• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Bài 29: Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐĨA TRÒN

Tiết PPCT : 9 ( Bài kiểm tra giữa học kì 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết sắp xếp hoạ tiết trong trang trí hình tròn.

2. Về năng lực 2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị bài học đọc trước bài học, tìm kiếm thông tin trên các nguồn như sách, báo, internet, chuẩn bị đồ dùng học tập, một số hình ảnh về các tác phẩm tranh tĩnh vật trong bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến phản biện trong học tập, thực hành và chia sẻ phân tích đánh giá.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng đồ dùng học tập, các kiến thức đã học trong bài thực hành sáng tạo.

2.2. Năng lực đặc thù

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nhận biết được các loại hình nghệ thuật, nhận thức được vẻ đẹp của việc ứng dụng nghệ thuật, các vẻ đẹp tĩnh vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau.

(2)

- Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học sáng tạo, ứng dụng tạo ra sản phẩm thực hành được khơi gợi từ các nét đẹp nghệ thuật truyền thống trong bài học.

- Năng lực phân tích, đánh giá: Phân tích, trao đổi về giá trị thẩm mĩ tác phẩm của bản thân hay của các bạn khác.

2.3. Năng lực đặc thù khác.

- Năng lực ngôn ngữ: Khả năng đọc hiểu các kiến thức trong SGK, các tài liệu liên quan tới bài học; vận dụng kỹ năng nói để trao đổi, chia sẻ, nhận xét, đánh giá thẩm mĩ.

- Năng lực tin học: Khả năng sử dụng các phương tiện CNTT để tìm hiểu bài học, tìm hiểu mở rộng kiến thức, chuẩn bị bài học sau.

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước, nhân ái cho HS cụ thể:

- Chăm chỉ: chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm bảo vệ các di sản mĩ thuật, văn hóa nghệ thuật của dân tộc.

- Yêu nước: Tự hào với những giá trị nghệ thuật, văn hóa truyền thống của cha ông để lại.

- Nhân ái: Yêu cái đẹp, tôn trọng đồ vật trong gia đình và xã hội II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Mẫu hình tròn được trang trí đẹp( đĩa tròn, thảm thêu hình tròn..) - Bài vẽ của HS lớp trước.

- hình minh hoạ các bước trang trí đĩa tròn.

2. Học sinh: HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, compa, màu tự chọn, vở mĩ thuật.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

Luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống

- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu d, Tổ chức thực hiện:

- Giới thiệu bài: (1')

Đĩa là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là trong các bữa ăn. Và chúng ta để ý thì thấy trên đĩa có trang trí những hoạ tiết với màu sắc rất đẹp mắt. Nó vừa làm đẹp cho cái đĩa, vừa làm cho bữa ăn thêm ngon miệng hơn. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học cách trang trí 1 chiếc đĩa tròn.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt

(3)

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

? Đĩa được sử dụng với mục đích gì?

- GV cho HS quan sát 2 kiểu đĩa dùng để đựng thức ăn và đĩa để trang trí.

- GV giới thiệu một số mẫu đĩa trang trí dạng hình tròn.

? Hoạ tiết được sử dụng trong đĩa là những hoạ tiết gì?

? Đối với đĩa treo tường thì người ta thường dùng hoạ tiết gì?

? Tỉ lệ giữa hoạ tiết và khoảng trống trong đĩa như thế nào?

? Em có nhận xét gì về màu sắc các hoạ tiết

?

? Cách sắp xếp hoạ tiết ở trung tâm và xung quanh đĩa như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện các yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

- Để đựng thức ăn, hoặc chỉ dùng để bày trang trí.

- HS quan sát, phân biệt.

- Hoạ tiết hoa, lá, chim, thú...đã được cách điệu.

- Hoạ tiết là hình ảnh phong cảnh, biểu trưng (logo)... có thể chụp hoặc tả thực.

- Khoảng trống trong hình nhiều hơn diện tích hoạ tiết trang trí.

- Màu sắc tổng thể của đĩa là màu sáng nhẹ nhàng, trang nhã, gây cảm giác sạch sẽ ngon miệng.

- Hoạ tiết trung tâm thường là các hoạ tiết chính, nổi rõ.

- Hoạ tiết xung quanh nhỏ hơn, để tôn thêm cho hoạ tiết ở giữa.

Hoạt động 2: (5') Hướng dẫn cách trang trí đĩa a, Mục tiêu: Giúp HS nắm rõ cách trang trí đĩa b, Nội dung: quan sát thực hàng theo các bước.

c, Sản phẩm: HS trình bày tranh vẽ theo từng bước tương ứng d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Có mấy bước?

- B1: Vẽ phác khung hình, đường trục.

- B2: Chọn hoạ tiết và sắp xếp (Nếu là hoạ tiết tự do thì cần đặt cân đối với tổng thể đĩa).

- B3: Vẽ màu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện theo yêu cầu của GV Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

II. Cách trang trí - 3 bước

+ Vẽ phác khung hình đĩa tròn bằng 2 đường tròn đồng tâm. Sau đó kẻ trục đối xứng nhau tùy theo ý định trang trí.

+ Tìm và chọn hoạ tiết và sắp xếp.

SX theo các nguyên tắc xen kẽ, đối xứng, nhắc lại, dùng các đường trục, đường cong, đờng tròn để chia mảng.

SX hoạ tiết tự do , theo nguyên tắc hình mảng không đều. Có thể sử dụng hoạ tiết là những bức tranh phong cảnh , những hình ảnh con vật ngộ nghĩnh...

+ Vẽ màu theo ý thích, chú ý nên chọn những màu nhẹ nhàng, trang nhã. Nên dùng ít màu.

(4)

Hoạt động 3: (24') Hướng dẫn thực hành

a, Mục tiêu: Giúp HS thực hành trang trí đĩa tròn b, Nội dung: quan sát, luyện tập thực hành trang trí đĩa.

c, Sản phẩm: HS trình bày đĩa đã trang trí d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Trang trí một đĩa tròn có đường kính khoảng 16cm, vẽ bằng màu tuỳ chọn.

- GV cho HS xem bài của HS khóa trước để rút kinh nghiệm.

- GV quan sát, hướng dẫn chung và gợi ý riêng cho từng HS.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hành theo yêu cầu giáo viên Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét Bước 4: Kết luận nhận định

Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

III. Thực hành

- Trang trí một đĩa tròn có đường kính là 16cm.

- Dùng loại màu tùy chọn.

3. Hoạt động luyện tập( 3’)

a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Chọn một số bài làm của hs đã hoàn thành, đạt kq tốt về hình thức, hoạ tiết, cách sx gợi ý để hs khác nhận xét, đánh giá kq về bài của bạn, từ đó nhận xét bài mình, rút kinh nghiệm.

(5)

Trang trí được chiếc đĩa theo ý thích

* Hướng dẫn về nhà

Em có thể trang trí nhiều chiếc đĩa có hình dáng khác nhau Lựa chọn họa tiết hoa lá , chim thú,người sự vật, phong cảnh

- Hoàn thành bài nếu chưa xong, có thể làm bài khác bằng hình thức cắt dán nếu muốn.

RÚT KINH NGHIỆM

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi thiết bị được lắp vào (hoặc tháo ra khỏi) máy tính, hệ điều hành nhận biết sự thay đổi, thiết lập các kết nối (hoặc hủy kết nối) thiết bị với hệ thống chung, đồng

Khám phá trang 66 Tin học lớp 7: Nêu các bước thực hiện thay đổi bố cục trang trình chiếu bằng cách chọn mẫu có sẵn trên phần mềm..

Một người đứng ở trên một tháp truyền hình cao 352m so với mặt đất, muốn xác định khoảng cách giữa hai cột mốc trên mặt đất bên dưới. Tính khoảng cách

Hình thành kiến thức mới 5 trang 75 SGK Hóa học 10: Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong chất oxi hóa và chất khử trước và sau

Cách sử dụng: sử dụng thiết bị hiển thị có hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu như máy tính, laptop, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, kết hợp với các bản đồ số

Hãy quan sát Hình 2.1 và cho biết những nguồn năng lượng nào được sử dụng để thực hiện các hoạt động thường ngày trong gia đình... f Gió và

- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo của

Hãy kể tên các thiết bị/ dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp. Trả lời:.. - Các thiết bị/ dụng cụ