• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 16/01/2019

Ngày giảng:………. Tiết 41

BÀI 39. TỔNG KẾT CHƯƠNG II I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế.

- Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể.

2/ Kĩ năng: Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học.

3/ Thái độ: Tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học, cẩn thận khi sử dụng điện, có ý thức sử dụng tiết kiệm điện năng.

4/ Phát triển năng lực: Vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. CÁC CÂU HỎI QUAN TRỌNG

- Cách nhận biết một vùng không gian có từ trường hay không? Cách chế tạo nam châm

- Quy tắc tìm chiều của lực điện từ?

- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng?

- Quy tắc tìm chiều của đường sức từ?

- Nêu chỗ giống và khác nhau về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hai loại máy phát điện xoay chiều?

- Nêu tên hai bộ phận chính, nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều?

III. ĐÁNH GIÁ

*Bằng chứng:

- Vận dụng kiến thức đã học, vừa học , vốn hiểu biết thực tế của mỗi cá nhân làm được các câu của phần tự kiểm tra và phần vận dụng.

* Hình thức đánh giá: Quan sát, bài tập vận dụng.

* Công cụ đánh giá: đánh giá theo thang điểm.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy chiếu.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ( 1')

2/ Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong giờ 3/ Bài mới

*HĐ 1: BÁO CÁO TRƯỚC LỚP VÀ TRAO ĐỔI KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA - Mục đích: Kiểm tra phần bt giao về nhà của HS. Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về nam châm , từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều, máy biến thế.

- Thời gian: 20'

- Hình thức tổ chức: cá nhân

(2)

- Phương pháp: ôn tập, hệ thống hóa.

- Phương tiện: máy chiếu

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

HĐ của GV HĐ của HS

G: Yc HS trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra từ C1->C9

H: Báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra (từ câu 1đến câu 9) 1.Muốn biết ở một điểm A trong không gian có từ trường hay không, ta làm như sau: Đặt tại A một kim nam châm, nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở A có từ trường.

2.C.

3. Quy tắc bàn tay trái.SGK/ 74.

4.D.

5. Khi khung dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu thì trong khung dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

6. Đặt kim nam châm tự do-kim nam châm định theo hướng Bắc Nam địa lí, đầu quay về hướng Bắc địa lí là từ cực Bắc của kim nam châm.

7. a.Quy tắc nắm tay phải để xác định chỉều đường sức từ trong lòng ống dây. SGK/66.

b.Hình vẽ:

+ -

8.Giống nhau: Có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Khác nhau: Một loại có Rôto là cuộn dây, một loại có Rôto là nam châm.

9.Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn.

-Khung quay được vì khi ta cho dòng điện một chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên

(3)

-

N + +

K -

khung dây những lực điện từ làm cho khung quay.

* HĐ 2: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.

- Mục đích: Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể.

- Thời gian: 22'

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp: thực hành, luyện tập củng cố.

- Phương tiện: Máy chiếu

- Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ

HĐ của GV HĐ của HS

G: Yc HS thực hiện C10

? Hãy xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên điểm N của dây dẫn.

G: Yc HS làm C11

? a. Vì sao để vận tải điện năng đi xa người ta phải dùng máy biến thế?

b. Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở 2 đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần?

c. n1=4400 vòng, n2=120 vòng, U1=220V . U2=?

12: ? Giải thích vì sao không thể dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế.

13:? Trường hợp nào khung dây không

10. Đường sức từ do cuộn dây của nam châm điện tạo ra tại N hướng từ trái sang phải. Áp dụng quy tắc bàn tay trái, lực từ hướng từ ngoài vào trong và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ.

H: Hoàn thành C11

11. a.Để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây .

b. Giảm đi 1002 = 10000 lần.

c. Vận dụng công thức

U1 U2=n1

n2 suy ra U2=

U1.n2

n1 =220 .120 4400 =6V

12. Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn này không xuất hiện dòng điện cảm ứng.

(4)

xuất hiện dòng điện xoay chiều? Hãy giải thích tại sao?

a. Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang.

b. Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng.

H: lần lượt trả lời các câu hỏi của GV G: chuẩn kiến thức.

13. Trường hợp a. Khi khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây luôn không đổi, luôn bằng 0. Do đó trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng

* HĐ 4: Hướng dẫn về nhà:

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp HS giải quyết các bt được giao, chuẩn bị bài mới thật tốt.

- Thời gian: 2'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

-Học bài và làm các bài tập trong sbt.

- Đọc trước bài " Hiện tượng khúc xạ ánh sáng".

- Nghe và ghi nhớ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- SGK, SGV, sbt, thiết kế bài giảng, sách tham khảo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

(5)

CHƯƠNG III: QUANG HỌC I. môc tiªu:

1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại.

- Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ.

- Nhận biết được thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

- Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.

- Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

- Nêu được máy ảnh có các bộ phận chính là vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim.

- Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.

- Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.

- Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.

- Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa.

- Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và được dùng để quan sát vật nhỏ.

- Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn.

- Kể tên được một vài nguồn phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu.

- Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khác nhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu.

- Nhận biết được rằng khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng.

- Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác. Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.

(6)

- Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.

- Giúp HS có hiểu biết về môi trường, giải thích được các hiện tượng bất thường của môi trường xảy ra trong tự nhiên.

2. Kĩ năng:

- Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.

- Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.

- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt.

- Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm.

- Giải thích được một số hiện tượng bằng cách nêu được nguyên nhân là do có sự phân tích ánh sáng, lọc màu, trộn ánh sáng màu hoặc giải thích màu sắc các vật là do nguyên nhân nào.

- Xác định được một ánh sáng màu, chẳng hạn bằng đĩa CD, có phải là màu đơn sắc hay không.

- Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen.

- Rèn kĩ năng phát hiện các vấn đề liên quan đến môi trường từ kiến thức bài học.

3. Thái độ:

- Trung thực, cẩn thận tỉ mỉ trong công tác làm thí nghiệm, và vẽ đường truyền tia sáng ảnh qua các dụng cụ quang học.

- Có tinh thần hợp tác làm TNo, có tinh thần hợp tác nhóm nhỏ, liên hệ thực tế, rèn luyện tác phong làm việc khoa học đúng quy trình.

- Yêu thích môn học, hứng thú thu thập thông tin tìm hiểu giải thích các hiện tượng quang học trong thực tế, liên hệ tìm hiểu các dụng cụ quang học đơn giản.

- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước các vần đề môi trường xảy ra.

4. Phát triển năng lực:

- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề

- Phát triển năng lực sáng tạo, tự học của học sinh.

(7)

Ngày soạn: 16/01/2019

Ngày giảng: ………. Tiết 42

BÀI 40. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Mô tả được TN quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại.

- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên.

2/ Kĩ năng: -Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng TN.

-Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng.

3/ Thái độ: Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu thập thông tin.

4/ Phát triển năng lực : Vận dụng kiến thức vào thực tế.

* Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh hiểu ánh sáng khúc xạ qua tầng ozon và tác dụng của tầng ozon từ đó góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, hạn chế hiệu ứng nhà kính (lựa chọn kính trong xây dựng sao cho hợp lí, mở cửa thông thoáng để tạo ra vận tốc gió trên bề mặt kết cấu làm cho nhiệt độ bề mặt kết cấu sẽ giảm dần đến nhiệt độ không khí, có biện pháp che chắn nắng,...)

II. NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG - Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

- Đặc điểm đường truyền của tia sáng khi đi từ không khí vào nước và ngược lại?

- Phân biệt hiện tượng khúc xạ ánh sáng và hiện tượng phản xạ ánh sáng?

III. ĐÁNH GIÁ

*Bằng chứng:

- Vận dụng kiến thức đã học, vừa học , vốn hiểu biết thực tế của mỗi cá nhân làm được các câu từ C1 đến C8, giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.

* Hình thức đánh giá: Quan sát, bài tập vận dụng.

* Công cụ đánh giá: đánh giá theo thang điểm.

IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bình thủy tinh hoặc bình nhựa trong, đũa thẳng, một chai nước sạch, miếng gỗ phẳng, mềm cắm được đinh ghim, đinh ghim, nguồn sáng laze, máy chiếu.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – GIÁO DỤC : 1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ( 1')

(8)

2/ Kiểm tra bài cũ

- Mục đích: Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức cũ của HS - Thời gian: 6'

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp: Thực nghiệm, phát hiện vấn đề

- Phương tiện: bình thủy tinh trong, chai nước, chiếc đũa.

- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi

HĐ của GV HĐ của HS

?1.Định luật truyền thẳng của ánh sáng được phát biểu thế nào?

?2.Có thể nhận biết được đường truyền của tia sáng bằng những cách nào?

G: Yêu cầu HS làm TN như hình 40.1 nêu hiện tượng.

Để giải thích tại sao nhìn thấy đũa bị gãy ở trong nước, ta nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

2. Nhận biết đường truyền của tia sáng bằng những cách:

+Quan sát vết của tia sáng trên màn chắn.

+Quan sát bóng tối của một vật nhỏ đặt trên đường truyền của tia sáng HS(CÁCH THỨC TIẾN HÀNH che khuất): Chiếc đũa như gãy từ mặt phân cách giữa hai môi trường mặc dù đũa thẳng ở ngoài không khí.

3/ Bài mới:

* HĐ 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

- Mục đích: Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Mô tả được TN quan sát đường truyền của tia sáng từ không khí sang nước.

- Thời gian: 15'

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp: Thực nghiệm, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương tiện: Máy chiếu, bình thủy tinh hoặc bình nhựa trong, một chai nước sạch, nguồn sáng laze.

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

Hoạt động của GV HĐ của HS

G:Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng.

? Giải thích tại sao trong môi trường nước không khí ánh sáng truyền thẳng?

? Tại sao ánh sáng bị gãy tại mặt phân cách?

G: Giới thiệu hiện tương khúc xạ ánh

I. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

H: Quan sát, nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng

1. Quan sát:

- Ánh sáng từ S đến I truyền thẳng.

- Ánh sáng từ I đến K truyền thẳng.

(9)

sáng

G: Giới thiệu các khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng:

G: làm TN như H40.2, yêu cầu HS quan sát trả lời C1, C2

- Chiếu tia sáng SI, đánh dấu điểm K trên nền, đánh dấu điểm I, K → nối S, I, K là đường truyền ánh sáng từ S→K

? Tại sao biết tia khúc xạ IK nằm trong mặt phẳng tới? Có phương án nào kiểm tra nhận định trên?

H: Làm TN, trả lời C1, C2

- Thống nhất phương án trả lời C2

? Kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng

G: Yc HS thực hiện C3

H: 1h/s lên bảng thực hiện C3

- Ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy tại K.

2. Kết luận:

H: Nhận biết các khái niệm 3. Một vài khái niệm.

- I là điểm tới, SI là tia tới.

- IK là tia khúc xạ.

- Đường NN vuông góc với mặt phân cách là pháp tuyến tại điểm tới.

- SIN là góc tới, kí hiệu là i.

- KIN là góc khúc xạ, kí hiệu là r.

- Mặt phẳng chứa tia tới SI và pháp tuyến NN là mặt phẳng tới.

4. Thí nghiệm: Hình 40.2.

C1: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

C2: Phương án TN: Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ.

5. Kết luận: Ánh sáng từ không khí sang nước.

-Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.

-Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

C3 :

* HĐ 2: Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí

- Mục đích: Mô tả được TN quan sát đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí.

- Thời gian: 15'

- Hifh thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp: Thực nghiệm, quan sát.

(10)

- Phương tiện: Bình thủy tinh hoặc bình nhựa trong, đũa thẳng, một chai nước sạch, miếng gỗ phẳng, mềm cắm đc đinh ghim, đinh ghim, nguồn sáng laze.

.-Lưu ý: TN hình 40.3 sgk độ cao của cột nước trong bình phải lớn hơn chiều ngang của bình để tránh hiện tượng phản xạ toàn phần ( góc tới phải nhỏ hơn 48030).

HĐ của GV HĐ của HS

G: Yêu cầu HS đọc dự đoán và thực hiện y/c của C4

G: ghi lại dự đoán của HS lên bảng.

G: Giới thiệu một cách làm TN kiểm tra như SGK

+ Cắm 2 đinh ghim A, B

+ Tìm vị trí đặt mắt C để nhìn thấy đinh ghim B che khuất đinh ghim A ở trong nước.

+Nhấc miếng gỗ ra khỏi nước, dùng bút kẻ đường nối vị trí 3 đinh ghim.

H: Làm TN theo các bước trên

G: Yêu cầu HS trả lời C5, C6 và cho cả lớp thảo luận

H: - Từng HS trả lời C5, C6

? Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng

II. SỰ KHÚC XẠ CỦA TIA SÁNG KHI TRUYỀN TỪ NƯỚC SANG KHÔNG KHÍ

1. Dự đoán.

H: Nêu dự đoán, thảo luận để thống nhất các phương án đưa ra.

Dự đoán:

C4: - Chiếu tia sáng từ nước sang không khí bằng cách đặt nguồn sáng ở đáy bình nước.

- Để đáy bình lệch ra khỏi mặt bàn, đặt nguồn sáng ở ngoài bình, chiếu một tia sáng qua đáy bình vào nước rồi sang không khí.

HS: nghiên cứu tài liệu và trình bày các bước làm TN.

1. TN kiểm tra.

C5: mắt chỉ nhìn thấy A khi as từ A phát ra truyền được đến mắt. khi mắt chỉ nhìn thấy B mà không thấy A có nghĩa là as từ A phát ra đã bị B che khuất, không đến được mắt. Khi mắt chỉ nhìn thấy C mà không thấy A, B có nghĩa là as từ A, B phát ra đã bị C che khuất không đến được mắt, khi bỏ B, C đi đi thì ta lại nhìn thấy A có nghĩa là as từ A phát ra đã truyền qua nước và không khí và đến được mắt.

Vậy đường nối vị trí của ba đinh ghim A, B, C biểu diễn đường truyền của as từ A ở trong nước tới mặt phân cách giữa nước và không khí, rồi đến mắt C6: Đường truyền của tia sáng từ nước sang không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa nước và không khí. BC là tia khúc xạ. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Có thể dùng thước đo

(11)

nào? So sánh độ lớn góc khúc xạ với góc tới ?

độ hoặc cách chứng minh hình học để thấy được góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

H: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV để rút ra kết luận.

3. Kết luận:

*HĐ 3: Củng cố

- Mục đích: Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ ánh sáng, vận dụng kiến thức vừa học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên - Thời gian: 8'

- Hình thức tổ chức: cá nhân

- Phương pháp: tư duy, tìm tòi, giải quyết vấn đề.

- Phương tiện: máy chiếu

- Kĩ thuật dạy học: Hoàn tất nhiệm vụ.

HĐ của GV HĐ của HS

G: Yc HS trả lời C7, C8

H: Suy nghĩ trả lời C7, C8

III. Vận dụng C7:

Hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

- Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gãy khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

- Góc khúc xạ không bằng góc tới.

C8: - Hình vẽ: Không có tia sáng đi theo đường thẳng nối A với mắt. Một tia sáng AI đến mặt nước, bị khúc xạ đi được tới mắt nên ta nhìn thấy A.

Mắt

* HĐ 4: Hướng dẫn về nhà:

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp HS giải quyết các bt được giao, chuẩn bị bài mới thật tốt.

- Thời gian: 2'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

A I

(12)

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

-Học bài và làm các bài tập trong sbt.

- Đọc trước bài " Thấu kính hội tụ"

- Nghe và ghi nhớ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- SGK, SGV, sbt, thiết kế bài giảng, sách tham khảo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ hóa học, vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sốngd. Mỗi bạn tìm 5

Kiến thức: HS chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát,

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hìn ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo

Vì ở nửa cầu Bắc tạp trung nhiều lục địa nên còn được gọi là “lục bán cầu” và đại dương tập trung nhiều ở nửa cầu Nam nên được gọi là “thủy bán cầu”?. Để hiểu rõ hơn cô và

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và