• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) | Giải Tập bản đồ 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) | Giải Tập bản đồ 12"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 12 – THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (tiếp theo)

Bài 1 trang 19 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Dựa vào hình 12 trong SGK Địa lí 12 và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc miền địa lí tự nhiên nào của Việt Nam.

Lời giải:

- Hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc miền địa lí tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Bài 2 trang 20 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Lựa chọn và nêu những biểu hiện rõ nét của các thành phần tự nhiên phân hóa theo độ cao và hoàn thành bảng sau.

Các thành phần tự nhiên

Các đai Khí hậu Đất Sinh vật

Nhiệt đới gió mùa chân núi (600- 700m)

Cận nhiệt đới gió mùa trên núi (600- 700m đến 2600m)

Cận nhiệt đới gió mùa trên núi (trên 2600m)

Lời giải:

(2)

Các thành phần tự nhiên Các đai

Khí hậu Đất Sinh vật

Nhiệt đới gió mùa chân núi (600-700m)

Khí hậu nhiệt đới, to cao, mùa hạ nóng (TB

>25oC), độ ẩm thay đổi tùy nơi.

Hai nhóm đất chính:

- Đất phù sa (24% diện tích) - Đất feralit (>60% diện tích)

Gồm các HST rừng nhiệt đới:

- Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

- Rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô.

Cận nhiệt đới gió

mùa trên núi

(600- 700m

đến 2600m)

600-700m đến 1600-

1700m

- Khí hậu mát mẻ, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng

Đất feralit có mùn, chua, tầng đất mỏng.

Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.

Chim thú cận nhiệt phương bắc có lớp lông dày.

>1600- 1700m

Khí hậu lạnh hơn do sự phân hóa khí hậu theo độ cao

Đất mùn

Rừng kém phát triển. Xuất hiện cây ôn đới, chim di cư thuộc hệ

Himalaya.

(3)

Cận nhiệt đới gió mùa trên núi (trên 2600m)

- Mang tính chất ôn đới.

- Tổng to năm <450oC, quanh năm to <15oC, mùa đông to <5oC.

Chủ yếu là đất mùn thô.

Các loài thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

Bài 3 trang 20 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Hãy hoàn thành bảng dưới đây để nêu rõ đặc trưng cơ bản của miền.

C Á C M I Ề N Đ

Ị A

L Í T Ự N H I Ê N

Ranh giới và phạm vi miền Các đặc trưng cơ bản

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc

Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung

Bộ

Miền Nam Trung Bộ và

Nam Bộ

(4)

Lời giải:

C Á C M

I N Đ

A L

Í T N H I Ê N

Ranh giới và phạm

vi miền

Các đặc trưng cơ bản

Miền Bắc và

Đông Bắc Bắc Bộ

Tả ngạn sông Hồng, gồm đồng bằng sông Hồng và vùng núi Đông Bắc

- Địa hình: Đồi núi thấp, hướng vòng cung, thung lũng sông lớn, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều, thời tiết thất thường.

- Sông ngòi: dày đặc, hướng vòng cung

- Khoáng sản: giàu có (than đá, đá vôi, thiếc, chì, dầu khí)

- Sinh vật: nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cảnh quan thay đổi theo mùa.

- Thiên tai: khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định

Miền Tây Bắc và

Bắc Trung

Bộ

Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã

- Địa hình: núi cao là chủ yếu, độ dốc lớn, cắt xẻ mạnh, hướng tây bắc-đông nam có cao nguyên, lòng chảo.

Ven biển có đồng bằng nhỏ hẹp, đầm phá, vịnh.

- Khí hậu: ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, hiệu ứng phơn, tính nhiệt đới tăng, mùa mưa lùi về thu đông.

- Sông ngòi: sông nhỏ, ngắn và dốc, có lũ tiểu mãn - Khoáng sản: sắt, crom, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng

- Sinh vật: rừng còn tương đối nhiều, có thành phần của thực vật phương Nam.

- Thiên tai: bão lũ, trượt lở đất, hạn hán

(5)

Miền Nam Trung

Bộ và Nam

Bộ

Từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam

- Địa hình: phức tạp gồm khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu nhiều vịnh biển sâu, đảo ven bờ.

- Khí hậu: cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, phân chia hai mùa mưa-khô rõ rệt.

- Sông ngòi: khá phát triển, nhiều sông lớn hướng tây bắc-đông nam, tây-đông.

- Khoáng sản: dầu khí, boxit

- Sinh vật: rừng cây họ Dầu, thú lớn (voi, hổ, bò rừng).

Rừng ngập mặn (trăn, rắn, cá sấu đầm lầy), thủy sản đa dạng.

- Thiên tai: xói mòn, rửa trôi đất, ngập lụt mùa mưa, thiếu nước mùa khô.

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vùng đồng bằng ven biển - Đồng bằng Bắc Bộ và và đồng bằng Nam Bộ: mở rộng, bằng phẳng, thềm lụa địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi

Bài 2 trang 23 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Nêu vai trò, ý nghĩa kinh tế và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta.. *

Bài 3 trang 27 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Nêu một số biện pháp mà Nhà nước đã thực hiện trong thời gian vừa qua về phân bố lại dân cư trong

Đội ngũ công nhân lành nghề còn thiếu Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền

Bài 3 trang 31 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước

* Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp của nước ta phân theo cây hàng năm và cây lâu năm trong giai đoạn 1980 – 2008 (trước khi

- Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động của nước ta luôn ở trạng thái ổn định, chỉ thay đổi một chút không đáng kể theo hướng giảm

Bài 1 trang 42 sách Tập bản đồ Bài tập và thực hành Địa lí 12: Căn cứ vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy điền các điều kiện sinh thái nông nghiệp và hướng chuyên