• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngân hàng câu hỏi sinh 9 kì 2 năm học 2020-2021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ngân hàng câu hỏi sinh 9 kì 2 năm học 2020-2021"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tr¾c nghiÖm sinh häc 7

CHƯƠNG: NGµNH §éng vËt cã x¬ng sèng Mức độ biết:

Câu 1. Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?

A. Giúp chúng dễ săn mồi.

B. Giúp lẩn trốn kể thù.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.

D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.

Câu 2: Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?

A. Cá chuồn. B. Cá cóc Tam Đảo.

C. Cóc nhà. D. Ễnh ương.

Câu 3: Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì

A. tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi.

B. có giá trị thực phẩm.

C. chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng.

D. chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

Câu 4 Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?

A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.

D. Bàn chân có móng vuốt.

Câu 5: Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?

A. Ong mật. B. Ếch đồng.

C. Thằn lằn bóng đuôi dài. D. Bướm cải.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?

A. Có mai và yếm.

B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.

C. Trứng có màng dai bao bọc.

D. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.

Câu 7: Chim cánh cụt thích nghi với đời sống

A. chạy. B. bay. C. nhảy. D. bơi.

Câu 8: Động vật nào dưới đây không thuộc bộ Gà?

A. Vịt trời. B. Công. C. Trĩ sao. D. Gà rừng.

Câu 9: Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?

A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.

B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.

C. Cản không khí khi bay.

D. Tăng diện tích khi bay.

Câu 10: Thỏ hoang có tai thính; vành tai lớn, dài cử động được về các phía giúp A. thăm dò thức ăn.

B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.

C. đào hang và di chuyển.

D. thỏ giữ nhiệt tốt.

Câu 11: Hiện tượng thai sinh là hiện tượng

A. đẻ con có nhau thai. B. đẻ trứng có nhau thai.

(2)

C. đẻ trứng có dây rốn. D. đẻ con có dây rốn.

Câu 12: Động vật nào dưới đây đẻ trứng?

A. Thú mỏ vịt. B. Thỏ hoang. C. Kanguru. D. Chuột cống.

Câu 13: Động vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển?

A. Rươi. B. Tôm. C. San hô. D. Đỉa.

Câu 14: Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?

A. Cá chép. B. Chim bồ câu. C. Rùa núi vàng. D. Thỏ hoang.

Câu 15: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?

A. Nuôi con bằng sữa diều. B. Nuôi con bằng sữa mẹ.

C. Con non tự đi kiếm mồi. D. Mẹ mớm mồi cho con non.

Mức độ hiểu:

Câu 1: Cơ quan đường bên ở cá chép có tác dụng gì?

A. Biết được các kích thích do áp lực nước.

B. Biết được tốc độ nước chảy.

C. Nhận biết các vật cản trong nước.

D. Biết được các kích thích do áp lực nước. Biết được tốc độ nước chảy.Nhận biết các vật cản trong nước

Câu 2: Bộ lông mao của thỏ dày, xốp có tác dụng : A. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể

B. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường C. §ịnh hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù D. §ịnh hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù

Câu 3: Tai thỏ thính, vành rộng cử động được có tác dụng : A. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể

B. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường

C. §ịnh hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù

D. §ào hang dễ dàng Mức độ vận dụng thấp:

Câu 1: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa.

Vì: Cá chép chưa có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài, số lượng trứng được thụ tinh ít, phát triển trong tự nhiên nên bị những loài khác ăn thịt nên cá chép phải đẻ nhiều theo quy luật số lớn.

Câu 2: Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Vì: ếch sống ở cạn nhưng hô hấp bằng da là chủ yếu.

Câu 3: Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sinh/

Ưu điểm: Hiện tượng thai sinh, con non phát triển trong tử cung của thỏ mẹ nên an toàn, lượng dinh dưỡng nhiều, không phụ thuộc nhiều vào tự nhiên,..

Vận dụng cao:

Câu 1: Số lượng các loài thú trong tự nhiên hiện nay như thế nào? Theo em cần làm gì để bảo vệ các loài thú trong tự nhiên?

(3)

- Số lượng các loài thú trong tự nhiên có nguy cơ giảm sút, nhiều loài động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do nạn săn bắn, khai thác rừng làm mất nơi sinh sống của chúng.

- Biện pháp: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, nhân nuôi những loài có giá trị

kinh tế, bảo vệ môi trường sống trong tự nhiên, tuyên truyền người dân không buôn bán và săn bắn những động vật hoang dã,…

Câu 2: Vì sao tốc độ chạy của thỏ lớn hơn hổ, cáo nhưng thỏ vẫn bị hổ, cáo ăn thịt?

Do tốc độ chạy của thỏ nhanh hơn nhưng thỏ chạy không dai sức, càng về sau tốc độ càng giảm, trong khi thú ăn thịt tốc độ chậm nhưng lại dai sức hơn nên đuổi kịp thỏ.

Câu 3: Bằng hiểu biết của mình em hãy đề ra các biện pháp để bảo vệ các loài thú khỏi bị giảm sút?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các loài này đang giảm sút nhanh về số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.. - Trên thế giới chim kền kền, cá heo

Câu ghép sau có mấy vế câu : “Nghe động tiếng chân cùa con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con

Nêu vai trò của tài nguyên rừng đối với các tài nguyên đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác?. Câu 13: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên

+ Đa dạng sinh học giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất + Rừng tự nhiên có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nước + Rừng là nơi ở của nhiều loài động

- Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật - Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. - Xây dựng các khu bảo tồn

Đáp án: Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu

Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của quân nào để bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốcC.

thuyền của quân Nam Hán vào đến cửa biển nước ta gặp bão nên phải rút về C.. vua Nam Hán hạ lệnh thu quân