• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/ 4/ 2021 Ngày giảng:...

Tiết 30 ÔN TẬP HỌC KÌ II

I, Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được:

- Nhằm củng cố những kiến thức đã học về chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức và pháp luật đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.

2. Kỹ năng: - Biết tổ chức học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đó.

3. Thái độ

- Có thái độ đúng đắn, tình cảm trong sáng lành mạnh với mọi người, với gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước.

- Có niềm tin đúng đắn vào các chuẩn mực đã học, có trách nhiệm với hành đọng của bản thân.

4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước, con người

- Năng lực tổng hợp, khái quát, tự học, tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

II, Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy: Ra đề cương, câu hỏi, đáp án 2. Chuẩn bị của trò: ôn tập nội dung đã học

III- Phương pháp:

1. Phương pháp:

- Thuyết trình, vấn đáp, thực hành...

2. Kỹ thuật:

- Kỹ thuật: Động não,thảo luận nhóm 3. Giáo dục kỹ năng sống:

- Kỹ năng xác định giá trị (của sống có đạo đức và tuân theo theo pháp luật đối với sụ phát triền cá nhân và xã hội);

- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi việc làm không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức hoặc vi phạm pháp luật;

- Kỹ năng ra quyết định và ứng sử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống;

(2)

- Kỹ năng về nhận thức về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và pháp luật của bản thân; Kỹ năng đặt mục tiêu.

4. Tích hợp tư tưởng HCM:

IV. Tiến trình lên lớp- giáo dục 1. Ổn định tổ chức(1’)

2. Kiểm tra bài cũ(5’)

? Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?Hãy liên hệ trách nhiệm của bản thân.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

- Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Thời gian: (2 phút.)

- Phương pháp: Thuyết trình Kĩ thuật: Phân tích thông tin - Phương tiện, tư liệu: hình ảnh

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS hệ thống nội dung kiến thức đã học trong học kì 2

- Mục đích: Giúp HS nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Học kì 2.

- Thời gian: (33 phút.)

- Phương pháp: Tái hiện, thuyết trình, đàm thoại, thực hành Kĩ thuật: Phân tích thông tin, trình bày một phút, nhóm...

- Phương tiện, tư liệu: hình ảnh

- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm ( 3 nhóm):

? Nêu tên các chủ đề đạo đức và pháp luật đã học trong chương trình học kì II?

1. Trách nhiệm cảu thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

3. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

4. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

5. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.

6. Quyền tham gia quản lí của công dân.

7. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

8. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật 1. Trách nhiệm của thanh niên

(3)

- Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập theo các chủ đề đã được học.

? Cho biết trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

? Cho biết nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

? Phương hướng phấn đấu của lớp và của bản thân?

? Hôn nhân là gì?

? Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân?

? Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam?

? Cho biết trách nhiệm của công dân và học sinh?

? Cho biết quyền và nghĩa vụ cơ bản cảu công dân trong hôn nhân ?

? Pháp luật qui định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng?

? Kinh doanh là gì?

? Thế nào là quyền tự do kinh doanh?

? Thuế là gì?

? Cho biết ý nghĩa của thuế?

? Trách nhiệm của công dân với quyền tự do kinh doanh và thúê?

? Em hiểu lao động là gì

? Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

? Hợp đồng là gì? nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp đồng lao động?

? Cho biết qui định của BLLD đối với trẻ em chưua thành niên?

? Trách nhiệm của bản thân em phải làm gì?

trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước:

- Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật

- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực

- Có ý thức rèn luyện sức khoẻ - Tham gia lao động sản xuất

- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân:

- Khái niệm:

- ý nghĩa - Nguyên tắc

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân

+ Được kết hôn + Cấm kết hôn + Thủ tục kết hôn

3. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế:

- Khái niệm kinh doanh - Quyền tự do kinh doanh - Khái niệm thuế.

4. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

- Khái niệm về lao động - Quyền lao động

- Nghĩa vụ lao động - Hợp đồng lao động + Khái niệm

+ Nguyên tắc

+ Nội dung, hình thức

(4)

? Vi phạm pháp luật là gì?

? Có các loại vi phạm pháp luật nào?

? Trách nhiệm pháp lí là gì? có mấy loại trách nhiệm pháp lí?

? Cho biết ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí?

? Mọi công dân, học sinh phải có trách nhiệm như thế nào?

? Nêu nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

? Cách thực hiện quyền tham gia quản lí nàh nước và xã hội của công dân? Lấy ví dụ?

? Nhà nước tạo điều kiện, bảo đảm gì cho công dân?

? Cho biết ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân?

? Công dân phải có trách nhiệm gì để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí nàh nước và xã hội?

? Thế nào là bảo vệ tổ quốc?

? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc?

? Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì

? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ tổ quốc?

? Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?

? Cho biết mối quan hệ sống có đạo đức và pháp luật?

? Hãy liên hệ trách nhiệm của bản thân?

5. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân:

- Khái niệm vi phạm pháp luật - Các loại vi phạm pháp luật - Trách nhiệm pháp lí

- Các loại trách nhiệm pháp lí

6. Quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân:

- Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội cuả công dân - Phương thức thực hiện

+ Trực tiếp + gián tiếp

7. Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc:

- Khái niệm bảo vệ tổ quốc - Nội dung

- Trách nhiệm của bản thân

8. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:

- Khái niệm - Mối quan hệ

BÀI TẬP:

Câu 1 . Những ý kiến dưới đây về quyền tự do kinh doanh là đúng hay sai ? (đánh dấu X vào ô tương ứng) 1,0đ

Ý kiến Đúng Sai

A. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.

B. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì.

C. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước.

D. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.

Câu 2: Tình huống:

(5)

Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại mặt hàng, nhưng Ban quản lí thị

trường kiểm tra thấy trong cửa hàng bà có bán tới 12 mặt hàng.

a) Theo em, bà H có vi phạm pháp luật không ? Nếu có thì đó là vi phạm gì ? b) Nếu bà H là mẹ em, thì em sẽ ứng xử như thế nào ?

Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Trẻ em dưới 15 tuổi là chưa đủ tuổi công dân nên chưa có nghĩa vụ lao động”

a. Em đánh giá như thế nào về ý kiến trên?

b. Vì sao em có suy nghĩ như vậy?

Câu 4 : Hàng cơm gần nhà Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh những thùng nước to và nặng quá sức mình và còn bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.

a. Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?

b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử thế nào?

Câu 5. Ông H là cán bộ kiểm lâm, ông đã nhận số tiền 10 triệu đồng của lái xe và cho xe chở gỗ lậu đi qua trạm kiểm soát do ông phụ trách.

- Theo em, hành vi của ông H là hành vi gì ?

- Ông H đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? - Ông H đã vi phạm pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? Câu 6:

Để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đường ngược chiều nên bị chú công an lập biên bản xử phạt hành chính. Mẹ Hoàng cho rằng chú công an xử phạt như vậy là sai. Vì Hoàng mới 15 tuổi, chưa đến tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo em ý kiến của mẹ Hoàng là đúng hay sai ? Vì sao ? 4. Củng cố bài học, hướng dẫn học bài ở nhà (2’):

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập của các chủ đề trong học kì II - Giáo viên sơ kết nội dung bài học

- Về nhà ôn tập toàn bộ chương trình học kì II - Chuần bị Kiểm tra học kì

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

*Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giáo tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều

- Tích hợp kĩ năng sống: giao tiếp, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.. - Tích hợp giáo dục đạo

* Tích hợp: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Thấy được vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo

* Tích hợp: Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Thấy được vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng đạo

- Kỹ năng tìm kiếm sử lí thông tin tìm hiểu về cấu tạo ngoài của thân và các loại thân, trình bày suy nghĩ, ý tưởng trong chia sẻ thông tin.. - Kỹ năng quản lí

- Đạo đức và kỉ luật giúp con người định hướng đúng đắn trong cuộc sống và phát triển lành mạnh, người sống có đạo đức và có kỉ luật sẽ cảm thấy thoải mái, được

Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân ; với người