• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 BUỔI SÁNG NS : 2 / 4/ 2021

NG: Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2021

Tập đọc - Kể chuyện

CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo.

2. Kĩ năng: HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, to, rõ ràng, rành mạch.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

3. Thái độ : Yêu thích môn TV

* Các KNS được GD

- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân. Lắng nghe tích cực - Tư duy phê phán. Kiểm soát cảm xúc

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh phóng to(SGK).

- Bảng phụ.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tập đọc.

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS kể lại câu chuyện: Quả táo.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới: 40’

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu chủ điểm: Thể thao - GV giới thiệu mục tiêu tiết học.

2. Luyện đọc:

a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài

b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu:

- HS đọc nối tiếp câu lần1

- GV lưu ý HS đọc đúng các từ khó đọc.

- HS luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp câu lần 2

* Đọc từng đoạn:

- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn (lần 1) - HS đọc chú giải SGK.

H. Em hiểu đối thủ là ai?

H. Thảng thốt là thái độ như thế nào?

H. Em hiểu như thế nào là chủ quan?

Cuộc chạy đua trong rừng

Từ khó

- sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, lung lay, ...

- đối thủ: người ( đội) tranh thắng thua với đội khác

- thảng thốt: hoảng hốt vì bất ngờ.

- chủ quan: tự tin quá mức, không

(2)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 c, Đọc từng đoạn trong nhóm:

- HS đọc bài( nhóm 4).

- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

d. Thi đọc giữa các nhóm - 4 HS thi đọc lại 4 đoạn.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc đúng, hay

- 1 HS đọc lại toàn bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 3. Tìm hiểu bài:

- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1

H. Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?

- HS trao đổi tóm tắt ý (1)

- GV: Ngựa con chỉ lo chải chuốt tô điểm cho vẻ bề ngoài của mình

- 1 HS đọc đoạn 2 - Cả lớp đọc thầm.

H. Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì?

H. Nghe cha nói, Ngựa con phản ứng như thế nào?

- HS đọc thầm đoạn 3,4.

H. Vì sao Ngựa con không đạt kết quả trong hội thi?

H. Ngựa con đã rút ra bài học gì?

4. Luyện đọc lại:

- GV đọc mẫu đoạn 2 và hướng dẫn cách đọc diễn cảm.

lường trước khó khăn

Tiêu chí đánh giá:

- Đọc đúng - Đọc trôi chảy

1. Ngựa con chuẩn bị đi thi chạy.

- Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình xuống dòng suối trong veo thấy .... đồ nâu tuyệt đẹp, bờm dài .... vô địch.

2. Ngựa con không nghe lời khuyên của cha…

- Ngựa cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt nên khuyên con: Phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

- Ngựa con ngúng nguẩy, đầy tự tin đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm, con nhất định sẽ thắng.

3. Ngựa con thua và rút ra bài học.

- Ngựa con chuẩn bị cho hội thi không chu đáo. Đáng lẽ phải sửa cho bộ móng sắt thì ngựa con lại lo chải chuốt. Không nghe lời khuyên của cha.

- Đừng bao giờ chủ quan dù là việc nhỏ nhất.

- Con trai à,/ con phải đến bác thợ ren để xem lại bộ móng.//Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.//

Ngựa con mắt không rời bóng mình

(3)

H. Nêu cách đọc giọng của Ngựa con và Ngựa cha?

- 2 - 3 HS thi đọc lại đoạn 1, 2.

- HS chia nhóm đọc phân vai

- HS – GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay theo tiêu chí đánh giá của GV.

* GDBVMT, KNS:

- Cuộc chạy đua của các con vật trong rừng có đáng yêu không?

- Chúng ta cần làm gì với các con vật trong rừng?

Kể chuyện: 20’

1. Nhiệm vụ:

- Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa con.

2. Hướng dẫn kể chuyện:

- 1HS khá đọc yêu cầu và kể mẫu sau đó giải thích cho các bạn rõ: Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa con là nhập vai mình là Ngựa con, kể lại câu chuyện xưng “tôi” hoặc “mình”.

- GV hướng dẫn HS quan kĩ từng từng tranh, nói nhanh nội dung từng tranh.

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện bằng lời của Ngựa con.

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.

- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

H. Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

- Về nhà tập kể chuyện.

dưới nước,/ ngúng nguẩy đáp://

- Cha yên tâm đi.// Móng của con chắc chắn lắm.// Con nhất định sẽ thắng mà.//

- Giọng Ngựa cha: âu yếm, ân cần.

- Giọng Ngựa con: tự tin, chủ quan.

Tiêu chí đánh giá:

- Đọc đúng.

- Đọc trôi chảy.

- Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật.

VD: + Tranh 1: Ngựa con mải mê soi bóng mình dưới nước.

+ Tranh 2: Ngựa cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn.

+ Tranh 3: Cuộc thi Các đối thủ đang ngắm nhau.

+ Tranh 4: Ngựa con phải bỏ dở cuộc thi vì bị hỏng móng.

--- Toán

Tiết 136: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức; Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm số mà các số là số có năm chữ số. Lập được số thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số

2. Kĩ năng; So sánh được các số trong phạm vi 100 000.

- Xác định được số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm số mà các số là số có năm chữ sô.

- Lập được số thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.

(4)

3. Thái độ; Giáo dục HS thích học toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ, phấn màu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Chữa bài 2, 3(VBT) - GV nhận xét đánh giá.

B. Bài mới: 30’

1. GTB: GV nêu mục tiêu của bài 2. Củng cố nguyên tắc so sánh các số trong phạm vi 100000

a. GV viết lên bảng:

yêu cầu HS so sánh

- HS nhận xét 999 ít chữ số hơn 1012 b. GV viết tiếp và yêu cầu HS so sánh - Nhận xét:

+ Hai số cùng có 4 chữ số

+ Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải.

Chữ số hàng nghìn đều là 9 Chữ số hàng trăm đều là 7 ở hàng chục 9>8

3. Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000

a, So sánh 100 000 với 99 999

- GV viết lên bảng rồi HD HS nhận xét Đếm số chữ số của hai số

100 000 có sáu chữ số 99 999 có năm chữ số

+ Số 100 000 nhiều chữ số hơn Nên 100 000 > 99 999

99 999 < 100 000

b) So sánh các số có cùng số chữ số 76 200 và 76 199

- Nhận xét : Hai số có cùng chữ số - So sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái -> phải

+ Hàng chục ngìn: 7 = 7 + Nghìn : 6 = 6 + Trăm: 2 >1 - HS so sánh tiếp:

4, Thực hành Bài tập 1:

- HS thực hiện y/c

999...1012 nên 999 < 1012 9790.... 9786 Vậy 9790 > 9786

100 000 > 99 999 99 999 < 100 000

Vậy 76 200 > 76 199 73 250 và 71 699 93 273 và 93 267 Bài tập 1: >, < =

(5)

- 2 HS lên bảng thực hiện 2 cột - Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

+ Giải thích cách so sánh: 8000 và 7999 +1?

- GV: So sánh lần lượt từng hàng từ hàng cao đến hàng thấp, đến cùng 1 hàng chữ số của số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn.

Bài số 2:

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

+ Giải thích cách so sánh?

- GV: Lưu ý HS cách so sánh các số có năm chữ số.

Bài tập 3:

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài miệng.

- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?

H. Để khoanh đc vào số lớn nhất hay bé nhất ta phải làm gì ? (so sánh số) - HS thực hiện trao đổi vở kiểm tra.

- GV: So sánh các số để tìm ra số lớn nhất hoặc bé nhất theo yêu cầu.

Bài tập 4

- HS nêu yêu cầu bài tập - 2 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?

+ Để xếp đủ các số theo thứ tự từ bé đến lớn hay từ lớn đế bé ta phải làm gì?

(so sánh số)

- GV: So sánh các số rồi sắp xếp theo các thứ tự yêu cầu của bài.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Nêu cách so sánh các số trong phạm vi 100 000?

- Nhận xét giờ học.

4589 ... 10 001 35 276 ... 35275 8000 ... 7999 + 1 99 999 ... 100000 3527 ... 3519 86573 ... 96573

Bài tập 2: >, <, = 89156 ... 98516 67628 ...67728 69731 ... 69713 89 999 ... 90000 79650 ... 79650 78659 ... 78680 Bài tập 3:

a) Tìm số lớn nhất trong các số sau:

83269; 92 368; 29 863; 68 932.

b) Tìm các số bé nhất trong các số sau:

74 203; 100 000; 54 307; 90 241.

Bài tập 4: a) Xếp theo thứ tự từ bé ->

lớn

30 620; 8258; 31 855; 16 999.

b) Xếp theo thư tự từ lớn đến bé 65 372; 56 372; 76 253; 56 327

NS: 3/ 4/ 2021

NG: Thứ 3 ngày 6 tháng 4 năm 2021

Tập đọc CÙNG VUI CHƠI

(6)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi TT, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tôt hơn.

2. Kĩ năng: HS biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh minh hoạ trong Sgk - Bảng phụ, phấn màu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS kể lại câu chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng

- HS – GV nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu trực tiếp vào bài 2. Luyện đọc

a. GV đọc mẫu toàn bài

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

+ HS đọc nối tiếp câu lần 1 - GV sửa lỗi phát âm sai - HS luyện đọc từ khó + Đọc nối tiếp câu lần 2

* Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp đọc từng khổ lần 1 GV hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ.

- HS đọc nối tiếp từng khổ lần 2 - 1 HS đọc chú giải.

H. Quả cầu giấy là quả cầu làm bằng gì? Nó như thế nào?

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- HS đọc từng khổ trong nhóm đôi.

* Các nhóm thi đọc

- Cả lớp – GV nhận xét, bình chọn - Cả lớp đọc đồng thanh.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài

Cùng vui chơi

Từ khó

- đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên lộn xuống,...

Ngày đẹp lắm/ bạn ơi/

Nắng vàng chải khắp nơi/

Chim ca trong bíng lá/

Ra sân/ ta cùng chơi.//

- Là đồ chơi gồm 1 đế nhỏ, hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc 1 túm giấy mỏng, dùng để đá.

1. Các bạn chơi đá cầu.

- Các bạn dang chơi đá cầu trong giờ ra chơi.

(7)

- HS đọc thầm cả bài

H. Bài thơ tả hoạt động nào của HS?

- HS đọc thầm khổ thơ 2,3.

H. Các bạn chơi đá cầu vui và khoẻ như thế nào?

- HS đọc khổ thơ 4.

H. Em hiểu “Chơi vui học càng vui.”

như thế nào?

4. Luyện đọc lại - 1 HS đọc cả bài

- 1 số HS dựa vào các từ ngữ làm điểm tựa đọc thuộc bài thơ.

- HS - GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Bài thơ có ý nghĩa gì?

- Để người khởe mạnh, em nên làm gì?

- Dặn HS về luyện đọc bài.

- GV nhận xét giờ học

2. Các bạn rất vui và khoẻ.

- Trò chơi vui mắt, quả cầu giấy xanh xanh, bay lên rồi lộn xuống, đi từ chân người này sang chân người khác, HS vừa chơi, vừa cười, vừa hát.

- Các bạn chơi rất khéo, nhìn rất tinh mắt, đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu bay trên sân không để rơi xuống đất.

3. Ích lợi của trò chơi đá cầu.

- Chơi vui làm hết mệt mỏi, tinh thần thoải mái hơn.

- HS nhẩm thuộc cả bài thơ.

Toán

Tiết 137: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc và viết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.

- Biết ss các số. Biết làm tính với các số trong ph. vi 100 000. (tính và viết nhẩm) 2. Kĩ năng: So sánh và thực hiện các phép tính trong phạm vi 100 000.

3. Thái độ: Giáo dục HS thích học toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- SGK, VBT

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 1 HS lên bảng so sánh:

99999…..100000 14956...14946

- Chữa bài tập 2 (VBT) - GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

(8)

1. GTB: GV nêu mục tiêu tiết học.

2. Luyện tập:

Bài tập 1:

- HS nêu yêu cầu bài tập – 3 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?

+ Nêu đặc điểm của mỗi dãy số?

- GV: Phần a là dãy số tự nhiên liên tiếp; Dãy số b là dãy số tròn trăm liên tiếp; Dãy số c là dãy số tròn nghìn liên tiếp.

Bài 2:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

+ Nêu cách so sánh 36 478 ... 36 488 và 9000 + 900 ... 10 000?

- GV: Củng cố so sánh số với số; số với biểu thức

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

H. Nêu cách nhẩm?

- GV: Củng cố khỏi niệm tính nhẩm.

Bài tập 4:

- Nêu y/c - HS làm bài,

- Chữa miệng -> đổi bài kiểm tra chéo - GV: Củng cố cách tìm số

Bài tập 5:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 4 em lên bảng - Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

H. Khi đặt tính cộng, trừ ta cần lưu ý điều gì?

- GV: Củng cố các phép tính +, - , x,:

số các 4 chữ số.

Bài tập 1:Số ?

a.99 600 - 99 601 - ... -... - ...

b.18 200 - 18 300 - ... - ... -...

c.89 000 - 90 000 - ... - ... - ...

Bài tập 2:>, < = 8357 ... 8257 36 478 ... 36 488 89 429 ... 89 420 8398 ... 10 010 3000 +2 ... 3200 6500 + 200 ... 6621 8700 - 700 ... 8000 9000 + 900 ... 10 000 Bài tập 3:Tính nhẩm 8000 - 3000 = 6000 + 3000 = 7000 + 500 = 9000 + 900 + 9 = 3000 x 2 = 7600 - 300 = 200 + 8000 : 2 = 300 + 4000 x2 =

Bài tập 4: a. Số lớn nhất có năm chữ số.

b. Số bé nhất có năm chữ số.

Bài tập 5: Đặt tính rồi tính a, 3254 + 2473 b, 8460 : 6 8326 - 4916 1326 x 3

(9)

C. Củng cố - Dặn dũ: 5’

- HS nhắc lại cỏch so sỏnh cỏc số trong phạm vi 100 000.

- Nhận xột giờ học.

Buổi chiều Đạo đức

Tiết kiệm bảo vệ nguồn nớc (tiết 1)

I. MỤC TIấU

+ KT: HS hiểu đợc nớc là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống; biết sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nớc không bị ô nhiễm.

+ KN: Biết sử dụng tiết kiệm nớc, biết bảo vệ nguồn nớc.

+ TĐ: giáo dục HS có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãmg phí nguồn n ớc và làm ô nhiễm nguồn nớc.

* GD tư tưởng ĐĐHCM; GD cho hs đức tớnh tiết kiệm theo gương Bỏc Hồ

* KNS: Lắng nghe ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày. Tìm kiếm và xử lí thông tin - Đảm nhận trách nhiệm

* TKSDNL:

- Nước là nguồn năng lượng quan trọng cú ý nghĩa quyết định sự sống cũn của loài người núi riờng và trỏi đất núi chung.

- Nguồn nước khụng phải là vụ hạn, cần phải giữ gỡn, BV và SDKT, hiệu quả.

- Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước TK và hiệu quả ở lớp, trường và gia đỡnh.

- Tuyờn truyền mọi người giữ gỡn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

- Phản đối những hành vi đi ngược lại việc BV, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước (gõy ụ nhiễm nguồn nước, sử dụng nước lóng phớ, khụng đỳng mục đớch,...)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Vở bài tập đạo đức lớp 3.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Hoạt động 1:Xem ảnh (12 phút) - GV cho HS quan sát tranh SGK.

- Nào có 3 thứ trong mỗi tranh, em chọn thứ nào cần thiết nhất, vì sao ?

- GV nhận xét và kết luận.

2 Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (12 phút) - GV chia làm các nhóm, (mỗi nhóm 2 bàn).

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận.

- GV gọi các nhóm trình bày.

- GV kết luận.

3 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (10 phút) - GV cho HS hoạt động nhóm đôi.

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi đại diện trả lời.

- GV kết luận.- Hớng dẫn thực hành.

- Tìm hiểu thực tế nớc ở gia đình sử dụng thế nào ?

- Tìm cách sử dụng TK, bảo vệ nớc sạch.

*)Liờn hệ; GDTNMTBĐ: Nước ngọt là nguồn tài nguyờn quan trọng, cú ý nghĩa

- HS quan sát.

- HS chọn và nêu lý do.

- HS chia nhóm.

- 1 HS đọc.

- HS thảo luận theo yêu cầu.

- HS theo dõi, đại diện nhóm báo cáo.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm và theo yêu cầu của GV.

(10)

quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo.

- HS theo dâi, bæ sung.

* TKSDNL: Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung

Tự nhiên và xã hội Tiết 55: THÚ (Tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được ích lợi của thú đối với con người.

- Biết được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú.

2. Kĩ năng: Nêu được ích lợi của thú đối với con người.

- Q. sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của 1 số loài thú.

3. Thái độ: Biết bảo vệ các loài thú.

* GDMT: - Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

* KNS: + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng hợp tác

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh về thú rừng..

IV. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 3’

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Dạy bài mới: 30’

1.GTB: Nêu bài và mục tiêu cần đạt.

2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.

Bước 1: Nhóm 4

- HS quan sát hình SGK

- Lớp trưởng điều khiển các bạn thảo luận gợi ý bên

Bước 2: - Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một loài.

Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

3 Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp Bước 1: Nhóm 4:

- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được và thảo luận câu hỏi:

Tại sao chúng ta phải bảo vệ các loài thú rừng.

Bước 2: Cả lớp:

- Kể tên loại thú rừng mà em biết - Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.

- So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa một số loài thú rừng và thú nhà.

KL:- Phân biệt thú nhà với thú rừng.

- Thú rừng cũng có những đặc điểm giống thú nhà như có lông có lông mao đẻ con và nuôi con bằng sữa

- Thú nhà là những loài thú đã đẻ con

(11)

- Các nhóm trình bày bộ sưu tập của mình.

- Đại diện các nhóm nêu về đề tài ''Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên''.

- Liên hệ thực tế.

4. Hoạt động 3: Cá nhân

- HS tiến hành vẽ, tô màu 1 con thú rừng -> có chú giải các bộ phận của con đó.

- Trình bày: Từng cá nhân dán bài lên bảng lớp -> các em trao đổi tìm bài vẽ đẹp trình bày và giải thích về tranh của mình.

C. Tổng kết - Dặn dò: 2’

- GV nhận xét chung toàn bài.

- Về tìm hiểu thêm một số loại thú mà em biết.

- GV nhận xét tiết học.

và nuôi dưỡng và thuần hoá từ rất nhiều đời nay chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sống hoang dại, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.

- HS tiến hành vẽ, tô màu

- Từng cá nhân dán bài lên bảng lớp

NS: 4/ 4/ 2021

NG: Thứ 4 ngày 7 tháng 4 năm 2021 Toán

Tiết 138: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 100 000

- Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

2. Kĩ năng: Thực hành tốt các kĩ năng làm toán.

3. Thái độ: Giáo dục HS thích học toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ, VBT

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Chữa miệng bài tập 1,2 (VBT) - 1 HS nêu cách so sánh các số - GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới: 30’

Bài tập 1: HS nêu yêu cầu của bài.

- 3 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

+ Nêu đặc điểm của từng dãy số?

- GV: Củng cố về cách nắm quy luật

Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a) 3897;

3898; ...; ...; ...; ...

b) 24 686; 24 687; ...; ...;...;

...; ...

c) 99995; 99996;...; ... ...;...

(12)

của mỗi dãy số.

Bài tập 2:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 4 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ Nhận xét kết quả Đ - S?

+ Nêu cách tìm x của mỗi phép tính?

- GV: Củng cố tìm TP chưa biết trong phép tính.

Bài tập 3.

- HS đọc bài toán

- BT cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt

- 1 em lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ đọc bài giải, nhận xét Đ - S?

+ Xác định dạng bài.

H. Tìm 8 ngày đội đó đào được bao nhiêu m mương, ta phải làm gì?

- GV: Củng cố giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- Nhận xét giờ học

Tìm x

a. x + 1536 = 6924 b. x - 636 = 5618

c. X x 2 = 2826 d. x : 3 = 1628

Tóm tắt

3 ngày : 315m đường.

8 ngày : ... m đường?

Bài giải

Một ngày đào được số m là:

315 : 3 = 105 ( m ) 8 ngày đào được số m là:

105 x 8 = 840 ( m ) Đáp số: 840m

Tự nhiên - Xã hội Tiết 56: MẶT TRỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS biết Mặt Trời vừa là vật chiếu sáng, vừa toả nhiệt.

- Biết được vai trò của mặt trời đối với con người, với trái đất.

2. Kĩ năng

- Kể một số VD về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của MT trong cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học

* BVMT : Biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất.

- Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

* Các kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin + Kĩ năng hợp tác

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Phiếu thảo luận nhóm.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (3)

Tại sao lại cần bảo vệ các loại thú rừng?

Nhận xét, đánh giá

- 2 HS trả lời

(13)

B. Bài mới: 30’

1 - Giới thiệu bài: (1) 2 - Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Mặt trời vừa là vật chiếu sáng vừa là vật tỏa nhiệt. (10)

+ MT: ý 1 – mục I + CTH :

- Gọi HS đọc câu hỏi SGK.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.

- GV nhận xét các ý kiến.

- Vậy mặt trời theo em như thế nào ? - GV kết luận:

- Cho HS lấy ví dụ chứng minh.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2: Vai trò của mặt trời trong cuộc sống. (10)

- Yêu cầu thảo luận nhóm.

- Mặt trời có vai trò gì ? lấy ví dụ chứng minh.

- Gọi HS báo cáo kết quả.

- GV kết luận:

* HĐ 3: Sử dụng á.sáng và nhiệt của Mặt Trời. (10)

- Gọi HS nêu cách con người sử dụng ánh sáng, nhiệt của mặt trời vào việc gì?

- GV kết luận:

C. Củng cố dặn dò: 1’

- GV n.x tiết học; nhắc HS chuẩn bị bài sau…

- 1 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm đôi; đại diện báo cáo.

- 2 HS kết luận.

- HS nghe.

- 2 HS nêu ví dụ.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS nghe.

- HS suy nghĩ trả lời.

--- Buổi chiều Tập viết

ÔN CHỮ HOA T (tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ viết hoa T; viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định thông qua bài tập ứng dụng.

2. Kĩ năng:

- Viết tên riêng Thăng Long bằng cỡ chữ nhỏ

- Viết câu ứng dụng: “ Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ” bằng cỡ chữ nhỏ.

3.Thái độ:

- Có thái độ yêu thích môn học

(14)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ viết hoa: Th; Thăng Long; câu thơ trong dòng kẻ - Vở tập viết.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng viết:

- GV kiểm tra bài về nhà của HS - Dưới lớp nhận xét bài trên bảng - GV NX - đánh giá

B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Gv nêu mục đích yc của tiết học 2. Hướng dẫn viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa

- HS tìm các chữ hoa có trong bài:

- GV viết mẫu

+ nhắc lại cách viết từng chữ

- HS tập viết các chữ hoa trên bảng con (2 lần)

-GV nhận xét, uốn nắn.

b. HS viết từ ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng:

- Gv giải thích: Thăng Long là tên gọi của thủ đô Hà Nội do vua Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn) đặt. Theo sử sách thì khi rời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra thành Đại La ( Hà Nội), Lý Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên nên đổi tên Đại La thành Thăng Long ( rồng bay lên)

H. Nêu độ cao của các con chữ và khoảng cách giữa các chữ?

- HS luyện viết trên bảng con.

c. HS viết câu ứng dụng - HS viết câu ứng dụng.

- GV giải thích: Câu văn khuyên ta năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống nhiều viên thuốc bổ.

- HS tập viết trên bảng con các chữ:

Thể

3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Gv nêu yêu cầu viết.

- HS viết bài vào vở.

Tân Trào

T, Th, L

Thăng Long

(15)

- Gv theo dõi uốn nắn tư thế ngồi viết, cách để vở, cầm bút.

4. Chấm chữa bài

- Gv chấm khoảng 5 bài.

- Nhận xét chung bài viết để lớp rút kinh nghiệm.

C. Củng cố dặn dò: 2’

- Nhận xét chung bài viết - GV nhận xét giờ học.

+ Viết chữ Th: 2 dòng cỡ nhỏ.

+ Viết tên Thăng Long: 2 dòng cỡ nhỏ.

+ Viết câu tục ngữ: 2 lần.

--- Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu rèn kĩ năng biết tóm tắt tin thể thao: Đại hội thể thao đông nam Á.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng viết: Kể (viết) lại đoạn cuối truyện Nhảy cầu theo lời của cậu bé hoặc người cha .

3. Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Vở thực hành

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 3’

- Cả lớp hát bài: lớp chúng ta đoàn kết B. Bài mới: 30’

1. Tóm tắt tin thể thao : Đại hội thể thao Đông Nam Á

- Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 tổ chức tại đâu?

- Việt Nam ta giành được giải ntn?

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu thêm về thế vận hội Đông Nam Á.

2. Kể (viết) lại đoạn cuối truyện Nhảy cầu theo lời của cậu bé hoặc người cha.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV phân tích đề.

- HS yêu cầu kể rồi viết lại thành đoạn văn.

- Gọi 2 – 3 HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- GV + HS nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò: 3’

- Hs đọc bài

- Thảo luận nhóm 2 tìm câu trả lời - Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 tổ chức tại Việt Nam.

- Việt Nam giành được nhiều giải cao.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài

- HS xác định mục tiêu yêu cầu của bài.

- HS kể rồi viết thành đoạn văn.

- HS lên bảng đọc bài làm của mình.

(16)

- Dặn HS về nhà học bài.

--- HĐNGLL - VHGT

BÀI 8: KHI NGƯỜI THÂN VỪA NGHE ĐIỆN THOẠI VỪA ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

I- MỤC TIÊU 1.Kiến thức

- HS biết được sự nguy hiểm khi vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

2. Kĩ năng

- Biết cách xử lý khi phát hiện người thân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

- Biết ngăn cản người thân khi vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông.

- Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.

3.Thái độ: Biết nhắc nhở mọi người không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.

II-CHUẨN BỊ 1.Giáo viên

- Tranh ảnh về người vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại để chiếu minh họa( nếu là giáo án điện tử)

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.

- Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3

2. Học sinh: Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai , trò chơi…….

1. Tổ chức trong lớp a) Trải nghiệm

Gv đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài:

- Em đã từng đi những loại phương tiện giao thông đường bộ nào?

- Khi đi ô tô/xe máy ai chở em ?

- Có khi nào trên đường đi ba/ mẹ...vừa chở em vừa nghe điện thoại không?

- Em thấy khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại có nguy hiểm không?

- Vậy khi thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại em cần làm gì?

b) Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “Ba ơi! Dừng xe rồi nghe điện thoại”

(17)

- GV cho Hs đọc truyện, quan sát hình ảnh trong sách và cho Hs thảo luận nhóm đôi hoặc thảo luận cả lớp theo các câu hỏi:

+ Khi đang đi trên đường, điện thoại reo, ba Thanh đã làm gì?

+ Thanh cảm thấy thế nào khi ba vừa lái xe vừa nghe điện thoại?

+ Vì sao ba và Thanh bị ngã?

+ Theo em, nếu Thanh dứt khoát nhắc ba dừng xe để nghe điện thoại thì tai nạn có thể tránh được không?

+ Nếu em thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, em sẽ làm gì?

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn bị các tranh ảnh trong khổ giấy A0 về hậu quả của việc vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại.

c) Hoạt động thực hành

GV nêu câu hỏi 1 bài tập thực hành:

1/Em hãy nêu những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại.

- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi sau đó gọi đại diện các nhóm phát biểu - GV chốt:

Những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại:

+ Va vào xe người khác.

+ Bị xe người khác va vào mình

+ Không xử lý kịp các những nguy hiểm xảy ra trên đường.

- GV yêu cầu Hs đọc câu lệnh bài tập 2: Em hãy ghi Đ vào ô □ ở hình ảnh thể hiện điều nên làm, ghi S vào □ ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm.

- Gv chiếu lần lượt từng tranh và hỏi:

+ Em thấy gì qua bức tranh?

+ Em thấy việc làm trong tranh đúng hay sai? Vì sao?

- Nếu trong thực tế, em gặp những hành động chưa đúng như trong các hình ảnh,em sẽ làm gì?

- GV chốt

d) Hoạt động ứng dụng

- Yêu cầu Hs đọc mẩu chuyện ngắn trong sách.

- Chiếu tranh, hỏi:

+ Em thấy gì qua bức tranh?( tranh 1)( Mẹ Ngân dừng lại nghe điện thoại) + Theo em việc làm này đúng hay sai?

+ Tương tự với tranh 2

+ Nếu em là Ngân em sẽ làm thế nào?

Hs cần nêu được: Khi điều khiển giao thông nghe điện thoại reo phải dừng lại bên đường để nghe. Không được vừa lái xe vừa nghe điện thoại như vậy sẽ gây nguy hiểm cho mình và người khác.

2. Tổ chức lớp học ởs sân trường hoặc nơi khác: Thảo luận nhóm, Đóng vai - Tổ chức trò chơi “ Đóng vai”: Yêu cầu các tổ dựa vào nội dung truyện , thảo luận đóng vai dựng lại tình huống

(18)

- Gọi đại diện các tổ trình bày

- Sau trò chơi đóng vai, GV nhận xét, chốt ý

--- NS: 5 / 4 / 2021 NG: Thứ 5 ngày 8 tháng 4 năm 2021

Toán

Tiết 139: DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.

- Biết được: Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích hai hình đã tách.

2 Kĩ năng: Xác định đúng diện tích các hình.

3.Thái độ: Giáo dục HS thích học toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ, VBT

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- NS nêu cách so sánh số.

- Chữa bài tập 1, 2 (VBT) B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài.

2. Giới thiệu biểu tượng về diện tích.

- VD1: Có 1 hình tròn (bìa đỏ O) 1 hình chữ nhật (bìa trắng HCN) đặt hình chữ nhật nằm trọn trong ta nói: SHCN <

SO

3. Luyện tập.

Bài 1

-HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài miệng.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

- GV: Tứ giác ABCD gồm tam giác ABD và tam giác BCD nên tứ giác ABCD > tam giác ABD ( BCD)

Bài 2:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- Giới thiệu A và B trong SGK là hai hình có dạng khác nhau, nhưng có cùng một số ô vuông như nhau

=> SA = SB

- Tương tự: SP = SM + SN

=> Vài HS nhắc lại

Bài 1: Điền vào các từ "lớn hơn", " hơn", bằng thích hợp vào chỗ chấm + SABD bé hơn S tứ giác ABCD + S tứ giác ABCD lớn hơn SBCD

+ S hình tứ giác ABCD bằng tổng SABD và SBCD

Bài 2:Đúng ghi Đ, sai ghi S.

B

A D C

(19)

- GV gắn hình lên bảng

- 4 HS lên bảng điện (nối nhau) + ST bé hơn SB (S)

+ Tổng S hình A và hình B bằng S hình T (Đ)

+ S hình A bé hơn S hình B (S) Bài 3:

- HS nêu yêu cầu BT - Hỏi HS + Hình M có? Ô vuông?

+ Hình N có? Ô vuông?

So sánh S hình M với S hình N?

Vậy ta phải khoanh vào chữ nào cho đúng?

C. Củng cố - Dặn dò: 5’

- GV hệ thống bài.

- GV nhận xét giờ học

Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng?

A. Diện tích hình M bằng S hình N.

B. S hình M bé hơn S hình N C. S hình M lớn hơn S hình N

BUỔI CHIỀU Tập làm văn

Tiết 28: KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Rèn kĩ năng nói: Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật…, giúp người nghe hình dung được trận đấu.

- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được một tin thể thao mới đọc được (hoặc được xem, nghe…) viết gọn, rõ, đủ thông tin.

2. Kĩ năng: Thực hành làm tốt các bài tập 3. Thái độ: HS có thái độ yêu thích môn học

* Các KNS cơ bản được GD

- Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận, nhận xét - Quản lí thời gian, đặt mục tiêu

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng lớp viết các gợi ý.

- Tranh ảnh một số cuộc thi đấu thể thao…

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ: 5’

- 2 em đọc lại bài viết về những trò vui trong ngày hội (T26)

-> GV nhận xét . B. Bài mới: 30’

1Giới thiệu bài 2. Bài tập Bài tập 1:

1 HS đọc yêu cầu bài tập - lớp theo dõi

Kể lại một trận thi đấu thể thao Gợi ý:

(20)

SGK

- GV nhắc: Có thể kể về buổi thi đấu TT các em đã tận mắt nhìn thấy trên sàn vận động, sân trường hay ti vi...

Cũng có thể kể một trận thi đấu các em nghe tường thuật trên ti đài phát thanh, nghe qua người khác kể hoặc đọc trên sách báo.

- GV mở bảng phụ

- 1 học sinh kể mẫu - GV nhận xét - Từng cặp HS tập kể

- Một số em thi kể trước lớp - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất.

Lưu ý HS có thể kể chuyện gợi ý, có thể không

Bài tập 2 (giảm tải) C: Củng cố - Dặn dò: 2’

- Nhận xét giờ học

- VN: Hoàn chỉnh bài viết

a. Đó là môn TT nào?

b. Em tham gia hay chỉ xem thu đấu?

c.Buổi thi đấu đó tổ chức ở đâu?

Tổ chức khi nào?

d. Em cùng xem với những ai?

e. Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?

g. Kết quả thi đấu ra sao?

--- Chính tả(nghe - viết)

Tiết 56: CÙNG VUI CHƠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.

- Làm đúng bài tập 2a/b

2. Kĩ năng: Viết đúng các âm vần dễ lẫn trong đoạn văn 3 Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ, phấn màu - 3 tờ phiêu viết bài

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- 2 HS lên bảng viết.

- GV nhận xét - đánh giá B. Dạy bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài

- Nêu mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn HS viết bài a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - 1 HS đọc thuộc lòng cả bài.

- 3 HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối.

H. Theo em, vì sao tác giả nói: Chơi

- thiếu niên, nai nịt, ngực nở.

- Vì chơi vui làm cho chúng ta đỡ

(21)

vui học càng vui”?

H. Trong bài những chữ nào phải viết hoa?

H. Nêu cách trình bày bài?

- HS viết bảng con từ khó dễ sai.

b. HS viết bài vào vở

- HS nhớ lại 3 khổ thơ cuối và viết vào vở.

- GV theo dõi uốn nắn tư thế ngồi viết, cách để vở, cầm bút.

c. Chấm chữa bài

- GV tự soát lỗi bằng bút chì - GV chấm 5- 7 bài và nhận xét 3. Hướng dẫn HS làm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm bài.

- 2-3 HS đọc lại bài

- HS nhận xét- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

C. Củng cố dặn dò: 2’

- Nhận xét chung bài viết

- Dặn HS về hoàn thành bài tập và luyện viết bài ở nhà.

- GV NX giờ học.

mệt mỏi, tăng thêm tinh thần đoàn kết như thế thì sẽ học tôt hơn.

- Tên đầu bài, chữ đầu các câu thơ.

- Các khổ thơ viết cách nhau một dòng.

Bài tập: a. Điền vào chỗ chấm l/n?

- Bóng ...ém; ...eo núi; cầu ...ông.

b. Điền dấu hỏi/ ngã vào chỗ thích hợp?

- bóng rô; nhay cao; vo thuật.

NS: 6 / 4/ 2021

NG: Thứ 6 ngày 9 tháng 4 năm 2021

BUỔI SÁNG Toán

Tiết 140: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH. XĂNG - TI – MÉT VUÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết đơn vị đo diện tích: Xăng - ti - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.

- Biết đọc, viết số đo diện tích là Xăng - ti - mét.

2. KN: Xác định được diện tích của một hình bằng đơn vị cm2 3. Thái độ; Giáo dục HS thích học toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, phấn màu.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Bài cũ: 5’

- Chữa bài tập 2,3 (VBT)

(22)

B. Bài mới: 30’

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.

2. Giới thiệu xăng - ti - mét vuông - Để đi diện tích người ta dùng đơn vị đo diện tích là xăng - ti - mét vuông.

- GV đưa hình vuông cạnh 1 cm và nói diện tích hình vuông này là 1 xăng - ti - mét vuông.

=> Vài học sinh nhắc lại 3. Thực hành:

Bài tập 1: - HS nêu yêu cầu bài tập GV treo bảng phụ - 2 hs lên bảng 1 em đọc - 1 em viết số.

- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?

H. Nêu cách đọc viết các số có kèm theo đơn vị đo diện tích.

- GV: Củng cố đọc, viết số đo diện tích cm2

Bài tập 2:

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV kẻ hình lên bảng.

- GV giải thích mẫu.

- HS làm bài miệng.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S?

H. Dựa vào đâu am biết diện tích hình A = diện tích hình B?

+ Đổi bài kiểm tra chéo.

- GV: Để so sánh diện tích 2 hình ta có thể đếm số ô vuông của mỗi hình rồi so sánh.

Bài tập 3

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS khá nêu cách làm mẫu.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?

+ Nêu cách thực hiện 40 cm2 - 17 cm2 =? và 32 cm2 : 4 =?

H. Khi thực hiện phép tính có kèm theo danh số em cần lưu ý điều gì?

- Xăng - ti - mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1 cm.

Xăng - ti - mét vuông viết tắt là cm Bài tập 1: Viết tiếp vào chỗ chấm

Bài tập 2: Viết vào chỗ chấm (theo

mẫu)

* Hình B gồm ... ô vuông 1cm2

* Diện tích hình B bằng ...

* So sánh diện tích hình A với diện tích hình B.

Bài tập 3: Tính ( theo mẫu) a. 3cm2 + 5 cm2 = 8 cm2 18 cm2 + 26 cm2 = 40 cm2 - 17 cm2 = b. 3cm2 x 2 = 6 cm2 6 cm2 x 4 = 32 cm2 : 4 =

Đọc

Viết Năm xăng - ti

- mét vuông

5cm2 Một trăm hai

mươi xăng - ti - mét vuông

1500 cm2 Mười nghìn

xăng - ti - mét vuông

(23)

- GV: C2 Thực hành các phép tính liên quan tới đơn vị đo diện tích

Bài tập 4

- HS đọc bài toán.

H. Bài toán cho biết gì? BT hỏi gì?

- 1HS lên bảng làm bài.

- Chữa bài:

+ Đọc bài giải nhận xét Đ - S?

H. D.tích tờ giấy màu xanh

>D.tích tờ giấy màu đỏ ... cm2? Em làm như thế nào?

- Vài HS đọc bài làm của mình.

- GV: Lưu ý HS cách trình bày bài giải

C. Củng cố - Dặn dò: 5’

- Nhận xét giờ học

- Chuẩn bị bài Diện tích HCN.

Bài tập 4: Số?

Tóm tắt

D.tích tờ giấy màu xanh: 300cm2 D.tích tờ giấy màu đỏ : 280cm2 D.tích tờ giấy màu xanh >D.tích tờ giấy màu đỏ ... cm2?

Bài giải

D.tích tờ giấy màu xanh lớn hơn tờ giấy màu đỏ là:

300 - 280 = 20 ( cm2) Đáp số: 20 cm2

Luyện từ và câu

Tiết 28: NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “ĐỂ LÀM GÌ?”

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học về cách nhận hoá; ôn cách đặt và trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ?; ôn luyện các dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng biết cách dùng nhân hoá trong khi nói, viết văn; vận dụng các dấu câu vào bài tập thực hành.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tốt trong học tập.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Bảng phụ chép câu văn bài 2, đoạn văn bài 3.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: 5' - Thế nào là nhân hoá?

- Gọi HS nhận xét B. Bài mới: 30'

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.

b. Hướng dẫn HS làm bài;

Bài tập 1:

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS phát biểu ý kiến.

+ Trong khổ thơ a, bèo lục bình tự xưng là gì?

+ Trong khổ thơ b, xe lu tự xưng là gì?

Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì?

a. Bèo lục bình: Xưng "tôi"

b. Xe lu tự xưng thân mật là “tớ” khi nói về mình

(24)

+ Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì?

- GV: Cách xưng hô như vậy làm cho sự vật trở nên gân gũi và đáng yêu hơn.

Bài tập 2:

- HS nêu yêu cầu bài tập. Suy nghĩa và làm bài.

- GV mở bảng phụ - Mời 3 HS lên bảng gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "Để làm gì"

- Lớp nhận xét - GV chốt lời giải đúng.

- GV: Bộ phận trả lời cho câu hỏi để làm gì thường đứng sau từ “để”

Bài tập 3:

- 1 HS đọc NS bài tập

Lớp theo dõi SGK - Tự làm bài

- GV treo bảng phụ, 1 HS lên bảng điền - GV chữa bài.

+ Đọc bài và nhận xét Đ - S?

+ Khi nào dùng dấu chấm?

+ Khi nào dùng dấu hỏi chấm? Dấu chấm than?

- GV: Dấu chấm được dùng ở cuối câu kể; Dấu chấm hỏi được dùng cuối câu hỏi, ...

- 1 số HS kể lại câu chuyện vui và nêu ý nghĩa của câu chuyện.

C. Củng cố - dặn dò: 5’

- GV Chú ý hiện tượng nhân hoá sự vật con vật khi đọc văn, đọc thơ.

- Kể lại truyện vui.

=> Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện với chúng ta.

Tìm bộ phận câu tả lời cho câu hỏi

"

Để làm gì"

a. Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.

b. Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

c. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Chọn dấu chấm, chấm than hay chấm hỏi để điền vào từng ô trống trong chuyện vui sau:

Nhìn bài của bạn

Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à?

- Vâng! Con được điểm 9 nhưng đó là con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn?

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bài tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

--- BUỔI CHIỀU Thực hành toán

LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU

* Giúp HS: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về các số có 4 chữ số; viết thành tổng.

- Hình thành phẩm chất, năng lực

+Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

+Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

(25)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

IiI- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Hoạt động khởi động (5P) - Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động

- Hát

- Lắng nghe.

Bài 1. (HS cả lớp)

a) 6452 ; 6453 ; 6454 ; ……….. ;

……….. ; 6457 ; ………..

b) 2730 ; 2731 ; ……….. ; ……….. ;

……….. ; ……….. ; ………..

c) 5000 ; 6000 ; 7000 ; ……….

……….. ; ……….. ;

a) 6452 ; 6453 ; 6454 ; 6455 ; 6456; 6457 ; 6458.

b) 2730 ; 2731 ; 2732; 2733; 2734;

2735; 2736.

c) 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000; 9000;

10000.

Bài 2. Viết (theo mẫu): (HS cả lớp)

HÀNG Viết

số Đọc số

Nghì

n Trăm Chục Đơn vị

2 5 3 8 2538 Hai nghìn năm trăm ba mươi tám.

5 1 6 4 5164 Năm nghìn một trăm sáu mươi bốn.

7 9 2 1 7921 Bảy nghìn chín trăm hai mươi mốt.

3 6 7 5 3675 Ba nghìn sáu trăm bảy mươi lăm.

Bài 3. Viết số tròn nghìn thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số:(HSNK)

Bài 4. Viết (theo mẫu): (HSNK)

Mẫu: 3752 = 3000 + 700 + 50 + 2 2345 = ……….

3750 = ……….

1908 = ……….

6020 = ……….

Kết quả:

2345 = 2000 + 300 + 40 + 5 3750 = 3000 + 7000 + 50 1908 = 1000 + 9000 + 8 6020 = 6000 + 20

1000 …… …… …… …… …… …… …… 9000 ……

(26)

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

--- SINH HOẠT (20p)

KIỂM ĐIỂM TUẦN 28 –PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 29 I. SINH HOẠT

1. Mục tiêu

………

………

………

2. Nội dung sinh hoạt

……….

……….

………..

……….

3. Phương hướng, kế hoạch tuần 29

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

……….

………..

……….

……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn

II. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh, thành phố... Học sinh: tranh ảnh sưu tầm về một số cơ

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường... - Các hình

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn

- Để Hs hiểu rõ hơn về hậu quả khi vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, Gv còn có thể trình chiếu video, clip, các tranh ảnh hoặc chuẩn

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường.a. - Các hình

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về về biển báo và đèn tín hiệu giao thông trong đồ dùng học tập của nhà trường... - Các hình ảnh trong sách Văn