• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 27/10/2020 Tiết: 17 CHƯƠNG II. TRANG TRÍ NHÀ Ở

Bài 8

SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T.1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.

- Kể tên được mọt số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu cầu đối với các khu vực chính của nhà ở.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng hợp lý sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình.

3. Thái độ:

- Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng 5. Nội dung tích hợp

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Sưu tầm các tranh ảnh về nhà ở, máy chiếu.

- Phiếu học tập

2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 1. Ổn định tổ chức(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 5/11/2020

6B 6/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.

3. Tổ chức các hoạt động học tập

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh

Nội dung

(2)

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung mà bài học hướng tới, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Giáo viên chiếu môt số hình ảnh về những người dân sống vô gia cư

-> Yêu cầu học sinh đưa ra những nhận xét xem những người trong tranh họ đang thiếu cái gì, họ cần cái gì ? Tại sao những cái đó là một trong những yêu cầu bức thiết của họ…

- Vậy nhà ở có vai trò gì đối với đời sống con người ? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu…

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: vai trò của nhà ở đối với con người.

- Kể tên được mọt số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Cho học sinh hoạt động cá nhân (2’)

- GV hỏi:

? Vì sao con người cần nơi ở, nhà ở?

- Hoạt động cá nhân (2’)

- HS trả lời dựa theo

I. Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người:

(3)

- GV cho HS thảo luận nhóm trong 3 phút câu hỏi:

? Nhìn H2.1 SGK, cho biết nhà ở có vai trò ntn đồi với con người? Với em nhà ở có ý nghĩa không? Em đã làm gì cho ngôi nhà của mình chưa?

- Yêu cầu đại diện trình bày.

- Đánh giá và chốt

? Nếu không có nhà thì em sẽ ntn?

- Gọi HS trả lời qua thực tế.

? Nhà của em có đẹp không? Lớn hay nhỏ? Nhà em có sạch sẽ không? Vì sao?

- GV chốt ý: nhà ở là nơi ta ở, sinh hoạt do đó phải sạch sẽ thoáng mát, có như vậy mới đem lại niềm vui, sức khỏe...

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi theo bàn (5’)

? Những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên là gì?

? Nêu những ảnh hưởng xấu của xã hội mà em biết?

? Thế nào là nhu cầu vật

hiểu biết riêng - HĐ nhóm (3’)

- HS thảo luận và trình bày.

+ Nhà ở là nơi....

+ Em rất yêu nhà của em, vì nhà em là nơi cho em rất nhiều tình cảm

+ Em luôn dọn dẹp nhà cửa...

- Chú ý nghe, ghi bài

- HĐ cá nhân (1’)

- HS trả lời: không thể ở, không thể tránh mưa gió, không có sự yêu thương, lo lắng của gia đình...

- HS trình bày về ngôi nhà của mình

- HĐ cặp đôi theo bàn (5’)

- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội và là nơi đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.

(4)

chất và nhu cầu tinh thần?

- Đại diện HS trình bày kết quả.

- Đánh giá, nhận xét và nêu thêm: Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của con người. Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam đều ghi nhận quyền có nhà ở của công dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng đó và khuyến khích người dân cải thiện điều kiện ở.

- Cử đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Mưa, gió, bão, tuyết…

- Cờ bạc, ma túy, trộm cắp…

- Nhu cầu cât chất: ăn, uống, ở, mặc…(nhu cầu ta có thể cầm, nắm, nhìn, nghe được)

- Nhu cầu tinh thần: sự dạy dỗ, tình yêu thương, quan tâm (nhu cầu chỉ có thể cảm nhận được)

- HS lắng ghe

- GV đặt vấn đề: Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng, nhà ngói hay nhà tranh… cũng cần phải sắp xếp hợp lí, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình sao cho mỗi thành viên đều cảm thấy thoải mái, thuận tiện và xem nơi đó là tổ ấm của mình.

- Cho học sinh hoạt động cá nhân (2’)

? Kể tên những sinh hoạt bình thường của gia đình em?

? Nhà em thường có những khu vực nào?

- Chú ý nghe.

- HĐ cá nhân (2’).

- HS kể: ăn cơm, tắm, giặt, xem ti vi, học bài…

- HS kể theo đặc điểm các khu vực của nhà mình.

- HĐ cặp đôi (2’)

II. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở:

1. Phân chia các khu vực sinh hoạt trong gia đình.

- Chỗ sinh hoạt chung, tiếp khách nên rộng, thoáng mát, đẹp.

- Chỗ thờ cúng cần trang trọng, nhà chật có thể bố trí giá gắn vào tường.

- Chỗ ngủ, nghỉ

(5)

- Gọi cá nhân học sinh trả lời.

- GV: chốt ý, đưa ra các khu vực chính thường có trong nhà ở.

- HĐ cặp đôi (2’)

? Phân chia các khu vực sinh hoạt trong gia đình thành mấy khu vực.

- Gọi đại diện báo cáo.

- Đánh giá.

? Nếu nhà chúng ta quá chật, chúng ta cần đặt nơi thờ cúng ở đâu?

- GV kết luận và chốt.

- GV cho HS đọc ví dụ SGK trang 35, phân tích cùng HS.

? Ở nhà em, các khu vực sinh hoạt trên được bố trí như thế nào.

- Chia thành 7 khu vực chính: Chỗ sinh hoạt chung, thờ cúng, ngủ, nghỉ, ăn, uống, khu vực bếp, khu vệ sinh và chỗ để xe, kho.

- HS trả lời: đặt trong phòng khách, kê trên tường hoặc làm dàn để.

- Ghi bài

- HS đọc

- Kể thực tế gia đình mình hoặc qua quan sát được.

thường được bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh.

- Chỗ ăn, uống đặt gần bếp hoặc trong bếp ăn.

- Khu vực bếp phải sáng sủa, sạch sẽ, luôn có đủ nước sạch và thoát nước tốt.

- Khu vệ sinh: đặt xa nhà, hay kết hợp nhà tắm.

- Chỗ để xe, kho nên bố trí nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (8') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Giáo bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập:

Hãy ghi các khu vực sinh hoạt và các sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực của nhà em vào bảng dưới đây:

Lời giải:

CÁC KHU VỰC CHÍNH

SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC TRONG TỪNG KHU VỰC

1 Sinh hoạt chung, tiếp khách

Rộng rãi, thoáng mát, đẹp

2 Thờ cúng Trang trọng, có thể gắn trên tường 3 Ngủ, nghỉ Bố trí nơi riêng biệt, yên tĩnh

(6)

4 Ăn uống Gần bếp hoặc trong bếp

5 Bếp Sáng sủa, sạch sẽ, đủ nước sạch và thoát nước

6 Vệ sinh Bố trí riêng biệt, kín đáo.

7 Chỗ để xe, kho Kín đáo, chắc chắn, an toàn

Em hãy nhận xét cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực của nhà em đã hợp lí chưa và cần điều chỉnh như thế nào?

Lời giải:

Cách sắp xếp đồ đạc của nhà em chưa hợp lí, nhiều đồ đạc còn để bừa bãi không đúng với nơi đang chứa. Cần điều chỉnh khắc phục là dọn dẹp để nhà cửa được gọn gàng hơn.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Hãy quan sát những khu vực trong nhà ở của gia đình em và một số gia đình xung quanh nơi em ở. Từ đó rút ra nhận xét về việc bố trí các khu vực đó.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè để trả lời câu hỏi sau:

- Vì sao người dân ở vùng cao thường làm kiểu nhà sàn?

- Em hiểu câu “An cư,lạc nghiệp” như thế nào?

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

(7)

* Về học bài câu 1;2 SGK .Xem bài 8 phần 2;3 –SGK trang 35- 38 và sưu tầm tranh hình 2.2- 2.6.SGK.

- Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.

- 1 số ví dụ về cách sắp xếp nhà ở hợp lý,…

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

(8)

Ngày soạn: 30/10/2020 Tiết: 18 SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T.2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.

- Kể tên được mọt số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu cầu đối với các khu vực chính của nhà ở.

- Phân biệt được một số kiểu nhà ở thông thường ở nước ta.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng hợp lý sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình.

3. Thái độ:

- Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng 5. Nội dung tích hợp

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, bảo vệ môi trường.

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Sưu tầm các tranh ảnh về nhà ở, máy chiếu; Phiếu học tập 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 1. Ổn định tổ chức (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 7/11/2020

6B 10/11/2020

2. Kiểm tra bài cũ (3’): Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

(9)

3. Tổ chức các hoạt động học tập

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh

Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung mà bài học hướng tới, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Giáo viên chiếu môt số hình ảnh về cách xắp xếp đồ đạc hợp lý và không hợp lý?

- Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng. Nhà ngói hay nhà tranh… cũng cần phải sắp xếp hợp lí, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình…

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.

- Kể tên được mọt số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu cầu đối với các khu vực chính của nhà ở.

(10)

- Phân biệt được một số kiểu nhà ở thông thường ở nước ta.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Nhắc lại kiến thức ở tiết trước.

? Nhắc lại cách phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình.

- GV yêu cầu hs nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế.

? Nếu nhà chật chúng ta cần bố trí nhà ntn là hợp lí?

? Hãy ví dụ cụ thể?

? Đồ đạc để thế nào là hợp lí nhất?

? Tại sao phải chừa lối đi?

- THGDMT: không cần nhà ở chúng ta phải to thì mới bố trí hợp lí mà chỉ cần một ngôi nhà lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng, bố trí theo từng không gian, vậy là đã rất đẹp.

Bản thân chúng ta cần có thói quen ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp.

- Tích hợp môi trường: Cần sắp xếp đồ đạc hợp lí tạo cho môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện.

- 7 khu vực ở bài trước.

- Nhà chật nên dùng bình phong...

- HS trả lời: Có thể ngăn giữa phòng ngủ với phòng khách bằng miếng ri đô...

- Kê đồ đạc cần chú ý chừa lối đi lại.

- HS trả lời: phòng khi có chuyện gấp ta có thể nhanh chóng di chuyển, đi lại cho thoải mái, nếu nhà có trẻ em để tránh va chạm…

II. Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.

2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.

- Nhà chật nên dùng bình phong, màn chắn gió.. phân chia các khu vực sinh hoạt

- Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi lại.

3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ

(11)

- Nhà ở nông thôn, thành phố, thị trấn, xã (không dạy vì không phù hợp học sinh), hướng dẫn học sinh đọc thêm SGK.

- GV yêu cầu học sinh đọc SGK và liện hệ thực tế.

? Nhà sàn của miền núi thì ntn?

- Treo sơ đồ, hướng dẫn học sinh quan sát các vị trí sinh hoạt của nhà sàn.

- Phân tích:

+ Phần sàn để ở và sinh hoạt.

+ Dưới sàn: trước kia thường làm cột buộc trâu, bò, nuôi súc vật để bảo vệ nhưng rất mất vệ sinh. Ngày nay đã được đặt xa nhà và có thể xây dựng 1 phần dưới sàn thành kho để dụng cụ lao động.

VD: Một số nhà vẫn buộc trâu, bò ở cột nhà.

- GV giáo dục: trước đây họ còn nuôi gia súc dưới sàn ->

bệnh tật. Chúng ta không nên làm như thế.

? Mô tả nhà ở của gia đình em.

- GV: nhận xét, và nêu thêm một vài ví dụ thực tế ở địa phương.

- HS tự nghiên cứu SGK.

- Nghiên cứu, liên hệ.

- Phần sàn dùng để ở và sinh hoạt chung

- Dưới sàn: thường dùng chứa dụng cụ lao động

- Quan sát sơ đồ.

- Mô tả gia đình mình.

đạc trong nhà ở của Việt Nam.

c. Nhà ở miền núi.

- Phần sàn dùng để ở và sinh hoạt chung.

- Dưới sàn: thường dùng để chứa đựng một số đồ vật, dụng cụ lao động…

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thảo luận nhóm

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập

- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

(12)

Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.

- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/33.

- GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút thảo luận và hoàn thành :

Trong nhà ở, một vài khu vực có thể đ ược bố trí chung trong cùng một khu vực. Hãy ghép các khu vực trong nhà ở cho dưới đây thành từng nhóm sao cho phù hợp nhất.

A. Nơi thờ cúng F. Nơi học tập

B. Nơi tiếp khách G. Nơi tắm giặt

C. Nơi ngủ, nghỉ H. Nơi làm kho

D. Nơi nấu ăn I. Nơi vệ sinh

E. Nơi ăn uống J. Nơi chăn nuôi.

- Nhóm thảo luận xem nếu cần ghép ba khu vực trong nhà ở với nhau thì đó là những khu vực nào và có khu vực nào không thể ghép chung được với các khu vực khác.

- Nhóm thảo luận biện pháp phân chia khu vực trong điều kiện nhà ở chỉ có một hoặc hai phòng. Khi đó, có những khu vực nào không thể bố trí trong nhà ở được.

- Gợi ý: Có thể dùng vách ngăn bằng gỗ mỏng, rèm, tủ đứng... để chia khu vực tạm thời.

- HS báo cáo kết quả những việc mà mình đã làm.

- Bài tập: Đánh dấu (x) vào cột Nên/Không nên trong bảng sau về việc sắp xếp hợp lí đồ đạc trong nhà ở.

STT Sắp xếp đồ đạc trong nhà Nên Không nên 01 Kê giường gần cửa ra vào

02 Kê giường gần cửa sổ 03 Kê tủ chắn cửa sổ

04 Kê ti vi trong phòng khách 05 Kê bàn học trong phòng khách 06 Khu vệ sinh bố trí trước nhà và đầu

hướng gió

07 Nhà chật chội thì không thể sắp xếp đồ đạc hợp lí.

08 Bàn học có thể bố trí trong phòng ngủ

09 Phòng ngủ nên bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

(13)

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng

tạo 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Giả sử em có một phòng riêng 10m2 và một số đồ đạc gồm một giường cá nhân, một tủ đầu giường, một tủ quần áo, một bàn học, hai ghế, một giá sách.

Em hãy sắp xếp đồ đạc trong phòng như thế nào để thuận tiện cho sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

- Đề xuất ý tưởng bố trí lại một vài khu vực trong nhà ở của gia đình em sao cho khoa học và hợp lí hơn. Trao đổi, bàn bạc với gia đình về ý tưởng của em và cách thực hiện.

- Trao đổi với người thân, bạn bè để cho biết vì sao người dân ở vùng cao thường làm nhà kiểu nhà sàn?

- Giáo viên chia nhóm, sau đó mỗi nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra sơ đồ thiết kế, bố trí khu vực trong nhà ở.

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

*. Về học bài và trả lời các câu hỏi SGK.Xem trước bài 9: Thực hành- Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở –SGK trang 39 và sưu tầm tranh .

- Chuẩn bị: Sơ đồ hình 2.7.SGK trang 39 và một số mẫu bìa giáo viên đã hướng dẫn.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Kĩ thuật: Động não, đặt câu

Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan, vấn đáp.. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao

Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan!. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực

Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan1. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao

Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan?. Định hướng phát triển năng lực: Năng

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực: Năng