• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày so n: 22/11/2018

Ngày gi ng: ... Ti t 15ế

SỰ NỔI

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Giải thích được khi nào vật nổi, chìm, vật lơ lửng.

- Nêu được điều kiện nổi của vật.

- Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong đời sống.

2. Kỹ năng: HS có kỹ năng làm TN, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng.

3. Thái độ:

- Có tinh thần hợp tác, ý thức kỉ luật cao trong khi làm thí nghiệm.

- Ham thích liên hệ, ứng dụng kiến thức thực tế.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho hs các năng lực :

+ Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức: K1, K4 + Nhóm NLTP về phương pháp: P1, P5, P8

+ Nhóm NLTP thông tin trao đổi: X5, X6, X8 + Nhóm NLTP liên quan đến cá thể: C6

II. Câu hỏi quan trọng

1. Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của mấy lực?

2. Lực đẩy Ác- si- met có phương , chiều và độ lớn như thế nào?

3. Khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng ?

4. Giải thích một số hiện tượng trong thực tế: Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, thả tay ra quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước.

III. Đánh giá

* Bằng chứng đánh giá:

- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

- Sôi nổi, có tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm và làm thí nghiệm.

* Hình thức đánh giá

+ Trong bài giảng: Thái độ học tập, vận dụng giải quyết tình huống học tập.

+ Sau bài giảng: Thông qua kiểm tra bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị cho bài học mới.

(2)

IV. Đồ dùng dạy học

* Giáo viên: Bảng phụ.

* Mỗi nhóm HS: Tranh vẽ, cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ, 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín.

V. Các hoạt động dạy và học – Giáo dục

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. (1 phút)

* Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. (không)

* Hoạt động 3: Giảng bài mới

* Hoạt động 3.1: Tạo tình huống học tập. (3 phút)

- Mục đích/mục đích: tạo tình huống học tập, khơi gợi hứng thú học tập cho HS.

- Phương pháp: Vấn đáp.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, miếng gỗ.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp.

- Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ - Kĩ thu t d y h c: Đ t câu h iậ ạ ọ ặ ỏ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Thả 1 chiếc đinh nhỏ, 1 miếng gỗ vào bình nước yêu cầu hs nêu hiện tượng xảy ra.

? Tại sao đinh nhỏ lại chìm? Miếng gỗ to nặng hơn đinh lại nổi?

? Tại sao con tàu bằng thép to, nặng hơn đinh lại nổi?

Vậy khi nào thì vật nổi, vật chìm - để hiểu rõ hơn -> vào bài.

- HS quan sát, đọc phần mở bài SGK và dự đoán.

* Hoạt động 3.2: Tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm.( 15 phút ) - Mục tiêu/ Mục đích: Tìm được điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng - Phương pháp: Trực quan, thực nghiệm, đàm thoại, hoạt động nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa, máy chiếu, bảng phụ.

Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, K1, K4, P1, P5, X6, X8, C6

- Hình th c t ch c: cá nhân, nhómứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: Đ t câu h i, giao nhi m vậ ạ ọ ặ ỏ ệ ụ

(3)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: + Cho hs nghiên cứu C1 và

phân tích lực.

+ Yêu cầu HS chỉ ra được vật chịu tác dụng của 2 lực cùng phương, ngược chiều là P và FA.

+ Tổ chức cho HS thảo luận chung ở lớp để thống nhất câu trả lời.

+ Biểu diễn được bằng hình vẽ.

Yêu cầu HS: Quan sát hình 12.1.

Đọc – nghiên cứu C2

- Vẽ các véc tơ lực tương ứng với 3 trường hợp a, b, c.

GV: Treo bảng phụ – Hs lên bảng biểu diễn các véc tơ lực và điền vào chỗ trống.

* Tích hợp bảo vệ môi trường:

GV: Chiếu hình ảnh dầu tràn trên biển cho hs quan sát.

? Khi đổ dầu xuống nước, dầu nổi hay dầu chìm? Tại sao?

? Nếu có nhiều dầu đổ trên mặt sông hồ thì gây ra tác hại gì?

GV: chiếu hình ảnh mô phỏng hiệu ứng nhà kính

? Hiệu ứng nhà kính có tác hại gì?

? Trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp gì để giảm hiệu ứng nhà kính?

(biện pháp lưu thông không khí, xử lí nước thải…)

? Nêu các biện pháp an toàn trong khai thác và vận chuyển dầu lửa?

Biện pháp ứng cứu kịp thời khi xảy ra tràn dầu?

I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm.

HS: Nghiên cứu C1 và phân tích lực.

HS trả lời câu C1, thảo luận để thống nhất

C1: 1 vật nằm trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực:

- Trọng lực P và lực đẩy Ac-si-met FA

- 2 lực này cùng phương, ngược chiều.

- Trọng lực P hướng từ trên xuống Lực FA hướng từ dưới lên.

- HS quan sát H12.1, trả lời câu C2, HS lên bảng vẽ theo hướng dẫn của GV.

- Thảo luận để thống nhất câu trả lời.

C2:

a)P > FA b)P = FA c)P < FA

a) Vật sẽ chìm xuống đáy bình.

b) Vật sẽ đứng yên(lơ lửng trong chất lỏng).

c) Vật sẽ nổi lên mặt thoáng.

(4)

GV: + Chốt lại và nhắc nhở hs cần tích cực bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể.

+ Chiếu hình ảnh Biển Chết cho hs quan sát.

? Tại sao người bơi ở biển chết lại không bị chìm?

? Hãy viết công thức tính lực đẩy Acsimet, cho biết ý nghĩa?

* Hoạt động 3.3: Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. (10 phút )

- Mục tiêu/ Mục đích: Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng

- Phương pháp: dự đoán,vấn đáp, hoạt động nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: Cốc nước, miếng gỗ, máy tính, máy chiếu.

- Năng lực: Rèn cho hs các năng lực: K1, K4, P1, P5, X5, X6, C6 - Hình th c t ch c: cá nhânứ ổ ứ

- Kĩ thu t d y h c: H i va tr l iậ ạ ọ ỏ ả ơ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: + Làm thí nghiệm: Thả một miếng gỗ vào cốc nước, nhấn cho miếng gỗ chìm xuống rồi buông tay.

+ Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, trả lời câu C3.

GV: Khi vật nổi lên FA > P. Khi lên trên mặt thoáng thể tích phần vật chìm trong nước giảm -> FA giảm và FA = P thì vật nổi lên trên mặt thoáng làm C4.

+ Chiếu yêu cầu C5, yêu cầu hs đọc và trả lời.

II. Lực đẩy của lực đẩy ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.

H: Quan sát – nghiên cứu C3 – trả lời.

H: Thảo luận nhóm rồi đại diện nhóm trình bày.

C3: Miếng gỗ thả vào nước nổi lên do:

dgỗ < dnước

- Trao đổi nhóm trả lời C4

C4: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng riêng của nó và lực FA cân bằng nhau vì vật đứng yên nên P = FA (2 lực cân bằng).

HS: Đọc - nghiên cứu C5-> trả lời.

C5: Độ lớn lực đẩy ác-si-mét: FA = d.V d: Trọng lượng riêng của chất lỏng

V: Thể tích của phần vật chìm trong nước - Câu không đúng: B

* Hoạt động 3.4: Vận dụng, củng cố. (10 phút)

- Mục tiêu/ Mục đích: Củng cố kiến thức trọng tâm của bài học.

(5)

- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

? Nhúng vật vào trong chất lỏng thì có thể xảy ra những trường hợp nào với vật? So sánh P và FA?

Điều kiện để vật nổi, vật chìm?

Độ lớn của lực đẩy Acsimet khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng?

GV: Chiếu và yêu cầu HS đọc mục: Có thể em chưa biết và giải thích khi nào tàu nổi lên, khi nào tàu chìm xuống ?

GV: + Tổ chức cho hs hoạt động nhóm trong 5 phút làm các câu C6 đến C9.

+ Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Gợi ý:

+ Khi vật nhúng trong chất lỏng -> hãy so sánh Vvật và Vclỏng mà vật chiếm chỗ?

+ Dựa vào kết quả C2 -> trả lời.

II. Vận dụng

- HS đọc mục: Có thể em chưa biết và giải thích

- HS: Đọc – nghiên cứu C6 C6: Biết P = dV.V FA = dl.V Chứng minh:

- Vật sẽ chìm khi dV > dl

- Vật sẽ lơ lửng khi dV = dl - Vật sẽ nổi khi dV < dl

Giải

Vật nhúng trong nước thì:

Vv = Vcl mà vật chiếm chỗ = V

a. Vật chìm xuống khi P > FA => dV > dl b. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi P = FA

=> dV = dl

c. Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi P < FA

=> dV < dl

C7: Có dthép > dnước -> hòn bi thép bị chìm.

+ Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế có nhiều khoang trống để dtàu < dnước nên con tàu có thể nổi trên mặt nước.

HS: So sánh dthép và dHg -> trả lời.

C8: Ta có: dthép = 78 000N/m3 dHg = 136 000N/m3

do dthép < dHg nên khi thả hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi sẽ nổi.

C9: FAM = FAN FAM < PM

FAN = PN

PM > PN

* Hoạt động 3.5: Hướng dẫn về nhà. (1 phút) - Mục tiêu/ Mục đích: Hướng dẫn hs học ở nhà.

- Phương pháp: Thuyết trình.

- Phương tiện: Sách giáo khoa, sách bài tập, máy chiếu.

(6)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS G: Chiếu nội dung học ở nhà.

- Học bài: Phần ghi nhớ, vận dụng vào thực tế, làm bài tập.

- Học bài và làm bài tập 12.1- 12.7 (SBT).

- Ôn tập học kì 1 theo đề cương

- Ghi chép.

VI. Tài liệu tham khảo

- SGK Vật lí 8, SGV Vật lí 8, Sách thiết kế Vật lý 8, CKTKN môn Vật lý 8, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lý THCS (giảm tải) VII. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng được công cụ Tìm kiếm và Thay thế để chỉnh sửa các lỗi chính tả, thay thế các từ viết tắt trong một số tệp văn bản các em đã tạo ra.. - NLe: Hợp

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh