• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một vài gợi ý khi học văn dành cho học sinh tiểu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Một vài gợi ý khi học văn dành cho học sinh tiểu học"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện viết câu văn hay

Câu văn hay chính là nền móng đầu tiên để xây dựng lên những đoạn văn, bài văn hay. Một bài văn cũng tựa như một cái thang và mỗi câu văn hay chính là một bậc thang mà chúng ta phải leo lên. Có những bạn sẽ chọn cách leo vội để có thể chạm nhanh đến bậc thang cuối cùng. Nhưng trong văn học, bạn càng bước thật chậm, thật vững chắc ở từng bậc thang thì nhất định bạn sẽ tiến bộ. Điều đó có nghĩa là bạn hãy tỉ mỉ, kỹ càng và sáng tạo khi xây dựng mỗi câu văn. Dưới đây là những bí quyết để viết những câu văn hay.

1. Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả nhất

Câu văn “Những giọt sương đêm nằm trên những cành lá.” là một câu đầy đủ và trọn vẹn về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu được thay thế từ “nằm”, bạn sẽ chọn từ ngữ nào để câu văn gợi tả sinh động hơn? Hãy thử với từ “long lanh”, chúng ta sẽ có câu văn “Những giọt sương đêm long lanh trên những cành lá”. Dễ nhận thấy, với từ “long lanh”, câu văn giàu sức gợi hơn.

Tương tự như vậy, “Những cánh bướm rập rờn khắp vườn hoa.” sẽ là câu văn gợi tả hơn “Những cánh bướm bay khắp vườn hoa.”

Bạn có thể rèn luyện bắt đầu từ những cụm từ:

Cánh đồng rộng  Cánh đồng bát ngát Con đường rộng  Con đường thênh thang Biển rộng  Biển mênh mông

Ngọn núi cao  Ngọn núi chót vót

(2)

Con đường xa  Con đường tít tắp

2. Tạo ra phép so sánh, nhân hóa

Hầu hết các bạn đều biết tác dụng của phép so sánh, nhân hóa nhưng chưa có thói quen sử dụng nó trong bài văn của mình. Phép so sánh, nhân hóa luôn khiến sự vật trở nên giàu hình ảnh, sinh động và gần gũi hơn. Ví như, từ câu văn

“Những chú ve kêu báo hiệu mùa hè về.” , bạn có thể tạo ra phép so sánh “Những chú ve như những chàng ca sĩ báo hiệu mùa hè về” hay phép nhân hóa “Những chú ve cất lên bản giao hưởng gọi hè về.”

Một vài phép so sánh, nhân hóa trong bài văn chắc chắn sẽ tạo nên điểm nhấn cho bài văn của bạn.

3. Đảo trật tự từ

Đây là “mẹo” nhỏ khiến cho câu văn trở nên mới lạ và ấn tượng hơn rất nhiều so với trật tự thông thường của nó. Như bạn biết, “xanh thẳm” thường được dùng để miêu tả cho màu sắc của bầu trời hay nước biển. Trong “Biển đẹp”, nhà văn Vũ Tú Nam đã hai lần sử dụng màu xanh này trong cùng một câu văn. Tuy nhiên, nhà văn đã có sử sáng tạo mới mẻ: “Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch”. Nếu sử dụng từ “xanh thẳm” ở cả hai sự vật “trời”

và “biển”, chắc chắn câu văn sẽ nhàm chán, đơn điệu bởi sự lặp từ (xanh thẳm), nhưng việc đảo từ “xanh thẳm” thành “thẳm xanh” ở sự vật thứ hai lại tạo ra một ấn tượng lạ cho câu văn.

Với câu “Buổi sáng, dòng sông xanh biêng biếc.”, ta có thể đảo từ “Buổi sáng, dòng sông biêng biếc xanh.” Hay câu “Trong vườn, hoa bưởi tỏa hương

(3)

ngan ngát.”, khi đổi trật tự từ, ta sẽ có câu mới lạ hơn “Trong vườn, hoa bưởi ngan ngát tỏa hương.”

Dương Hằng

Làm văn kể chuyện

Kể chuyện là kể lại một chuỗi các sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật và mỗi câu chuyện phải đưa ra được một thông điệp hay một ý nghĩa.

Văn kể chuyện cũng giống như một con đường, bạn phải biết các hướng rẽ của nó mới có thể đi đến điểm dừng chân mong muốn. Thật không khó khăn gì để hoàn thành chặng đường ấy bởi người kể chuyện thường đã nắm rất rõ, nhớ rất rõ về nhân vật, những tình huống, chi tiết đã xảy ra. Tuy nhiên, xây dựng một câu chuyện thú vị không phải như việc bạn “bày ra” tất cả những gì bạn biết hoặc chứng kiến. Một câu chuyện hay phải lôi cuốn, hấp dẫn được người đọc. Hãy cùng thử vận dụng một số “bí kíp” dưới đây nhé.

1. Xây dựng dàn bài linh hoạt

Đây được xem là một khâu quan trọng nhất bởi nó quyết định đến tính logic, mạch lạc cho bài viết. Ví như khi bạn kể về việc tốt đưa một bà cụ qua đường, bạn không thể viết: “Bà cụ nhìn tôi, đôi mắt cười hiền. Rồi tôi tạm biệt bà, trong lòng vui sướng biết bao. Tôi nắm chạy lấy bàn tay của bà cụ, chậm rãi từng bước dẫn bà qua đường”. Như vậy, các chi tiết vô tình lộn xộn và rối rắm, gây ra sự khó hiểu cho người đọc.

(4)

Trước khi viết bài, hãy xây dựng các chi tiết lớn trước, bổ sung các chi tiết nhỏ sau để câu chuyện thêm sinh động. Xây dựng nhân vật cũng cần sự linh hoạt, nhân vật nào xuất hiện trước, nhân vật nào xuất hiện sau. Nhân vật phải có tính cách rõ nét, bộc lộ được cảm xúc qua lời nói và hành động.

Đồng thời, bạn hãy chọn những chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp chúng một cách tự nhiên.

2. Ngôi kể trong văn kể chuyện

Bạn có thể sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”) hoặc ngôi kể thứ 3. Đối với những câu chuyện mà bạn đóng vai trò là một nhân vật trong đó, hãy lựa chọn ngôi kể thứ nhất để câu chuyện chân thật, gần gũi hơn. Khi bạn chỉ là người chứng kiến, ngôi kể thứ 3 sẽ giúp câu chuyện trở nên khách quan hơn.

Đối với những đề văn tả loài vật, đồ vật, cây cối…tự kể chuyện của mình, bạn cần phải hóa thân vào nhân vật (xưng “tôi”) hay chính là biến sự vật đó thành con người (nhân hóa) và bộc lộ trí tưởng tượng của mình.

3. Lời thoại của nhân vật

Nhiều bạn vẫn thắc mắc rằng, văn kể chuyện phải có lời thoại. Điều này không hoàn toàn đúng bởi sẽ vẫn có những câu chuyện có nhân vật, tình tiết mà không hề có lời thoại. Tuy nhiên, lời thoại sẽ giúp cho nhân vật trở nên sống động, đậm nét hơn.

Lời thoại trong văn kể chuyện cần phải rõ ràng, hợp với văn cảnh và tính cách của nhân vật. Cách dẫn lời thoại cũng không kém phần quan trọng. Bạn hãy xem đoạn hội thoại dưới đây:

“Tia nắng hỏi:

(5)

- Trời ơi! Chân bạn làm sao thế?

Chim sâu đáp:

- Bọn trẻ đã bắn sung cao su…!

Tia nắng hỏi tiếp:

- Bạn đau lắm phải không?

Chim sâu lặng lẽ gật đầu.”

Giả sử, bạn liên tục sử dụng từ “hỏi”, “đáp”, “hỏi tiếp”, “nói”, “nói tiếp”… như đoạn văn trên, câu chuyện sẽ kém phần lôi cuốn bởi lời dẫn khô khan và tẻ nhạt như vậy. Trong truyện ngắn “Cái chết của con chim sâu”, tác giả Dương Hiền Nga đã dùng chính giọng điệu và cảm xúc của nhân vật để làm lời dẫn thay cho từ

“hỏi”, “đáp”, “hỏi tiếp”…một cách rất khéo léo:

“Tia nắng sửng sốt:

- Trời ơi! Chân bạn làm sao thế?

Chim sâu nghẹn ngào:

- Bọn trẻ đã bắn sung cao su…!

Tia nắng ân cần:

- Bạn đau lắm phải không?

Chim sâu lặng lẽ gật đầu.”

Nhờ những từ “sửng sốt”, “nghẹn ngào”, “ân cần”, cuộc trò chuyện giữa Tia nắng và Chim sâu thật cảm động làm sao!

(6)

Với những “bí kíp” nho nhỏ trên, chúc bạn sẽ có những câu chuyện thú vị và hấp dẫn nhé!

Dương Hằng

TRÒ CHƠI TỪ VỰNG

Mỗi người hãy là một cuốn từ điển

Cuốn từ điển ở đây không phải là cuốn sách gối đầu giường hay xếp trên giá sách mà đó là kho ngôn từ trong trí nhớ của mỗi chúng ta. Khi bạn sở hữu được ngôn từ phong phú, bạn không cần phải mang cuốn từ điển đi khắp nơi hay lục lọi tra từ đến cả chục lần trong một ngày chỉ vì vốn từ của mình quá nghèo nàn.

Nếu mỗi người có thể là một cuốn từ điển cho chính mình thì cuốn từ điển ấy sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất.

Sổ tay từ vựng

Con đường chinh phục thế giới ngôn từ khá thú vị và không hề khó khăn một chút nào. Ngày lớp 4, tớ đã bắt đầu sở hữu một cuốn “Sổ tay từ vựng”. Đó là cuốn sổ ghi chép những từ hay mà tớ gặp trong quá trình đọc sách. Mỗi cuốn sách như một kho báu chứa vô vàn từ hay và mới lạ đối với tớ. Chỉ sau nửa năm, cuốn sổ đầu tiên đã ăm ắp các ngôn từ. Thế nhưng, bạn đừng ép bản thân phải học thuộc những từ ngữ ấy. Chỉ học thuộc mà không biết sử dụng nó thì việc bạn ngày ngày cần mẫn tích lũy “Sổ tay từ vựng” sẽ trở nên thật vô nghĩa và sau một khoảng thời gian, những từ ngữ ấy sẽ trôi tuột ra khỏi bộ nhớ lúc nào không hay.

Tớ luôn xem việc ghi lại từ ngữ là một công việc lý thú như chính tớ vừa leo được những bậc thang khi chinh phục đỉnh núi cao. Mỗi ngày, tớ tích lũy khoảng

(7)

10 từ và ngay ngày hôm sau, tớ vận dụng luôn bằng cách đặt nhiều câu văn hay với từ ngữ ấy. Đặt câu là cách tớ hiểu, cảm nhận về sắc thái biểu đạt của từ dễ nhất và nhớ từ lâu nhất. Sau này, tớ đã sử dụng chúng vào bài văn một cách phản xạ hơn.

Trò chơi ô chữ

Đó là trò chơi thú vị nhất trong những ngày cuối tuần của gia đình Bốp. Mẹ luôn là người ra đề cho hai anh em Bốp so tài. Mẹ sẽ cho một câu văn và sẽ ẩn đi một đến hai từ ngữ để “hai người chơi” phải khám phá ra. Người thắng cuộc sẽ là người tìm ra được từ ngữ phù hợp và hay nhất để điền vào chỗ trống đó. Có những khi, từ ngữ mà Bốp và anh trai tìm ra lại không nằm trong đáp án của mẹ nhưng lại khiến mẹ ngỡ ngàng, khen ngợi “người chơi”.

Thi thoảng, hai anh em Bốp còn so tài bằng trò chơi tìm từ ngữ theo chủ đề.

Mẹ sẽ bấm thời gian và ai có nhiều từ hay, từ hợp lý nhất sẽ là người chiến thắng.

Thường các chủ đề mẹ đưa ra rất gần gũi, ví như “Tìm các từ chỉ màu xanh, màu đỏ, màu vàng” hay “Tìm các từ diễn tả cảm xúc buồn, vui”, “Tìm các từ miêu tả màu sắc, hình dáng của dòng sông”…. Nhờ có những ngày gắn bó và cần cù, chăm chỉ với “Sổ tay từ vựng” mà Bốp luôn thắng anh trai trong phần thi này đấy.

Bạn có thể thử trò chơi qua một vài câu văn sau nhé.

1. Khu vườn thơm hoa trái của ngoại nằm …….bên dòng sông.

2. Mưa xuân ……… bay làm những chồi non cựa mình bật dậy hứng làn mưa trong lành ngọt mát.

3. Đầu mùa, những nụ hoa bưởi vẫn còn ……, nép vào trong chiếc lá xanh non.

(Từ ngữ gợi ý:

1. Nép mình, nghiêng mình…

(8)

2. lất phất, phơi phới…

3. e ấp, e thẹn, ngại ngùng, thẹn thùng, rụt rè…) Dương Hằng

---

T ngo i hình trong bài văn t ng ườ i

Ph n t ngo i hình đầ ả ạ ược xem là "ch ng đặ ường gian nan nh t" trong bàiấ văn t ngả ười. N u b n làm t t các bí quy t dế ạ ố ế ưới đây, ch c ch n b n sẽ đi conắ ắ ạ đường y d dàng h n. ấ ễ ơ

1. V n t phong phú

Trong vi t văn, v n t phong phú luôn là chi c chìa khóa vàng trong tayế ố ừ ế b n. Và nó càng quan tr ng h n trong m t bài văn t ngạ ọ ơ ộ ả ười.

Khi t ngo i hình c a m t em bé 4 tu i, có b n vi t: “Bé Na có khuônả ạ ủ ộ ổ ạ ế m t tròn và làn da tr ng. Đôi m t c a bé th t tròn, đen và đ p. Em thích nh tặ ắ ắ ủ ậ ẹ ấ là cái mi ng nh hay cệ ỏ ườ ủi c a bé.”

N u b n tích c c tìm ki m t ng sinh đ ng h n, b n sẽ có th vi tế ạ ự ế ừ ữ ộ ơ ạ ể ế hay h n: “Bé Na có khuôn m t b u bĩnh, đáng yêu và lan da tr ng nõn, m nơ ặ ầ ắ ị màng. Đôi m t c a bé tròn xoe, đen láy, trông th t đ p. Em thích nh t là cáiắ ủ ậ ẹ ấ mi ng nh xinh, chúm chím và hay cệ ỏ ườ ủi c a bé”.

(9)

Có v n t phong phú, ch c ch n chúng ta sẽ tránh đố ừ ắ ắ ược s khô khanự cho bài văn c a mình.ủ

2. C n uy n chuy n và linh ho t khi vi t câu, vi t đo nầ ế ế

Hãy cùng xem hai đo n văn t m và t bà c a hai b n l p 5 dạ ả ẹ ả ủ ạ ớ ưới đây:

Đo n văn 1: ạ "M tôi năm nay đã ba mẹ ươi sáu tu i. M có thân hình thonổ th , cân đ i. M tôi có khuôn m t trái xoan, toát lên v thanh tú. M có đôi m tả đen tròn, đ p và trong nh h nẹ ư ồ ước mùa thu. Đ c bi t, m có mái tóc đen óngặ và m m mề ượt."

Đo n văn 2: "ạ Bà tôi năm nay đã ngoài b y mả ươi tu i. Dáng ngổ ườ ủi c a bà g y gò. Khuôn m t c a bà đã xu t hi n nhi u n p nhăn và nh ng ch m đ iầ ặ ủ ế m i. Đôi m t c a bà đã h i m , không còn tinh tồ ắ ủ ơ ường nh trư ước n a. Mái tócữ c a bà b c ph , búi lên g n gàng."ủ ơ

Hai b n đã s d ng t ng khá t t, tuy nhiên s l p l i c a các c m tạ ử ụ ừ ữ ố ự ặ ạ ủ ụ ừ

"M có" hay "... c a bà" m đ u các câu văn khi n cho đo n văn tr nên nhàmẹ ủ ở ầ ế ạ ở chán, t nh t, thi u s uy n chuy n, m m m i. Đ c nh ng câu văn đó, chúngẻ ạ ế ự ể ể ề ạ ọ ữ ta sẽ có c m giác chúng th t r i r c, không g n k t b i không có s linh ho t,ả ậ ờ ạ ắ ế ở ự ạ khéo léo trong di n đ t. Ví nh , khi t khuôn m t c a m , chúng ta vi t "ễ ạ ư ả ặ ủ ẹ ế Mẹ có khuôn m t trái xoan, toát lên v thanh tú."ặ thì đ n t đôi m t, chúng ta cóế ả ắ th d n vào câu: ể ẫ "N i b t trên khuôn m t c a m chính là đôi m t đen tròn,ổ ậ ặ ủ đ p và trong nh h nẹ ư ồ ước mùa thu.". Và đ n t mái tóc, chúng ta vi t ế ả ế "Đ pẹ nh t v n là mái tóc c a m - m t mái tóc đen óng và m m mấ ẫ ượt." ...

3. Hãy “d ng l i” m t vài nét vẽ ạ ở ộ

(10)

Không ít các b n h c sinh thạ ọ ường thường t ngo i hình trong bài văn tả ạ ả người ch v n v n m t đo n văn ng n. Không k đ n v n t ít thì nguyênỉ ỏ ẹ ộ ạ ắ ể ế ố ừ nhân c b n nh t chính là b i các b n t m i hình nh ch b ng m t câu văn:ơ ả ấ ở ạ ả ỗ ả ỉ ằ ộ M t câu t dáng ngộ ả ười, m t câu t khuôn m t, m t câu t mái tóc, m t câu tộ ả ặ ộ ả ộ ả đôi m t... Ngắ ườ ọi đ c luôn mong đ i bài văn miêu t c a b n m t vài nét vẽợ ở ả ủ ạ ộ th t đ m, th t n i b t. Ví nh hình nh b n nh nh t v ngậ ậ ậ ổ ậ ư ả ạ ớ ấ ề ười bà yêu quý c a b n là đôi m t, b n hãy vi t nhi u h n v nó. Đó không ch là đôi m t đãủ ạ ắ ạ ế ề ơ ề ỉ ắ m đi mà còn là đôi m t m áp nh ng n l a nh , luôn nhìn b n th t trìuờ ắ ấ ư ọ ử ỏ ạ ậ m n. Đó cũng là đôi m t hi n t , m i khi nhìn vào đôi m t y, ta l i th y bìnhế ắ ề ừ ỗ ắ ấ ạ ấ yên. N u b n yêu nh t m là n cế ạ ấ ở ẹ ụ ười, hãy t kĩ h n v nó đ ngả ơ ề ể ườ ọi đ c bi t r ng, b n ch n n cế ằ ạ ọ ụ ười làm nét vẽ đ p nh t cho b c tranh t ngẹ ấ ứ ả ười mẹ thân thương c a mình.ủ

- Dương H ng -

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự

Hoàn thành các yêu cầu sau : Chỉ cây cối được nhân hóa Chỉ đồ vật được nhân hóa Ngoài chỉ người, con vật chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì còn chỉ những gì.. Ngoài chỉ người, con vật

- Khi miêu tả thân phận người phụ nữ, Kim Lân không chỉ nhìn thấy thảm cảnh chết đói mà còn hướng nhân vật tới một tương lai bằng những tín hiệu

- Tìm phân tích những đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật, những đoạn văn tả cảnh, ngoại hình bộc lộ tâm trạng nhân vật trong tác phẩm đã học. - Chuẩn bị:

Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là

- Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì những biến đổi trong cấu trúc của gen có thể dẫn tới những biến đổi ở protein mà nó mà hóa, từ đó gây nên biến

Em học được cách kể về một trải nghiệm của bản thân là kể theo trình tự đan xen các yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc cho câu chuyện thêm sinh động.. Đề bài: Viết một

*Nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật, qua đó đã góp phần bộc lộ sâu sắc tình