• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân | Giải bài tập Sinh học 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 10 Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân | Giải bài tập Sinh học 10"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi ▼ trang 74 SGK Sinh học 10: Dựa vào hình 18.2, hãy giải thích do đâu mà nguyên phân lại có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống y hệt tế bào mẹ.

Lời giải:

- Ở pha S của kì trung gian, ADN và nhiễm sắc thể nhân đôi hình thành NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử (crômatit)

- Kì sau của quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.→ Như vậy, từ một tế bào mẹ ban đầu có bộ NST lưỡng bội (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST (2n) giống y hệt tế bào mẹ.

(2)

Bài tập cuối bài

Câu 1 trang 75 SGK Sinh học 10: Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào, nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

Lời giải:

- Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.

+ Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2.

+ Quá trình nguyên phân gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) và phân chia tế bào chất.

- Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 2 trang 75 SGK Sinh học 10: Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?

Lời giải:

(3)

Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để thu gọn lại và dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào.

Câu 3 trang 75 SGK Sinh học 10: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?

Lời giải:

Nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy thì các nhiễm sắc tử của NST kép không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con. Điều này làm cho tế bào con mang NST kép hình thành tế bào tứ bội (4n).

(4)

Câu 4 trang 75 SGK Sinh học 10: Nêu ý nghĩa của nguyên phân.

Lời giải:

- Ý nghĩa sinh học:

+ Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản, từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống y hệt nhau.

+ Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

+ Giúp cơ thể tái sinh các mô hoặc các cơ quan bị tổn thương.

- Ý nghĩa thực tiễn:

+ Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…

+ Ứng dụng nuôi cấy mô đạt hiệu quả cao.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Các NST kép trong cặp tương đồng tập trung song song thành 2 hàng trên MPXĐ của thoi phân bào... BÀI 10:

+ Nguyên phân: là hình thức phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, trừ các tế bào sinh dục ở vùng chín, gồm 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì

Kì sau - Các NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào Kì cuối - Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng. là

- Xác định được kí hiệu NST trong mỗi tế bào ở pha G 1 /kì đầu/ kì giữa/kì cuối của 1 tế bào có bộ NST 2n thực hiện nguyên phân bình thường.. - Xác định

Trong nuôi cấy không liên tục, pha nào trong sự sinh trưởng của vi khuẩn có số lượng tế bào trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gianA. Trong nuôi

Hợp tử và tế bào sinh dưỡng Câu 27: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:.. Kì giữa của lần phân

Một tế bào Ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu.. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới

không có pha tiềm phát và pha suy vong.(1 đ) -Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải thường xuyên bbổ sung vào môi trường nuôi cấy các chất