• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 6/11/2020 Tiết: 19 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Hiểu được: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.

- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.

3. Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.

- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác

4. Thái độ:

- GD cho HS tính tự giác, say mê với môn học.

5. Năng lực, phẩm chất 5.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

5.2. Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Cân, cốc thuỷ tinh, d.d BaCl2, Na2SO4

- Bảng phụ.

2. Học sinh:

- Bảng nhóm

III. Phư ơng pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: thực hành, thảo luận nhóm, đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ...

(2)

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức:(1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 12/11/2020

8B 12/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

Nhỏ vài giọt dung dịch axit clohidric vào ống nghiệm chứa sẵn 1 đinh sắt thấy có bọt khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt. Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động (2’)

Khi đốt 1 Kg than thì sản phẩm tạo thành có bằng 1 Kg hay không? Nếu bằng mắt thường các em sẽ thấy rằng lượng sản phẩm tạo thành không bằng nhau.

Nhưng theo cơ sở khoa học thì người ta đã chứng minh bằng nhau. Như vậy chứng minh bằng cách nào? Tiết học này các em sẽ cùng tìm hiểu.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thí nghiệm

- Mục tiêu: Hs biết quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.

- Thời gian: 10’

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trả lời câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Nội dung

G: Trong PƯHH khối lượng chất tham gia giảm dần, khối lượng chất tạo thành tăng dần. Vậy tổng khối lượng các chất sau PƯ có bằng tổng khối lượng chất tham gia PƯ không?

Thí nghiệm:

G: làm TN như H2.7:

+ Quan sát nhận xét hiện tượng?

- Kim ở vị trí thăng bằng.

+ Đổ cốc 1 vào cốc 2  hiện tượng gì?

- Thấy xuất hiện kết tủa trắng-> đã có PƯHH xảy ra. Kim cân vẫn ở vị trí thăng bằng.

+ Qua đó rút ra kết luận gì?

GV: đó là nội dung của ĐLBTKL.

1, Thí nghiệm - Tiến hành: SGK

- Hiện tượng:

- Kết luận:

(3)

Hoạt động 2: Định luật

- Mục tiêu: Hs hiểu được: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.

- Thời gian: 8’

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi nhớ, thuyết trình.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.

+Yêu cầu HS đọc ND của ĐLBTKL?

G: Giới thiệu 2 nhà bác học (SGK53) G: Chiếu sơ đồ phản ứng giữa khí oxi và khí hiđro giải thích:

+ Bản chất của PƯHH là gì?

- Trong PƯHH, liên kết giữa các

nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không?

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi ( bảo toàn)

+ Nhận xét về KL của mỗi nguyên tử trước và sau PƯ?

- KL các nguyên tử không đổi.

G: Vì vậy tổng KL các chất đựoc bảo toàn.

+ Khi PƯHH xảy ra có những chất mới được tạo thành, nhưng tại sao tổng m các chất trước và sau PƯ lại không đổi?

- Trong PƯHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử không đổi.

GV: Chốt nội dung kiến thức

2, Định luật :

Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

Hoạt động 3: Áp dụng (10’)

- Mục tiêu: Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể; Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.

- Thời gian: 10’

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ GV. Để áp dụng ta viết nội dung định 3. Áp dụng

(4)

luật thành công thức.

- Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là m, thì nội dung định luật được thể hiện như thế nào?

- Giả sử, có phản ứng tổng quát giữa chất A với chất B tạo thành chất C và chất D thì phương trình chữ và định luật được thể hiện như thế nào?

HS. Lên bảng viết công thức tổng quát.

GV. Hướng dẫn viết công thức về khối lượng của thí nghiệm trên.

HS lên bảng viết, HS lớp nhận xét.

+ Lên bảng viết PT chữ của thí nghiệm?

+ Nếu ký hiệu khối lượng của mỗi chất là: m -> thì biểu thức của ĐL được viết như thế nào?

GV. Theo công thức này nếu biết khối lượng của 3 chất ta tính được khối lượng của chất còn lại. hực vậy gọi a, b, c là khối lượng đã biết của 3 chất, x là khối lượng chưa biết của chất còn lại ta chỉ cần giải phương trình bậc nhất với một ẩn chẳng hạn như:

a + b = c + x hay a + x = b + c.

G: Bảng phụ ghi ND ví dụ:

Ví dụ 1:

Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm trong không khí tạo thành 7,8 gam nhôm oxit.

a) Viết phương trình chữ của phản ứng.

b) Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng?

HS: lên bảng thực hiện các bước làm BT dựa vào ĐLBTKL.

H: Lên bảng làm , HS khác làm vào vở.

G: Chuẩn xác kiến thức.

PTTQ: A+BC+D

mA + m B = mC + mD

PT chữ:

Bariclorua+natrisunfat natriclorua + barisunfat

Biểu thức: mBariclorua + mnatrisunfat = mnatriclorua + mbarisunfat

Ví dụ 1:

to

a) PT chữ : Nhôm + khí oxi  Nhôm oxit

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mnhôm + mkhí oxi = mnhôm oxit

mkhí oxi = mnhôm oxit – mnhôm

= 7,8 – 5,4 = 2,4 (gam) Vậy khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là 2,4 gam.

3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

(5)

Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Trong một phản ứng hóa học…khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”

A. Tổng B. Tích C. Hiệu D. Thương Câu 2: Chọn khẳng định sai

A. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử B. Sự thay đổi liên quan đến electron C. Sự thay đổi liên quan đến notron

D. Số nguyên tử nguyên tố được giữ nguyên Câu 3: Chọn đáp án đúng

A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Câu 4: Cho sắt tác dụng với axit clohiric thu được 3,9 g muối sắt và 7,2 g khí bay lên. Tổng khối lượng chất phản ứng:

A. 11,1 g B. 12,2 g C. 11 g D. 12,22 g Câu 5: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng:

A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí

C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí Cacbonic cộng với khối lượng vôi sống

D. Không xác định

3.4; Hoạt động vận dụng (3’)

- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập thực tế - Dựa vào nội dung cảu định luật, ta sẽ tính được khối lượng của một chất còn lại nếu biết khối lượng của những chất kia.

Hướng dẫn:

+ Viết phương trình chữ

+ Viết biểu thức định luật BTKL đối với phản ứng trên

+ Thay các giá trị đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của oxi.

+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận

+ Nhắc lại ĐLBTKL? Giải thích?

(6)

Bài tập 1:

- Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g P trong không khí thu được 7,1 g

điphotphopentaoxit ( P2O5).

a. Viết phương trình chữ của phản ứng.

b. Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.

Bài tập 2: Nung đá vôi ( CaCO3) người ta thu được 112 Kg Canxioxit (CaO) và 88 Kg khí Cacbonic

a. Hãy viết phương trình chữ.

b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng.

- Yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Đại diện các nhóm lên sửa bài tập các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bài tập 1:

a. Phương trình chữ:

Photpho + Oxi → điphotphopentaoxit b. Theo ĐLBTKL ta có:

mphotpho+ moxi = mđiphotphopentaoxit

→ 3,1 + moxi = 7,1

→ moxi = 7,1 – 3.1 = 4g Bài tập 2:

a. Phương trình chữ:

Đá vôi → Canxioxit+ Khí cacbonic b. Theo ĐL BTKL ta có:

mđá vôi = mcanxioxit + mkhí cacbonic

→ mđá vôi = 112 + 88 = 200 Kg

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Vẽ sơ đồ tư duy khái quá nội dung bài học 4. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Về nhà làm bài tập : 1,2,

- Đọc trước nội dung bài thực hành 3

- Chuẩn bị bảng tường trình bài thực hành 3.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

(7)

Ngày 6/11/2020 Tiết 20 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3

DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. Mục tiêu:

1.

Kiến thức HS biết được:

- Mục đích và các bước tiến hành, kỹ thuật thực hiện một số thí nghiệm.

- Hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.

- Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học.

2.

Kỹ năng

- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm.

- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học.

- Viết phương trình chữ của phản ứng.

3.

T ư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận logic.

- Rèn khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu ý tưởng của người khác.

4. Thái độ:

- GD cho HS tính cẩn thận, chính xác khi làm thí nghiệm 5. Năng lực, phẩm chất

5.1. Năng lực

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

5.2. Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Dụng cụ: giá ống nghiệm, kẹp gỗ , ống hút, đèn cồn, muôi sắt, ống nghiệm, ống thuỷ tinh.

- Hoá chất: Dd Na2CO3, dd nước vôi trong, thuốc tím.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị muối, đường - Bảng nhóm.

III. Phư ơng pháp, kĩ thuật

(8)

1. Phương pháp: thực hành, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ...

IV. Tiến trình dạy học - Giáo duc 1. ổn định tổ chức:(1’):

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 13/11/2020

8B 13/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

+ Kiểm tra sự chuẩn bị tường trình của HS + Phân biệt hiện tượng vật lý & HTHH?

+ Dấu hiệu để nhận biết có PƯHH xảy ra?

3.Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thí nghiệm: Hoà tan và đun nóng Kalipemanganat.

- Mục tiêu: HS nhận biết được các hiện tượng vật lý và hóa học,và đưa ra dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lý và hóa học.

- Thời gian: 15’

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng G: Yêu cầu HS nêu mục tiêu của bài

thực hành, dụng cụ cần trong thí nghiệm.

G: Hướng dẫn HS làm TN:

Với lượng thuốc tím có sẵn chia 2 phần:

+ Phần 1: Cho vào ống nghiệm 1 đựng nước lắc cho tan.

+ Phần 2: Cho vào ống nghiệm 2

dùng kẹp gỗ kẹp 1/3 ống nghiệm & đun nóng. Đưa que tàn đóm đỏ vào, nếu thấy que tàn đốm đỏ bùng cháy thì tiếp tục đun nóng, khi thấy tàn đóm đỏ không cháy nữa thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm-> cho nước vào lắc cho tan.

+ Nhận xét hiện tượng?

HS: - ống 1: Không có hiện tượng gì.

- ống 2: Tàn đóm bùng cháy sau đó

1, Thí nghiệm: Hoà tan và đun nóng Kalipemanganat.

- Tiến hành

- Hiện tượng:

+ Cốc 1: dung dịch có màu tím, thuốc tím tan hết  hiện tượng vật lí.

+ Cốc 2: dung dịch có màu khác, có chất rắn không tan  hiện tượng hóa học (thuốc tím đã biến thành chất khác làm cho que đóm bùng cháy và chất rắn không tan trong nước

(9)

tắt, hoà nước vào: 1 phần tan  d.d màu xanh; 1 phần không tan MnO2

+ Tại sao tàn đóm đỏ bùng cháy?

(Do có oxi được sinh ra)

+ Tại sao thấy que đóm đỏ bùng cháy ta lại tiếp tục đun?

- Vì lúc đó PƯ chưa xảy ra hoàn toàn + Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa nói lên điều gì? Lúc đó vì sao ta ngừng đun?

- Tàn đóm không cháy nữa có nghĩa là hết oxi. Ngừng đun vì PƯ đã xảy ra xong ( PƯ xảy ra hoàn toàn)

+ Từ thí nghiệm rút ra kết luận gì?

- Ống 1: HTVL

- Ống 2: HTHH vì có chất mới được tạo thành.

+ Trong TN trên có mấy quá trình biến đổi? Những qúa trình đó là HTVL hay HTHH? Viết PT chữ?

HS: Có 3 quá trình biến đổi:

- Hoà tan thuốc tím trong ống 1: HTVL - Đun nóng thuốc tím trong ống 2:

HTHH, vì có chất mới là Oxi, chất rắn không tan(MnO2).

- Hoà tan 1 phần chất rắn ở ống 2:

HTVL.

- Phương trình chữ:

Kali pemanganat ⃗t0

Kalipemanganat + Mangan đioxit + oxi.

Hoạt động 2: Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với Canxi hiđroxit - Mục tiêu: HS biết được điều kiện của phản ứng hóa học xảy ra.

- Thời gian: 10’

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm,thực hành.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động của GV và học sinh Nội dung

G: Hướng dẫn HS làm TN2:

Dùng ống hút thổi hơi lần lượt vào ống 3 (đựng nước ) & ống 4 (đựng nước vôi trong).

+ Nêu hiện tượng?

2, Thí nghiệm 2:

a, Thử bằng hơi thở

- Tiến hành:

(10)

- Ống 3: không có hiện tượng gì.

- Ống 4: Nước vôi trong vẩn đục (có chất rắn không tan tạo thành)

+ Trong ống 3 và ống 4 trường hợp nào có PƯ xảy ra? Viết PT chữ? Cho biết thành phần của hơi thở?

- Ống 4 có PƯ xảy ra vì có chất mới sinh ra (chất rắn không tan là canxicacbonat) PT chữ:

Canxihiđroxit + cacbonđioxit

canxicacbonat + nước.

GV: hướng dẫn làm tiếp TN: Dùng ống hút nhỏ 5->10 giọt d.d Natricacbonat vào ống 3( đựng nước )& ? Quan sát hiện tượng? Trong 2 ống trên ống nào có PƯHH xảy ra? Dựa vào dấu hiệu nào? PT chữ?

- ống 3: không có hiện tượng gì.

- ống 5: có PƯHH xảy ra-> dấu hiệu của PƯ: có chất mới sinh ra ( chất rắn không tan trong nước)

PT chữ : Canxihiđroxit + Natricacbonat

canxicacbonat + Natrihiđroxit.

- Hiện tượng:

PT chữ:

Canxihiđroxit + cacbonđioxit  canxicacbonat + nước.

b, Thử bằng dd Natricacbonat

PT chữ:

Canxihiđroxit + Natricacbonat

canxicacbonat + Natrihiđroxit.

3.3: Hoạt động luyện tập, vận dụng

Viết tường trình (10’)

Mục tiêu : HS - Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.

- Viết tường trình hoá học.

G: Hướng dẫn HS viết tường trình theo mẫu đã chuẩn bị sẵn Tên TN Dụng cụ, hóa chất Cách tiến hành

thí nghiệm

Hiện tượng Giải thích hiện tượng, kết luận

3.4: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’) GV: Nhận xét giờ thực hành

- HS: Thu dọn, vệ sinh dụng cụ TN.

- Thu bản tường trình chấm điểm hệ số 1.

5. Hướng dẫn về nhà (2’) : - Đọc nghiên cứu bài mới V. Rút kinh nghiệm :

(11)

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi gv yêu cầu xếp: bắt đầu từ chữ m, em thứ nhất cầm chữ m, tiếp đó 2 em kia nhanh chóng tìm các chữ và dấu còn lại để ghép với m được công

- Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.. Tính khối

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

- Định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.. Tính

Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, axit panmitic và axit oleic, số công

- HS khái quát được trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.. (Lưu ý: Các chất tác dụng với nhau theo

tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng C.. tỉ lệ khối lượng giữa các chất trong

Chúng tôi thấy rằng bổ chính trường định xứ trong gần đúng Hubbard mô tả độ linh động và điện trở của khí điện tử giả hai chiều ở mật độ hạt tải thấp tốt hơn