• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

Buổi sáng Ngày soạn: 12/6/2020

Ngày giảng: Thứ hai 15/6/2019

Tập đọc - Kể chuyện

Tiết 73 - 74: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. MỤC TIÊU

Tập đọc 1. Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.

- Hiểu nội dung bài: tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.

Giải thích hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc hiểu 3. Thái độ

- GDHS có tinh thần yêu đất nước, con người Việt Nam.

*Kể chuyện 1. Kiến thức

- Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể tự nhiên trôi chảy từng đoạn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nói.

- Rèn kĩ năng nghe.

3. Thái độ

- GDHS có tinh thần yêu đất nước, con người Việt Nam.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Hs đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài: Mặt trời xanh của tôi

- Nhận xét.

B. Bài mới: 40’

1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc

a. GV đọc toàn bài

b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu.

- Kết hợp sửa phát âm cho HS

* Đọc từng đoạn trước lớp - Giải nghĩa từ chú giải cuối bài

* Đọc từng đoạn trong nhóm

* Đọc ĐT

3. HD HS tìm hiểu ND bài

? Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây

- 2 HS đọc bài

- HS đọc nối tiếp câu.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ

(2)

thuốc quý?

? Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?

- Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?

- Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?

- Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng ntn? Chọn 1 ý em cho là đúng

4. Luyện đọc lại

+ 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.

- 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện Kể chuyện: 20’

1. GV nêu nhiệm vụ

- Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.

2. HS tập kể từng đoạn

- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tóm tắt - 1 HS đọc gợi ý trong SGK

- 1 HS nhìn tóm tắt, nhớ lại nội dung kể mẫu đoạn 1

- Từng HS tập kể.

- 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp

- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài.

con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.

- Để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người...

- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu.

Cuội rịt lá thuốc vợ Cuội vẫn không tỉnh lại ...

- Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây ...

- HS trả lời theo trí tưởng tượng của mình.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn - 1 HS đọc lại câu chuyện.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS quan sát - HS đọc gợi ý.

- 1 HS kể mẫu đoạn 1 - HS tập kể trong nhóm.

- 3 HS thi kể trước lớp

- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

Toán

Tiết 141: TỰ KIỂM TRA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối học kì II của học sinh, tập trung vào các kiến thức.

- Đọc viết các số có đến năm chữ số; tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. Thực hiện các phép tính cộng, trừ các số có năm chữ số, nhân và chia số có năm chữ số với số có 1 chữ số.

(3)

2. Kĩ năng: Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau. Giải bài toán có đến hai phép tính.

3. Thái độ: Yêu thích môn toán

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Đề bài kiểm tra.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định: 1-2’

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: 1-2’

- Hôm nay chúng ta sẽ làm bài kiểm tra.

b. Đề bài: 32 - 33’

Phần 1

Bài 1: Hãy khoanh vào các chữ A, B, C, D trước những câu trả lời đúng.

- Số liền sau của 68 457 là:

A . 68 467, B. 68447, C. 68456, D. 68 458 Bài 2: Các số: 48 617, 47 861, 48 716, 47 816

- Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

A. 48 617; 48 716; 47 861; 47 816 B. 48 716; 48 617; 47 861; 47 816 C. 47 816; 47 861; 48 617; 48 716 D. 48 617; 48 716; 47 816; 47 861 Bài 3

a, Kết quả của phép cộng 36528 + 49347 là:

A. 75 865 B. 85 865 C. 75 875 D. 85 875

b. Kết quả của phép trừ 85 371 – 9046 là:

C. 76 325 B. 86 335 C. 76 335 D. 86 325 3. Củng cố, dặn dò: 1-2’

- Yêu cầu HS về ôn lại những kiến thức đã học.

- Hoàn thành các bài tập trong sách.

Phần 2

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

21628 x 3 15250 : 5 Bài 2: Viết số thích hợp theo mẫu:

… giờ …phút hoặc …giờ …phút

… giờ …phút hoặc …giờ …phút

Bài 3

Ngày đầu cửa hàng bán được 230 m vải. Ngày thứ hai bán được 340 m vải. Ngày thứ 3 bán được bằng

1 3 số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải.

==========================================

Buổi chiều Thực hành Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về diện tích một hình; diện tích hình vuông; giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

(4)

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh CCG chỉ làm tự chọn 3 trong 5 bài tập; học sinh HT làm tự chọn 4 trong 5 bài tập; học sinh HTT thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

- Hát

- Lắng nghe.

b. Hoạt động 2: Ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Tính chu vi và diện tích rồi viết kết quả vào ô trống :

Hình Độ dài mỗi cạnh Chu vi Diện tích

Hình tam giác 3cm ; 4cm ; 5cm 12 cm

Hình chữ nhật 15cm ; 9cm 48 cm 135 cm2

Hình vuông 9 cm 36 dm 81 cm2

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

Hình A có diện tích là ….. cm2. Hình C có diện tích là ….. cm2. Hình B có diện tích là ….. cm2. Hình D có diện tích là ….. cm2. Bài 3. Một hình chữ nhật và một hình

vuông có cùng chu vi. Biết hình chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm.

Tính diện tích hình vuông.

- BT cho biết gì?

- BT hỏi gì?

-Yêu cầu hs làm bài.

Giải

Chu vi HV cũng chính là chu vi HCN là:

(6 + 4) x 2 = 20 (cm) Cạnh hình vuông là:

20 : 4 = 5 (cm) Diện tích hình vuông là:

5 x 5 = 25 (cm2)

1 c m

Hình A Hình B Hình C Hình D

(5)

GV nhận xét- gọi hs nhận xét Đáp số: 25 cm2. Bài 4. Cửa hàng có 1240 túi mì chính,

đã bán

1

4 số túi đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu túi mì chính?

- BT cho biết gì?

- BT hỏi gì?

-Yêu cầu hs làm bài.

GV nhận xét- gọi hs nhận xét

Bài 5. Trong một tháng, 5 người làm được 17250 sản phẩm. Hỏi trong tháng đó, 8 người làm được bao nhiêu sản phẩm (biết số sản phẩm mỗi người làm được như nhau).

- BT cho biết gì?

- BT hỏi gì?

-Yêu cầu hs làm bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

Giải

Số túi mì chính cửa hàng đã bán là:

1240 : 4 = 310 (túi)

Số túi mì chính cửa hàng còn lại là:

1240 - 310 = 930 (túi)

Đáp số: 930 túi mì chính.

Giải

Số sản phẩm một người làm là:

17250 : 5 = 3450 (sản phẩm) Số sản phẩm 8 người làm được là:

3450 x 8 = 27600 (sản phẩm) Đáp số: 27600 sản phẩm.

...

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC BÀI ƯỚC MƠ CỦA BONG BÓNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Nêu được ước mơ của bong bóng tuy không thực hiện được nhưng nó vẫn cảm thấy mãn nguyện vì nó đã có mặt trên đời, cảm nhận được bao điều kì diệu.

2. Kĩ năng

- Luyện đọc đúng rõ ràng, rành mạch.

- Hoàn thành bài tập.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở thực hành.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Gọi HS lên bảng đọc bài “Bãi đá cổ Sa

(6)

Pa”

GV nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. Đọc truyện:

- Gv đọc mẫu.

- Gọi HS lên bảng đọc bài “Ước mơ của bong bóng”

2.Tìm hiểu nội dung:

- Yêu cầu lớp đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi :

+ Bong bóng xuất hiện vào lúc nào?

+ Những từ ngữ nào miêu tả vẻ đẹp của bong bóng?

+ Bong bóng nhìn thấy cái gì khiến nó thích thú, định sà xuống?

+ Thấy giọt nước tan ra, bong bóng ao ước điều gì?

+ Vì sao ao ước không thành hiện thực, bong bóng vẫn mãn nguyện?

+ Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa?

- GV và hs chữa bài.

Nhận xét.

C. Củng cố dặn dò: 2’

Nêu lại nội dung bài học. Dặn hs về nhà đọc lại bài.

- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu..

- 2 em lên bảng đọc bài.

- Vào buổi sớm bình minh, nắng mong manh.

- Rực rỡ, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.

- Giọt nước long lanh, cũng hội tụ bao sắc màu như nó.

- Kéo dài mãi phút giây được có mặt trên đời.

- Vì nó đã có mặt trên đời, cảm nhận được bao điều kì diệu.

- Bong bóng thích giọt nước quá, định sà xuống.

======================================

Đạo đức

THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KỲ II

=====================================================

Ngày soạn: 13/6/2020 Buổi sáng Ngày giảng: Thứ ba 16/6/2020

Tự nhiên - Xã hội ÔN TẬP CUỐI NĂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được kiến thức nội dung 1 số bài đã học 2. Kĩ năng

- Có kĩ năng trả lời câu hỏi và làm BT 3. Thái độ

- GDHS yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Nội dung câu hỏi, bài tập

(7)

- HS: SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Gv cho hs làm các bài tập: 30p I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Loại cây nào thuộc cây thân thảo?

a. Cây xoài b. Cây lúa c. Cây ổi

Câu 2: Cây nào có rễ cọc?

a. Cây đậu b. Cây ngô c. Cây hành

Câu 3: Hoa được dùng để làm gì?

a. Để ăn, ướp chè.

b. Để trang trí, làm nước hoa.

c. Cả hai ý trên II. Tự luận

1. Chọn các từ điền vào chố ...cho phù hợp: một ngày, ban ngày, ban đêm,24 giờ, ngày và đêm.

Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là..., phần còn lại không được chiếu sáng là ...Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt

có ...kế tiếp không ngừng. Thời gian để Trái Đất quanh một vòng quanh mình nó là...Một ngày có...

2.a. Hãy kể tên ba côn trùng có ích đối với con người ? b. Hãy kể tên 3 côn trùng có hại đối với con người?

3. Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những việc gì trong cuộc sống hằng ngày?

2. Củng cố dặn dò: 3p - Nhận xét giờ học

...

Toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000 ( Trang 169-170)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

(8)

- Đọc viết các số trong phạm vi 100 000.

2. Kĩ năng

- Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.

3. Thái độ

- GDHS yêu thích môn học.

- Giảm bài 1(169) Cột 1 bài 1 (170)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ: 3 - 4’

- GV nhận xét đánh giá bài kiểm tra.

B. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 1-2’

- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Ôn tập các số đến 100 000“

b. Luyện tập: 27-28’

Bài 2

- Mời một học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu cả lớp nêu yêu cầu đề bài.

- Lưu ý cách đọc các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1, 4, 5.

- Mời 1em nêu cách đọc và đọc các số.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.

Bài 3. HD HS cách làm

- Hỏi học sinh về đặc điểm từng dãy số để giải thích lí do viết các số còn thiếu vào chỗ chấm.

- Yêu cầu HS làm vào vở.

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.

Bài 1(170)

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài.

- Gọi một em lên bảng làm bài và giải thích trước lớp vì sao lại chọn dấu đó để điền.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 2 (170)

- Mời một học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu cả lớp nêu yêu cầu đề bài.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại tựa bài.

- Hai em đọc đề bài tập 2.

- Một em nêu yêu cầu bài tập ( đọc số) - Cả lớp thực hiện vào vở.

- Một em nêu miệng cách đọc các số và đọc số

- Lớp lắng nghe và nhận xét kết quả đọc của bạn.

- Học sinh khác nhận xét bài bạn - HS làm bài.

a/ 2005, 2010, 2015, 2020.

b/ 14 300, 14 400, 14 500, 14 600, 14 700

- Suy nghĩ lựa chọn để điền dấu thích hợp.

- Một em lên bảng làm.

- 27 469 < 27 470 vì hai số đều có 5 chữ số, các chữ số hàng chục nghìn đều là 2 hàng nghìn đều là 7 hàng trăm đều là 4 nhưng hàng chục có 6 < 7 nên 27 469 < 27 470.

(9)

- Lưu ý học sinh khi chữa bài cần nêu ra cách chọn số lớn nhất trong mỗi dãy số.

- Mời một em nêu cách đọc và đọc các số.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.

Bài 3 (170)

- Mời học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Mời hai học sinh lên bảng giải bài.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh.

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

C. Củng cố - Dặn dò: 1-2’

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài

- Hai em đọc đề bài tập 2.

- Một em nêu yêu cầu bài tập - Cả lớp thực hiện vào vở.

- Một học sinh nêu miệng kết quả:

a/ số lớn nhất là 42360 ( vì có hàng trăm 200 lớn nhất)

b/ Số lớn nhất là 27 998

Lớp lắng nghe và nhận xét bài bạn.

- Lớp thực hiện làm vào vở.

- Hai học sinh lên bảng xếp dãy số.

Lớn dần: 59825, 67 925, 69725, 70100

=================================================

Tập làm văn

Tiết 75: GHI CHÉP SỔ TAY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính các câu TL của Đô-rê-mon.

2. Kĩ năng

- HS có kĩ năng ghi chép sổ tay 3.Thái độ

- Yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh về một số loại động vật quý hiếm được nêu trong bài.

- Một cuốn truyện tranh Đô – rê – mon. Một vài tờ báo nhi đồng có mục A lô, Đô – rê – mon Thần thông đấy! Mỗi hs có một sổ tay nhỏ. Một vài tờ giấy khổ A4

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hai em lên bảng đọc lại bài viết nói về một số việc làm bảo vệ môi trường đã học ở tiết tập làm văn tuần 3 B. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 2’

- Hôm nay các em sẽ tập ghi chép sổ tay những ý trong tranh truyện Đô – rê – mon.

- Hai em lên bảng “ Đọc bài viết về những việc làm nhằm bảo vệ môi trường qua bài TLV đã học.”

- Hai học sinh nhắc lại tựa bài.

(10)

b. Hướng dẫn làm bài tập: 28’

Bài 1

- Gọi 1 em đọc bài A lô, Đô – rê – mon.

- Yêu cầu hai em đọc theo cách phân vai.

- Cho HS - Quan sát các bức tranh về một số động vật quý hiếm .

- Giới thiệu đến học sinh một số bức tranh về các loài động vật quý hiếm được nêu trong tờ báo.

Bài tập 2

- Yêu cầu hai em nêu đề bài.

- Phát cho 2 em mỗi em tờ giấy A4 để viết bài.

- Mời hai em lên dán tờ giấy bài làm lên bảng

- Yêu cầu lớp trao đổi theo từng cặp và phát biểu ý kiến trước lớp.

- Yêu cầu lớp thực hiện viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiếm.

- Chốt ý chính, mời học sinh đọc lại.

- Gọi 2 em đọc to đoạn hỏi đáp ở mục b

- Yêu cầu trao đổi theo cặp tập tóm tắt ý chính lời của Đô – rê – mon.

- Mời một số em phát biểu trước lớp.

- Mời những em làm tờ giấy A4 dán lên bảng.

- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt.

C. Củng cố - Dặn dò: 2’

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung - Nhận xét đánh giá tiết học

- Hai học sinh phân vai người hỏi là Nguyễn Tùng Nam ( Hà Nội ) và Trần Ánh Dương ( Thái Bình ) học sinh 2 là Đô – rê – mon ( đáp )

- Quan sát các bức tranh về một số động vật quý hiếm.

- Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2.

- Thực hiện viết lại tên một số động vật quý hiếm và các biện pháp bảo vệ các loài động vật này, rồi dán lên bảng lớp.

- Ở lớp chia thành các cặp trao đổi và phát biểu trước lớp rồi viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiểm đang có nguy cơ tuyệt chủng .

- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại .

- Hai học sinh đọc các câu hỏi – đáp ở mục b

- Trao đổi theo từng cặp sau đó tự ghi tóm tắt các ý chính lời của Đô – rê – mon.

- Ở Việt Nam: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác …Thực vật: Trầm hương, trắc, cơ nia, sâm ngọc linh, tam thất…

Tập đọc Tiết 76: MƯA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chú ý các từ ngữ: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt....

- Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt...

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: lũ lượt, lật đật,....

(11)

- Hiểu ND bài: tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- HTL bài thơ 3. Thái độ

- GDHS tình yêu quê hương.

* GDMT: GV liên hệ : Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt ; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5;

- Kể chuyện: Sự tích chú Cuội cung trăng.

- Nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc

a. GV đọc diễn cảm bài thơ.

b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng dòng thơ.

- Kết hợp sửa phát âm cho HS

* Đọc từng khổ thơ trước lớp

- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.

* Đọc từng khổ thơ trong nhóm

* Đọc ĐT

3. HD HS tìm hiểu bài.

? Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ?

? Cảnh sinh hoạt ngày mưa ấm cúng ntn?

? Vì sao mọi người thương bác ếch?

? Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai?

4. HTL bài thơ.

- GV HD HS đọc thuộc lòng từng khổ.

Cả bài thơ

- Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.

- 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện.

- Lằng nghe.

- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ.

- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.

Kết hợp giải nghĩa từ.

- Luyện đọc trong nhóm.

- Lớp đọc đồng thanh

- mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây...

- Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.

- Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.

- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến bác nông dân đang lặn lội ngoài đồng ...

- HS đọc thuộc lòng từng khổ.

- 2 – 3 HS lên đọc thuộc lòng bài thơ.

- Lắng nghe.

(12)

* GDMT: - GV liên hệ : Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt ; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài.

=================================================

Ngày soạn: 14/6/2020 Ngày giảng: Thứ tư 17/6/2020

Tự nhiên và xã hội KIỂM TRA CUỐI KỲ II

...

Toán

Tiết 143: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố về thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000.

2. Kĩ năng

- Giải bài toán bằng các cách khác nhau.

3. Thái độ

- GDHS yêu thích môn học.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ: 5’

- Gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà

- Chấm vở hai bàn tổ 3

- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra B. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 2’

- Hôm nay chúng ta luyện tập về 4 phép tính trong phạm vi 100 000.

b. Luyện tập: 28’

Bài 1

- Gọi học sinh nêu bài tập 1

- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm chẳng hạn 20000 x 3

- Hai chục nghìn nhân 3 bằng sáu chục nghìn.

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Mời một học sinh khác nhận xét.

- Một em lên bảng chữa bài tập số 5 về nhà

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giới thiệu - Vài học sinh nhắc lại tựa bài.

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- 1 em nêu miệng kết quả nhẩm:

a/ 50 000 + 20 000 = 70 000 b/ 80 000 – 40 000 = 40 00 c/ 20 000 x 3 = 60 000 d/ 36 000 : 6 = 6 000

- Một học sinh khác nhận xét bài bạn.

(13)

- Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2

- Gọi học sinh nêu bài tập 2.

- Yêu cầu nêu lại cách đặt tính và tính ở từng phép tính.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 3

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước.

- Mời một em lên bảng giải bài.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

C. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Hôm nay toán học bài gì?

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Hai em lên bảng đặt tính và tính:

38178 86271 412 +25706 - 43954 x 5 63884 42217 2060 - Hai em khác nhận xét bài bạn.

- Một em giải bài trên bảng, ở lớp làm vào vở

Bài giải

Số bóng đèn đã chuyển đi tất cả là:

38 000 + 26 000 = 64 000 (bóng đèn) Số bóng đèn còn lại trong kho là:

80 000 – 64 000 = 16 000 (bóng đèn) Đ/S: 16 000 bóng đèn - Học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Xem trước bài mới.

=======================================

Chính tả (nghe - viết) Tiết 77: THÌ THẦM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Thì thầm.

2. Kĩ năng

- Viết đúng tên 1 số nước Đông Nam Á.

- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu, dấu thanh dễ lẫn (tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã) Giải đúng câu đố.

3. Thái độ

- GDHS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng s/x.

- Nhận xét B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2. HD HS nghe - viết.

a. HD chuẩn bị

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

(14)

- GV đọc bài thơ.

- Cả lớp theo dõi SGK, 2 em đọc lại.

- Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau.

Đó là những sự vật, con vật nào?

? Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

? Viết hoa những chữ nào?

b. GV đọc, HS viết bài c. Chấm, chữa bài

- GV chấm bài, nhận xét bài viết của HS

3. HD HS làm BT chính tả.

Bài tập 2

- Nêu yêu cầu BT

? Nêu cách viết các tên riêng?

- 2, 3 HS đọc tên riêng của 5 nước Đông Nam Á

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- Viết hoa các chữ đầu tên - HS viết bài vào vở.

Bài tập 3

- Nêu yêu cầu BT

- HS QS tranh minh hoạ.

- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng:

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài.

- Lắng nghe.

- Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, ...

- Mỗi dòng thơ có 4 chữ.

- Viết hoa những tiếng đầu dòng thơ.

- HS viết bài.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

+ Đọc, viết đúng tên 1 số nước Đông Nam á

+ Điền vào chỗ trống tr/ch. Giải câu đố - đằng trước, ở trên – là cái chân

- Đuổi; là cầm đũa và cơm vào miệng

...

Tập viết

Tiết 78: ÔN CHỮ HOA A, M, N, V ( Kiểu 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố, cách viết các chữ viết hoa A, M, N, V ( kiểu 2) thông qua BT ứng dụng

2. Kĩ năng

- Viết tên riêng An Dương Vương bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.

3. Thái độ

- GDHS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ hoa A, M, N, V kiểu 2, mẫu chữ viết hoa về tên riêng Phú Yên và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

(15)

- GV đọc: Phú Yên, Yêu trẻ.

- Nhận xét.

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2. HD HS viết trên bảng con.

a. Luyện viết chữ hoa.

? Tìm các chữ viết hoa có trong bài ? - GV viết mẫu, nhắc lại cách viết.

- Tập viết các chữ A, M, N, V ( kiểu 2) vào bảng con.

b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng) - Đọc từ ứng dụng.

- GV nhắc lại An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa.

- Yêu cầu HS tập viết bảng con An Dương Vương.

c. Luyện viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng.

- GV giúp HS hiểu: Câu thơ ca ngơi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.

- HS tập viết vào bảng con: Tháp Mười, Việt Nam.

+ HS viết bài vào vở tập viết 3. HD HS viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu của giờ viết.

4. Chấm, chữa bài - GV chấm bài

- Nhận xét bài viết của HS C. Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét chung tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con

+ A, D, V, T, M, N, B, H - Quan sát GV viết mẫu.

- HS viết bảng con.

- HS đọc từ ứng dụng.

- An Dương Vương.

- HS tập viết bảng con An Dương Vương.

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Buổi chiều Thực hành toán

CHIA SỐ CÓ BỐ CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ GIẢI TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh chia cho số có 1 chữ số; giải toán rút về đơn vị.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

* Phân hóa: Học sinh CCG chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh HT làm

(16)

tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh HTT thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

- Hát

- Lắng nghe.

Bài 1. Điền dấu <, >, = vào chỗ nhiều chấm:

52 760 … 52 759

38 000 + 2000 … 40 000 60 000 : 2 … 35 000

34 099 … 34 100

70 000 – 20 000 … 59 000 20 000 × 5 … 100 000

Kết quả:

52 760 > 52 759 38 000 + 2000 = 40 000 60 000 : 2 < 35 000 34 099 < 34 100

70 000 – 20 000 < 59 000 20 000 × 5 = 100 000 Bài 2. Đặt tính rồi tính :

30675 : 5 10254 : 3

3614  7 4609 – 3338

Bài 3. Tìm x : a) 9780 - x = 2014;

b) x : 4 = 7879

a) 9780 - x = 2014 b) x : 4 = 7879 x = 9780 - 2014 x = 7879x4 x = 7766 x = 31516 Bài 4. Một hình chữ nhật có chiều

rộng 7cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Giải

Chiều dài hình chữ nhật là:

7 x 3 = 21 (cm) Diện tích hình chữ nhật là:

30675 5 06 17

6135

25 0

10254 3 12 05

3418

24 0

3614 7 25298 x

4609 3338 1271 -

(17)

21 x 7 = 147 (cm2) Đáp số: 147 cm2. - Học sinh nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Học sinh phát biểu.

===============================================

HĐNGLL – VHGT

KHÔNG NGHỊCH PHÁ ĐÈN TÍN HIỆU, BIỂN BÁO HIỆU GT

I- MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS biết được sự nguy hiểm khi nghịch phá biến báo giao thông.

2. Kĩ năng

- Biết cách xử lý khi phát hiện người khác nghịch phá biển báo giao thông.

- Không nghịch phá biển báo hiệu giao thông.

- Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc phá hoại biển báo giao thông.

3.Thái độ

Biết nhắc nhở mọi người không nghịch phá biển báo hiệu giao thông.

II-CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

- Tranh ảnh về biển báo và đèn tín hiệu giao thông( nếu là giáo án điện tử)

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về về biển báo và đèn tín hiệu giao thông trong đồ dùng học tập của nhà trường.

- Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3 2. Học sinh

Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Tổ chức trong lớp a) Trải nghiệm

- Đèn tín hiệu GT và BB GT có tác dụng gì? ( Chỉ dẫn cho người đi đường đi đúng)

- Nếu biển báo GT và đèn tín hiệu giao thông bị phá vỡ thì sẽ gây hậu quả gì?

b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ai hay hơn”

- Treo tranh, hỏi:

+ Em thấy gì qua 2 bức tranh?

+ Từ câu hỏi GV dẫn dắt đi vào truyện . + Yêu cầu Hs đọc truyện

- Thảo luận câu hỏi trong sách:

+ Lộc đề nghị Phúc thi bắn cái gì?

+ Em có ủng hộ trò chơi của hai bạn không? Vì sao?

+ Tại sao Liễu nói với Lộc và Phúc rằng “ Không ai hay hơn hết”.

(18)

- Để Hs hiểu rõ hơn về tác hại của việc nghịch phá các biển báo, đèn tín hiệu giao thông, ngoài việc HS quan sát tranh trong sách, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn bị các tranh ảnh trong khổ giấy A0

c) Hoạt động thực hành

- GV đưa lần lượt 4 tranh trong hoạt động thực hành, hỏi:

+ Em nhìn thấy gì qua mỗi bức tranh? ( Tranh 1: Có 1 bạn leo lên đèn tín hiệu giao thông; Tranh 2: Một bạn đang ném đá vào đèn tín hiệu giao thông; Tranh 3:

Một bạn cõng bạn khác dán giấy vào biển báo dành cho người đi bộ; Tranh 4:

Hai bạn đang khiêng biển báo đi nơi khác)

- GV giới thiệu: Đây là trò chơi của các bạn. Nếu em được rủ tham gia các trò chơi này em sẽ trả lời như thế nào?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 theo tổ, mỗi tổ một bức tranh - Gọi đại diện mỗi tổ trả lời

- GV nhận xét, tuyên dương những câu trả lời hay d) Hoạt động ứng dụng

- Chiếu tranh, gọi Hs đọc truyện + Câu chuyện có mấy nhân vật?

+ Thái rủ Trọng làm gì?

+ Trọng có đồng ý với việc làm của Thái không?

+ Nếu là Trọng em sẽ ngăn cản Thái bằng cách nào?

- Yêu cầu Hs tham gia đóng vai theo tổ để giải quyết tình huống.

- Gọi các nhóm đóng vai

- Bình chọn nhóm có cách diễn xuất tự nhiên và có cách giải quyết hay nhất.

Hs cần nêu được: Biển báo và đèn tín hiệu giao thông là để mọi người tham gia giao thông thực hiện đúng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông. Nếu chúng ta nghịch phá biển báo và đèn tín hiệu giao thông thì người tham gia GT sẽ không thực hiện đúng luật dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

2. Tổ chức lớp học ở sân trường hoặc nơi khác: Thảo luận nhóm, Đóng vai - Tổ chức trò chơi “ Đóng vai”: Yêu cầu các tổ dựa vào nội dung truyện , thảo luận đóng vai dựng lại tình huống

- Gọi đại diện các tổ trình bày

- Sau trò chơi đóng vai, GV nhận xét, chốt cách giải quyết đúng.

=======================================================

Ngày soạn: 15/6/2020 Buổi sáng Ngày giảng: Thứ năm 18/6/ 2020

Toán

Tiết 144: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (tt)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết).

- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.

2. Kĩ năng

(19)

- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

3. Thái độ

- GDHS yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, VBT

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ: 4’

- Gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà.

- Chấm vở hai bàn tổ 4

- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra.

B. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: 2’

- Hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về 4 phép tính trong phạm vi 100 000.

b. Luyện tập: 28’

Bài 1

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách - Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm chẳng hạn:

80 000 – (20 000 + 30 000 nhẩm như sau: 8 chục nghìn – (2 chục nghìn + 3 chục nghìn) = 8 chục nghìn – 5 chục nghìn = 3 chục nghìn.

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và tính ở từng phép tính.

- Mời hai em lên bảng giải bài.

- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 3

- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách.

- Ghi từng phép tính lên bảng.

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số hạng và thừa số chưa biết.

- Mời hai em lên bảng tính.

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Một em lên bảng chữa bài tập số 3 về nhà.

- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu

- Cả lớp làm vào vở bài tập.

- 1 em nêu miệng kết quả nhẩm:

a/ 30 000 + 40 000 - 50 000 = 70 000 - 50 000 = 20 000

b/ 4800 : 8 x 4 = 600 x 4 = 1200 c/ 80 000 – 20 000 – 30 000

= 60 000 – 30 000

= 30 000

d/ 4000 : 5 : 2 = 800 : 2 = 400 - Lớp làm vào vở.

- Một em đọc đề bài

- Hai em lên bảng đặt tính và tính : 4083 8763 3608 40068 7 +3269 - 2469 x 4 50 5724 7352 6294 13432 16

28 - Hai em khác nhận xét bài bạn.

- Một em nêu đề bài tập 3 trong sách.

- Hai em nêu cách tìm thành phần chưa biết và giải bài trên bảng.

a/ 1999 + x = 2005 x = 2005 – 1999

(20)

- Nhận xét bài làm của học sinh.

Bài 4

- Gọi một em nêu đề bài

- Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước.

- Mời một em lên bảng giải bài.

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

C. Củng cố - Dặn dò: 3’

- Hôm nay toán học bài gì?

- Nhận xét đánh giá tiết học

x = 6 b/ x X 2 = 3998

x = 3998 : 2 x = 1999

- Một em nêu yêu cầu đề bài tập 4 - Một em giải bài trên bảng

Bài giải

Giá tiền mỗi quyển sách là:

28 500 : 5 = 5 700 ( đồng ) Số tiền mua 8 quyển sách là:

5700 x 8 = 45 600 (đồng ) Đ/S: 45 600 đồng - Học sinh khác nhận xét bài bạn.

- Xem trước bài mới.

...

Luyện từ và câu

Tiết 79: TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2).

2. Kiến thức

- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).

3. Thái độ

- GDHS yêu thích mơn học.

* KNS

- Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.

* GDMT: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả môi trường xung quanh.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng lớp Viết BT1. Bảng phụ Viết BT2. Ba băng giấy Viết 1 câu trong BT3.

- HS: Xem trước bài học, VBT.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Cho HS đọc các câu đặt có sử dụng phép nhân hóa.

B. Bài mới: 30’

- Giới thiệu và nêu vấn đề.

- HS lần lượt đọc câu có sử dụng phép nhân hóa trong bài tập tiết trước.

- Lắng nghe

(21)

* Hướng dẫn các em làm bài tập.

Bài tập 1:

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình.

- GV nhận xét, chốt lại.

Bài tập 2:

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời 3 HS lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại.

Bài tập 3:

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.

- GV dán 3 tờ giấy mời 3 nhóm lên thi làm bài tiếp sức.

- GV nhận xét, chốt lại.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- VN xem lại bài để chuẩn bị: Ôn tập.

- Nhận xét tiết học.

- HS nêu yêu cầu bài.

a) Trên mặt đất: cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, ao, hồ, biển cả, thực phẩm nuôi sống con người.

b)Trong lòng đất: mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, kim cương, đá quý.

* Con người làm cho trái đất thêm đẹp giàu bằng cách:

+ Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy, làm thơ, sáng tác âm nhạc.

+ Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thủy, tàu du hành vũ trụ….

+ Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích.

+ Xây dựng bệnh viện, trạm xá để chữa bệnh…

- Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi.

Một lần, em hỏi bố:

- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?

- Đúng đấy, con ạ! – Bố Tuấn đáp.

- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao?

- HS làm bài tập

Ngày soạn: 16/6/2020 Buổi sáng Ngày giảng: Thứ sáu 19/6/2020

Toán

Tiết 145: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn luyện phép cộng, trừ, nhân, chia và giải toán có lời văn về dạng toán rút về đơn vị với các số trong phạm vi 100 000.

2. Kĩ năng

- Rèn Kn tính và giải toán 3. Thái độ

(22)

- Rèn KN tính và giải toán

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, vở.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm nháp

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

a) Giới thiệu bài b) Bài tập

Bài 1:

? Nêu yêu cầu của BT?

? Tính nhẩm là tính ntn?

- Hs nối thiếp nêu kết quả.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

? BT có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?

? Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?

? Khi thực hiện tính ta tính theo thứ tự nào?

- Gọi 2 HS làm trên bảng - Nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

- Hs đọc đề?

- BT cho biết gì?

- BT hỏi gì?

- Gọi 1 HS làm trên bảng - Chấm bài, nhận xét.

Bài 4:

? BT yêu cầu gì?

? Muốn điền số vào ô trống em cần làm gì?

C. Củng cố – Dặn dò: 4’

- Khi đặt tính và tính em cần chú ý điều gì?

- Dặn dò: Ôn lại bài.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

Bài 1: Tính nhẩm

3000 + 2000 x 2 = 7000 ( 3000 + 2000 ) x 2 = 10 000 14 000 – 8000 : 2 = 10 000 ( 14000 - 8 000) : 2 = 3000 Bài 2: Đặt tính rồi tính

- BT có 2 yêu cầu, yêu cầu đặt tính, tính.

- Cần viết các chữ số thẳng hàng thẳng cột với nhau, dấu tính đặt giữa 2 chữ số, dấu gạch ngang thay cho dấu bằng.

- Ta tính từ trái sang phải.

67426 + 7358 99900 - 9789 9562 - 3836 9861: 3 Bài 3:

Tóm tắt

Có : 6450 l Đã bán: 1/3 số dầu Còn lại: ... lít dầu Bài giải Số dầu đã bán là:

6450 : 3 = 2150(l) Số dầu còn lại là:

6450 - 2150 = 4300( l) Đáp số: 4300 lít dầu Bài 4:

+ Phép tính thứ nhất điền số 9 + Phép tính thứ hai điền số 4 và 8 + Phép tính thứ ba điền số 7 và8

(23)

========================================

Tập làm văn

Tiết 80: NGHE KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO-GHI CHÉP SỔ TAY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe và nói được các thông tin trong bài Vươn tới các vì sao.

2. Kĩ năng

- Ghi vào sồ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được.

3.Thái độ

- Yêu thích môn học II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* GV: Bảng lớp Viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.

* HS: VBT, bút.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ: 4’

- 3 hs nêu lại các ý chính đã ghi được ở 2 BT.

B. Bài mới: 30’

- GV giới thiệu và ghi tựa bài Bài 1.

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.

- GV cho HS quan sát từng ảnh minh họa, đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ.

- GV đọc bài. Đọc xong GV hỏi.

+ Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông?

+ Ai là người bay lên con tàu đó?

+ Con tàu bay mấy vòng quanh Trái Đất?

+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am -xtơ - rông được tàu vũ trụ A – pô - lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?

+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào?

- GV đọc bài lần 2, 3.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2: HS thực hành.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV nhắc HS lựa chọn những ý chính của từng tin để ghi vào sổ tay.

- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc trước

- HS nêu - Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS quan sát tranh minh họa

- HS đọc bài đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ.

+ Ngày 12 – 4 – 1961.

+ Ga-ga-rin.

+ Một vòng.

+ Ngày 21 – 7 – 1969.

+ Năm 1980.

- HS ghi chép để điều chỉnh bổ sung những điều chưa nghe rõ ở các lần trước.

- Đại diện các cặp lên phát biểu.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS Viết bài vào vở.

- Cả lớp Viết bài vào VBT.

- HS tiếp nối nhau đọc trước lớp.

(24)

lớp.

- GV nhận xét.

+ Ý 1: Người đầu tiên bay vào vũ trụ:

Ga - garin, 12 – 4 – 1961.

+ Ý 2: Người đầu tiên lên mặt trăng:

Am – tơ – rông, người Mĩ, ngày 21 – 7 – 1969.

+ Ý 3: Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: Phạm Tuân, 1980.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Chuẩn bị bài: Ôn tập.

- Nhận xét tiết học.

- HS nhận xét.

=====================================

SINH HOẠT TUẦN 30 - KNS I. NỘI DUNG SINH HOẠT

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

II. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TIẾP THEO

……….

……….

………..

……….

……….

………..

Kĩ năng sống (20p) KĨ NĂNG HỢP TÁC (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Qua bài HS hiểu: Biết hợp tác với mọi người, công việc sẽ thuận lợi hơn và đạt kết quả tốt hơn.

- Giáo dục HS ý thức hợp tác với mọi người xung quanh trong khi làm việc cũng như khi vui chơi.

(25)

2. Kỹ năng

- Biết làm: bài 5,6,7,8,9.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ở Sbt

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KTBC: 3’

- Hãy kể những việc em đó làm thể hiện sự hợp tác với mọi người.

- GV gọi HS nhận xét.

B. Bài mới: 16’

2.1. Hoạt động 1: Tự liên hệ (BT5).

- HS đọc yêu cầu của BT5.

- HS tự liên hệ bản thân để làm bài.

- Gọi HS trình bày bài làm của mình.

+ Khi hợp tác với bạn làm một việc gì đó, em thấy thế nào?

*GVKL: Khi hợp tác với bạn làm một việc gí đó, chúng ta thấy vui hơn, kết quả công việc tốt hơn.

2.2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT8).

- HS đọc yêu cầu của BT8.

- Yêu cầu HS suy nghĩ, sau đó đưa ra ý kiến của mình.

- Gv hỏi:

+ Vì sao em không tán thành ý kiến 1?

+ Vì sao em tán thành ý kiến 5?

………..

*GVKL: Chúng ta cần phải hợp tác với nhau ở những công việc phù hợp. Có như vậy mới đem lại kết quả tốt đẹp.

2.3. Hoạt động 3: Trò chơi ( BT6,7).

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 6, 7.

- GV chia đội chơi và cho HS ra sân chơi.

- Tuyên dương đội thắng cuộc.

*GVKL: Biết hợp tác với mọi người trong cả khi chơi thì chúng ta luôn giành được chiến thắng.

2.4. Hoạt động 4: Thực hành ( BT9).

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT9.

- GV chia nhóm 5.

- Các nhóm cùng nhau xây dựng kế hoạch hợp

- 2 Hs kể

- HS đọc yêu cầu của BT5

- HS tự liên hệ theo các câu hỏi trong sbt

- Hs nhận xét

- HS đọc yêu cầu của BT8.

- HS suy nghĩ, sau đó đưa ra ý kiến của mình.

+ Tán thành các ý kiến: 2, 5.

+ Không tán thành các ý kiến: 1, 3, 4.

- Hs giải thích

- HS đọc yêu cầu của BT6,7.

- HS đọc phần hướng dẫn cách chơi.

- HS ra sân chơi

- HS đọc yêu cầu của BT9

- Hs thảo luận nhóm: Xây dựng kế

(26)

tác cùng nhau thực hiện một công việc mà cả nhóm lựa chọn.

- Sau đó đại diện của nhóm sẽ trình bày trước lớp kế hoạch đó.

- GV cùng nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung những chỗ chưa hợp lí.

- GV dặn HS ở từng nhóm sẽ thực hiện kế hoạch đó trong thời gian gần nhất.

* GVKL: Ghi nhớ/32.

- Gọi vài HS đọc.

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học

hoạch hợp tác cùng nhau thực hiện một công việc mà cả nhóm lựa chọn.

- Đại diện của nhúm sẽ trỡnh bày trước lớp kế hoạch đó.

- Nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung

- HS đọc Ghi nhớ/32.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 3 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường

- Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu - Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

II. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh, thành phố... Học sinh: tranh ảnh sưu tầm về một số cơ

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường... - Các hình

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.?. - Các hình

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.. - Các hình ảnh trong

ViÒn mµu ®á.. Kh«ng

- Học sinh biết vẽ, viết khẩu hiệu hoặc sưu tầm tranh ảnh về an toàn khi đi trên một số phương tiện giao thông.. *Phát triển năng lực và