• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 Ngày soạn: 2/03 /2022

Ngày dạy: Thứ hai, ngày 07 tháng 03 năm 2022 Buổi sáng

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1.

- Điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).Giúp Hs phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho HS.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc

Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi

"Chiếc hộp bí mật" với nội dung: Mỗi HS đọc đoạn văn ngắn kể về 1 tấm gương hiếu học trong đó có sử dụng phép lược để

liên kết câu.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài –

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động thực hành:

(28 phút)

Bài 1:HĐ nhóm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài và bài làm mẫu.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập.

- Gọi HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.

- HS thảo luận theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.

a. Yêu nước:

Con ơi, con ngủ cho lành.

Mẹ đi gánh nước rửa bành con voi Muốn coi lên núi mà coi

Quan sát, lắng nghe

(2)

Coi bà Triệu Ẩu cỡi voi đánh cồng.

b. Lao động cần cù:

Có công mài sắt có ngày nên kim.

c. Đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.

d. Nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Bài 2: HĐ trò chơi - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi

“Hái hoa dân chủ”.

- Mỗi HS xung phong lên trả lời bốc thăm một câu ca dao hoặc câu thơ

+ Đọc câu ca dao hoặc câu thơ

+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ

+ Trả lời đúng một từ hàng ngang được nhận một phần thưởng

+Trả lời đúng ô hình chữ S là người đạt giải cao nhất.

- GV nhận xét đánh giá

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại

- HS nghe GV hướng dẫn

- HS chơi trò chơi, giải các câu tục ngữ, ca dao, thơ.

- HS chơi trò chơi - HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

Quan sát, lắng nghe

c ầ u k i ề u

k h á c g i n g

n ú i n g ồ i

x e n g h i ê n g

t h ư ơ n g n h a u

c á ư ơ n

n h k ẻ c h o

n ư ớ c c ò n

l ạ c h n à o

v ữ n g n h ư c â y

n

t h ư ơ n g

t h ì n ê n

ă n g ạ o

u ố n c â y

c ơ đ

n h à c ó n ó c

(3)

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.

- Yêu cầu HS về nhà học thuộc câu ca dao, tục ngữ và chuẩn bị bài sau.

- Sưu tầm thêm các câu ca dạo, tục ngữ thuộc chủ đề trên.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.

- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo cho HS.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu (3’)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" Kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu

chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: - 2 học sinh nối tiếp

Quan sát, lắng nghe

(4)

(8’)* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài.

- Giáo viên chia sẻ đề bài.

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.

- Giáo viên hướng dẫn HS phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng.

- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK

- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình kể.

nhau đọc đề bài.

Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.

Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.

- 5 học sinh nối tiếp nhau đọc

- Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn.

3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)

*Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Kể chuyện .

- GV giúp đỡ các Hs gặp khó khăn bằng các câu hỏi gợi ý.

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện - GV nhận xét đánh giá

3. Hoạt động vận dụng (3’) - Nhận xét tiết học.

- Tìm đọc thêm các câu chuyện khác có nội dung nêu trên

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Học sinh kể cá nhân - Các nhóm cử đại diện thi kể, đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

(5)

- Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân. HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5.

- Giúp HS phát triển năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung như sau:

Một bạn nêu một số thập phân bất kì, gọi bạn khác bạn đó phải nêu được một số thập phân khác lớn hơn số thập phân đó.

- GV nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm

- Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm - GV nhận xét chữa bài Bài 4a: HĐ cá nhân

- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chữa bài.Yêu cầu

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm miệng. Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.

- HS tiếp nối nhau trình bày

- Viết số thập phân có:

- Cả lớp làm vào vở

- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả

a. 8,65 b. 72,493 c. 0,04

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

(6)

HS nêu cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân.

- Nêu nhận xét về số chữ số 0 trong mẫu số của phân số thập phân và số chữ số của phần thập phân viết được.

Bài 5: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả

- GV nhận xét Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả

- GV kết luận

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Nêu giá trị của các hàng của những số thập phân sau: 28,024;

145,36; 56,73

- Về nhà tự viết các số thập phân và phân tích cấu tạo của các số đó.

- Viết các số sau dưới dạng số thập phân

- Cả lớp làm vào vở.

- Cho 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả, cách làm

a. 0,03

100 3 

10

3 = 0,3

100

4 25 = 4,25

1000

2002 = 2,002

- HS đọc, chia sẻ yêu cầu + Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số thập phân.

- Cả lớp làm vào vở

- GV gọi HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả:

78,6 > 78,59 28,300 = 28,3

9,478 < 9,48 0,916

> 0,906

- HS làm bài rồi báo cáo kết quả

- Kết quả như sau:

74,60 ; 284,43 ;401,25 ; 104,00

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

Quan sát, lắng nghe

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---

(7)

Lịch sử

LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.

-Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng

- GV: Ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK.

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ Ngọc

Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng" : Tại sao Mĩ ném bom nhằm huỷ diệt Hà Nội?(Mỗi HS chỉ nêu một nguyên nhân)

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) Hoạt động1: Vì sao Mĩ phải

kí hiệp định Pa- ri? Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa- ri - Nêu nguyên nhân dẫn đến sự kéo dài của hội nghị Pa-ri?

- HS thảo luận nhóm, báo cáo trước lớp

- Sau những đòn bất ngờ, choáng váng trong tết Mậu thân 1968, Mĩ buộc phải th- ương lượng với hai đoàn đại biểu của ta. Nhưng với dã tâm tiếp tục xâm chiếm nước ta, Mĩ tìm cách trì hoãn,

Quan sát, lắng nghe

(8)

- Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri?

- Lễ kí hiệp định Pa-ri được diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

- Trước kí hiệp định Pa- ri, ta đã có hiệp định nào, ở đâu, bao giờ?

Hoạt động 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Pa- ri

- Hãy thuật lại diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri

- Phân biệt cờ đỏ sao vàng với cờ nửa đỏ, nửa xanh giữa có ngôi sao vàng?

Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri về Việt Nam

- Nêu ý nghĩa lịch sử của hiệp dịnh Pa-ri về Việt Nam.

không chịu kí hiệp định.

Cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh Việt Nam kéo dài nhiều năm.

- Chỉ sau những thất bại nặng nề ở hai miền Bắc, Nam trong năm 1972, Mĩ mới buộc phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình.

- Được diễn ra tại thủ đô Pa- ri, thủ đô nước Pháp vào ngày 27-1-1973.

- Trước kí hiệp định Pa- ri ta đã có hiệp định Giơ - ne-vơ (Thuỵ Sĩ) Vào ngày 21-7- 1974

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận

- Đại diện HS trong nhóm thuật lại trước lớp

- Cờ đỏ sao vàng : cờ Tổ quốc

- Cờ nửa đỏ, nửa xanh: cờ của Mặt trận dân tộc dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

+ Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Miền Nam.

+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược:

Đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam.

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - GV chốt lại ND bài

- Nhận xét giờ học,giao bài về nhà.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện - Tìm hiểu thêm nội dung của

hiệp định Pa-ri về Việt Nam.

- HS nghe và thực hiện

(9)

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

_____________________________

MÔN: ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Trung thực: dám bảo vệ cái đúng cái tốt.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tình huống, câu chuyện, tranh ảnh có liên quan đến cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

-Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HĐ Ngọc Ánh

1/ Hoạt động mở đầu

- GV cho HS nghe bài hát Không xả rác của nhạc sĩ Đông Phương Tường.

- Nêu câu hỏi:

+ Trong bài hát nhắc tới những việc làm nào?

+ Em có suy nghĩ gì về việc làm đó?

- GV chốt và dẫn dắt giới thiệu vào bài:

Bảo vệ cái đúng, cái tốt.

2/ Khám phá: 14’

Hoạt động 1: Phân tích câu chuyện

* Mục tiêu: HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ.

* Cách tiến hành:

- GV chiếu cho HS xem Clip về Cậu bé Phạm Trọng Đạt khơi thông rác ở miệng cống ngày 17/6/2020 ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời.

+ Không xả rác, làm vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định.

+ HS trả lời theo suy nghĩ ...

- HS quan sát.

Quan sát, lắng nghe

Quan sát,

(10)

- Sau khi HS xem clip xong, GV hỏi: Các em có biết đây là ai không?

- Gv giới thiệu: Cậu bé trong clip là Phạm Trọng Đạt, 12 tuổi, sống ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vào ngày 17/6/2020, trên đường đi học về, giữa trời mưa, cậu thấy rác lấp miệng cống làm nước không thoát kịp nên đã dừng lại và dùng tay dọn sạch rác rưởi, bùn đất để

nước mưa thoát nhanh, hạn chế ngập úng.

- Cho HS thảo luận nhóm với các câu hỏi sau:

a/ Vì sao bạn Đạt lại làm như vậy?

b/ Việc làm của bạn thể hiện điều gì?

c/ Em hãy kể những việc làm đúng và tốt mà em biết.

- GV nhận xét phần làm nhóm.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, rút nội dung bài: Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, cái tốt. Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới ngày càng tốt đẹp hơn.

Những người biết bảo vệ cái đúng, cái tốt xứng đáng được mọi người tôn trọng.

- Mời HS nhắc lại nội dung.

- Gv lưu ý: Các em cần chú ý an toàn cho bản thân mình khi làm những việc như bạn Đạt.

Hoạt động 2: Quan sát tranh (16 phút)

* Mục tiêu: HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống trong các tranh dưới đây? Vì sao?

+ Tranh 1: Một bạn nam đang bắt nạt em nhỏ.

+ Tranh 2: Một bạn nữ dắt cụ già qua đường.

+ Tranh 3: Các bạn học sinh quyên góp đồ dung để tặng học sinh vùng khó khăn.

+ Tranh 4: Một bạn nữ đang giảng bài cho bạn.

+ Tranh 5: Một bạn nữ đang khuyên bạn

- HS trả lời theo hiểu biết của các em.

- HS tự làm việc cá nhân sau đó thảo luận, trao đổi, chia sẻ trong nhóm để trả lời các câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

(11)

nam không nên bẻ cây xanh.

+ Tranh 6: Bạn nam không tắt quạt khi rời khỏi phòng.

- Gv cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để nhận biết đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm chưa đúng và giải thích vì sao.

- GV nhận xét phần thảo luận nhóm.

- GV mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức

- HS tự làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn.

- Đại diện nhóm trình bày.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - GV nhận xét giờ.

- Cho HS đọc ghi nhớ.

- Dặn HS chuẩn bị bài thực hành

- HS nghe Quan sát,

lắng nghe 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Tìm hiểu các hoạt động bảo vệ hòa bình trên thế giới.

- HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

_________________________________________- Ngày soạn: 2/03 /2022

Ngày dạy: Thứ ba, ngày 08 tháng 03 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

a.Yêu cầu chung

- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân.

- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(cột 2,3), bài 3(cột 3,4), bài 4. Giups Hs phát triển năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

(12)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ngọc

Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Phản xạ nhanh": Một bạn nêu một phân số thập phân, một bạn viết số thập phân tương ứng . - GV nhận xét

- Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Giáo viên nhận xét , kết luận

Bài 2(cột 2,3): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

Bài 3(cột 3,4): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

- Viết các số đo sau dưới dạng phân số thập phân.

- Học sinh tự làm vào vở sau đó chia sẻ kết quả

a) 0,3 = 10

3 ; 0,72 = 100

72 1,5 =

10

15 ; 0,347 = 1000 0,347 b) 2

1 = 10

5 ; 5 2 =

10 4 ;

4 3 =

100 75 ;

25 6 =

100 24

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài, chia sẻ kết quả phần chát

a) 0,5 = 50%

8,75 = 875 % b) 5% = 0,05 625 % = 6,25

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.

- Học sinh làm vở

- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm:

a) 4

3giờ = 0,75 giờ.

4

1 phút = 0,25 phút.

(13)

Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét , kết luận

Bài tập chờ

Bài 5: HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả

- GV kết luận

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Viết các số thập phân sau dưới dạng tỉ số phần trăm(theo mẫu):

0,018 = 1,8% 15,8 =...

0,2 =... 11,1 =...

- Về nhà tìm thêm các bài toán về tỉ số phần trăm để

làm.

b) 10

3 km = 0,3 km ;

5

2 kg = 0,4 kg

- Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

- HS cả lớp làm vở

- 2 HS làm bài phần chát, chia sẻ cách làm:

a) 4,203 ; 4,23 ; 4,5 ; 4,505 b) 69,78 ; 69,8 ; 71,2 ; 72,1

- HS tự làm bài rồi báo cáo kết quả

- Cách làm: Viết 0,1 <...< 0,2 thành 0,10 <....< 0,20. Số vừa lớn hơn 0,10 vừa bé hơn 0,20 có thể là 0,11 ; 0,12 ;...; 0,19....Theo yêu cầu của bài chỉ cần chọn một trong các số trên để điền vào chỗn chấm, ví dụ: 0,1 < 0,15 < 0,2.

- HS nêu:

0,018 = 1,8% 15,8 = 1580%

0,2 = 20% 1,1 = 110%

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Tập đọc ĐẤT NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).

(14)

- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc 1 đoạn trong bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện đọc:

(12phút)

- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm bài thơ.

- Cho HS luyện đọc khổ thơ trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.

- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm cách ngắt nghỉ.

GV tổ chức cho HS luyện đọc cách ngắt nghỉ.

- GV cho HS đọc chú giải - HS đọc theo cặp

- GV đọc diễn cảm toàn bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - Ghi bảng

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc cách ngắt nghỉ.

- HS đọc chú giải - HS đọc theo cặp - HS theo dõi

Quan sát, lắng nghe

3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

- HS trả lời các câu hỏi:

1. Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?

- Những từ ngữ nói lên điều đó?

2.Nêu một hình ảnh đẹp và vui về

- HS đọc bài, TLCH, chia sẻ kết quả

- Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai.

- Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm

Quan sát, lắng nghe

(15)

mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba.

3. Tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến?

4. Nêu một hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.

5. Nêu nội dung chính của bài thơ

?

- GVKL nội dung bài thơ.

4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ.

- Giáo viên chọn luyện đọc diễn cảm 1- 2 khổ thơ.

- Thi đọc diễn cảm - Luyện học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng.

5. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh tiếp tục học bài thơ.

- Về nhà đọc bài thơ cho mọi người trong gia đình cùng nghe

mới.

- buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, ..

- Gió thổi rừng tre phấp phới

- Trời thu thay áo mới - Trong biếc nói cười thiết tha.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá, làm cho trời cũng thay áo mới cũng nói cười như con người.

- Lòng tự hào về đất nước.

+ Trời xanh đây là của chúng ta

+ Núi rừng đây là của chúng ta

- Tự hào về truyền thống bất khuất dân tộc:

+Nước những người chưa bao giờ khuất

- Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

- Học sinh đọc lại.

- Cả lớp theo dõi và tìm đúng giọng đọc.

- HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm - Học sinh nhẩm từng khổ, cả bài thơ.

- Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ thơ.

- HS nhắc lại - HS nghe

- HS nghe và thực hiện

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

(16)

...

...

...

_____________________________

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để

tả cây chuối trong bài văn.Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

-Chăm chỉ, trung thực, cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"

nêu tên các loại cây mà em biết (Mỗi HS chỉ nêu tên một loại cây)

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS mở vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài tập 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc bài văn Cây chuối mẹ và các câu hỏi cuối bài

+ Cây chuối trong bài được miêu tả theo trình tự nào?

+ Còn có thể tả cây chuối theo trình tự nào nữa?

+ Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

+ Còn có thể quan sát cây bằng

- 2 học sinh đọc nối tiếp nội dung bài 1.

- Hs chia sẻ trình bày.

+ Từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con  chuối to  cây chuối mẹ.

+ Còn có thể tả cây chuối theo trình tự tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

+ Cây chuối trong bài đ- ược tả theo ấn

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

(17)

những giác quan nào nữa?

+ Hình ảnh so sánh?

+ Hình ảnh nhân hoá.

- Giáo viên nhấn mạnh Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những từ ngữ:

+ Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người: đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng.

+ Chỉ hoạt động của người: đánh động cho mọi người biết, đưa, đành để mặc.

+ Chỉ những bộ phận đặc trưng của người: cổ, nách.

Bài tập 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - GV lưu ý cho HS: chỉ viết một đoạn văn ngắn, chọn tả một bộ phận của cây: lá hoặc hoa, quả, rễ, thân.

- Yêu cầu HS giới thiệu về bộ phận của cây mình định tả.

- Muốn viết được đoạn văn hay cần lưu ý điều gì?

- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc vật thật.

- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS khi tả, có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian.

tượng của thị giác (thấy hình dáng của cây, lá, hoa... ).

+ Để tả cây chuối ngoài việc quan sát bằng mắt, còn có thể quan sát cây chuối bằng xúc giác, thính giác (để tả tiếng khua của tàu chuối mỗi khi gió

thổi ), vị giác (để tả vị chát của quả chuối xanh, vị ngọt của trái chuối chín), khứu giác (để tả mùi thơm của chuối chín....)

+ Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời;

Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn; Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non...

+ Nó là cây chuối to, đĩnh đạc; chưa bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ; cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết…

- Đọc yêu cầu bài.

- HS nối tiếp nhau giới

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

(18)

- Trình bày kết quả - GV nhận xét chữa bài

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn - GV cùng HS nhận xét, bổ sung 3.Hoạt động vận dụng:(3 phút) - Chia sẻ với mọi người cấu tạo của bài văn tả cây cối.

- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở; chuẩn bị viết bài văn tả cây cối trong tiết học tới.

thiệu

- Phải có câu mở đoạn, kết đoạn, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để miêu tả.

- HS quan sát

- HS làm bài, 1 HS làm bài phần chát

- HS làm bảng nhóm đọc bài làm

- Một số học sinh đọc đoạn văn đã viết.

- HS nghe và thực hiện

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

___________________________

HĐNGLL

VẼ TRANH, LÀM BƯU THIẾP CHÚC MỪNG BÀ , MẸ, CHỊ EM GÁI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

a.Yêu cầu chung

- Có những hiểu biết nhất định về ngày 8-3.

- Vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

- Biết ý nghĩa của việc tặng quà b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: UDCNTT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động GV Hoạt động HS HĐ Ngọc

Ánh 1. HĐ mở đầu:

- Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể

- Ban tổ chức giới thiệu thể lệ cuộc thi

2.HS thực hành vẽ tranh, làm bưu

- Hát tập thể

- HS chuẩn bị theo nhóm

Quan sát, lắng nghe

(19)

thiếp. Hướng dẫn cách làm:

- GV giới thiệu và hướng dẫn HS làm bưu

thiếp hoặc vẽ tranh để tặng bà, mẹ, chị em

gái nhân dịp 8/3:

+ Gấp đôi tờ bìa màu

+ Mặt ngoài tờ bìa dùng bút màu vẽ đường

diềm. Bên trong đường diềm có thể

vẽ hoặc

xé dán giấy màu thành các họa tiết để trang

trí cho đẹp. Trang trí hoa, loài vật, đồ vật

người thân yêu thích.

+ Mặt trong tờ bìa trang trí và chừa khoảng

trắng để ghi lời chúc tốt đẹp tới người thân

- GV gợi ý HS có thể vẽ tranh tặng bà, mẹ, chị em gái nhân ngày 8/3;

trồng hoa cảnh tặng và những thành tích học tập tốt là món quà ý nghĩa nhất.

- GV hướng dẫn HS cách tặng tranh, bưu

thiếp tự làm cho bà, mẹ, chị em gái.

- GV theo dõi giúp đỡ HS làm hoàn thành

sản phẩm 3.Đánh giá:

- Tuyên dương HS 4. HĐ vận dụng:

- Nhận xét cách làm việc của HS - Sưu tầm bài hát,thơ,truyện kể về Đảng và mùa xuân

- HS chú ý lắng nghe -HS quan sát các bước làm bưu thiếp chúc mừng để thực hành tốt.

- HS có thể nghe và lựa chọn hình thức làm quà tặng.

- HS lưu ý để tặng quà lịch sự ,yêu thương nhất.

- HS thực hành làm sản phẩm theo ý thích về tặng bà, mẹ, chị em gái.

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

(20)

Ngày soạn: 2/03 /2022

Ngày dạy: Thứ tư, ngày 09 tháng 03 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng. Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc

Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi

"Điền đúng, điền nhanh" lên bảng viết các số sau dưới dạng phân số thập phân:

23,23; 10,01; 24,001;

12,3; 24,123 - GV nhận xét - Giới thiệu bài

- Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn.

HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi.

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu

-Yêu cầu HS làm bài tập

- 2 HS đọc

- HS làm bài vào vở,

-1 HS làm phần chát lớp, sau đó chia sẻ Lớn hơn mét Mét Bé hơn mét

Quan sát, lắng nghe

(21)

- GV nhận xét chữa bài - Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lư- ợng.

* GV cho học sinh chốt lại kiến thức

- Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần .

Bài 2a: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- GV nhận xét chữa bài.

Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng.

Bài 3(a,b,c; mỗi câu một dòng).

- HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chốt lại kiến thức

hiệu km hm dam m dm cm mm

Quan hệ giữa các đơn vị đo

- Viết theo mẫu

- HS làm bài. 1 HS làm phần chát lớp, chia sẻ cách làm

a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1km = 1000m 1kg = 1000g 1 tấn = 1000kg

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) - HS làm bài vào vở.

- 3 HS làm bài phần chát lớp, chia sẻ cách làm

a. 1827m = 1km 827m = 1,827km b. 34dm = 3m 4dm = 3,4m c. 2065g = 2kg 65g = 2,065kg

Quan sát, lắng nghe

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút) - GV cho HS vận dụng

làm bài:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm

2030m = ....km 150 g .... 0,15kg

750m = ...km 3500g .... 3,5kg

- HS làm bài

2030m = 2,03km 150 g = 0,15kg 750m = 0,75km 3500g = 3,5kg

Quan sát, lắng nghe

- Về nhà ôn lại các kiến thức về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, vận dụng vào thực tế cuộc

- HS nghe và thực hiện

(22)

sống.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Luyện từ và câu

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để

liên kết câu, thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.BT1 chỉ tìm tữ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

-Chăm chỉ, trung thực và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"

nêu lại các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ trong BT2.

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, thảo luận theo câu hỏi:

+ Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?

- GVKL: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

Cả lớp đọc thầm lại.

- HS làm bài theo cặp, chia sẻ kết quả

+ Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.

+ Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2

Quan sát, lắng nghe

(23)

trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.

Bài 2: HĐ cá nhân

+ Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên?

- GV nói: Những từ ngữ có tác dụng nối các câu trong bài được gọi là từ nối.

Ghi nhớ

- GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ của bài.

- Gọi HS đọc Ghi nhớ.

- Nêu ví dụ minh họa

- HS làm bài cá nhân và chia sẻ trước lớp

+ Các từ ngữ : tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời,…

- 3 HS đọc ghi nhớ - HS đọc thuộc lòng

- Cho HS tự nêu VD để

nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.

Quan sát, lắng nghe

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn; dãy ngoài tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu, dãy trong tìm từ ngữ nối ở 4 đoạn cuối, chú ý tìm QHT hoặc từ ngữ thể hiện MQH giữa các đoạn.

- Trình bày kết quả

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc cá nhân. 2 HS làm bài vào phần chát

- HS làm bài vào bảng nhóm gắn bài lên bảng, trình bày.

Lời giải:

+ Đoạn 1 : từ nhưng nối câu 3 với câu 2

+ Đoạn 2 : từ vì thế ( ở câu 4 ) nối đoạn 2 với đoạn 1;

từ rồi nối câu 5 với câu 4.

+ Đoạn 3: từ nhưng (ở câu 6) nối đoạn 3 với đoạn 2; từ rồi nối câu 7 với câu 6.

+ Đoạn 4 : từ đến ( ở câu 8 ) nối đoạn 4 với đoạn 3.

+ Đoạn 5 : từ đến nối câu

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

(24)

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế.

- GV chia sẻ các từ thay thế HS tìm được

- GV nhận xét chữa bài

4. Hoạt động vận dụng:(3 phút) - GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt

- Chia sẻ với mọi người về cách sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu - Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 câu có sử dụng các từ ngữ nối để

liên kết câu.

11 vớicâu 9,10;

từ sang đến nối câu 12 với các câu 9, 10, 11.

+ Đoạn 6: từ mãi đến nối câu 14 với câu 13.

+ Đoạn 7 : từ đến khi (ở câu 15) nối câu 15 với câu 16, nối đoạn 7 với đoạn 6.

Từ rồi nối câu 16 với câu 15.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc cá nhân - Nối tiếp nhau phát biểu.

- Lời giải:

+ Dùng từ nh ưng để nối là không đúng. + Phải thay từ nh

ưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

Tập làm văn

TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Nắm được cấu tạo bài văn tả cây cối. Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Chăm chỉ, trung thực, cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính

(25)

2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây ( lá, hoa, quả, rễ, thân).

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS nghe

- HS nghe - HS mở vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Hướng dẫn HS làm bài - GV nêu đề bài.

- Yêu cầu HS chọn một trong các đề bài đã cho.

- Yêu cầu HS đọc gợi ý

- GV lưu ý HS: Em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.

* HS làm bài

- Yêu cầu HS làm bài

- GV quan sát uốn nắn tư thế ngồi của HS

- GV giúp đỡ HS yếu

* Thu bài: Hs chụp bài nộp zalo riêng của cô

- 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK. Cả lớp đọc thầm.

- Nhiều HS nói về đề văn em chọn.

- 1 HS đọc gợi ý (Tìm ý cho bài văn). Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp làm bài vào vở

Quan sát, lắng nghe

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - GV nhận xét tiết làm bài của HS.

- Yêu cầu HS về nhà đọc trước nội dung tiết 1 của tuần Ôn tập và kiểm tra Tuần 28

- Về nhà chọn một loài cây khác để tả cho hay hơn.

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

(26)

...

...

...

Ngày soạn: 2/03 /2022

Ngày dạy: Thứ năm, ngày 10 tháng 03 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG ( Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1a: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận

- Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân . Bài 2: HĐ cá nhân

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

- HS tự làm bài, 1 HS làm phần chát, chia sẻ kết quả a. 4km 382m = 4,382km 2km 79m = 2,079km 700m = 0,7km

- Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân

Quan sát, lắng nghe

(27)

- HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài

- GV nhận xét, kết luận

- Củng cố cách viết số đo khối lượng

dưới dạng số thập phân . Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài.

- GV chốt lại kết quả đúng

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả

- GV kết luận

- HS tự làm bài, 1 HS làm phần chát, chia sẻ cách làm a. 2kg 350g = 2,35 kg 1kg 65g = 1,065kg b. 8 tấn 760kg = 8,76 tấn 2 tấn 77kg = 2,077 tấn - Viết số thích hợp vào chỗ chấm

- HS làm bài vào vở, a) 0,5m

= 50cm

b) 0,075km = 75m

c) 0,064kg = 64g d) 0,08tấn = 80kg

- HS làm bài

- HS chia sẻ kết quả a) 3576m = 3,576km b) 53cm = 0,53m c) 5360kg = 5,36 tấn d) 657g = 0,657kg

Quan sát, lắng nghe

3.Hoạt động vận dụng:(3 phút) - Cho HS vận dụng làm bài tập sau:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

0,15m =....cm 0,00061km

=...m

0,023 tấn = ...kg 7,2g =....kg - Về nhà ôn lại bảng đợn vị đo độ dài và đo khối lượng, áp dụng vào thực tế.

- Chuẩn bị bài: Ôn trước bảng đơn vị đo diện tích.

- HS nêu:

0,15m = 15cm 0,00061km

= 0,61m

0,023 tấn = 23kg 7,2g = 0,0072kg

- HS thực hiện

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_____________________________

(28)

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2). Đọc trôi chảy, l- ưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- GD học sinh tình yêu quê hương, đất nước.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Đất nước"

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2: Tìm ví dụ để điền vào bảng tổng kết sau:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Bài tập yêu cầu làm gì ?

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.

- HS trả lời - HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

Cả lớp đọc thầm.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm

+ Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép) - HS nêu.

Quan sát, lắng nghe

Quan sát,

(29)

- Thế nào là câu đơn? Câu ghép ? - Có những loại câu ghép nào ?

- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

+ Câu ghép không dùng từ nối

+ Câu ghép dùng từ nối - HS làm bài vào vở, 1 HS đại diện làm bài bảng lớp.

- HS nhận xét, chia sẻ - Các kiểu cấu tạo câu - Câu đơn

Ví dụ:

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

- Câu ghép

+ Câu ghép không dùng từ nối

Ví dụ:

Lòng sông rộng, nước xanh trong.

+ Câu ghép dùng từ nối Ví dụ:

Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được 5, 6 phát.

Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép:

Trời rải mây trắng nhạt, biểm mơ màng dịu hơi sương.

- Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học.

- HS nêu: câu ghép

- HS nghe và thực hiện

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

____________________________

Khoa học

SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. Viết được sơ đồ chu trình sinh sản của ếch

(30)

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Giáo dục HS ý thức ham tìm hiểu khoa học.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng ph, Máy tính

2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"

với nội dung là:

+ Kể tên một số côn trùng ? + Nêu cách diệt gián, ruồi ? - GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch

- Ếch thường sống ở đâu?

- Ếch đẻ trứng hay đẻ con?

- Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?

- Ếch đẻ trứng ở đâu?

- Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?

- Tại sao chỉ những gia đình sống gần hồ, ao mới có thể nghe tiếng ếch kêu?

Hoạt động 2: Chu trình sinh sản của ếch.

- GV tổ chức cho HS hoạt động - Gọi HS trình bày chu trình sinh sản của ếch.

- HS hoạt động cặp đôi + Ếch sống được cả trên cạn và dưới

nước. Ếch thường sống ở ao, hồ, đầm lầy.

+ Ếch đẻ trứng.

+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa hè.

+ Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt

nước.

+ Ếch thường kêu vào ban đêm nhất là sau những trận mưa mùa hè.

+ Vì ếch thường sống ở bờ ao, hồ. Khi nghe tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái đến để cùng sinh sản. ếch cái đẻ trứng ngay xuống ao, hồ.

- Các HSquan sát hình minh họa trang 116, 117

Quan sát, lắng nghe

Quan sát, lắng nghe

(31)

- GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực hoạt động

- Nòng nọc sống ở đâu?

- Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau?

Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.

- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ chu trình của ếch vào vở

- Trình bày kết quả - GV nhận xét, bổ sung.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Ếch là loài vật có lợi hay có hại ?

- Em cần làm gì để bảo vệ loài động vật này ?

SGK để nêu nội dung từng hình.

- HS trình bày

ếch Trứng

Nòng nọc + Nòng nọc sống ở dưới nước.

+ Khi lớn, nòng nọc mọc chân sau trước, chân trước mọc sau.

- HS làm việc cá nhân, từng HS vẽ sơ đồ chu trình của ếch vào vở.

- HS vừa chỉ vào sơ đồ mới vẽ vừa trình bày chu trình sinh sản của ếch với bạn bên cạnh.

- HS nêu: Éch là loài vật có lợi vì chúng thường ăn các loài sâu bọ, côn trùng,...

- HS nêu: Khuyên mọi người hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đánh bắt bừa bãi,...

Quan sát, lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

___________________________________________

Ngày soạn: 2/03 /2022

Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 11 tháng 03 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

a.Yêu cầu chung

- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng). Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

(32)

- HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3(cột 1). Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

b.Yêu cầu dành hskt:

- Quan sát, lắng nghe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: UDCNTT, Bảng phụ, Máy tính 2. Học sinh: SGK, VBT, Điện thoại ( Máy tính).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

Ngọc Ánh 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa chúng.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

Quan sát, lắng nghe 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài.

- Yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích

- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS làm bài, 1 HS lên điền vào bảng phụ, sau đó chia sẻ trước lớp

- HS đọc xuôi, ngược bảng đơn vị đo diện tích.

Qua n sát, lắng nghe

km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2

1 km 2

= 100hm2

1 hm 2

= 100dam2

= 1 100 km2

1 dam 2

= 100m2

= 1 100 hm2

1m 2

= 100dm2

= 1

100dam2

1 dm 2

= 100cm2

= 1 100m2

1 cm 2

= 100mm2

= 1 100 dm2

1 mm 2

= 1 100 cm2

- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?

Bài 2(cột 1): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chữa bài.

- Hai đơn vị diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần.

- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS tự làm bài.

- 2 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ a.1m2 = 100dm2 = 10000cm2

(33)

Bài 3 (cột 1): HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm - GV nhận xét chữa bài.

- Yêu cầu HS chi sẻ nêu cách làm cụ thể một số câu

Bài tập chờ:

Bài 3(cột 2,3): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài

- GV nhận xét

1m2 = 1000000mm2 1ha = 10000 m2

1km2 = 100ha = 1000000 m2 b.1m2 = 0,01dam2

1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha 1m2 = 0,000001km2

- Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta

- HS tự làm bài

- 2 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả a) 65 000 m2 = 6,5 ha

b) 6 km2 = 600 ha

- HS làm bài, báo cáo kết quả cho GV 846000m2 = 84,6ha

5000m2 = 0,5ha 9,2km2 = 920ha 0,3km2 = 30ha 3.Hoạt động vận dụng:(3 phút)

- Hai đơn vị diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?

- HS nêu - Về nhà tìm hiểu thêm về các đơn vị

đo diện tích khác.

- HS nghe và thực hiện

- VD: sào, mẫu, công đất, a,...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng giải bài toán có lời văn.Giups hs phát triển năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy

- Hình thành ba năng lực chung (Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.) và phát triển năng lực đặc thù (Năng

Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ,