• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19 Ngày soạn: 03/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 1: NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY (Tiết 3+4) I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện cầu dựa vào những từ ngữ cho sản và viết lại đúng cậu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu thương, biết ơn cha mẹ; khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh hoạ (ƯD CNTT).

- SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động Mở đầu (5’) - GV cho cả lớp hát bài.

- GV cho HS đọc bài tiết 2 - GV nhận xét, đánh giá

5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở (17’)

- GV hướng dẫn HS để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- GV yêu cầu hs trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu hoàn chỉnh. (Mỗi lần em bị ốm, mẹ rất lo lắng) GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- Cả lớp hát - 5 – 7 HS đọc - Lắng nghe

- HS chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.

- HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.

6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh (13’)

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- Yêu cầu, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.

- HS quan sát tranh.

- HS trình bày kết quả nói theo tranh.

Gợi ý: tranh 1: Mỗi khi em bị ốm, mẹ đều chăm sóc em rất tận tình. Mẹ luôn ở bên em, chăm sóc em, mỗi khi em

(2)

ốm. / Mẹ luôn ở bên em, chăm sóc em, mỗi khi em bị ốm; tranh 2: Trong công viên, hai bố con đang chơi trò lái ô tô điện.

TIẾT 4

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

7. Nghe viết (15’)

- GV đọc to cả hai câu . (Mẹ nhẹ nhàng đặt nụ hôn vào bàn tay Nam. Nam thấy thật ấm áp). GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết lùi đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Nam, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: tay.

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách. Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ ( Mẹ nhẹ nhàng đạt nụ hôn/ vào bàn tay Nam./ Nam thấy thật ấm áp). Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi + GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

- HS viết chính tả

+ HS rà soát lỗi.

8. Chọn chữ phù hợp thay cho bông hoa (13’)

- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

GV nêu nhiệm vụ.

- Yêu cầu một số HS đọc to các từ ngữ.

- HS tìm những chữ phù hợp. Một số hs trình bày kết quả (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).

9. Hát một bài hát về mẹ (7’)

- GV đưa lời bài hát thông qua phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, bảng điện tử,... sau đó cho HS nghe bài hát.

- GV hướng dẫn cả lớp hát bài hát về mẹ.

- HS nghe-hát

*Tổng kết- nhận xét

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vẽ bài học.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

(3)

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

Toán

CÁC SỐ 11, 12, 13, 14, 15, 16 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 16. Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 16.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, điện thoại thông minh.

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.

- Các thẻ số từ 11 đến 16 và các thẻ chữ: mười một, ..., mười sáu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động (5P)

- Quan sát tranh khởi động, đếm số lượng từng loại quả đựng trong các khay và nói, chẳng hạn: “Có 13 quả cam”; “Có 16 quả xoài”; ...

- HS thực hiện các hoạt động sau:

Chia sẻ trong nhóm học tập.

B. Hoạt động hình thành kiến thức (20P) 1. Hình thành các số 13 và 16 (như một thao tác mẫu về hình thành số)

- Cho HS đếm số quả cam trong giỏ, nói: “Có 13 quả cam”. HS đếm số khối lập phương, nói:

“Có 13 khối lập phương”. GV gắn mô hình tương ứng lên bảng, hướng dần HS: Có 13 quả cam ta lấy tương ứng 13 khối lập phương (gồm 1 thanh và 3 khối lập phương rời). GV đọc

“mười ba”, gắn thẻ chữ “mười ba”, viết “13”.

- HS thực hiện.

- Tương tự như trên, HS lấy ra 16 khối lập phương (gồm 1 thanh và 6 khối lập phương rời). Đọc “mười sáu”, gắn thẻ chữ “mười sáu”, viết

“16”.

2.Hình thành các số từ 11 đến 16 (HS thực hành theo mẫu để hình thành số)

a) HS hình thành lần lượt các số từ 11 đến 16.

Chẳng hạn: HS lấy ra 11 khối lập phương (gồm 1 thanh và 1 khối lập phương rời), đọc “mười một”, lấy thẻ chữ “mười một” và thẻ số “11”.

Tiếp tục thực hiện với các số khác:HS đọc các sổ từ 11 đến 16, từ 16 về 11.

(4)

- GV lưu ý HS đọc “mười lăm” không đọc

“mười năm”

b) Trò chơi: “Lấy đủ số lượng” - HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: GV đọc số 11 thì HS lấy ra đủ 11 que tính và lấy thẻ số 11 đặt cạnh những que tính vừa lấy.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập (7P) Bài 1.

- Đếm số lượng các khối lập phương, đặt các thẻ số tương ứng vào ô?

- HS thực hiện các thao tác: Đọc cho bạn nghe các số từ 10 đến 16.

E. Củng cố, dặn dò (3P)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

_______________________________________

ĐẠO ĐỨC

BÀI 16: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số biểu hiện của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết vì sao phải học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Bước đầu hình thành được một số nền nếp học tập, sinh hoạt đúng giờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát Giờ nào việc nấy” - nhạc: Quỳnh Hợp, lời: Nguyễn Viêm),... gắn với bài học “Học tập, sinh hoạt đúng giờ”;

- Máy tính, bài giảng powerpoint,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Khởi động (5’)

- GV tổ chức cho HS hát bài “Giờ nào việc nấy”.

- GV đặt câu hỏi: Em học tập được điều gì từ bạn nhỏ trong bài hát?

Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã học

- Hs hát.

- Hs trả lời.

- Lắng nghe.

11 12 13 14 15 16

(5)

được nhiều điều hay, thói quen tốt trong cuộc sống trong đó có thói quen giờ nào việc nấy, học tập, sinh hoạt đúng giờ.

2.Khám phá (7’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh: Thời gian biểu “Một ngày học tập, sinh hoạt của bạn trong tranh”, có điểm gì giống hoặc khác với thời gian biểu của em? Qua đó, em thấy cần thay đổi ở thời gian biểu của mình điều gì không?

- GV cùng HS khám phá lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- GV đặt câu hỏi: “Theo em, học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi ích gì?”

- GV gợi ý cho HS: Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp em thực hiện được kế hoạch đã đề ra, luôn có sức khoẻ để học tập, sinh hoạt,...

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em cần làm gì để học tập, sinh hoạt đúng giờ? (Ăn uống, ngủ, nghỉ theo kế hoạch đã đặt ra.)

Kết luận: Mỗi HS đều phải thực hiện đúng thời gian sinh hoạt (ăn, uổng, ngủ, nghỉ), học tập (ở trường, ở nhà), đi lại,... theo kế hoạch đề ra để luôn khoẻ mạnh và học tập đạt kết quả cao.

3.Luyện tập (12’)

Hoạt động 1 Xác định việc nên làm và việc không nên làm

- GV treo/ chiếu tranh: Hãy quan sát ba bức tranh trong mục Luyện tập, thảo luận và bày tỏ thái độ đồng tình với việc làm đúng, không đồng tình với việc làm sai.

Giải thích vì sao.

- Đồng tình với hành động (việc nên làm):

Tranh 2 - Giờ ăn trưa ở lớp, bạn trai tập trung ăn đúng thời gian quy định.

- Không đồng tình với hành động (việc không nên làm):

+ Tranh 1: Làm hai việc cùng một lúc, vừa đọc truyện vừa ăn trưa.

+ Tranh 3: Vẽ tranh trong giờ học Toán.

Kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ là nhiệm vụ của mỗi HS. Em nên học tập theo bạn ở tranh 2 và không nên làm theo

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Lắng nghe.

- HS có thể dán sticker mặt cười vào việc làm đúng (nên làm); sticker mặt mếu vào việc làm sai (không nên làm). HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc bút chì đánh dấu vào tranh.

- Lắng nghe.

(6)

các bạn ở tranh 1, 3.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ với các bạn về một ngày học tập, sinh hoạt của em.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một sỗ em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết thực hiện thời gian biểu khoa học, hợp lí để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

4. Vận dụng (11’)

Hoạt động 1 Đưa rơ lời khuyên cho bạn - GV chiếu/ treo tranh mục Vận dụng lên bảng, yêu cầu HS quan sát đưa ra lời khuyên cho bạn chưa biết giữ trật tự trong giờ ngủ trưa ở trường.

- Gợi ý:

1/ Bạn ơi, bạn về chỗ ngủ trưa đi.

2/ Bạn ơi, đừng chơi đùa làm ồn nữa, về chỗ ngủ trưa đi.

3/ Bạn ơi, đừng làm thế.

- GV cho HS nêu các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất Kết luận: Chúng ta cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ và không làm

ảnh hưởng đến người khác.

Hoạt động 2: Em cùng bạn thực hiện thời gian biểu hợp lí để có lợi cho sức khoẻ và học tập

- Thực hiện theo thời gian biểu hợp lí là rất quan trọng, ai chưa có thời gian biểu hợp lí cho việc ản uống, học tập, chơi, ngủ,... thì cần điều chỉnh cho phù hợp để có lợi cho sức khoẻ và đảm bảo việc học tập.

- Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- Hs quan sát.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

________________________________________

Ngày soạn: 03/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 2: LÀM ANH (TIẾT 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(7)

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ;

- Nhận biết một số tiếng củng cố vần với nhau, củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vấn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: cảm nhận được giá trị của gia đình, biết yêu thương và bày tỏ tình cảm của bản thân với anh chị em trong gia đình; khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên: Tranh minh hoạ (ƯD CNTT), SGK.

2. Học sinh: SGK, Vở BT TV, vở Tập viết.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động: Mở đầu (5’)

* Khởi động

- HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

* Kết nối:

- Yêu cầu HS quan sát tranh( SGK trang 28), trả lời câu hỏi:

a. Người em nói gì với anh?

b. Người anh nói gì với em?

c. Tình cảm của người anh đổi với em như thế nào?

- Đại diện vài HS trình bày, HS khác bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung dẫn vào bài học.

- HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

2. Đọc (16’)

- GV đọc mẫu toàn bài thơ.

- HS đọc từng dòng thơ.

+ HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1,GV kết hợp hướng dẫn HS đọc từ khó (dỗ dành, dịu dàng).

+ Một số HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2. GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.

- HS đọc khổ thơ

+ HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (lần 1).

+ HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2, GV giải thích nghĩa của từ dỗ dành: tìm cách nói chuyện để em bé không khóc, nâng dịu dàng: đỡ em bé dậy mà không làm em bé bị đau.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- HS đọc.

- HS đọc.

- HS đọc.

(8)

+ HS đọc từng khổ thơ.

- Đọc toàn bài thơ.

+ 2, 3 HS đọc lại toàn bài thơ . + Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

3. Tìm tiếng cùng vần với tiếng bánh, đẹp, vui (14’)

- Cho HS đọc lại bài thơ, tìm tiếng cùng vần mỗi tiếng trong bài: bánh, đẹp, vui.

- GV yêu cầu HS tìm.

- Đại diện hs trình bày.

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:

bánh: chanh, xanh, giành, mạnh,...; vui: túi, núi, củi,..; đẹp: nẹp, chép, tép, ghép,..;

- HS đọc.

- HS đọc.

- Hs đọc.

- Hs thực hiện.

- Hs nhận xét bạn.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4. Trả lời câu hỏi (10’)

- Cho HS đọc lại bài thơ, trả lời:

+ Khi em bé khóc, làm anh phải làm gì?

+ Khi em bé khóc, làm anh phải làm gì?

+ Khi mẹ cho quà bánh, làm anh phải làm gì?

+ Khi có đồ chơi đẹp, làm anh phải làm gì?

+ Theo em, làm anh dễ hay khó?

+ Em có thích làm anh không, vì sao?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

5. Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối: (12’) - GV hướng dẫn HS HTL 2 khổ thơ cuối tại lớp bằng cách xóa dần.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- Vài HS thi đọc.

6. Kể về anh chị hoặc em của em (8’) - GV cho HS đọc yêu cầu của BT “Kể về anh chị hoặc em của em”.

- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: Em của em là trai hay gái? Em của em mấy tuổi?

Em của em đã đi học chưa, học trường nào?

Sở thích của em bé là gì? Có khi nào em bé làm em khó chịu không? Vì sao? Em cảm thấy thế nào khi chơi đùa cùng em bé? GV lưu ý thêm HS có thể kể về anh, chị em họ nếu HS là con một trong gia đình.

- GV nhận xét, khen ngợi những em có tình cảm tốt đối với anh chị em trong gia đình.

GD thêm những em chưa biết yêu thương anh, chị em.

- HS lần lượt trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- HS đọc.

- HS kể.

- HS lắng nghe.

(9)

7. Củng cố, dặn dò: (5’) - HS nhắc lại tên bài.

- GV hỏi HS: Em có thích làm anh không, vì sao?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- Khuyến khích HS học thuộc lòng cả bài thơ.

- Nhận xét tiết học.

- HS trả lời, các HS khác nhận xét.

_______________________________________

Toán

CÁC SỐ 11, 12, 13, 14, 15, 16 (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 16.

- Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 16.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II.CHUẨN BỊ

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.

- Các thẻ số từ 11 đến 16 và các thẻ chữ: mười một, ..., mười sáu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động (5p)

- Tổ chức trò chơi ttruyền điện: “ Đếm các số từ 11 – 16”

HS thực hiện các hoạt động sau:

- HS đầu tiên được gọi nêu số 11 B. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 2. (6p)

- Dấu? đếm số lượng các đối tượng, đặt thẻ số tương ứng vào ô?

- HS thực hiện các thao tác:

- Nói cho bạn nghe kết quả, chẳng hạn: Có 11 ngôi sao, đặt thẻ số 11 vào ô ? bên cạnh.

Bài 3.( 6p) HS đọc rồi viết số tương ứng vào vở, chăng hạn: đọc “mười lăm”, viết

“15”.

GV có thể tổ chức cho HS chơi “Ghép thẻ”

theo cặp: HS ghép từng cặp the số và thẻ chữ, chẳng hạn ghép thẻ “ 13” với thẻ

“mười ba”.

Lưu ý: GV hướng dẫn HS xếp các thẻ số theo thu tự tu 11 đến 16 và đọc các số theo thứ tự.

Bài 4. ( 6p)– Cho HS đặt các thẻ số thích - HS thực hiện HS nói cho bạn nghe

(10)

hợp vào bông hoa có dấu “?”. cách làm.

C. Hoạt động vận dụng( 7p) Bài 5

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và nói cho bạn nghe số lượng mỗi loại bánh trong bức tranh.

- Chia sẻ. HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn

GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời về số lượng của mỗi loại bánh có trong tranh.

D. Củng cố, dặn dò (5p)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

________________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 11: CÁC CON VẬT QUANH EM (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Về nhận thức khoa học: Nêu được tên một số con vật và bộ phận của chúng . * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi để tìm

hiểu một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật.

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

- Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các đặc điểm của con vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình ảnh trong SGK.

- Hình ảnh các con vật điển hình có ở địa phương do GV và HS chuẩn bị.

- Hình ảnh các con vật đang di chuyển.

- Bài hát, bài thơ, câu chuyện về các con vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 3. Lợi ích và tác hại của con vật đối với con người Hoạt động 5 : Tìm hiểu lợi ích của một

số con vật đối với con người và động vật (15’)

Bước 1: Tổ chức làm việc cas nhân

- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 (SGK).

- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với đời sống con người có trong các hình ở SGK.

- HS quan sát các hình ở trang 78, 79 trong SGK.

- Hs giới thiệu.

+ Hình 1 : Con gà cung cấp trứng , thịt cho con người . Trứng gà được chế biến ra nhiều món ăn ngon , bổ dưỡng như : trứng ốp - lết , ca - ra - men , ...

+ Hình 2 : Con bỏ cung cấp sữa , pho

(11)

Bước 2 : Tổ chức làm việc cá nhân

- Yêu cầu hs chia sẻ với các bạn sản phẩm của mình.

- GV bao quát hướng dẫn HS làm việc Bước 3 : Tổ chức làm việc cả lớp

- Cử đại diện HS giới thiệu về sản phẩm

- mat , thịt , ...

+ Hình 3 : Con mèo bắt chuột , làm bạn thân thiết của con người , ...

+ Hình 4 : Con chuột mang nhiều mầm bệnh lây truyền nhiễm như : dịch hạch , sốt ... Ngoài ra , do có hai răng nanh luôn mọc dài ra nên chuột hay cằn các đồ vật , đặc biệt là cắn dây điện có thể gây điện giật , hoả hoạn có thể gây chết người .

+ Hình 5 : Ngoài cung cấp sữa , ở các vùng miền núi và nông thôn , bỏ còn dùng để chuyên chở hàng hóa kéo cày kéo bừa.

+ Hình 6 : Con ong giúp thụ phân cho cây , tiêu diệt một số loài sâu bệnh cho cây trồng , hút mật hoa làm mật , mật ong rất bổ dưỡng cho sức khoẻ con người . Tuy nhiên , nếu để ong đốt thì sẽ rất đau , buốt ,

+ Hình 7 : Con ruồi đậu vào phế thải , ăn thức ăn của người . Vì vậy , ruổi là nguyên nhân mang và phát tán nhiều mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy , nhiễm trùng da và mắt .

+ Hình 8 : Con gián sống ở những nơi ẩm thấp , bẩn thỉu , ăn các chất thải và khi chúng bò vào thức ăn , tủ bát , ...

chúng sẽ là vật trung gian truyền bệnh cho con người như tiêu chảy , kiết lị , ...

+ Hình 9 : Con chim sâu hay còn gọi là chim chích bông rất nhỏ bé nhưng là trợ thủ đắc lực bắt sâu giúp các bác nông dân . Ngoài ra , chim sâu còn có tiếng hót rất hay .

+ Hình 10 : Con muỗi hút máu người gây ngứa ngáy , khó chịu . Đặc biệt muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm đối với con người .

- Hs chia sẻ sản phẩm của mình.

(12)

của nhóm về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với con người.

- GV cùng HS nhận xét bổ sung

Hoạt động 6 : Trò chơi “Đó là con gì ?”

(15’)

* Cách tiến hành

Bước 1 : Hs hđ cá nhân

- Yêu cầu một bạn được chọn đặt câu hỏi về đặc điểm của con vật (ví dụ: Con vật di chuyển bằng gì?) để nhận ra đó là con vật nào

- Các bạn trong nhóm dựa vào hình đang có để trả lời.

- Cuối cùng, dựa trên các đặc điểm của con vật, bạn được chọn sẽ nêu được tên con vật đó. Cứ như vậy, lần lượt từng bạn lên đặt câu hỏi và các bạn khác trả lời .

Bước 2 : Hoạt động cả lớp

- Hs lên trình bày trước lớp – GV cùng HS nhận xét, đánh giá và bổ sung.

Bước 4 : Củng cố

- GV: Sau phần học này, em đã học được gì?

3. Hoạt động nối tiếp. (5’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về lợi ích và tác hại của một số loài vật có ở xung quanh nhà ở, trường và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các bạn trong nhóm/ lớp. Em có thể nhờ sự trợ giúp của người thân.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS tham gia nhận xét.

- HS lần lượt thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS trình bày.

- HS nhận xét

- Con vật cung cấp thức ăn, vận chuyển hàng hoá, kéo cày, kéo bừa, trông nhà, ... cho con người. Có loài vật có thể gây hại cho con người: làm vật trung gian truyền bệnh như: muỗi có thể truyền bệnh sốt xuất huyết, ...

- Lắng nghe.

________________________________________

Ngày soạn: 04/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 3: CẢ NHÀ ĐI CHƠI NÚI (Tiết 1 + 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại đọc đúng các vấn uya, tuyp,

(13)

tuynh, tuych và các tiếng, từ ngữ có các vẩn này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài: quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người thân trong gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra được những vấn đề đơn giản và đạt được câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phòng học Zoom, thiết bị thông minh kết nối mạng.

- HS: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu( 6-8’)

Ôn và khởi động

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học.

- Khởi động:

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:

a, Gia đình trong tranh gồm những ai ? b. Họ có vui không? Vì sao em biết?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn vào bài đọc Cả nhà đi chơi núi

- HS nhắc lại.

- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.

- 2 - 3HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động HTKT + HĐLT a. Luyện đọc( 27-28’)

- GV đọc mẫu toàn VB. GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần khó.

- GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vấn và từ ngữ chứa vần đó , yêu cầu HS đọc theo đồng thanh.

- HD HS đọc câu.

+ GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ tuy không chứa vần mới nhưng có thể khó đối với HS.

+ GV hướng dẫn HS đọc những câu dài.

Bố mẹ/ cho Nam và Đức đi chơi núi.//

Hỏi trước, mẹ thức khuya để chuẩn bị quần áo,/ thức ăn, nước uống và cả tuýp thuốc

- HS tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong VB: uya (khuya); uyp (tuýp thuốc); uynh, uych (huỳnh huych);

uyu (khúc khuỷu).

- 2, 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.

- HS đọc câu.

+ HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.

+ HS đọc nối tiếp từng cầu lần 2 - HS luyện đọc câu dài.

(14)

chống côn trùng.//

Càng lên cao,/ đường càng dốc và khúc khuỷu,/ bố phải cõng Đức.//

- HD HS đọc đoạn.

+ GV HD HS chia VB thành các đoạn.

- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (thuýp thuốc: ống nhỏ, dài trong có chứa thuốc; côn trùng: chi loài động vật chân đốt, có râu, ba đôi chân và phần lớn có cánh; huỳnh huych: từ mô phỏng tiếng động trầm, liên tiếp do một hoạt động nặng nhọc nào đó gây ra (chạy huỳnh huych); khúc khuỷu: không bằng phẳng, có nhiều đoạn gấp khúc ngắn liên tiếp nhau (kết hợp với trực quan qua tranh).

- GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn.

- GV gọi HS đọc toàn VB.

- đoạn 1: từ đầu đến côn trùng , đoạn 2: từ Hôm sau đến anh em, đoạn 3:

phần còn lại

- Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt

- HS lắng nghe.

- HS đọc đoạn.

- 3-4 HS đọc toàn VB.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Luyện đọc lại bài tiết 1( 5-7’)

- GV gọi HS đọc toàn bài Cả nhà đi chơi núi.

- GV nhận xét, đánh giá.

b. Trả lời câu hỏi (10-12’)

- GV hướng dẫn HS làm việc để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi

a . Nam và Đức được bố mẹ cho đi đâu?

b. Mẹ chuẩn bị những gì cho chuyến đi?

c . Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu, bố phải làm gì?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi HS trả lời.

- GV chốt câu trả lời

a . Nam và Đức được bố mẹ cho đi chơi núi b. Mẹ chuẩn bị nhiều thứ cho chuyến đi như: quán ảo , thức ăn , nước uống và cả tuýp thuốc chống côn trùng.

c . Đến đoạn đường dốc và khúc khuỷu , bố phải công Đức.

- 3,4 HS đọc

- Hs khác nhận xét.

- HS làm việc (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi

- Đại diện một số hs trình bày câu trả lời.

- Các hs khác nhận xét, đánh giá.

c. Viết vào vở Tập viết câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3 (10-11’)

- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi c - HS viết câu trả lời vào vở (Đến đoạn

(15)

(GV trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở

- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu cầu ; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí. GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.

* Tổng kết, nhận xét (4-5’)

- GV tổ chức cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.

- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

đường dốc và khúc khuỷu, bố phải công Đức)

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS lắng nghe.

_______________________________________

Ngày soạn: 04/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2022 Toán

CÁC SỐ 17, 18, 19, 20 (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc, viết các số từ 17 đến 20.

- Nhận biết thứ tự các số từ 17 đến 20.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh khởi động.

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.

- Các thẻ số từ 10 đến 20 và các thẻ chữ: mười, hai mươi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động ( 5p)

- Quan sát tranh khởi động, đếm số lượng từng loại cây trong vườn rau và nói, chẳng hạn: “Có 18 cây su hào”, ...

- Hs chia sẻ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Hình thành các số 17,18,19, 20 ( 12)

- Cho HS đếm số cây xu hào, nói: “Có 18 cây su hào”. HS đếm số khối lập phương, nói: “Có 18 khối lập phương”. GV gắn mô hình tương ứng lên bảng, hướng dẫn HS: Có 18 cây su hào ta lấy tương ứng 18 khối lập phương (gồm 1 thanh và 8 khối lập phương rời). GV đọc

“mười tám”, gắn thẻ chữ “mười tám”, viết

“18”.

- HS đếm số

- Tương tự như trên, HS lần lượt nêu các số từ - HS hoạt động.

(16)

17 đến 20, chẳng hạn: HS lấy ra 17 khối lập phương (gồm 1 thanh và 7 khối lập phương rời), đọc “mười bảy”, gắn thẻ chữ “mười bảy”, viết “17”; ...

2.Trò chơi “Lấy đủ số lượng” (8p)

- Cho HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, ... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn.

Chẳng hạn: GV đọc số 17, HS lấy ra đủ 17 que tính, lấy thé số 17 đặt cạnh những que tính vừa lấy.

- HS thực hiện

C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. ( 5p)

- Đếm số lượng các khối lập phương, đặt các thẻ số tương ứng vào ô?

- HS thực hiện các thao tác:

- Đọc cho bạn nghe các số từ 16 đến 20.

D. Củng cố, dặn dò (5p)

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Em thích nhất hoạt động nào?

- Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số 11 đến 20 được sử dụng vào các tình huống nào.

______________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 3: CẢ NHÀ ĐI CHƠI NÚI (Tiết 3 + 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba, không có lời thoại đọc đúng các vấn uya, tuyp, tuynh, tuych và các tiếng, từ ngữ có các vẩn này; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài: quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người thân trong gia đình; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra được những vấn đề đơn giản và đạt được câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phòng học Zoom, thiết bị thông minh kết nối mạng.

- HS: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 3

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (6-8’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học đã hoc - HS nhắc lại: Cả nhà đi chơi núi

(17)

tiết học trước.

- GV gọi HS đọc bài và TLCH tì hiểu ND - GV giới thiệu mục đích, yêu cầu cảu giờ học và ghi đầu bài: Cả nhà đi chơi núi( T3)

- 2-3 HS đọc - HS lắng nghe.

2. Hoạt động Luyện tập( 22-25’)

a. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở.

- GV goị HS nêu yêu cầu - GV HD HS cách chọn.

- GV chấm bài của HS và chiếu lên cho cả lớp quan sát và nhận xét.

b. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh

- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV yêu cầu HS làm quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý .

- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh. HS và GV nhận xét.

* Tổng kết, nhận xét( 2-3’)

- Tiết học này cô trò chúng ta cùng luyện tập nững nội dung gì?

- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

- 2,3 Hs nêu yêu cầu - HS lắng nghe.

- Cả lớp làm bài vào vở Tập viết

- Câu đúng: Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu.

- HS quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh , có dùng các từ ngữ đã gợi ý

- HS trình bày, hs khác nhận xét, bổ sung

- HS trả lời - HS lắng nghe.

TIẾT 4

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu( 4-5’)

- GV cho cả lớp khởi động nhún nhảy theo giai điệu bài hát Lớp chúng ta đoàn kết.

- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học.

2. Hoạt động Luyện tập a. Nghe viết( 10-12’) - GV chiếu nội dung viết.

- GV đọc to cả hai câu.

Nam và Đức được đi chơi núi. Đến đỉnh núi, hai anh em vui sướng hét vang.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu và tên riêng của Nam và Đức, kết thúc câu có dấu chấm, + Chữ dễ viết sai chính tả: sướng, chơi. GV

- Cả lớp thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hiện yêu cầu

(18)

yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả:

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi cầu cần đọc theo từng cụm từ (Nam và Đức được đi chơi núi. Đến đỉnh núi, / hai anh em vui sướng hát vang).

+ Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần cả hai câu và yêu cầu HS rà soát lỗi.

+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS .

- HS viết

- HS rà soát lỗi.

b. Chọn vấn phù hợp thay cho ô vuông (3-5’)

- GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- 1.2 HS nêu yêu cầu.

- 2, 3 HS lên trình bày kết.

- Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lẩn .

c. Kể về một lần em được đi chơi cùng gia đình( 8-10’)

* Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.

Tham gia được một hoạt động cùng với những người xung quanh.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh.

- GV tổ chức cho HS trao đổi về nội dung các bức tranh.

- GV gợi ý cho HS nội dung nói thông qua việc trả lời một số câu hỏi:

? Em cùng gia đình đi chơi ở đâu?

? Có thể là một chuyến về thăm quê, một chuyến du lịch trong nước hoặc nước ngoài,...

GV gợi ý những hoạt động gần gũi với thực tế của HS

? Em thấy nơi gia đình đi chơi có đẹp không

? Em có thích chuyến đi này không?

- GV hs lên trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS nói nội dung các bức tranh.

- Hs nhận xét, bổ sung.

3. Hoạt động Vận dụng (3-5’)

- GV cho HS chơi Rung chuông vàng bằng hệ thống câu hỏi giúp em bảo vệ môi trường.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS chơi.

- HS lắng nghe.

(19)

_____________________________________________

Ngày soạn: 05/ 01/ 2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2022 TIẾNG VIỆT

Bài 4: QUẠT CHO BÀ NGỦ (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một bài thơ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài thơ; nhận biết một số tiếng củng vẫn với nhau, củng cố kiến thức về văn; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ qua vấn và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận tử tranh được quan sát .

- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: yêu thương, quý trọng ông bà và người thân trong gia đình nói chung, khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân; khả năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phòng học Zoom, thiết bị thông minh kết nối mạng.

- HS: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (6-8’)

Ôn và khởi động

- Ôn: HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó.

- Khởi động

+ GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.

a. Em thấy cảnh gì trong tranh?

b. Khi người thân bị ốm, em thường làm gì ? + Một số (2 3 ) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác, + GVnhận xét, sau đó dẫn vào bài thơ Quạt cho bà ngủ.

- HS nhắc lại.

- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động HTKT + HĐLT (23-25) a. Đọc

- GV đọc mẫu cả bài thơ. Chú ý đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- HD HS đọc từng dòng thơ

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ

- HS lắng nghe.

- HS đọc từng dòng thơ 2 lượt.

+ HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 1 + HS đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2 - HS luyện đọc từ khó.

(20)

ngữ có thể khó đối với HS (ngắn nắng, thiu thiu, lim dim)

- GV hướng dẫn HS cách đọc, ngắt nghỉ đúng dòng thơ, nhịp thơ. HS đọc từng khổ thơ

- GV hướng dẫn HS nhận biết khổ thơ - GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ (ngắn nắng: dấu vết của ánh nắng in trên tường ; thiu thiu : vừa mới ngủ, chưa say ; lim dim : mắt nhắm chưa khít, còn hơi hẻ. VD: mắt lim dim . )

- HS đọc từng khổ thơ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp từng khổ, 2 lượt .

- HS đọc từng khổ thơ.

- HS đọc cả bài thơ.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

b. Tìm tiếng cùng vấn với mỗi tiếng trắng, vườn, thơm

- GV hướng dẫn HS đọc lại bài thơ và tìm tiếng ngoài bài cùng vấn với một số tiếng trong bài: trắng, vườn, thơm .

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả, GV và HS nhận xét, đánh giá

* Tổng kết, nhận xét( 3 -5’)

- Tiết học này cô trò chúng ta cùng luyện tập nững nội dung gì?

- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS làm việc.

- HS viết những tiếng tìm được vào vở.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu( 5-7’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học đã hoc tiết học trước.

- GV gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động Luyện tập a. Trả lời câu hỏi( 10-12’)

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi :

a, Vì sao bạn nhỏ không muốn chích choẻ hốt Hữa ?

b. Bạn nhỏ làm gì trong lúc bà ngủ ? c. Em nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ?

- GV đọc từng câu hỏi và gọi một số HS trình bày câu trả lời.

- HS tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi

- 4,5 HS đọc

- HS trả lời từng câu hỏi.

- HS trả lời

a. Vì cần giữ yên lặng để bà ngủ.

b. Bạn nhỏ quạt cho bà.

c. Bạn nhỏ là người rất yêu thương bà / Bạn nhỏ biết quan tâm chăm sóc khi bà bị ổn

- Các bạn nhận xét, đánh giá .

(21)

- GV nhận xét, đánh giá.

b. Học thuộc lòng( 13-15’)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu khổ thơ thứ hai và thứ ba. Một HS đọc thành tiếng hai khổ thơ.

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ bằng cách xoá/ che dấn một số từ ngữ trong hai khổ thơ cho đến khi xoả/ che hết, HS nhở và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá / che dẫn. Chủ ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.

3. Hoạt động vận dụng (5-6’)

Hát một bài hát về tình cảm bà cháu - GV cho HS nghe bài hát (2 – 3 lần).

- GV hướng dẫn HS nhún nhảy và hát

* Tổng kết, dặn dò (2-3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nhớ và đọc thuộc cả những từ ngữ bị xoá.

- HS hát theo yêu cầu của GV

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

____________________________________________

TIẾNG VIỆT

Luyện đọc: Cả nhà đi chơi. Nghe viết.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập củng cố kĩ năng đọc bài 3: Cả nhà đi chơi.

- Củng cố kĩ năng viết chính tả vào vở ô ly.

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính kết nối mạng Internet.

- Vở Luyện viết chữ (Quyển 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

1. Hoạt động Mở đầu (4-5)

* Khởi động - GV cho lớp hát.

- Dẫn dắt vào bài ôn.

* Kết nối

- Gv giới thiệu mục đích, yêu cầu của giờ học -> Ghi đầu bài.

2. Luyện tập (23-26’) a. Luyện đọc:

- GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt

- Cả lớp hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm.

(22)

trang 30.

- Gọi một số HS đọc bài.

- Gọi HS nhận xét bạn đọc.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.

b. Luyện viết:

- GV yêu cầu HS mở Vở ô ly.

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 1 ly?

- Em hãy nêu những chữ nào độ cao 2,5 ly?

- GV hướng dẫn viết từng dòng.

- GV nhận xét nhanh 1 số bài.

- Nhận xét, sửa sai.

* Tổng kết, nhận xét (3-4’) - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.

- GV nhận xét giờ học.

- 7-10HS đọc bài.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Đọc đồng thanh.

- HS mở vở.

- 2HS đọc nội dung viết: Nam và Đức được đi chơi núi. Đến đỉnh núi, hai anh em vui sướng hét vang.

+ Viết chữ Đ hoa theo cỡ chữ nhỡ 1 dòng

+ Viết chữ Đ hoa theo cỡ chữ nhỏ 1 dòng

- Viết 1 đoạn bài:

- Cả lớp viết bài theo yêu cầu.

- Lắng nghe.

- Lớp đọc ĐT.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 5: QUÝ TRỌNG BẢN THÂN

BÀI 13: ĂN UỐNG HỢP LÍ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tự chăm sóc bản thân bằng việc rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí và tránh việc ăn uống có hại cho sức khoẻ.

- Nhận biết được việc ăn uống hợp lí và ăn uống có hại cho sức khoẻ. Tự giác thực hiện việc ăn uống hợp lí khi ở nhà và ở bên ngoài. Rèn kĩ năng điểu chỉnh bản thân, hành động đáp ứng với sự thay đổi.

- Có ý thức tự chăm sóc bản thân bằng việc rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh ảnh một số loại thực phẩm và đồ uống. Tốt nhất là có một số loại thực phẩm tươi, xanh để tổ chức trò chơi “Chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn”.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động HS

I. KHỞI ĐỘNG: (5’)

- GV cho HS cả lớp nghe/ hát một bài hát hoặc tổ chức trò chơi có nội dung vể an toàn thực phẩm, ăn uống hợp lí.

II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI (23’)

* Hoạt động 1: Xác định việc ăn uống hợp lí và ăn uống không hợp lí

- GV nêu lần lượt các câu hỏi và gọi HS trả lời:

+ Hằng ngày, ở gia đình các em thường ăn mấy

- Hs cả lớp hát.

- Hs trả lời.

(23)

bữa?

+ Em thích ăn loại thức ăn nào? Em có thích ăn rau, quả không?

+ Em thường uống loại nước nào?

+ Em tự ăn hay có người lớn cho em ăn?

- GV nhận xét dựa trên các câu trả lời của HS và khái quát: Có nhiều loại thức ăn, đồ uống và cách ăn uống khác nhau. Có những thức ăn, đồ uống và cách ăn uống có lợi cho sức khoẻ nhưng cũng có thức ăn, đồ uống và cách ăn uống có hại cho sức khoẻ.

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ sau:

Trong các tranh ở hoạt động 1 - SGK, tranh nào thể hiện việc ăn uống hợp lí? Tranh nào thể hiện việc ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoẻ?

- Mời đại diện hs trình bày kết quả.

- GV ghi tổng hợp ý kiến của các hs vào bảng có 2 cột: 1/ Ăn uống hợp lí; 2/ Ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoẻ.

- GV nhắc lại từng biểu hiện đã ghi trên bảng và yêu cầu HS biểu thị sự đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ thẻ (giơ thẻ xanh/ mặt cười biểu thị sự đồng tình; giơ thẻ đỏ/ mặt mếu biểu thị không đồng tình). Có thể mời một số HS giải thích vì sao em đồng tình hoặc không đồng tình.

- Chốt lại ý kiến chung.

- Liên hệ: Với mỗi biểu hiện của việc ăn uống hợp lí, GV hỏi HS trong lớp: Em nào đã thực hiện được điều này? Còn với mỗi biểu hiện của việc ăn uống không hợp lí, GV hỏi: Trong lớp mình có bạn nào chỉ thích ăn thịt, không ăn rau?

Bạn nào chỉ thích uống nước ngọt?

- Nhận xét, nhắc nhở sau phần liên hệ việc ăn uống của HS. Động viên, khen ngợi những em đã biết ăn uống hợp lí.

* Hoạt động 2: Chơi trò chơi chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn

- GV hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi:

Trong hoạt động 2 ở SGK có hình ảnh 7 loại thực phẩm.

- Trong tranh treo trên bảng có 6 loại thực phẩm khác và 2 loại đồ uống: nước ngọt đóng chai/ hộp và nước khoáng tinh khiết. Khi quản trò hô “Tôi cần, tôi cần” các bạn sẽ hô “Cần gì, cần gì”.

- Lắng nghe.

- Hs thực hiện.

- Hs trình bày kết quả.

- Hs thực hiện.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

(24)

Quản trò nói “tôi cần... loại thực phẩm và đồ uống cần cho bữa ăn” (chỗ... là số lượng loại thực phẩm quản trò cần). Các nhóm nhanh chóng ghi tên các loại thực phẩm nhóm chọn (theo số lượng quản trò hô) vào giấy và giơ lên cho các bạn trong lớp nhìn thấy. Nhóm nào chọn được các thực phẩm, đồ uống nhanh nhất, cung cấp đủ chất dinh dưỡng tốt nhất cho bữa ăn, nhóm đó thắng cuộc.

- Luật chơi: Chỉ được ghi số lượng loại thực phẩm theo yêu cầu của quản trò. Hs nào ghi nhiều hơn hoặc ít hơn là phạm luật, không được tính.

- GV đề nghị một HS làm quản trò, hai HS làm trọng tài và tổ chức cho HS chơi hai lần: một lần chơi nháp, lần thứ hai chơi thật.

- Chơi nháp: Quản trò yêu cầu “Tôi cần hai loại thực phẩm và một loại đồ uống cho bữa ăn”.

- Chơi thật: Quản trò yêu cầu “Tôi cần ba loại thực phẩm và một loại đồ uống cho bữa ăn”.

- GV nhận xét và khen thưởng nhóm thắng cuộc.

III. VẬN DỤNG (7’)

* Hoạt động 3: Thực hành ăn uống hợp lí ở gia đình

- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện những việc sau:

+ Chia sẻ với bố mẹ, người thân những điều đã trải nghiệm được ở lớp về việc ăn uống hợp lí và ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoẻ.

+ Cùng bố mẹ, người thân trong gia đình lựa chọn thực phẩm tốt cho bữa ăn.

+ Rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí, vệ sinh an toàn và nhờ bố mẹ, người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo vào giờ học sau.

Chú ý: kết hợp với PHHS để rèn luyện những thói quen ăn uống hợp lí cho HS.

Tổng kết:

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học được/

rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động.

- GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Ăn uống hợp lí giúp cơ thể khoẻ mạnh;

Ăn uống không hợp lí làm cho cơ thể còi cọc hoặc béo phì và dễ mắc bệnh. Các em cần cố gắng rèn luyện để hình thành thói quen ăn uống

- Hs lắng nghe.

- Hs thực hiện.

- Bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Hs thực hiện.

- Lắng nghe.

(25)

hợp lí và tránh xa việc ăn uống không hợp lí, có hại cho sức khoẻ.

__________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngân và đơn giản , kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba ; hiểu và trả lời đúng

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản , có dẫn trực tiếp lời nhân vật ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ; quan sát , nhận

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB thông tin ngắn và đơn giản , có yếu tố miêu tả ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB ;

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng và rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến VB; quan

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ nhất: đọc đúng vần yểm và tiếng, từ ngữ có

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, không có lời thoại; đọc đúng các vần oăng, oac, oach và các tiếng, từ ngữ

- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng , rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản , kể lại một trải nghiệm từ ngôi thứ ba , có yếu tố thông tin , có lời thoại ;