 hs nêu

- Hs nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 hs làm bài bảng. Lớp làm Vbt.

- Nhận xét, bổ sung Đáp án:

a, 35 269 + 27 485 = 62 754

Thử lại: 62 754 - 27 485 = 35 269 80 326 - 45 719 = 34 607

(20)

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2(6’)

- Dòng 1:Tính giá trị của biểu thức:

- Gv theo dõi, giúp đỡ - Gv nhận xét, đánh giá.

Trong biểu thức có +, -, x, : hoặc chỉ có +, - ta làm ntn?

Bài tập 3(6’):Tính bằng cách thuận tiện nhất( PHTM)

Giao bài tập cho Hs qua máy tính bảng - Nhận xét, chữa bài.

- Con đã sử dụng những tính chất nào?

- Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng?

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4(7’): Giải toán - Yêu cầu 1 hs tóm tắt bài.

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Muốn biết mỗi thùng chứa bao nhiêu lít nước, ta làm như thế nào?

- Bài toán còn có cách làm nào khác?

Bài tập 5(5’)

- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(3’)

- Các dạng kiến thức vừa được ôn?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị ê ke.

Thử lại: 34 607 + 45 719 = 80 326 - 1 hs đọc yêu cầu bài

- 2 hs làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở bài tập.

nhận xét bài.

- Thực hiện x, : trước, +, - sau - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm bài, nộp bài Giao hoán, kết hợp

- 1 hs đọc bài toán.

- 1 hs lên bảng tóm tắt bài.

- 1 hs nêu cách giải, 1 hs lên bảng làm.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung

- HS đọc yêu cầu, làm bài, nhận xét, giải thích cách làm.

Luyện từ và câu DẤU NGOẶC KÉP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng dấu câu đúng.

*GD và làm theo tấm gương đạo đức HCM: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hy sinh vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1 . Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs chú ý lắng nghe.

(21)

b. Nhận xét(10’)

- Gv yêu cầu hs suy nghĩ trả lời:

+ Những từ ngữ và câu văn nào được đặt trong ngoặc kép?

+ Những từ ngữ và câu văn đó là lời của ai?

* Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM: GV cho HS thấy được Bác Hồ là tấm gương cao đẹp chọn đời phấn đấu hi sinh,vì tương lai của đất nước,vì hạnh phúc của nhân dân -> lời nói của Bác Hồ đã nói lên tấm lòng vì dân vì nước của Bác

+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?

+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu 2 chấm?

+ “ lầu ” chỉ cái gì? trong khổ thơ dùng để làm gì ?

c. Ghi nhớ:(2’) d. Thực hành Bài tập 1(5’)

- Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân, 3 hs làm vào phiếu.

- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài tập 2(6’)

- Quan sát, hướng dẫn hs.

*Gv chốt: Đề bài của cô giáo và câu văn của bạn hs không phải là dạng đối thoại trực tiếp nên không thể viết xuống dòng sau dấu gạch đầu dòng được. Đây là điểm mà các em hay nhầm lẫn.

Bài tập 3(6’)(PHTM)

- Gv giao bài tập cho HS qua máy tính bảng

- Chữa bài

- Tại sao từ “vôi vữa” lại được đặt

- Hs đọc yêu cầu mục nhận xét.

- Hs đọc đoạn văn

+ “người vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”.

+ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc ... được học hành”.

- Lời của Bác Hồ.

- Đánh dấu chỗ trích lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Dùng độc lập khi dẫn lời trực tiếp là một từ hay một cụm từ. Dùng phối hợp với dấu 2 chấm dẫn lời trực tiếp của nhân vật là 1 câu trọn vẹn hay 1 đoạn.

- 1 hs trả lời - 3 hs đọc

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs làm bài vào Vbt - 3 hs làm vào phiếu

- Hs đọc bài làm và chữa bài

“Em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ” ?

“Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi xoa”.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trao đổi theo cặp.

- Hs phát biểu

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - HS làm bài, nộp bài

- Từ “vôi vữa” ở đây không phải mang nghĩa thông thường, nó mang ý nghĩa đặc

(22)

trong dấu ngoặc kép?

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Câu hỏi trắc nghiêm:(PHTM) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

biệt.

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 24/10/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017 Toán

GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ( bằng trực giác hoặc sử dụng e ke)

2. Kĩ năng: Biết dùng ê-ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Ê- ke.

- Bảng phụ vẽ các góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC( 5’)

- Gọi hs lên bảng sửa bài 2b, 5a

- Nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt (15’)

* Giới thiệu góc nhọn

- Vẽ lên bảng góc nhọn như SGK - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này?

- Chỉ và nói: Góc này là góc nhọn

- Các em hãy quan sát, và kiểm tra độ lớn của góc nhọn và xem góc nhọn có độ lớn như thế nào so với góc vuông.

- Thực hiện thao tác kiểm tra

- Cả lớp hãy cầm ê ke và kiểm tra độ lớn của góc nhọn.

- Độ lớn của góc nhọn như thế nào so với góc vuông?

- Nói và viết: Góc nhọn bé hơn góc vuông

- 2HS.

2b) 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200 5a) x x 2 = 10 x : 6 = 5

x = 10 : 2 x = 5 x 6 x = 5 x = 30 - HS nhận xét bài của bạn

- HS quan sát hình

- Góc nhọn đỉnh O, hai cạnh OA và OB - HS nhắc lại

- Lắng nghe

- Quan sát.

- Cả lớp thực hiện thao tác kiểm tra góc nhọn trong SGK

- Bé hơn góc vuông - Lắng nghe

- Góc tạo bởi hai kim đồng hồ chỉ lúc

(23)

- Yêu cầu hs nêu ví dụ thực tế về góc nhọn

- Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc nhọn * Giới thiệu góc tù

- GV vẽ lên bảng góc tù như SGK

- Gọi hs đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc

- Chỉ vào hình và nói: Đây là góc tù

- Yêu cầu hs dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù và cho biết góc tù như thế nào so với góc vuông.

- Nói và viết: Góc tù lớn hơn góc vuông - Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc tù

* Giới thiệu góc bẹt

- Vẽ lên bảng góc bẹt và gọi hs đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc

- Các điểm C, O, D của góc bẹt như thế nào với nhau?

- Yêu cầu hs sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt.

- Viết và nói: Góc bẹt bằng 2 góc vuông - Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc bẹt

- Yêu cầu hs tìm trong thực tế những ví dụ về góc bẹt.

c. Luyện tập, thực hành Bài 1(7’)

- Gọi hs đọc yêu cầu

- Yêu cầu hs quan sát các hình và nêu miệng góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2: (8’)

-Yêu cầu hs dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Độ lớn của góc bẹt, góc nhọn, góc tù như thế nào so với góc vuông?

- Nhận xét, tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài: Hai đường thẳng vuông góc.

2 giờ, góc nhọn tạo bởi 2 cạnh của một tam..

- 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi - HS quan sát

- Góc tù đỉnh O và hai cạnh OM, ON - HS nêu lại

- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc tù trong SGK.

1 hs nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông - 3 HS nhắc lại

- Góc bẹt đỉnh O, cạnh OC và OD

- 3 điểm C, O, D thẳng hàng với nhau - HS kiểm tra hình trong SGK và nêu:

Góc bẹt bằng hai góc vuông - 3 hs

- 1 hs đọc yêu cầu - HS lần lượt nêu:

- HS kiểm tra, báo cáo.

- 1 hs đọc yêu cầu

- HS làm và lần lượt nêu:

________________________________________________________________

Khoa học

ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH

I. MỤC TIÊU

(24)

1. Kiến thức: Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Kĩ năng: Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. Biết phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha lượng dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi người thân hoặc bản thân bị tiêu chảy.

3. Thái độ: Có ý thức ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh khi bị bệnh . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn uống khi bị bệnh thông thường.

- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa, dung dịch ô-rê-dôn

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Một số dấu hiệu khi bị bệnh?

- Em phải làm gì khi có dấu hiệu bị bệnh?

Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nội dung

Hoạt động 1(10’):Quan sát tranh trong Sgk.

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - Gv phát câu hỏi cho các em:

+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường ?

+ Người bị bệnh nên ăn món đặc hay món loãng ? Tại sao ?

+ Người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?

Bước 2: Trình bày

* Gv kết luận: Bạn cần biết

Hoạt động 2(10’):Thực hành pha dung dịch.

Bước 1: Gv yêu cầu hs quan sát hình vẽ - Bác sĩ khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thê nào ?

Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn

- Tìm cách pha dung dịch ô - rê - dôn và chuẩn bị nấu nước cháo.

Bước 3: Gv theo dõi, hướng dẫn.

Bước 4: Gv nhận xét, đánh giá

* GD QTE: Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm đau....

Hoạt động 3(10’): Đóng vai

- 2 hs trả lời.

- Hs dưới lớp nhận xét.

- Hs làm việc theo nhóm 6 em - Nhóm trưởng điều khiển các bạn tham gia trả lời.

+ Hs thảo luận

- Đại diện hs báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 hs đọc lại.

- Hs chú ý lắng nghe.

- Hs đọc lời thoại Sgk tr. 35 - Hs đọc lời khuyên

- Hs suy nghĩ, thảo luận cách pha dung dịch ô - rê - dôn, chuẩn bị nấu cháo.

(25)

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:

- Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống...

Bước 2: Làm việc nhóm Bước 3: Trình diễn - Gv nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Cần ăn uống thế nào khi bị bệnh ? Khi bị tiêu chảy cần phải làm gì?

* BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài: phòng tránh tai nạn đuối nước

- Các nhóm thảo luận.

- Đóng vai.

- Lớp nhận xét.

- Ăn uống hợp lí

Tập làm văn

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được trình tự thời gian để kể lại được đúng nội dung trích đoạn kịch ở vương quốc tương lai.

2. Kĩ năng: Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người cho HS.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán: lựa chọn cho phù hợp - Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Mạnh dạn trong trình bày ý kiến

- Kĩ năng hợp tác: biết hợp tác với mọi người trong công việc và học tập

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể lại câu chuyện em đã hoàn chỉnh giờ trước ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1(9’)

- Gv yêu cầu chuyển lời của cô bé thứ nhất từ kịch sang lời kể.

- Gv nhắc hs kể theo trình tự thời gian.

Trước hết hai bạn rủ nhau đến công xưởng xanh ...

Rời công xưởng xanh Tin - tin và Mi - tin

- 2 hs kể.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- 1 hs làm mẫu. Lớp nhận xét - Hs làm bài vào vở bài tập.

- 3 hs đọc bài

(26)

đến khu vườn kì diệu ...

- Gv nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 2(9’)

- Gv lưu ý hs ở bài tập 1, các em kể theo trình tự thời gian: Từ công xưởng xanh cho đến khu vườn kì diệu. Việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc nào xảy ra sau thì kể sau ... Còn ở bài này các em lại kể theo cách khác: Tin - tin đến công

xưởng xanh còn Mi - tin đến khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.

- Gv theo dõi, nhắc nhở hs làm bài.

- Gv nhận xét, củng cố.

Bài tập 3(12’)

Gv đưa bảng phụ so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2.

- Gv chốt: Cách kể thứ nhất cả hai bạn cùng đến công xưởng xanh rồi lại đến khu vườn kì diệu (trình tự thời gian ).

Cách thứ 2 Mi - tin đến khu vườn kì diệu, trong lúc đó Tin - tin đến công xưởng xanh (trình tự không gian ).

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu sự khác nhau giữa kể chuyện theo trình tự thời gian và kể chuyện theo trình tự không gian ?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà: kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs cả lớp lắng nghe - Hs làm mẫu

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Hs suy nghĩ so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Theo thời gian: sự việc xảy ra theo trình tự thời gian .

+ Theo không gian: Kể theo từng địa điểm diễn ra.

Kĩ năng sống + Sinh hoạt Đội

BÀI 4. KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM( 20')

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm.

- Trình bày và thực hành được các kĩ năng giúp làm việc nhóm hiệu quả.

- Biết vận dụng điều đã học vào thực tế hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tài liệu KNS/16-19

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. Kiểm tra

- Tầm quan trọng của lắng nghe và chia sẻ?

- Khi lắng nghe cần có hành động và thái độ thế nào ?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới

- HS nêu.

(27)

HĐ 1. Tìm hiểu về cách làm việc nhóm Đọc truyện: Làm việc nhóm hiệu quả - GV yêu cầu HS đọc truyện.

- Yêu cầu HS thảo luận:

BT1: Rút ra bài học nhóm từ câu chuyện trên?

BT2: HS làm bài tập trong SGK/17 - Chốt ý đúng

BT3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi

BT4: Viết kinh nghiệm của bản thân giúp em làm việc nhóm hiệu quả.

- Chốt ý đúng.

BT5: Em cùng các bạn lập kế hoạch tập văn nghệ cho nhóm nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

HĐ 2: Bài học

- Nêu ndung bài học và những điều nên tránh.

HĐ3: Đánh giá nhận xét - HS tự đánh giá vào bảng/19 - GV đánh giá HS.

C. Củng cố, dặn dò

- Em cần làm gì để làm việc nhóm hiệu quả.

- Vận dụng vào học tập, làm việc hàng ngày.

- HS đọc truyện.

- HS thảo luận nhóm 4

- HS làm bài tập trong SGK - HS tham gia trò chơi.

- Viết kinh nghiệm và nêu trước lớp.

- HS trong nhóm lập kế hoạch.

- HS nêu

Sinh hoạt Đội SINH HOẠT ĐỘI

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua, thực hiện sinh hoạt Đội theo chủ điểm “Con ngoan”.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- Đội viên biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần của cán bộ Đội.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ổn định tổ chức- Chào cờ- Quốc ca- Đội ca 2.Nhận xét chung trong tuần.

a. Chi đội trưởng nhận xét -ý kiến của các đội viên trong chi đội.

b. Phụ trách chi đội nhận xét

* Nề nếp:...

...

...

* Học tập

...

...

(28)

... * Thực hiện An toàn giao thông:...

...

* Phụ trách sao nhi:...

...

c. Triển khai nội dung chủ điểm “Con ngoan”

- Chi đội hát bài: Ba mẹ là quê hương

- Kể những mẩu chuyện về chủ điểm “Con ngoan”, những tấm gương hiếu thảo trong cuộc sống hàng ngày.

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tập trung vào ôn bài có hiệu quả ngay từ đầu năm học, thực hiện tốt hoạt động Đọc và làm theo báo Đội

- Thực hiện tốt an toàn giao thông, an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP.

Không ăn quà vặt.

- Phát huy vai trò là con ngoan trong gia đình, đội viên gương mẫu.

- Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ QUÝ ĐÔN.. TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI

Bài 3: Một thư viện trường học cho học sinh mượn 65 quyển sách gồm hai loại: sách giáo khoa và sách đọc thêm. Số sách giáo khoa nhiều hơn số sách

Biết rằng nếu ta thêm vào bên phải của số đó một chữ số 2 thì ta được số mới. Biết rằng nếu xoá đi chữ số 8 ở hàng đơn vị của số lớn

Mở các hộp còn lại sẽ phải trả lời 1 câu hỏi trong hộp quà đó, nếu trả lời đúng cũng sẽ nhận được 1 phần thưởng, nếu trả lời sai nhường quyền trả lời cho bạn

KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ... Tỉ số của hai số

Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính, tìm số bị chia, tích, giải bài toán có một phép chia2. Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học

Bài tập 3: Hiệu của hai số bằng số bé nhất có ba chữ số.. Tìm hai

Đội thứ nhất trồng nhiều hơn đội thứ hai 285 cây... Tính diện tích