• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 6

Ngày soạn: 09 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020 TOÁN Tiết 26:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

2. Kỹ năng

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ

-Thích làm dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số II. CHUẨN BỊ

GV: Bảng phụ.

HS: VBT Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Gọi HS đọc bảng chia 6.

- Y/C HS lên bảng làm bài tập 2.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

B. Dạy bài mới ( 30’ ) 1. Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

2) Luyện tập (29’) Bài 1: (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Giáo viên yêu cầu hs nêu cách tìm 1 2 của một số

1

6 của một số và làm bài.

- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS đọc bảng chia 6.

- 1 HS lên bảng làm bài tập 2.

Bài giải

Mỗi đĩa có số quả lê là:

30 : 6 = 5 ( quả ) Đáp số 5 quả lê - HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- Học sinh nêu cách tìm.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

1

2 của 12cm là : 12 : 2 = 6cm.

(2)

- Y/C HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - Giáo viên chốt kiến thức.

Bài 2: (9’)

- Y/C HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

- Vậy muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa, ta làm thế nào ?

- Y/C HS nêu tóm tắt bài toán.

- Y/C hs tự làm bài, 1 học sinh lên bảng làm bài giải.

- Y/C HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - GV chốt lại kiến thức.

Bài 3 (9’)

- Gọi HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

1

2 của 18kg là : 18 : 2 = 9kg.

1

2 của 10l là : 10 : 2 = 5l.

1

6 của 24m là : 24 : 6 = 4m.

1

6 của 30 giờ là : 30 : 6 = 5 giờ.

1

6 của 54 ngày là : 54 : 6 = 9 ngày.

- HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.

- HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết Vân làm được 30 bong hoa bằng giấy, Vân tặng bạn

1 6

số bông hoa đó.

- Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa ?

- Chúng ta phải tính 1

6 của 30 bông hoa.

- HS nêu tóm tắt bài toán.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Vân tặng bạn số bông hoa là : 30 : 6 = 5 (bông hoa) Đáp số: 5 bông hoa - HS nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết có 28 học sinh

(3)

- Bài toán hỏi gì ?

- y/C 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.

- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - GV nhận xét và chốt kiến thức.

Bài 4: Đã tô màu vào 1

5 số ô vuông của hình nào? (4’)

- Y/C HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu

1

5 số ô vuông.

- GV hỏi: Mỗi hình có mấy ô vuông?

- 1

5 số ô vuông của mỗi hình gồm có mấy ô vuông ?

Hình 1 Hình 2

- Vậy đã tô màu 1

5 số ô vuông của hình nào?

- GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (3’) : - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

đang tập bơi 1

4 số học sinh đó là học sinh lớp 3A .

+ Bài toán hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh đang tập bơi ?

1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Số học sinh đang tập bơi là:

28: 4 = 7 (học sinh) Đáp số : 7 học sinh - HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu cầu bài.

- HS quan sát hình, và tìm hình đã được tô màu

1

5 số ô vuông.

- Mỗi hình có 10 ô vuông.

- 1

5 của 10 ô vuông là: 10 : 5 = 2 (ô vuông).

Hình 3 Hình 4 - Của Hình 2 và Hình 4.

---    --- TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết 11 - 6:

Bài tập làm văn

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Đọc đúng các từ khó.Biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi” với người mẹ.

- Hiểu từ khó, hiểu lời khuyên: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố gắng làm cho được điều muốn nói.

(4)

- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.

2. Kỹ năng

- Kể lại câu chuyện hấp dẫn, tự nhiên, sáng tạo.Biết dựng lại câu chuyện theo nhân vật.

3. Thái độ

- Yêu quý môn học. Luôn Thực hiện lời nói phải đi đôi với việc làm.

* GD KNS : Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; Ra quyết định; Đảm nhận trách nhiệm.

* GD QTE: Quyền được học tập, được cha mẹ quan tâm, chăm sóc. Bổn phận phải ngoan ngoãn, vâng lời.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Y/c HS đọc lại bài cuộc họp của chữ viết và trả lời câu hỏi.

+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?

+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài ( 1’)

- Giáo viên nêu mục tiêu tiết học.

2. Luyện đọc. ( 29’ )

* GV đọc diễn cảm toàn bài - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc :

+ Giọng nhân vật “ tôi ” : giọng tâm sự nhẹ nhàng , hồn nhiên.

+ Giọng mẹ :dịu dàng.

- Y/C HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc.

* Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ( 9’ )

- Y/C HS đọc nối tiếp câu lần 1..

- Hướng dẫn học sinh đọc từ khó.

GV viết bảng: Liu-xi-a ,Cô-li-a.

- Y/c HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu rất kì quặc.

+ Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi định chấm câu.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh minh họa.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó : Làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi.

- HS theo dõi và đọc.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

(5)

- Đọc từng đoạn trước lớp.

- GV chia đoạn : bài được chia làm 4 đoạn.

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến khăn mùi soa.

+ Đoạn 2 : Từ đến đây ... mẹ lại thôi.

+ Đoạn 3 : Từ nhưng ... vất vả.

+ Đoạn 4 : Đoạn còn lại.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV chiếu câu dài trên mà chiếu và hướng dẫn HS đọc câu dài.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi HS đọc chú giải trong sách giáo khoa .

- Y/C HS đặt câu với từ ngắn ngủi.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV chia nhóm, Y/C HS luyện đọc trong nhóm.

- Gọi đại diện nhóm thi đọc.

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 10’ )

- Y/C HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.

+ Nhân vật xưng "tôi" trong truyện này tên là gì ?

+ Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào?

+ Vì sao cô-li-a thấy khó viết bài Tập Làm Văn?

- Gọi HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.

+ Thấy các bạn viết nhiều Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài ra?

+ Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặc quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên ?

- Vì sao sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ?

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc câu dài.

Nhưng / chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế này ? // Tôi nhìn xung quanh, / mọi người vẫn viết. //

- Cô-li-a này!// Hôm nay con giặt áo sơ mi/ và quần áo lót đi nhé.//

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải tromg sách giáo khoa.

- HS đặt câu theo yêu cầu.

+ Mẩu bút chì ngắn ngủi.

- Học sinh đọc bài trong nhóm.

- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

- Đại diện nhóm thi đọc.

- HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm.

- HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.

+ Cô-li-a .

+ Em đã làm gì dể giúp đỡ mẹ.

+ Vì thỉnh thoảng Cô-li-a mới làm vài việc lặt vặt.

+ Vì ở nhà, mẹ thường làm mọi việc, dành thời gian cho Cô-li-a học.

- Học sinh đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.

+ Cô-li-a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra những việc mình chưa bào giờ làm như giặc áo lót, áo sơ mi và quần ...

+ Cô-li-a ngạc nhiên và chưa bào giờ giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này.

+ Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì

(6)

+ Bài đọc giúp cho em hiểu ra điều gì ?

- GV đưa ra nội dung bài học : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.

*QTE: Các con được bố mẹ yêu thương chăm sóc, vậy các em phải làm gì để đền đáp lại công ơn đó.

=> GVKL: Các em có quyền được học tập, được cha mẹ thương yêu, chăm sóc. Bổn phận phải ngoan ngoãn, giúp đỡ cha mẹ, chăm sóc ông bà cha mẹ những lúc ông bà, cha mẹ ốm đau. Ngoài cha mẹ, ông bà chúng ta thì chúng ta cũng được những người họ hàng, hàng xóm yêu thương và quý mến.

Chính vì vậy mà các em cũng phải biết yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình.

4. Luyện đọc lại ( 10’)

- Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn văn.

- Gọi hs nhận xét - Gv nhận xét

- Gv hướng dẫn học sinh đọc phân vai - GV nhận xét, tuyên dương.

Kể chuyện (20') 1. Nêu nhiệm vụ:

Trong phần kể chuyện các em sẽ sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập làm văn. Sau đó chọn kể lại một đoạn cảu câu chuyện bằng lời của em.

2. Hướng dẫn kể chuyện :

a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện:

- Y/c HS quan sát trên màn chiếu lần lượt 4 tranh đã đánh số và tự sắp xếp lại các tranh.

b) Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của em.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Lưu ý : Bài tập chỉ yêu cầu em chọn kể một đoạn của câu chuyện, kể theo lời của em không phải theo lời của cô-li-a trong truyện.

- Gọi HS kể mẫu.

nhớ lại đó là việc mà bạn đã nói trong bài tập làm văn.

+ Lời nói phải đi đôi với việc làm.

Những điều học sinh tự nói tốt về mình phải cố gắng làm cho bằng được – HS lắng nghe và đọc lại nội dung bài.

- HS trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - Hs nx

- HS lắng nghe.

- Hs đọc phân vai

- Học sinh lắng nghe.

- HS quan sát và tự sắp xếp. Trình tự đúng của các bức tranh là :

3 – 4 – 2 – 1.

- HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu.

- Hai HS kể mẫu, lớp lắng nghe.

(7)

- Y/c từng cặp học sinh tập kể.

- Gọi HS tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện.

- Y/c HS nhận xét các bạn thi kể.

- GV nhận xét, tuyên dương những học sinh có cách kể sáng tạo.

C. Củng cố, dặn dò: ( 3’)

GD KNS: Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không ? Vì sao ?

- GV nhận xét tiết học.

Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Từng cặp học sinh tập kể.

- HS tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện theo lời cảu mình.

- HS nhận xét và bình chọn người kể hay nhất, hấp dẫn nhất.

- Học sinh trả lời

---    ---

Buổi chiều:

ĐẠO ĐỨC Tiết 6:

Tự làm lấy việc của mình (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức về chủ đề tự làm lấy việc của mình.

2. Kỹ năng

HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.

HS thực hiện một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.

3. Thái độ

- HS biết bày tỏ thái độ của mình và các ý kiến liên quan.

* GD KNS: Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán đánh giá những thái độ việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.); Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình; Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phiếu thảo luận

- Một số dụng cụ cho trò chơi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Thế nào là tự làm lấy việc của mình?

? Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình - Y/C HS nhận xét

- Nhận xét , đánh giá.

B. Bài mới: ( 30’) GTB a) Giới thiệu bài: ghi tên bài.

b) Các hoạt động

- HS lên bảng trả lời

- Dưới lớp theo dõi để nhận xét.

(8)

*HĐ1: Liên hệ (10’) - Hs liên hệ bản thân mình

? Hãy kể những việc hàng ngày em tự làm được ở nhà và lớp học?

? Em thấy thế nào sau khi hoàn thành công việc.

- Y/c hs kể trong nhóm - Gọi vài nhóm kể

+ Gv khen ngợi những học sinh đã kể được nhiều công việc mình tự làm

*HĐ2: đóng vai(12’) - Gv chia 2 nhóm lớn

- Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống - Gv phát phiếu giao việc cho các nhóm - Các nhóm làm việc

- Đại diện các nhóm lên đóng vai trước lớp - Lớp nhận xét nhóm đóng vai tự nhiên sáng tạo và xử lí tình huống hợp lý + Gv Kết luận SHD T39

*HĐ3: Bày thỏ thái độ (8’) - Gv phát phiếu học tập cho h/s

- Hs đánh vào ô trống dấu+ nếu đồng ý + Gv tổ chức cho h/s chơi trò chơi tiếp sức: gắn nam châm mặt cười mặt mếu -> Lớp nhận xét đội thắng cuộc

-> Gv kết luận các ý đúng mà h/s đã làm C. Củng cố - Dặn dò : (5’)

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.

Về nhà sưu tầm những mẫu chuyện tấm gương về tự làm lấy .. .

- Nhận xét đánh giá tiết học .

- Hs nêu ý kiến về bản thân

- Kể trong nhóm

- Đại diện các nhóm kể - Lắng nghe

- Tổ 1+ tổ 2 TL TH1 - Tổ 3+ 4 TL TH2 - Phân công đóng vai - Các nhóm lên đóng vai

- Hs làm việc trên phiếu - Hs chơi trò chơi

- HS nêu lại nội dung bài

- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.

---    --- TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Tiết 11:

Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.

Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.

2. Kĩ năng:

(9)

- Biết thực hiện một số việc, thói quen để bảo vệ và giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ và giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu

* GD KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

* QTE (hoạt động 2): Quyền bình đẳng giới; Quyền được học hành, phát triển;

Quyền được chăm sóc sức khỏe; Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS trả lời câu hỏi.

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào ?

+ Thận có chức năng gì ?

- Nhận xét, đánh giá.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (30’) 1) Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu bài học.

2) Các hoạt động chính (29’) a. Hoạt động 1 : Động não (12’)

- Y/C từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi: Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

- GV gợi ý : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng.

- Y/C một số HS lên trình bày kết quả thảo luận.

GD KNS: Việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu có tác dụng gì?

=>GVKL: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.

b) Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

+ Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải đọc hại trong có trong máu tạo thành nước tiểu.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Làm việc theo cặp.

- HS lắng nghe.

- Một số HS lên trình bày kết quả thảo luận.

- HS trả lời - HS lắng nghe

(10)

(15’)

- Y/C HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 25 và nói xem các bạn trong hình đang làm gì ? Việc làm đó có lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý.

- Y/C cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi : + Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ?

+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ?

* QTE: Em đã làm gì để bảo vệ và giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu?

=>GVKL: Các em có thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt quần áo lót, có uống đủ nước và không nhịn đi tiểu hay không. Chúng ta cần phải uống đủ nước, mặc quần áo sạch sẽ, khô thoáng và giữ vệ sinh cơ thể để đảm bảo vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS quan sát tranh và làm việc theo cặp.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Tranh 2 : Bạn nhỏ đang tắm. Tắm sạch giúp các bộ phận bài tiết nước tiểu và cơ thể được sạch sẽ.

Tranh 3 : Bạn nhỏ đang thay quần áo. Thay quần áo hằng ngày là giữ sạch cơ thể và các bộ phận bài tiết nước tiểu.

Tranh 4 : Bạn nhỏ đang uống nước.

Uống nước sạch và đầy đủ giúp cho thận làm việc tốt hơn.

Tranh 5 : Bạn nhỏ đang đi vệ sinh.

Đi vệ sinh khi cần thiết , không nhịn đi vệ sinh là biện pháp tốt giúp cơ quan bài tiết nước tiểu hoạt động và phòng tránh mắc bệnh đường bài tiết nước tiểu.

- Làm việc theo nhóm.

- Một số học sinh trả lời.

- HS trả lời

- 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.

(11)

---    --- LUYỆN TIẾNG VIỆT

Tiết 11:

Đọc hiểu truyện: Những cây sen đá

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài : Thầy cô giáo là người luôn dạy dỗ, dìu dắt chng ta nn người. Là HS luôn nhớ và biết ơn thầy cô giáo.

2. Kĩ năng: Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ có âm, vần,thanh Hs điạ phương dễ phát âm sai. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn học, quý trọng biết ơn thầy cô giáo II. CHUẨN BỊ.

- GV: Tranh minh họa. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.

- HS: Sách thực hành Tiếng Việt và Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Y/C HS đọc lại bài Cậu bé đứng ngoài lớp học và trả lời câu hỏi.

? Hoàn cảnh nhà Duệ như thế nào? Duệ có đến trường học k?

? Duệ đã học bằng cách nào?

- Y/C HS nhận xét.

- Gv nhận xét, đánh giá B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’)

- Gv nêu nhiệm vụ mộn học.

2. Hướng dẫn HS thực hành ( 31’ ) Bài 1: Đọc truyện : Những cây sen đá (15’)

- Gv đọc bài một lượt.

- Y/C HS đọc lại bài.

- Y/C HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- Gọi HS sinh đọc từ khó.

- Y/c HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Giáo viên chia đoạn.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn học sinh đọc câu dài.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Y/c HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Tổ chức HS thi đọc từng đoạn.

- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.

- HS đọc và trả lời cầu hỏi.

- Hoàn cảnh nhà Duệ rất nghèo vì thế mà Duệ không được đến trường.

- Vừa cõng em vừa đứng ngoài lớp học nghe lỏm.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại bài.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS theo dõi.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc câu dài.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Hs đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.

- HS thi đọc trong nhóm.

(12)

Bài 2: (9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Y/c HS đọc thầm toàn bài và đánh dấu vào ô trống trước câu trả đúng.

- GV hỏi :

a) Cây sen đá có đặc điểm gì ?

b) Cô giáo nói gì khi mang đến lớp chậu cây sen đá ?

c) Lân hãnh diện vì điều gì khi được nhận quà tặng của cô giáo ?

d) Việt là học sinh có gì đặc biệt ?

e) Vì sao, khi đã trưởng thành, Việt vẫn luôn biết ơn cô giáo ?

- GV nhận xét chốt lại.

- Câu chuyện này nói lên điều gì ?

- GVKL: Thầy cô giáo là người luôn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta nên người. Chúng ta là học sinh, chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn thầy cô giáo.

– Y/c HS đọc lại nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Nối câu với mẫu câu tương ứng.

(8’)

- Hướng dẫn HS nối câu ở cột A với mẫu câu ở cột B tương ứng.

- Y/C HS làm bài.

- Gv theo dõi giúp đỡ học sinh.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dặn: ( 3’) - GV nhận xét tiết học.

-Về nhà luyện đọc lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc thầm toàn bài và đánh dấu vào ô trống trước câu TL đúng.

- HS trả lời.

a) Sinh nhiều cây con từ một mẹ.

b) Ai đạt điểm cao nhất trong tuần sẽ được tặng một cây con.

c) Lân là học sinh nam đầu tiên được nhận chậu cây con.

d) Việt rất chậm chạp.

e) Vì cô giáo đã làm cho Việt tự tin và thay đổi.

- Thầy cô giáo là người luôn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta nên người. Chúng ta là học sinh, chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn thầy cô giáo.

- HS đọc lại nội dung bài.

-HS đọc yêu cầu.

- Hs làm bài trong vở, 2 học sinh lên bảng làm bài.

a) Bố mẹ rất tự hào về con.

Nối với câu 3 : Ai thế nào ? b) Việt là học sinh rất chậm chạp.

Nối với câu 1 : Ai là gì ?

c) Lân mang chậu cây nhỏ xíu về nhà.

Nối với câu 2 : Ai làm gì ? - HS nhận xét.

(13)

---    ---

Ngày soạn: 10 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020 TOÁN Tiết 27:

Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia hết ở tất cả các lượt chia .

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

2. Kỹ năng

-Làm các bài tập liên quan đến chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính kiên trì, cẩn thận, chính xác trong học toán.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ.

- HS: VBT Toán, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Y/C HS lên bảng làm bài tập 2.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ )

2. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 96 : 3 (11’).

- GV viết phép chia 96 : 3 lên bảng.

- GV giới thiệu: Đây là phép chia số có hai chữ số (96) cho số có một chữ số (3).

- Hướng dẫn HS cách chia. Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó chia đến hàng đơn vị.

- Gọi HS nêu cách chia rồi nêu miệng 96 : 3

= 3.

- Y/c HS đặt tính rồi tính.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

Bài giải

Vân tặng bạn số bông hoa là : 30 : 6 = 5 (bông hoa) Đáp số: 5 bông hoa - HS nhận xét.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cách chia rồi nêu miệng.

- HS đặt tính:

(14)

- Gọi HS thực hiện lại.

3) Thực hành (20’) Bài 1: Tính. (8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Y/c HS nhắc lại cách đặt tính.

- GV làm mẫu 1 phép tính.

- Y/C HS làm từng phép tính vào bảng con - Y/c HS nêu cách chia.

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét.

Bài 2 (5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu gì ?

- Yêu cầu HS nêu cách tìm 1 2, 1

3 của một số.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ

- Y/c HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (7’)

- Gọi HS đọc đề toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ?

- Gọi 1HS lên làm bài giải, lớp làm vào vở.

96 3

9 32

06 6 0

- 9 chia 3 được 3, viết 3; 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0.

- Hạ 6; 6 chia 3 được 2 viết 2; 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.

* Vậy: 96 : 3 = 32 - 3 HS thực hiện lại.

- HS đọc yêu cầu.

- 2 HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính.

- HS theo dõi.

- HS làm bài vào bảng con - HS nêu cách chia.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu tìm 1 2, 1

3 - Học sinh nêu cách tìm.

- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ

a) 1/3 của 69 kg là : 69 : 3 = 23 kg 1/3 của 36m là : 36 : 3 = 12m 1/3 của 93 lít là : 93 : 3 = 31 lít b) 1/2 của 24 giờ là : 24 : 2 = 12 giờ 1/2 của 48 phút là : 48 : 2 = 24 phút.

1/2 của 44 ngày là : 44 : 2 = 22 ngày.

- HS nhận xét.

- HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.

+ Bài toán cho biết mẹ hái được 36 quả cam, mẹ biếu bà 1/3 số cam đó.

+ Bài toán hỏi mẹ biếu bà bao nhiêu quả cam ?

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở

Bài giải

(15)

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

Mẹ biếu bà số quả cam là:

36 : 3 = 12 (quả)

Đáp số: 12 quả cam.

- HS nhận xét.

---    --- CHÍNH TẢ (Nghe - viết)

Tiết 11:

Bài tập làm văn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần đễ lẫn eo / oeo.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả, nghe viết chính xác một đoạn của bài

“Bài tập làm văn“.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu vở sạch chữ đẹp.

II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập, bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Gọi HS lên bản viết các từ sau : Nắm cơm, lắm việc, gạo nếp, lo lắng .

HS dưới lớp viết vào bảng con - Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ )

2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả (21’) a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ( 7’ ) - GV đọc nội dung tóm tắt truyện . - Y/C HS đọc lại.

+Em hiểu gì về người bạn trong đoạn văn ?

- 1 hs lên bảng viết, hs dưới lớp viết bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc lại, cả lớp lắng nghe + Vâng lời mẹ, biết nói đúng và làm đúng lời nói trong bài làm văn.

(16)

* Nhận xét chính tả :

+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả ? + Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào ?

+ Cách trình bày đoạn văn ?

* Luyện viết từ khó :

- Y/C HS viết một số từ vào bảng con.

- GV nhận xét.

b) Gv đọc cho học sinh viết bài (10’ ) - Y/c HS nêu lại cách trình bày.

- Gv đọc chậm rãi, to rõ ràng từng cụm từ cho học sinh viết bài.

- GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh.

c) Nhận xét, chữa bài (4’)

- GV đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.

- Y/c HS nộp vở. Y/C các HS khác đổi vở kiểm lại.

- GV nhận xét bài viết của HS 3. Hd hs làm bài tập chính tả (8’) Bài 2 (trang 48)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Treo bảng phụ đã ghi sẵn bài tập 2, Y/c 3

- Cô-li-a .

+ Viết hoa chữ cái đầu, đặt gạch nối giữa các tiếng.

+ Chữ đầu lùi vào cách lề kẻ 1 ô.

Cuối câu ghi dấu chấm. Đầu câu phải viết hoa.

- HS viết lần lượt các từ : làm văn, Cô-li-a, giặt quần áo, ngạc nhiên.

- HS nêu lại cách trình bày.

- HS lắng nghe giáo viên đọc và viết bài.

- HS soát lại bài viết của mình và chữa lỗi.

- HS nộp vở, một số em còn lại đổi vở kiểm chéo lại lần nữa.

-HS đọc yêu cầu.

Chọn những chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh.

Lớp theo dõi và nhận xét (khoe, khoeo) : khoeo chân.

(17)

HS lên bảng thi làm bài nhanh.

- Goi HS nhận xét.

- Y/c HS làm bài vào vở bài tập.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3b trang 48 :

- Goi HS đọc yêu cầu bài.

- Y/c HS sinh tự làm bài.

- GV treo bảng phụ, Y/c HS lên bảng điền dấu.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’) : - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài tập và chuẩn bị bài sau.

(khỏe, khoẻo) : người lẻo khoẻo.

(nghéo, ngoéo) : ngoéo tay.

- HS nhận xét.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm bài.

- 1HS lên bảng làm bài.

Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ thơ Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ ! Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển.

Xanh trời xanh của những ước mơ.

- HS nhận xét.

---    ---

Ngày soạn: 11 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2020 TOÁN Tiết 28:

Luyện tập

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

(18)

- Củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở từng lượt chia).Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.

2. Kỹ năng

- Tự giải toán tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số 3. Thái độ

- Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ - GV: Bảng phụ

- HS: VBT Toán, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’ )

- Y/C 2 HS lên bảng làm HS dưới lớp làm bài vào bảng con

Đặt tính rồi tính:

69 : 3 86 : 2 - Y/C HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

B. Dạy bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài (1’).

- GV nêu mục tiêu tiết học.

2. Thực hành (29’)

Bài 1: Đặt tính rồi tính. (13’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán : Đặt tính rồi tính.

- Giáo viên làm mẫu 1 phép tính.

48 2 08 24 0

- GV gọi học sinh nêu cách đặt tính rồi tính.

- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Y/c HS nêu lại cách tính.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn GV nhận xét.

*Phần b

- GV hướng dẫn mẫu cho HS quan sát mẫu.

Mẫu:

- Y/C HS thực hiện trên bảng con

- 2 HS lên bảng làm HS dưới lớp làm bài vào bảng con

- HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu

- Học sinh nêu.

- HS lên bảng làm,lớp làm bài vào vở.

84 4 55 5 96 3 04 21 05 11 06 32 0 0 0 - Học sinh nêu cách tính.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe, quan sát mẫu.

- HS thực hiện trên bảng con 54 6 48 6 54 9 48 8 0 0

(19)

- Y/c HS nêu cách tính.

- Y/c HS nhận xét.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

Bài 2: (8’)

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài

+ Muốn tìm một trong các phần của một số ta làm thế nào ?

-Y/c HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ

- Y/C HS nhận xét.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3: (8’)

- Gọi HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì ?

- Gọi 1HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Y/c HS nhận xét.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ? - GV nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (3’) : - Nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

- HS nêu cách tính.

- HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS đọc yêu cầu.

- HS trả lời

- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ

+ 1

4 của 20 cm : 20 : 4 = 5cm +

1

4 của 40 km : 40 : 4 = 10 km

+ 1

4 của 80 kg : 80 : 4 = 20 kg - HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết một quyển truyện có 84 trang., My đã đọc được ½ số trang đó.

+ Bài toán hỏi My đã đọc được bao nhiêu trang ?

- 1 HS lên bảng làm bài giải, cả lớp làm bài vào vở.

Bài giải

My đã đọc được số trang truyện là : 84 : 2 = 42 ( trang )

Đáp số: 42 trang.

- HS nhận xét.

- HS trả lời.

---    --- TẬP ĐỌC

Tiết 12:

Nhớ lại buổi đầu đi học

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

(20)

- Đọc đúng các từ dễ lẫn: Biết đọc bài văn với giọng hồi tưởng nhẹ nhàng tình cảm

- Hiểu nghĩa các từ: náo nức, mơn man, quang đãng

- Hiểu: Bài văn là hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi học đầu tiên tới trường.

- Học thuộc lòng 1 đoạn văn 2. Kỹ năng

- Rèn đọc to và đảm bảo đúng tốc độ.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

* GD QTE : Quyền được học tập.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu - HS: Sách giáo khoa TV 3

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2HS đọc lại câu chuyện “Bài tập làm văn” vỉ trả lời câu hỏi

+ Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặc quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên ? + Vì sao sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ ?

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới (32’) 1. Giới thiệu bài (1’)

Các em ai cũng có kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Bài văn nhớ lại buổi đầu đi học của nhà văn Thanh Tịnh tả lại những cảm xúc của ông khi ông còn là một cậu bé lần đầu tiên theo mẹ đến trường.

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Luyện đọc (14’)

a) GV đọc diễn cảm toàn bài.

- GV đọc mẫu.

- Hướng dẫn giọng đọc: Bài này chúng ta đọc với giọng hồi tưởng, nhẹ nhàng, tình cảm.

b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Gọi hS đọc nối tiếp câu lần 1.

2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Cô-li-a ngạc nhiên và chưa bào giờ giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này.

+ Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì nhớ lại đó là việc mà bạn đã nói trong bài tập làm văn.

- HS nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

(21)

- Hướng dẫn HS đọc từ khó.

- Y/c HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Đọc từng đoạn trước lớp.

- GV chia đoạn : Bài chia thành 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

- Y/c HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn HS đọc câu dài.

- Y/C HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi HS đọc từ chú giải trong sách giáo khoa ở cuối bài.

- Y/c HS đặt câu với từ đó.

- GV nhận xét.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV chia nhóm, yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.

- Tổ chức cho HS thi đọc trong nhóm, đại diện các nhóm lên thi đọc.

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, diễn cảm.

3)Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’)

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

+ Điều gì gợi tác giả nhớ những kỷ niệm buổi tựu trường ?

- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.

+ Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn ?

=> GVKL : Ngày đến trường đầu tiên với mỗi trẻ em và với gia đình của mỗi

- HS đọc từ khó trong bài : Nhớ lại, hằng năm, nao nức, tựu trường, nảy nở, gió lạnh, nắm tay, bỡ ngỡ.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc câu dài :

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Buổi sáng hôm ấy, / một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, / mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi / dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

- HS đọc tiếp nối từng đoạn lần 2.

- HS đọc các từ chú giải trong sách giáo khoa.

- HS đặt câu theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc trong nhóm, mỗi nhóm 3 HS.

- Đại diện các nhóm lên thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời

+ Lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường.

- HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi.

+ Vì tác giả lần đầu trở thành học trò được mẹ đưa đến trường.

+ Cậu thấy mình rất quan trọng nên cảm thấy mọi vật xung quanh cũng thay đổi và mình đã đi học.

- HS lắng nghe.

(22)

em đều là ngày quan trọng, là một sự kiện, là một ngày lễ. Vì vậy, ai cũng hồi hộp trong ngày đến trường, khó có thể quên kỉ niệm đến trường của ngày đầu tiên.

- Y/c HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường ?

*QTE: Em có thể kể về cảm nhận của em buổi đầu em đước vào ngôi trường Tiểu học?

=> GVKL: Các em đang ở lứa tuổi được đi học, được đến trường đều là nhờ công lao của bố mẹ chúng ta. Các em có quyền được học tập, được vui chơi. Các em phải làm gì đển đền đáp lại công ơn của bố mẹ ? Chúng ta phải chăm ngoan, học giỏi.

- GV nhận xét và đưa ra nội dung bài Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học.

4) Luyện đọc lại (7’)

- GV gọi 3, 4 HS đọc đoạn văn.

- GV nêu yêu cầu : Mỗi em cần học thuộc lòng một trong 3 đoạn của bài, chọn 1 đoạn mà em thích.

- Gọi vài HS đọc thuộc 1 đoạn văn mình thích.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng một đoạn văn.

- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời

+ Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ ; thèm vụng và ước ao được mạnh dạn như những học trò cũ đã quen lớp, quen thầy.

- HS trả lời

- HS đọc nội dung bài.

- 3, 4 HS đọc đoạn văn.

- HS cả lớp nhẩm đọc thuộc 1 đoạn văn.

- HS thi đọc thuộc lòng 1 đoạn văn.

- HS nhận xét.

---    --- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 6:

Mở rộng vốn từ: Trường học - Dấu phấy

I. MỤC TIÊU

(23)

1. Kiến thức

- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ.

- Ôn tập về dấu phẩy( đặt giữa các thành phần đồng chức) 2. Kỹ năng

- Vận dụng làm các bài tập và cách dùng dấu phẩy trong câu.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

* GD QTE (BT2) : Quyền được học tập, được kết nạp vào Đội TNTP.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bảng phụ, máy tính máy chiếu - HS: VBT Tiếng Việt 3 Tập 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập.

- Hãy tìm từ so sánh trong các câu thơ sau?

Cháu khoẻ hơn ông nhiều Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.

- Y/c HS nhận xét.

- GV hận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài (1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài tập (29’) Bài tập 1:

- Y/C HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Y/c HS quan sát ô chữ và điền chữ mẫu.

- GV hướng dẫn mẫu, nêu các bước thực hiện bài tập.

+ Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì ? Ví dụ : Được học tiếp lên lớp trên gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L đó là từ Lên Lớp.

+ Bước 2: Ghi vào ô trống theo hàng ngang viết chữ in hoa, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái.

+ Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột được tô màu là từ nào

- Y/C HS thảo luận theo nhóm đôi và thi tìm ô chữ trên bảng theo hình thức tiếp sức

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài ra giấy nháp.

Sự so sánh trong câu thơ là : Cháu khoẻ hơn ông nhiều Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.

- HS quan sát ô chữ và điền chữ mẫu.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm đôi và thi tìm ô chữ trên bảng theo hình thức tiếp sức

1. Lên lớp 2. Diễu hành 3. Sách giáo khoa 4. Thời khoá

(24)

- Y/c HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Gọi HS đọc từ mới xuất hiện Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Y/C HS đọc thầm từng câu văn và làm bài vào vở bài tập.

- GV tổ chức HS làm bài theo nhóm 4 trên bảng phụ

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

QTE: Là học sinh lớp 3 em sẽ được tham gia vào tổ chức nào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh?

=> GVKL: Trong năm học này các em phải cố gắng chăm ngoan, học tập tốt, có ý thức tốt các em sẽ được tham gia kết nạp Đội viên và vinh dự được khoác trên vai khăn quàng đỏ.

C. Củng cố, dặn dò (3’) :

- Tìm thêm 1 số từ về trường học.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

biểu

5. Cha mẹ 6. Ra chơi 7. Học giỏi 8. Lười học 9. Giảng bài 10. Thông minh 11. Cô giáo

- HS nhận xét.

Từ mới xuất hiện: Lễ khai giảng.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS đọc thầm từng câu văn và làm bài vào vở bài tập.

- HS làm bài theo nhóm 4 trên bảng phụ

a) Ông em , bố em và chú em đều là thợ mỏ.

b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.

c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.

- HS nhận xét.

Được kết nạp đội viên

---    --- BUỔI CHIỀU

TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 12:

Cơ quan thần kinh I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

(25)

Nêu được tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.

2. Kĩ năng:

Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình.

3. Thái độ:

Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* QTE (hoạt động 2): Quyền bình đẳng giới; Quyền được học hành, phát triển;

Quyền được chăm sóc sức khỏe; Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa. Hình cơ quan thần kinh phóng to.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập TNXH.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(26)

A. Kiểm tra bài cũ ( 5’) - Y/c HS lên trả lời câu hỏi.

+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ?

+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước ?

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới ( 32’) 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) 2. Các hoạt động chính ( 31’)

a) Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (15’) - GV chia nhóm, Y/C nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát hình 1,2 trang 26, 27 SGK và trả lời câu hỏi.

+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh ?

+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống ?

- GV chiếu hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng và yêu cầu học sinh lên chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan thần kinh, nói rõ đâu là não, tủy sống, các dây thần kinh . - GV chỉ vào sơ đồ và giảng : Từ não và tủy sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi của cơ thể. Từ các cơ quan bên trong ( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết ) và các cơ quan bên ngoài như ( mắt, mũi, tai, lưỡi, da ) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tủy sống.

- GVKL: Cơ quan thần kinh gồm có bộ não (nằm trong hộp sọ), tủy sống (nằm trong cột sống) và các dây thần kinh.

b) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (16’) - GV cho cả lớp chơi trò chơi đòi hỏi phản ứng nhanh, nhạy của người chơi. Trò chơi

“Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”

- Kết thúc trò chơi, GV hỏi : Các em đã sử dụng những

- Y/C nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục Bạn cần biết ở trang 27 SGK và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời các câu hỏi : giác quan nào để

HS trả lời câu hỏi.

+ Tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hàng ngày thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót.

+ Chúng ta cần uống đủ nước để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày, để tránh bị sỏi thận.

- HS quan sát hình 1, 2 trong sách giáo khoa và thảo luận nhóm theo câu hỏi của GV.

- Một số học sinh lên chỉ trên sơ đồ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh.

- HS lắng nghe.

- HS chơi trò chơi.

- HS thảo luận

(27)

chơi ?

+ Não và tủy sống có vai trò gì ?

+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan.

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu não hoặc tủy sống, các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng ?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý.

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

- GVKL: Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ.

C. Củng cố, dặn dò ( 3’)

- GD QTE: Em cần làm gì để có cơ thể khỏe mạnh?

=> GVKL: Cơ quan thần kinh là một cơ quan trong cơ thể người, nó có vai trò khá quan trong trong mọi hoạt động vậy các em cần bảo vệ cơ quan thần kinh bằng cách nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ các chất...

- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Học sinh lắng nghe.

- HS trả lời

-1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.

---    --- HĐNGLL

Tiết 6:

Văn hóa giao thông

Bài 2: Lên xuống xe lửa, xe buýt an toàn

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- HS hiểu biết một số quy định lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

2. Kĩ năng:

- HS thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa đúng và an toàn.

(28)

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu minh họa.

- HS: Sách văn hóa giao thông lớp 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Phương án trả lời đúng

1.Trải nghiệm: (5’)

- H: Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết? - H: Trong lớp mình đã có bạn nào từng đi xe buýt, xe lửa?

- H: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa em thực hiện như thế nào?

2. Hoạt động cơ bản: Thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn ( 10’) - GV yêu cầu 1 HS đọc truyện ” Đừng vội vã”.

H: Tuấn và chị Thảo đi thăm ông bà nội bằng phương tiện gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:

+ Khi xe buýt đến, tại sao chị Thảo ngăn không cho Tuấn lên xe ngay? (Tổ 1+2) + Tại sao Tuấn bị ngã? (Tổ 3+4)

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét.

H: Khi đi xe buýt, xe lửa chúng ta phải lên xuống như thế nào cho an toàn?

- GV nhận xét, chốt ý: Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.

- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa.

3. Hoạt động thực hành ( 10’)

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định hành vi đúng, sai của các bạn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

- GV nhận xét.

- HS trả lời: xe buýt, taxi, xe lửa, máy bay….

- HS: Xe buýt

- Thảo luận nhóm đôi

- Đại diện các nhóm trình bày

- Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.

- Hs thực hành theo hướng dẫn

(29)

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:

H: Những người thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa ở tranh 2,4,5 thể hiện điều gì? Là người văn minh, lịch sự, có văn hóa giao thông.

GV chốt ý: Người có văn hóa giao thông luôn cư xử lịch sự khi tham gia giao thông.

4. HĐ ứng dụng: Bày tỏ ý kiến ( 12’) - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 H: Tại sao các hành vi ở tranh 1, 3, 6 của phần thực hành không nên làm?

H: Em sẽ nói gì với những người có hành động không nên làm ở tranh 1,3,6?

-GV nhận xét.

-GV liên hệ giáo dục: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa các em phải chú ý cẩn thận và chấp hành đúng các quy định chung.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2:

- GV cho HS thảo luận nhóm 5 viết tiếp câu chuyện. HS thảo luận trong vòng 5’

- GV gọi đại diện 3 nhóm trình bày câu chuyện của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có câu chuyện hay.

-GV chốt ý:

Lên xe hay xuống tàu Em luôn luôn ghi nhớ Phải dành phần ưu ái Cho phụ nữ mang thai Cho người già, em nhỏ.

5. Củng cố, dặn dò: ( 3’)

- Cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng, bằng cách trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức cho học sinh.

- GV dặn dò học sinh tham gia giao thông an toàn và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia. Chuẩn bị bài “ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy.

- Hs trả lời

-Hs đọc yêu cầu bài tập 1 -Hs trả lời

-Hs đọc yêu cầu bài tập 2 -Thảo luận nhóm 5

-Đại diện các nhóm trình bày.

- Hs tham gia trò chơi.

---    --- Ngày soạn: ngày 12 tháng 10 năm 2020

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2020

(30)

TOÁN Tiết 29:

Phép chia hết và phép chia có dư

I. MỤC TIÊU 1. Kiên thức

- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư - Nhận biết số dư phải bé hơn số chia

2. Kỹ năng

- Vận dụng làm các bài tập 3. Thái độ

- Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Các tấm bìa có các chấm tròn.

- Học sinh: VBT, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )

- Gọi HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính HS dưới lớp làm bài vào bảng con

18 : 3 32 : 4

- Y/C HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới ( 32’ ) 1. Giới thiệu bài ( 1’ ) - GV nêu tiêu bài học .

2. Hướng dẫn học sinh nhận biết phép chia hết và phép chia có dư ( 12’ )

- GV viết bảng 2 phép chia.

a) Phép chia hết( 6’ )

- Đính tấm bìa 8 chấm tròn lên bảng, chia thành hai nhóm. GV hỏi:

+ Mỗi nhóm có mấy chấm tròn?

-GV giới thiệu phép chia 8 : 2

+ Y/C HS nêu cách thực hiện phép chia.

Ta nói 8 : 2 là phép chia hết.

Ta viết 8 : 2 = 4.

Đọc là : Tám chia 2 bằng 4.

b) Phép chia có dư ( 6’)

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi và nhận xét.

18 3 32 4 18 6 32 8 0 0

- HS nhận xét.

- Mỗi nhóm có 8 : 2 = 4 chấm tròn.

- HS thực hiện phép chia

8 2

8 4

0

- Học sinh lắng nghe.

- 8 chia 2 được 4 viết 4 - 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ

8 bằng 0.

- 8 : 2 = 4.

(31)

- Có 9 chấm tròn chia thành 2 nhóm đều nhau. Hỏi mỗi nhóm được nhiều nhất mấy chấm tròn và còn thừa mấy chấm tròn ? - GV giới thiệu phép chia 9 : 2

- GV hướng dẫn học sinh thực hiện chia.

=> 9 chia 2 được 4, còn thừa 1 ta nói 9 : 2 là phép chia có dư (1 là số dư) và viết 9 : 2 = 4 (dư 1)

- Đọc là : Chín chia hai bằng bốn, dư một.

Lưu ý: Trong phép chia có dư, số dư phải bé hơn số chia.

2. Thực hành (20’).

Bài 1: (13’)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn mẫu.

- Y/C HS thực hiện các phép tính phần a vào bảng con

20 :5 15 : 3 24 : 4

- Y/C HS nêu cách thực hiện chia.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* b.

- GV hướng dẫn HS thực hiện mẫu - Gọi 3 HS lên bảng làm

19 : 3 29 : 6 19 : 4

Y/C so sánh số chia và số dư trong phép chia

- GV nhận xét bài làm của học sinh.

*c. Y/C HS tự làm phần c vào vở.

20 : 3 28 : 4 46 : 5 42 : 6

- GV chữa bài cho học sinh.

- GV nhận xét.

Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S. (7’) - Gọi HS đọc yêu cầu.

Mỗi nhóm có 4 chấm tròn đều nhau, một nhóm có nhiều hơn một chấm tròn.

9 2

8 4

1

- HS đọc yêu cầu.

- Học sinh quan sát mẫu.

- HS thực hiện các phép tính phần a vào bảng con

20 5 15 3 24 6 20 4 15 5 24 4 0 0 0 - HS nêu cách thực hiện chia.

- HS nhận xét.

-3HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng vào vở.

- HS làm bài vào vở.

20 3 28 4 46 5 18 6 28 7 45 9 2 0 1 42 6

42 7 0

- 9 chia 2 được 4 viết 4.

- 4 nhân 2 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1

- 9 : 2 = 4 ( dư 1 )

(32)

- Y/C HS dựa vào các bài a, b, c, d trên bảng, điền vào các ô trống Đ hay S, giải thích.

- Y/C HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Khoanh vào hình. (5’) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Y/ Y HS quan sát hình.

- Giáo viên hỏi : - Đã khoanh vào 2

1

số 6 tô trong hình nào ? - Y/C HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.

- HS đọc yêu cầu - HS lên bảng làm bài.

a) Ghi Đ vì 32 : 4 = 8;

b) Ghi S vì 30 : 6 = 5 (không có dư);

c) Ghi Đ vì 48 : 6 = 8 (không có dư);

d) Ghi S vì 20 : 3 = 6 (dư 2) - HS nhận xét.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS quan sát hình.

- Học sinh trả lời.

- Đã khoanh vào 1

2 số ô tô trong hình a.

- HS nhận xét.

---    --- TẬP VIẾT

Tiết 6:

Ôn chữ hoa D, Đ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố cách viết chữ hoa D. Đ qua bài tập ứng dụng - Viết tên riêng, từ ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng

- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, rèn vở sạch viết chữ đẹp II. CHUẨN BỊ

- GV: Mẫu chữ hoa D, Đ; bảng phụ tên riêng và câu tục ngữ HS: Phấn, bảng con, vở tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Y/c HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở tiết trước.

- Gọi 2 HS lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ sau : Chu Văn An, Chim.

- HS nhắc lại : Chu Văn An, Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp

Kĩ năng: Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình để tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình để tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ

- Kĩ năng bài học: Biết tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.. - Kĩ

- Năng lực điều chỉnh hành vi qua việc nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân

- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những