• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32 Ngày soạn: 20/4/2022

Ngày dạy: Thứ hai, ngày 25/4/2022 Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

BÀI 19: CÁC MÙA TRONG NĂM ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau.

- Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV cho HS nghe nhạc và hát theo bài Khúc ca bốn mùa.

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe và hát theo ca khúc Khúc ca bốn mùa. Vậy có phải nước ta địa điểm nào cũng có bốn mùa không?

Mỗi mùa có những đặc điểm gì? Chúng ta se cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 19: Các mùa trong năm.

2. Hình thành kiến thức (25p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các mùa nơi bạn An sống

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS nghe, hát.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

(2)

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và hình 2 trang 110 SGK để nhận xét sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu nhận xét của bạn.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV cho hai HS đọc lời giới thiệu của bạn An trước lớp và lời kết luân của con ong về đặc điêm của mùa mưa và mùa khô.

- GV nhấn mạnh đặc điểm chung của cả hai mùa là đều nóng.

Hoạt động 2: Các mùa nơi bạn Hà sống Bươc 1: Làm việc

nhóm 4

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 - 4 ở trang 111 SGK để nhận xét sự khác nhau về cảnh vật và thời tiết.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- HS trả lời:

+ Hình 1 cây cối xanh tốt, hình 2 cây cối khô cằn (thể hiện lá cây màu vàng úa).

+ Hình 1 có mưa, hình 2 trời nắng.

+ Cây cối xanh tốt thể hiện có mưa nhiều ngày. Cây cối cằn khô thể hiện nắng nóng, mưa ít hoặc không có mưa trong nhiều ngày.

- HS đọc

- HS lắng nghe.

(3)

+ Hãy nhận xét sự khác nhau về cây cối (màu sắc của lá, cành, hoa có trong mồi hình).

+ Hãy nhận xét về quần áo của mọi người trong mồi hình, từ đó suy ra thời tiết trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác bổ sung và nhận xét phần trình bày của các bạn.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV cho hai HS từng người đọc lời giới thiệu của bạn Hà trước lớp và lời kết luận của con ong về đặc điểm của bốn mùa nơi bạn Hà đang sống.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nơi bạn Hà sống có mấy mùa, là những mùa nào?

+ Hình nào ứng với mùa xuân, hè, thu, đông?

Đặc điểm của mỗi mùa là gì?

- GV đặt thêm câu hỏi để khai thác kiến thức thực tế về mùa của HS:

+ Các em có biết tết Nguyên đán vào mùa nào không?

+ Đi chơi Tết với gia đình, em thuờng thấy thời tiết thường như thế nào? Mưa xuân thường mưa to hay mưa nhỏ và có tên gọi là gì?

- GV yêu cầu HS làm câu 4 của bài 19 vào Vở bài tập.

- GV kêt luận: Ở Việt Nam, có nơi có hai mùa, có nơi có bốn mùa diễn ra trong năm. Mỗi mùa

có những đặc điểm khác nhau về thời tiết. Do những đặc điểm này mà cảnh vật mỗi mùa khác nhau và con người có những hoạt động thích ứng với mỗi mùa.

3. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu các mùa ở địa phương em.

- HS trả lời:

- Sự khác nhau vê cây cối:

+ Hình 1: Trên cây có các búp lá mới mọc (còn gọi là chồi non), cô gái cầm cành hoa đào.

+ Hình 2: Cây cối xanh tốt, có hoa phượng.

+ Hình 3: Lá cây bị vàng, nhiều lá vàng rụng trên đường.

+ Hình 4: Cây trụi lá.

- Sự khác nhau về thời tiết:

+ Hình 1: Trời không có nắng, trời hoi lạnh (thể hiện qua người mặc áo khoác mỏng).

+ Hình 2: Trời nắng, nóng (thể hiện qua người mặc áo cộc tay).

+ Hình 3: Thời tiết hơi lạnh (người mặc áo khoác mỏng, áo dài tay).

+ Hình 4: Trời rét (các bạn mặc áo khoác dày, đội mũ len).

- Nơi bạn Hà sống 4 mùa mùa xuân (hình 1), hè (hình 2), thu (hình 3), đông (hình 4).

- Tết Nguyên đán vào mùa xuân.

+ Đi chơi Tết với gia đình, em thuờng thấy thời tiết thường se se lạnh, có mưa phùn.

(4)

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp - HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV.RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có):

………

………

………

Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên xã hội

Ôn tập và đánh giá chủ đề Trái Đất và bầu trời I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được:

1. Yêu cầu chung:

* Về nhận thức khoa học :

Ôn lại nội dung đã học về chủ đề Trái Đất và bầu trời . * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :

Thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm , các hiện tượng thời tiết .

* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học

Vận dụng kiến thức về hiện tượng thời tiết để đưa ra cách ứng xử phù hợp . 2. Yêu cầu dành cho HSKT:

- Quan sát, theo dõi, lắng nghe II. Đồ dùng, thiết bị dạy học:

- Các hình trong SGK .

- Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm , hiện tượng thời tiết ( để trình bày chung cả lớp ) .

- Tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm , hiện tượng thời tiết ( do HS sưu tầm theo nhóm ) .

III. Các hoạt động dạy – học:

(5)

Tiết 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Tiến

Thành 1. Em đã học được gì về bầu trời ban

ngày , ban đêm và thời tiết ?

Hoạt động 1 : Thi đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày và ban đêm , các hiện thượng thời tiết

* Mục tiêu

- Củng cố các kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm , các hiện tượng thời tiết .

- Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên .

* Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm .

Lưu ý : các em đặt câu hỏi tránh trùng lặp và đa dạng về loại câu hỏi , về nội dung .

- GV tổ chức hoạt động chung cả lớp : GV nêu tình huống : Một bạn mới đi du lịch ở nước ngoài hoặc ở một tỉnh , thành phố khác .

Hai đội tham gia chơi sẽ có thời gian khoảng 2 phút để chuẩn bị các câu hỏi . Sau đó chơi dưới hình thức “ chơi tiếp sức

” , các câu hỏi không trùng lặp với các câu đã nêu ,

Đội nào nếu được nhiều câu hỏi , các câu hỏi phong phú và phù hợp hơn với tình huống sẽ thắng .

Hoạt động 2 : Sưu tầm và giới thiệu với các bạn hình ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm , các hiện tượng thời tiết

- Nhóm trưởng chỉ định các bạn trong nhóm luân phiên đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày , ban đêm và các hiện tượng thời tiết

- HS hoạt động cả lớp, tham gia trò chơi.

đặt các câu hỏi cho bạn để tìm hiểu về thời tiết ở nơi đó .

- Tham gia chơi

- Tham gia chơi

(6)

* Mục tiêu

- Củng cố lại kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm , các hiện tượng thời tiết .

- Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm , các hiện tượng thời tiết . * Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm .

Các nhóm được giao nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm , các hiện tượng thời tiết từ tiết học trước .

- Cả lớp tham quan khu vực của từng nhóm , nghe các thành viên trong nhóm trình bày và trao đổi , thảo luận

- Các nhóm sắp xếp , trưng bày tranh ảnh ở một vị trí được giao trong lớp học. Cách bố trí sản phẩm do từng nhóm tự lựa chọn sao cho đẹp , khoa học .

- Tham quan, thảo luận

- Quan sát

- Quan sát

IV.RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có):

………

………

………

--- Lớp: 2B, 2C, 2C

Hoạt động trải nghiệm Hoạt động giáo dục theo chủ đề

BÀI 32: NGHỀ CỦA MẸ, NGHỀ CỦA CHA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nhận biết được nghề nghiệp và công việc hằng ngày của người thân.

- HS nhận biết được sự cần thiết của các ngành nghề trong xã hội.

- HS có ý thức tôn trọng và yêu quý những nghề nghề nghiệp của mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bộ tranh dùng để nhận biết và làm quen với các nghề nghiệp khác nhau. Tranh ảnh hoặc clip về các thiết bị nghề nghiệp

(7)

- HS: Sách giáo khoa;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5p):

- GV cùng HS hát bài hát Anh phi công ơi.

- GV cho HS trả lời các câu hỏi:

+ Nêu những từ nói về đặc điểm khác biệt của nghề phi công?

+ Vì sao em bé muốn “mai sau em lớn em làm phi công?

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p):

*Chia sẻ hiểu biết về nghề nghiệp, công việc của người thân.

- YC HS nhớ lại và chia sẻ với bạn ngồi cạnh hoặc theo nhóm, tổ về nghề nghiệp của một người thân trong gia đình:

+ Giới thiệu: Bố (mẹ, cô, chú,…) tớ làm nghề ….

+ Nói những điều em biết về nghề nghiệp ấy thông qua những lời kể hằng ngày của người thân và những quan sát của em.

- GV kết luận.

3. Luyện tập, vận dụng (12p): Trò chơi “Nếu … thì …”

- GV đưa ra mẫu câu và đề nghị HS kết thúc các câu “Nếu … thì ….” với ý nghĩa tương tự:

-“Nếu không có người nông dân thì ta không có cơm ăn”

-“Nếu không có thầy cô giáo thì …”

-“Nếu không có các bác sĩ thì …”

- “Nếu không có người bán bún chả thì

…”

- “Nếu không có nhà thơ thì …”

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

- HS trình bày.

- HS thảo luận theo nhóm 2.

- 3-4 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện cá nhân.

- HS thực hiện đọc nối tiếp.

- HS lắng nghe.

(8)

- “Nếu không có cô chú bộ đội thì …”

- “Nếu không có bác lao công – cô chú vệ sinh môi trường − thì …)

Lưu ý: HS được phép nói đúng suy nghĩ của mình, tạo cảm xúc vui vẻ, hài hước, thú vị khi nói về nghề nghiệp.

- GV kết luận: Nghề nào cũng cần thiết cho xã hội.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà phỏng vấn thêm bố mẹ hoặc một người thân của em về công việc hằng ngày của họ:

- Hằng ngày, bố (mẹ, cô, chú,…) thực hiện những công việc gì?

- Trang phục của bố (mẹ, cô, chú,…) có gì đặc biệt?

- Bố (mẹ, cô, chú) thấy nghề của mình có khó không? Có vất vả không? Khó khăn và vất vả nhất là khi nào?

- HS nhận xét bạn

- HS lắng nghe.

- HS trả lời - HS thực hiện.

IV.RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có):

………

………

………

--- Lớp: 1A, 1C

Đạo đức

(9)

BÀI 2 9 : PHÒNG, TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM I. MỤC TIÊU

1.Yêu cầu chung:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

- Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của ngộ độc thực phẩm.

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm.

2.Yêu cầu dành cho HSKT:

- Theo dõi, lắng nghe, biết không ăn đồ ăn chưa nấu chín.

II. CHUẨN BỊ

- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát, video clip...

gắn với bài học “Phòng, tránh ngộ độc thực phẩm”;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học HS Tiến Thành

(10)

1. Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - đọc bài "Về ngộ độc thực phẩm"

GV đặt câu hỏi: Qua bài vè trên em biết cách phòng, tránh ngộ độc nào?

- HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Có rất nhiều cách để phòng, tránh ngộ độc: không ăn thức ăn không rõ

nguồn gốc, tránh xa các loại hoá chất, không thử các thức ăn lạ, không uống thuốc quá liều,... Em cần học cách phòng, tránh ngộ độc.

2. Khám phá

Nhận diện những tình huống có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm - GV chiếu/treo tranh mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).

- GV nêu yêu cầu:

+ Em hãy quan sát tranh và cho biết những tình huống nào có thể dẫn tới ngộ

độc thực phẩm?

+ Em hãy nêu hậu quả của ngộ độc thực phẩm.

+ Theo em, còn những tình huống nào khác có thể dấn đến ngộ độc thực phẩm?

+ Em cần làm gì để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm?

- GV gợi ý để HS trả lời:

+ Có rất nhiêu nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phâm: ăn thức

-HS đọc -HS trả lời

Lắng nghe

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

- Lắng nghe

Lắng nghe

- Quan sát

- Lắng nghe

- Có nên ăn đồ ăn chưa được nấu chín hay không?

(11)

ăn không che đậy kín, uống nước chưa đun sôi, ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

+ Những nguyên nhân này gây ra hậu quả: đau bụng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kết luận: Bảo vệ thức ăn khỏi ruồi muỗi, ăn chín, uống sôi, để riêng thịt và rau quả, rửa sạch thực phẩm, rửa taỵ sạch sẽ trước khi ăn để tránh vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm.

3. Luyện tập

Hoạt động 1 Em chọn việc nên làm

- GV chiếu hoặc treo tranh của mục Luyện tập lên bảng, HS quan sát trên bảng hoặc trong SGK. Sau đó, chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Hãy quan sát các bức tranh, thảo luận và lựa chọn việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích vì sao.

- HS thảo luận, cử đại diện nhóm lên bảng, dán sticker mặt cười vào hành vi nên làm, sticker mặt mếu vào hành vi không nên làm. HS có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh, sau đó đưa ra lời giải thích cho sự lựa chọn của mình.

- GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung và sau đó đưa ra kết luận.

Kết luận:

- Việc nên làm: Rửa tay sạch trước

- Lắng nghe - Học sinh trả lời

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

HS quan sát

-HS chọn

-HS lắng nghe

- Lắng nghe

- Theo dõi

- Quan sat

- Lắng nghe

(12)

khi ăn (tranh 1); Đậy kín thức ăn để tránh ruồi (tranh 2); Uống nước đã được đun sôi (tranh 4).

- Việc không nên làm: Uống nước trực tiếp từ vòi (tranh 3); Ăn bắp ngô bị ruồi đậu (tranh 5).

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn - GV nêu yêu cầu: Em đã phòng, tránh ngộ độc thực phẩm như thế nào? Hãy chia sẻ với bạn.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết cách phòng, tránh ngộ độc thực phẩm.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 xử lí tình huống - GV giới thiệu tình huống: Hiếu và em đi hội chợ gần nhà. Em của Hiếu rất thích nước ngọt có màu xanh đỏ và đòi Hiếu mua. Nếu là Hiếu, em sẽ nói gì?

- GV gợi ý các phương án trả lời và nhận xét tính hợp lí của phương án.

1/ Em ơi, mình không nên uống nước không rõ nguồn gốc.

2/ Em ơi, vê nhà anh sẽ nói với mẹ pha nước cam cho anh em mình nhé.

3/ Em ơi, những nước này có phẩm màu độc hại mình không

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

-HS thảo luận và nêu -HS lắng nghe

-HS lắng ngh HS nêu

Lắng nghe

Lắng nghe

- Quan sát\

(13)

nên mua uống.

- GV cho HS trình bày các lời khuyên khác nhau và phân tích chọn ra lời khuyên hay nhất.

Kết luận: Không nên sử dụng đồ ăn, nước uống không rõ nguồn gốc.

Hoạt động 2 Em thực hiện một số cách phòng, tránh ngộ độc thực phẩm

- HS đóng vai nhắc nhau phòng, tránh ngộ độc thực phẩm. HS có thể tưởng tượng và đóng vai nhắc bạn cách phòng, tránh ngộ độc thực phẩm (ăn chín, uống sôi, không dùng thực phẩm quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ăn quà vặt ngoài đường,...) trong các tình huống khác nhau.

- Ngoài ra, GV có thể cho HS đưa ra những lời khuyên đối với các việc không nên làm trong phần Luyện tập.

Kết luận: Em thực hiện phòng, tránh ngộ độc thực phẩm để đảm bảo an toàn cho

bản thân.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

HS nêu

Lắng nghe

- Thảo luận đóng vai

Lắng nghe

Lắng nghe

- HS đọc

Lắng nghe

Lắng nghe

- Quan sát

Lắng nghe

Lắng nghe

- HS đọc

IV.RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có):

………

………

………

---

(14)

Lớp: 5C

Khoa học

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường. Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 140, 141 SGK.

- HS : SGK, sưu tầm thông tin, hình ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS thi hỏi đáp theo câu hỏi:

+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm ?

+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nước:

+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học chảy ra sông, biển,…

+ Sự đi lại của tàu thuyển trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,…

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Hoạt động 1:Quan sát

- GV yêu cầu HS quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và làm bài

(15)

với hình nào ? - Gọi HS trình bày.

- Chốt : Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường ? Mỗi biện pháp bảo vệ đó ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào?

Liên hệ :

+ Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?

Kết luận : Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào.

Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.

* Hoạt động 2 : Triển lãm

- GV yêu cầu HS trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thuyết trình tốt.

- Hình 1- b; hình 2 – a; hình 3 – e;

hình 4- c; hình 5 – d.

- HS nhắc lại các biện pháp đã nêu dưới mỗi hình.

- HS liên hệ- nhiều HS trả lời : giữ vệ sinh môi trường; trồng cây xanh; …

- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút) - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường ?

- HS nêu - Các em hãy viết một đoạn văn vận

động mọi người cùng chung tay, góp sức bảo vệ môi trường.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT

DẠY: ...

...

...

...

_____________________________________

Ngày soạn: 21/4/2022

Ngày dạy: Thứ ba, ngày 26 tháng 4 năm 2022

(16)

Lớp: 1A, 1B, 1C

Bài 21: Thời tiết (tiết 3) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được:

1.Yêu cầu chung:

* Về nhận thức khoa học :

- Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau . - Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết .

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh :

- Quan sát và nhận biết được ngày nắng , ngày nhiều mây , ngày mưa , ngày gió .

* Về vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học :

- Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết ( nóng , rét , mưa , nắng ) 2.Yêu cầu dành cho HSKT:

- Lắng nghe, theo dõi

II. Đồ dùng, thiết bị dạy học:

- Các hình trong SGK ,

- VBT Tự nhiên và Xã hội 1 ,

- Một số tranh ảnh hoặc video clip về các hiện tượng thời tiết ( để trình bày chung cả lớp ) ; một số bản tin dự báo thời tiết .

III. Các hoạt động dạy – học:

Tiết 3 Hoạt động 6 : Quan sát tình huống và thảo luận về sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết

* Mục tiêu

Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết .

* Cách tiến hành

- Cho HS làm việc nhóm , quan sát tình huống thể hiện qua các hình và trả lời các câu hỏi :

+ Thời tiết vào lúc bạn An tan học so với lúc đi học thay đổi như thế nào ? Nếu An không nghe lời mẹ thì điều gì sẽ xảy ra ? + Việc theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày có lợi ích gì ? Nêu ví dụ .

- GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình ,

- HS hoạt động nhóm, trả lời các câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày, lớp lắng nghe, nhận xét

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(17)

các nhóm khác góp ý , bổ sung . - GV tổng hợp lại và có thể mở rộng thêm lí do phải theo dõi dự báo thời tiết theo các vấn đề sau : Sức khoẻ con người ; Sinh hoạt hằng ngày ; Hoạt động vui chơi , giải trí ; Hoạt động lao động , sản xuất ; Hoạt động học tập .

Hoạt động 7 : Thực hành xử lí tình huống

* Mục tiêu

- Chọn được trang phục phù hợp thời tiết .

* Cách tiến hành

- Cho HS làm việc theo cặp , đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 139 ( SGK ) :

“ Dựa vào bảng dự báo thời tiết sau , nếu đến Hà Nội hoặc Đà Nẵng vào những ngày dưới đây thì em cần chuẩn bị gì ? ” - GV yêu cầu một số HS báo cáo kết quả thảo luận . Lưu ý các em cần nêu được lí do lựa chọn các đồ vật cần chuẩn bị Hoạt động 8 : Thảo luận về cách để biết được thông tin dự báo thời tiết

* Mục tiêu

Nêu được một số cách để biết được thông tin dự báo thời tiết .

* Cách tiến hành

- Cho HS thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi : Chúng ta có thể biết thông tin dự báo thời tiết bằng cách nào ?

Các em liên hệ thực tế : Ở nhà , gia đình các em có hay theo dõi dự báo thời tiết không ? Bằng cách nào ?

- GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình , các nhóm khác góp ý , bổ sung .

- GV có thể giới thiệu cho các em một số

- HS làm việc nhóm đôi

- 2, 3 HS báo cáo KQ

- HS thảo luận nhóm , trả lời câu hỏi , liên hệ thực tế

- 2, 3 HS báo cáo KQ

- Quan sát

- Theo dõi

- Theo dõi

- Theo dõi

(18)

bản tin dự báo (lấy từ báo , từ Internet , ..

) .

- GV cho HS làm câu 4 , 5 , 6 của Bài 21 ( VBT ) .

Hoạt động 9 : Tự đánh giá việc sử dụng trang phục của em có phù hợp thời tiết hay chưa ?

* Mục tiêu

- Bước đầu biết tự đánh giá việc sử dụng trang phục phù hợp thời tiết của bản thân . Có ý thức sử dụng trang phục phù hợp thời tiết .

* Cách tiến hành

- Cho HS làm việc theo nhóm đôi , mỗi em trao đổi với bạn

+ Đã khi nào em sử dụng trang phục không phù hợp với thời tiết ( ví dụ không mặc ấm khi trời lạnh , đi ngoài trời nắng mà không mang mũ , nón , ... ) hay chưa ?

+ Vì sao cần sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết ?

- GV cho HS tự đọc phần nội dung chủ yếu ở trang 139 (SGK ) . Sau đó có thể cho một số em nhắc lại .

Hoạt động 10 : Theo dõi thời tiết trong một tuần ( thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà )

* Mục tiêu

Nêu được nhận xét về thời tiết thay đổi hằng ngày .

* Cách tiến hành

- Cho HS đọc yêu cầu trong SGK . - GV hướng dẫn HS cách lập bảng theo dõi thời tiết trong một tuần theo mẫu ở trang 139 ( SGK ) ; nêu nhận xét từ kết quả em quan sát được .

- Theo dõi

- Làm VBT

- HS làm việc theo nhóm đôi trao đổi với bạn

- HS đọc, nhắc lại

- 2, 3 HS đọc YC

- HS quan sát và ghi lại kết quả, nêu nhận xét

- Quan sát

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(19)

- Ngoài ra GV cũng có thể khuyến khích các em sưu tầm bài hát , câu tục ngữ nói về thời tiết và chia sẻ với các bạn

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Giao nhiệm vụ

- Lắng nghe IV.RÚT KINH NGHIỆM ( Nếu có):

………

………

………

--- Khoa học

ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.Hiểu về khái niệm môi trường.Vận dụng kiến thức về môi trường để ứng dụng vào cuộc sống.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phiếu học tập, bảng nhóm - HS: SGK, vơ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên":

Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường(mỗi HS chỉ nêu 1 biện pháp)

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Hoạt động 1:

*Mục tiêu :Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường

* Cách tiến hành :

+ Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: “Ai - Học sinh đọc SGK và chuẩn bị.

(20)

nhanh, ai đúng”

- Giáo viên đọc từng câu hỏi trong trò chơi

“Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm.

Dòng 1: Tính chất của đất đã bị xói mòn.

Dòng 2: Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi.

Dòng 3: Là môi trường của nhiều … Dòng 4: Của cải sẵn có trong …

Dòng 5: Hậu quả mà rừng phải chịu do việc đốt rừng làm nương rẫy, …

Hoạt động 2:

Câu hỏi trắc nghiệm : Chọn câu trả lời đúng :

Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khí độc thải vào không khí?

Câu 2: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?

Câu 3: Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất ?

Câu 4: Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch ?

- Học sinh suy nghĩ trả lời.

Bạc màu đồi trọc

Rừng Tài nguyên

bị tàn phá

b, Không khí bị ô nhiễm c, Chất thải

d, Tăng cường dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu

c, Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt,..

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Qua bài học, em nắm được điều gì ? - HS nêu: Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.

- Về nhà vận dụng kiến thức đã học để vận động mọi người cùng thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀUCHỈNH

SAUTIẾTDẠY: ...

...

...

...

---

(21)

Ngày soạn: 21/4/2022

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 27/4/2022 Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

BÀI 19: CÁC MÙA TRONG NĂM ( tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau.

- Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS nghe nhạc và hát theo bài Khúc ca bốn mùa.

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe và hát theo ca khúc Khúc ca bốn mùa. Vậy có phải nước ta địa điểm nào cũng có bốn mùa không?

Mỗi mùa có những đặc điểm gì? Chúng ta se cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 19: Các mùa trong năm.

2. Luyện tập, thực hành (25p)

Hoạt động 3: Giới thiệu các mùa nơi em sống Bước 1: Làm việc nhóm 8

- GV yêu cầu một HS đặt câu hỏi về các mùa, các HS khác trả lời.

- GV gợi ý HS hỏi - đáp:

+ Nơi bạn sống có mấy mùa, là những mùa

nào?

+ Mỗi mùa đó có đặc điem gi ?

+ Có những hoạt động nào nổi bật trong mỗi mùa?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- HS nghe, hát.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày.

(22)

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác nhận, bổ sung câu trả lời.

3. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu các mùa ở địa phương em.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

ĐIỀUCHỈNH

SAUTIẾTDẠY: ...

...

...

...

--- Ngày soạn: 21/4/2022

Ngày dạy: Thứ năm ngày 28/4/2022

Hoạt động trải nghiệm

BÀI 20: EM BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (tiết 2) I . MỤC TIÊU: HS có khả năng:

- Nhận biết được các việc làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Biết bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi mình sống.

- Hình thành và rèn kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi.

- Hình thành phẩm chất trách nhiệm II

. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Băng/ đĩa bài hát: Em yêu cây xanh…

2. Học sinh: Nhớ lại những việc em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

III

. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

4’1. KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS nghe hoặc hát bài

“Em yêu cây xanh”

- HS tham gia hát theo nhạc và đưa ra câu trả lời: Chúng ta nên bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

(23)

- GV nêu câu hỏi: Khi gặp những hành động chưa tốt như bỏ cành, hái hoa,…

em sẽ làm gì?

- Dẫn vào bài học.

- Em sẽ bảo bạn đừng làm như vậy,

9’2. THỰC HÀNH

Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống -GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2/SGK để nhận diện tình huống trong mỗi bức tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra cách xử lí tình huống.

- GV quan sát xem cặp nào làm tốt và mời một số cặp lên sắm vai trước lớp thông qua trò chơi “Bạn sẽ làm gì?”.

Cách chơi: 2 bạn sẽ lên đóng 1 tình huống, sau đó hỏi cả lớp “Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì?” sau đó cả lớp xung phong nêu cách xử lí. 2 bạn đóng vai xử lí tiếp tình huống đã nêu để lớp xem cách xử lí có giống nhau không và nhận xét cách nào tốt hơn.

+Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe để nhận xét.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã sắm vai tốt

- HS quan sát, trả lời:

+ Tranh 1: Em thấy cây đang bị héo + Tranh 2: Em thấy bạn khắc hình lên cây

- HS thực hiện theo cặp

- 2 cặp HS thực hiện trước lớp theo 2 tình huống khác nhau.

- HS lắng nghe, nhận xét.

10’3. VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2:

Nêu những việc mà em đã làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- GV tổ chức trò chơi “Siêu nhân cảnh quan”.

Cách chơi: Các bạn xung phong làm siêu nhiên cảnh quan kể về những việc mình

- HS thảo luận nhóm 2.

- HS tham gia chơi.

(24)

đã làm để bảo vệ cảnh quan, sau những việc làm đó thì có cảm xúc như thế nào.

Siêu nhân nào kể được nhiều và chia sẻ được cảm xúc sẽ nhận danh hiệu “Siêu nhân cảnh quan”.

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn.

- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục vận dụng những kiến thức đã học để tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ cảnh quan thiên phù hợp với khả năng.

- GV yêu cầu HS về nhà trao đổi thêm với bố mẹ về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Tổng kết:

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được sau khi tham gia các hoạt động

-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ:

Em thực hiện công thức “Ba không” để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên:

+ Không vứt rác bừa bãi + Không chặt, phá cây xanh

+ Không khai thác cạn kiệt tài nguyên - GV giải thích thêm “Không khai thác cạn kiệt tài nguyên” nghĩa là như thế nào để HS hiểu rõ.

- HS lắng nghe

- HS chia sẻ theo kinh nghiệm mình thu được.

- HS lắng nghe, nhắc lại để ghi nhớ

2’4. Củng cố - dặn dò -Nhận xét tiết học

-Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

...

(25)

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Yêu cầu cần đạt: HS kể mạch lạc các hoạt động ở lớp học của mình, nói được cảm nghĩ khi tham gia hoạt động yêu thích ở lớp và có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết sắm vai - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục vận dụng các bước làm quen để làm quen với những bạn hoặc người

Thái độ: Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án

Yêu cầu, cách làm bài thuyết minh - Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng -> Trình

GV: Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia nào dân tộc nào để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác