• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TIẾT 32:

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT Môn học: GDCD; lớp: 9A,9B

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Khái niệm sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

- Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Trách nhiệm của thanh niên h/s cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

2. Về năng lực:

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những quy định của pháp luật.

Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế

hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị của con người theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, thực hiện tốt các quy định của pháp luật đề ra.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần vào việc lan tỏa các giá trị về đạo đức và tuân theo pháp luật.

3. Về phẩm chất:

Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu các giá trị, phẩm chất của đạo đức của người Việt Nam.

Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, kiên trì thực hiện mục tiêu, lí tưởng sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động để phát huy lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1. MỞ ĐẦU

Xác định vấn đề cần tìm hiểu của bài học a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế

nào là tuân theo pháp luật. Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

b. Nội dung:

(2)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hình ảnh dưới đây muốn nhắc tới điều gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Hs trình bày ác nhân

* Sản phẩm dự kiến

- Hiến máu nhân đạo: Phạm trù đạo đức

- Vi phạm giao thông: Không tuân thủ pháp luật Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:

Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.

- Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

- Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, phân tích phần Đặt vấn đề;

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Hiểu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

(3)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, trò chơi....)

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Nhiệm vụ 1: Đặt vấn đề (HS tự đọc) Gv yêu cầu tự đọc theo hướng dẫn:

- Những chi tiết nào thể hiện anh hùng Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật.

- Động cơ nào thúc đẩy Nguyễn Hỉa Thoại có

suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển công ty xây dựng Thăng Long? Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh.

- Việc làm của anh NHT đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội

Gv nhấn mạnh:

Gv Những việc làm dù rất nhỏ bé như không xả rác bừa bãi, chặt bẻ cành cây, sử dụng lãng phí điện nước, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng là những biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

I. Đặt vấn đề

Nguyễn Hải Thoại một tấm gương sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

(?) Qua đó em thấy Nguyễn Hải Thoại là người như thế nào.

(?) Vậy em hiểu sống có đạo đức là gì? và tuân theo pháp luật là gì.

(?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trình bày ác nhân

* Sản phẩm dự kiến

- Sống có đạo đức là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo

II. Nội dung bài học 1. Khái niệm

- Sống có đạo đức là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp

(4)

đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

luật

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật mà em biết.

(?) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có

mối quan hệ như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ.

(?) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại đem lại lợi ích gì.

Gv Người sống có đạo đức thể hiện các giá trị cơ bản đó là mối quan hệ với bản thân, với mọi người, với công việc, với môi trường, với lí

tưởng sống của dân tộc.

(?) Vậy các giá trị đó được thể hiện như thế nào.

Gv nhận xét, bổ sung

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trả lời cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

2.Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá

nhân điều chỉnh hành vi trong đó có hành vi pháp luật.

- Người có đạo đức sẽ tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Vậy sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa như thế nào.

(?) Hãy lấy ví dụ về các tấm gương sống có

3. Ý nghĩa

- Là điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.

- làm được nhiều điều có ích

(5)

đạo đức và tuân theo pháp luật mà em biết trong cuộc sống.

Gv nhưng bên cạnh đó có một số người đã lợi dụng những khe hở của pháp luật để làm những điều sai trái gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

(?) Em hãy kể tên một số vụ án coa hành vi trái đạo đức vi phạm pháp luật.

(?) Đối với những việc làm sai trái đó đã gây ra những hậu quả gì? Họ bị xử lí ra sao.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

cho mọi người và xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (?) Vậy theo em công dân, học sinh cần làm gì để rèn luyện trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

(?) Hãy kể một số việc làm của bản thân em thể hiện việc thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và tuân theo các quy định của pháp luật.

(?) Em hãy nhận xét các bạn trong lớp đã thực hiện tốt các yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật chưa? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn

- Từng HS chuẩn bị độc lập

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét phần trình của bạn -Gv sửa chữa, chốt kiến thức.

Gv mở rộng cho học sinh

Một số công ti làm ăn trốn thuế, vì lợi nhuận mà gây ảnh hưởng không tốt tới môi

4. Trách nhiệm của công dân, học sinh

- Cần thường xuyên tự kiểm, tra đánh giá hành vi của bản thân trọng việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật....

- Chấp hành nghiêm túc hiến pháp và pháp luật.

- Học tập tốt lao động tốt.

- Thực hiện tốt nội quy, quy định của lớp, trường, xã hội.

(6)

truờng( công ti Vê dan xả nước thải ra sông Thị Vải…)

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập

b. Nội dung: Vẽ sơ đồ kiến thức bài học, làm bài tập trong vở bài tập, c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Hs làm các bài tập trong SGK. (Có thể cho về nhà làm)

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập, trò chơi...

- Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút các câu hỏi sau:

1. Có quan điểm cho rằng chỉ cần tuân theo những giá trị đạo đức xã hội, không cần phải thực hiện pháp luật vì lịch sử loài người cho thấy đạo đức có chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi , quan hệ xã hội từ khi con người mới hình thành, còn pháp luật mới được ra đời từ khi xuất hiện nhà nước.

2. Có quan điểm cho rằng chúng ta đang xây dựng nhà nướcpháp quyền chỉ cần mọi người thực hiện những qui định của pháp luật, điều hành theo pháp luật thì mọi hoạt động sẽ có hiệu quả.

3. Có quan điểm cho rằng mọi người cần phải sống có đạo đức và phải tuân theo pháp luật.

- Quan điểm nào đúng? Các em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

QĐ1: Đúng vì đạo đức ra đời trước pháp luật, nhưng ở thời kỳ bình minh của xã hội loài người ,quan hệ của xã hội còn đơn giản, chủ yếu trong quan hệ giao tiếp ứng xử hàng ngày.

QĐ2: Có mặt đúng là thây được tầm quan trọng của việc tuân theo pháp luật để xây dưng Nhà nước pháp quyền- Đó là một đòi hỏi khách quan của quá

trình thực hiện CNH- HĐH. Nhưng đây cũng là một quan điểm cực đoan, sai lầm lớn của quan điểm này là không thấy được vai trò của đạo đức- đó là nội lực của hành vi đạo đức, hành vi oháp luật.

QĐ3: Vừa phải sống có đạo đức, vừa phải tuân theo pháp luật (dù mỗi cá

nhân có thích hay không thích điều pháp luật qui định)- Đó là một quan điểm đúng đắn vì sống có đạo đức là việc thực hiện lương tâm và dư luận xã hội. Khi hiểu biết các giá trị của chuẩn mực đạo đức thì nó trở thành nội lực điều chỉnh hành vi pháp luật, làm cho việc thực hiện những qui định của pháp luật không bị gó bó và như vậy việc thực hiện pháp luật sẽ tự giác, có hiệu quả hơn.

(7)

VD: Không ai muốn đứng giữa trưa nắng, trước đèn đỏ ở ngã tư đường.

Nhưnhg nhiều người vẫ tự giác dừng xe trước đèn đỏ, vì họ hiểu rằng cố tình vượt đèn đỏ sẽ dẫn tới va chạm, gây tai nạn. Vì vậy việc nhường đường cho tuyến có tín hiệu màu xanh là một biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

Hoạt động 4. VẬN DỤNG a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập tình huống.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tình huống.

Tình huống :

+ Gặp một cụ già mang xách nặng, đang muốn qua đường. (mang đồ giúp cụ, dắt cụ qua đường đúng chỗ đường dành cho người đi bộ qua đường => sống có đạo đức, tuân theo pháp luật)

+ Có người phụ nữ bị công an rượt đuổi chạy vào ngõ nhà em nhờ em chuyển một gói hàng đến một địa điểm nào đó đưa cho một người và cho em

200.000đ (Không chuyển, bí mật báo công an đến bắt tội phạm => tuân theo pháp luật)

Luật chơi: Chọn 3 bạn học sinh, hai bạn đóng vai người dân, một bạn đóng vai chuyên gia trả lời tình huống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

(8)

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn học: GDCD - Lớp 9 Thời gian thực hiện: (01 tiết) I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề GDCD 9, chương trình chuẩn.

- Kiểm tra, đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng của HS vào việc xử lý tình huống cụ thể.

- Phân loại được đối tượng học sinh, từ đó giáo viên có biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.

2. Về năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi.

Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập.

3. Về phẩm chất:

Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp.

Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Đề bài kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

- HS: Giấy kiểm tra

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên

chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TN TL TN TL Thấp Cao

Vi phạm

- Đối tượng

- Vi phạm

- Xác định hành

- Trường TH&THCS Việt Dân

Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(9)

pháp luật và trách nhiệm pháp lí

của vi phạm hành chính.

- Nhận biết loại vi phạm kỉ luật

pháp luật là gì?

- Trách nhiệm pháp lí là gì?

vi vi

phạm pháp luật, người phải chịu trách nhiệm và giải thích trong tình huống cho sẵn - Hiểu được năng lực trách nhiệm pháp lí

Số câu 2 1/2 5/6 2(4/3)

Số điểm 1 1 2 4

Tỉ lệ 10% 10 20% 40

Quyền tham gia quản lí

nhà nước, quản lí

xã hội

- Xác định việc làm thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước.

- Xác định độ tuổi tham gia bầu cử.

Số câu 2 2

Số điểm 1 1

Tỉ lệ 10% 10%

Quyền nghĩa vụ công

- Hiểu được nội dung

- Xử lí tình huống

(10)

dân trong hôn nhân

câu tục ngữ về hôn nhân.

Số câu 1 2/3 5/3

Số điểm 0,5 1.5 2

Tỉ lệ 5% 15 20%

Quyền nghĩa vụ lao động của công dân

- Nhận biết quyền và nghĩa vụ của công dân trong lao động

Số câu 1 1

Số điểm 1 1

Tỉ lệ 10% 10%

Nghĩa vụ bảo vệ tơ quốc

- Khái niệm bảo vệ tổ quốc

- Hình thức xử lí khi trốn tránh nghĩa vụ quân sự

- Em làm gì để thực hiện nghĩa vụ BVTQ

Số câu 1/2 1 1/2 2

Số điểm 0.5 0.5 1 2

Tỉ lệ 5 5 10 20

T. số câu

3 1 4 5/6 1/2 2/3 10

T số điểm

2 1.5 2 2 1 1.5 10

Tỉ lệ 20 15% 20 20% 10 15 100

Đề kiểm tra I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm).

Câu 1: Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. Cá nhân B. Tổ chức..

C. Cá nhân và tổ chức D. Cơ quan hành chính.

(11)

Câu 2: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử B. Quyền kiểm tra giám sát C. Quyền đóng góp ý kiến D. Quyền tham gia quản lí nhà

nước, quản lí xã hội.

Câu 3: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?

A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo

C. Kỉ luật D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 4: Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn" có ý nghĩa gì?

A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.

B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.

C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.

D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Câu 5: Ngày 23/5/2021, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

A. 22/5/2003. B. 23/5/2001

C. 23/5/2003 D. 22/5/2001.

Câu 6: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm kỷ luật. D. vị phạm hình sự.

Câu 7 (1,0 điểm): Hãy chọn phương án đúng bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng với nội dung của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

Nội dung Quyền của

công dân

Nghĩa vụ của công dân 1. Sử dụng sức lao động để học nghề, tìm kiếm

việc làm.

2. Chấp hành kỉ luật lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.

3. Lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình.

4. Lựa chọn ngành nghề có ích cho xã hội và phù

hợp với năng lực bản thân.

II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)

Vi phạm pháp luật là gì? Trách nhiệm pháp lí là gì?

Các ý kiến sau đây là đúng hay sai?Vì sao ?

(12)

a. Bất kì ai vi phạm pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

b.Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Câu 2: (1.5 điểm)

Bảo vệ tổ quốc là gì? Em và các bạn đã và đang làm gì để thực hiện trách nhiệm bảo vệ tổ quốc?

Câu 3: (2.5 điểm)

Cho tình huống sau:

Nam năm nay 13 tuổi, xin đi làm ở mỏ đá cạnh nhà. Chủ mỏ đá nhận thuê Nam với tiền công trả bằng tiền ăn ba bữa mỗi ngày. Nam lao động quần quật 10 tiếng mỗi ngày đến nỗi sinh bệnh không có tiền chữa trị.

a. Em có nhận xét gì về việc làm cả Nam và chủ mỏ?

b. Nếu em là người chứng kiên sự việc trên của Nam em sẽ làm gì?

c. Theo em, ai là người phải chịu trác nhiệm trong tình huống trên và phải chịu trách nhiệm gì? Vì sao?

I. TRẮC NGHIỆM (4.0 ĐIỂM)

Câu 1 2 3 4 5 6 7

Điểm C D D B A C 1 2 3 4

Quyền Nghĩa vụ Nghĩa vụ Quyền II. TỰ LUẬN(6.0 ĐIỂM)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (2.0 điểm)

a. Ý kiến đó là sai.

vì: - Pháp luật quy định mỗi loại vi phạm PL sẽ có từng loại trách nhiệm pháp lí tương ứng.

- Có những đối tượng không phải chịu trách nhiệm hình sự như người tâm thần ,người dưới 14 tuổi.

1.0

b. Ý kiến đó đúng .

Vì:- Pháp luật quy định người tâm thần là người mất năng lực hành vi. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi

1.0

(13)

đang mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức,khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi mình gây ra.

Câu 2 (1.5 điểm)

– Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

0.5

- Những việc làm để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc:

+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự;

+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

+ Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

1.0

Câu 3:

(2,5 điểm)

Giải quyết tình huống:

a. Cả A và chủ mỏ đá đều vi phạm pháp luật. A vô tình vi phạm vì thiếu hiểu biết về pháp luật lao động. Còn chủ mỏ đá cố tình vi phạm vì biết A chưa đủ tuổi lao động vẫn thuê làm, trả công không đúng hình thức lao động, bóc lột sức lao động của trẻ em

1.0

b) Nếu chứng kiến nên thống báo với cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền giải quyết

0.5 c) Chủ mỏ đá phải chịu trách nhiệm pháp lí hình sự vì hành vi

phạm pháp đã gây ra cho A.

0.5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật vì có như vậy mới phát huy tính tích cực quyền làm chủ công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội,

Ngược lại, hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể, pháp luật của Nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức.. + Để có sự thống nhất đạo đức với kỉ luật

Ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta được thể hiện như thế nào trong truyện Thạch

Trong các ngữ liệu đã được phân tích khi học về 5 phương châm hội thoại đó, những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?.

- GD đạo đức: giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc. Giáo dục lòng khiêm tốn khi xác định vai xã hội, thực hiện mỗi hành động nói bằng các

- Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do lớp, trường, xã hội tổ chức.. + Đoàn kết, hợp tác trong các hoạt động

Rèn luyện, tôn trọng kỉ luật là một vấn đề cần thiết giúp các em trở thành một công dân thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức và pháp

Muốn có quan hệ lành mạnh, tốt đẹp mọi người phải tuân theo những quy định chuẩn mực ứng xử.. Có những hành vi của con người vừa mang tính