• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGỮ VĂN bai viet so 2.12_2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGỮ VĂN bai viet so 2.12_2018-2019"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ TỔ: NGỮ VĂN

GV: Võ Đức Hồng Nghiệp

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VĂN VIẾT SỐ 2 NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2018 - 2019

(Bài làm ở nhà)

I.MỤC TIÊU

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 12.

- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì I theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức tự luận.

- Học sinh vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận, viết được một bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế đời sống và học tập của học sinh phổ thông.

II.HÌNH THỨC

- Hình thức kiểm tra: Tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài ở nhà.

III.THIẾT LẬP MA TRẬN

1/Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của các phân môn.

Phần Văn học:

- Khái quát VHVN từ CMT8 1945 đến hết TKXX 9 (2 tiết).

- Tuyên ngôn độc lập (3 tiết)

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (2 tiết).

Phần Tiếng Việt:

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (1 tiết).

Phần Làm văn:

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (2 tiết) - Nghị luận về một hiện tượng đời sống (2 tiết).

*Đề bài

Đề bài 1: Anh/chị suy nghĩ gì về lối sống đua đòi, lãng phí thời gian và tiền bạc của giới trẻ ngày nay?

Đề bài 2: Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên không?

2/Xây dựng khung ma trận:

Mức độ

Chủ đề/ Nội dung Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng

thấp

Vận dụng

cao

Cộng Phần Làm văn: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Đề : Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh

niên không? 1 1

Số câu 1 1

Số điểm 10đ 10đ

Tổng số điểm 10đ 10đ

1

(2)

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

*ĐỀ BÀI:

Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên không?

V. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

LÀM VĂN 10,0

Vào đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên

không? 10,00

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 1,00

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 1,00

Phát biểu ý kiến về con đường lập nghiệp c. Triển khai vấn đề nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn

chứng. 6,00

a. MỞ BÀI:

-Hằng năm, thi đỗ đại học mang niềm vui cho nhiều người nhưng đằng sau đó là sự thất vọng với số người cao hơn.

-Phải chăng vào đại học là con đường lập thân duy nhất của tuổi trẻ?

b.THÂN BÀI:

* Giải thích: Vào đại học là một trong những con đường lập nghiệp đẹp đẽ, rất đáng mơ ước:

- Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tri thức, phát triển trên nền tảng những tri thức hiện đại trên tất cả mọi phương diện.

- Tuổi trẻ là thời kì tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là những kiến thức khoa học hiện đại.

- Dân tộc VN vốn có truyền thống hiếu học, nhiều gia đình dù nghèo khó vẫn cố sức nuôi con vào đại học.

* Thực trạng vấn đề:

* Biểu hiện chọn nghề: không phải bất kì ai sau khi học xong trung học cũng phải vào đại học.

- Cuộc sống có nhiều hướng để lập nghiệp:

+ Có hướng tiếp tục học để phát triển như vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

+ Có hướng học một nghề nào đó.

+ Có hướng vừa làm vừa học.

* Nguyên nhân: Sự lựa chọn con đường lập nghiệp phải phù hợp với khả năng của mỗi người:

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn; nhà nghèo, cha mẹ già yếu, bệnh tật.

- Một số nguyên nhân khách quan: sức khỏe không tốt, không đủ trình độ đáp ứng.

* Giải pháp:

- Người có năng lực thì nên tiếp tục học.

- Người có năng lực bình thường thì nên chọn học một ngành chuyên môn ở 2

(3)

cấp độ thấp, sau khi học xong, sẽ thi tiếp hoặc học liên thông lên bậc đại học.

Thời gian học sẽ kéo dài nhưng vững chắc.

- Người năng lực yếu thì nên học nghề. Chọn ngay một nghề chuyên môn, học tốt nghề ấy để trở thành một người thợ lành nghề trong nghề nghiệp của mình.

- Nếu gia đình khó khăn: có thể tạm gác lại việc học để kiếm việc làm…

-Phê phán hiện tượng muốn vào đại học không chính đáng: tìm cách quay cóp, mua điểm; chọn ngành không phù hợp…

-Trong tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu ngày nay, mọi người cần nên cân nhắc để lựa chọn cho mình một con đường tiến thân phù hợp. Trên đời không có việc gì thấp kém, chỉ sợ không biết vươn lên phấn đấu.

c.KẾT BÀI:

-Hãy coi chuyện vào đại học là một hoài bão đẹp đẽ và hãy cố gắng thực hiện.

-Tuy nhiên nếu không thành công cũng đừng lấy đó làm bi quan, chán nản.

Cuộc sống đâu phải duy nhất một con đường.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 1,00

Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo 1,00

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận ĐIỂM TOÀN BÀI: 10,00 điểm

Duyệt của TT GVBM

Võ Đức Hồng Nghiệp Võ Đức Hồng Nghiệp

---///---

3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 5: Hiểu cách cộng hai đơn thức đồng dạng Câu 6: Tính được giá trị của một biểu thức đại số.

- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì I theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá

Anh/chị hãy tưởng tượng viết tiếp truyện “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy” phần sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy gặp lại Mị Châu

Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện mà anh (chị) đến nay vẫn không thể nào

- Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta; hiểu được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận của Hồ Chí Minh qua văn bản.. - Hiểu được sự

Đề bài Đối tượng biểu cảm Tình cảm cần biểu hiện Cảm nghĩ về dòng sông2. (hoặc dãy núi, cánh đồng,

Từ đó, liên hệ điểm giống nhau của nhân vật Tnú với nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để thấy được nét đẹp của tuổi trẻ

-Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc tiểu học đến TH, ĐH và sau đại học, có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân, tùy điều kiện cụ thể, có