• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9 (mới 2022 + Bài Tập): Nguyên phân

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 9 Bài 9 (mới 2022 + Bài Tập): Nguyên phân"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 9: NGUYÊN PHÂN

I. BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ TRONG CHU KÌ TẾ BÀO 1. Chu kì tế bào

- Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.

- Bao gồm: Kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).

+ Kì trung gian: chiếm phần lớn thời gian của chu kì tế bào, trong đó tế bào lớn lên và có sự nhân đôi NST.

+ Nguyên phân: là hình thức phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể, trừ các tế bào sinh dục ở vùng chín, gồm 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối). Trong nguyên phân, có sự phân chia NST và tế bào chất, tạo ra 2 tế bào mới.

2. Biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào

(2)

Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kì tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó:

- Từ kì trung gian NST bắt đầu co xoắn đến kì giữa NST co xoắn cực đại.

- Từ kì sau NST bắt đầu dãn xoắn đến kì trung gian NST dãn xoắn cực đại.

II. NHỮNG DIỄN BIẾN CƠ BẢN CỦA NST TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

1. Kì trung gian

- Tại kì trung gian, NST ở trạng thái duỗi xoắn cực đại và có sự nhân đôi tạo thành NST kép.

- Bộ NST tại kì trung gian sau khi nhân đôi NST: 2n NST kép.

Tế bào ở kì trung gian

(3)

2. Nguyên phân

Các kì Diễn biến

Kì đầu

- NST kép bắt đầu co xoắn; trung tử tiến về 2 cực của tế bào, thoi vô sắc hình thành;

Màng nhân và nhân con biến mất.

- Tế bào chứa 2n NST kép.

Kì giữa

- NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.

- Tế bào chứa 2n NST kép.

Kì sau

- Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.

- Tế bào chứa 4n NST đơn.

Kì cuối

- NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện; thoi vô sắc biến mất.

- Mỗi tế bào con chứa 2n NST đơn.

→ Kết quả: Từ một tế bào mẹ mang 2n NST sau 1 lần nguyên phân tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ.

III. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào, có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với tế bào và cơ thể:

- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào lớn lên, sinh trưởng và phát triển các mô, cơ quan.

(4)

- Nguyên phân tạo ra các tế bào mới để thay thế các tế bào già và giúp tái sinh các bộ phận bị tổn thương.

- Nguyên phân là phương thức duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào ở những loài sinh sản hữu tính.

- Nguyên phân là cở sở của hình thức sinh sản vô tính.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào ở ở giai đoạn kì trước giảm phân 2 là AA. Phân bào giảm nhiễm còn được gọi

- Đối với các tế bào có khả năng phân chia, vòng đời của chúng bao gồm kì trung gian và thời gian nguyên phân (4 kì), sự lặp lại của vòng đời này gọi là chu kì tế bào, do

TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Trả lời câu hỏi 1 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 92 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tổng

Câu 2: Kì nào sau đây được xem là thời kì sinh trưởng của tế bào trong quá trình nguyên phân.. Kì

Hợp tử và tế bào sinh dưỡng Câu 27: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:.. Kì giữa của lần phân

Một tế bào Ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu.. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới

-Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào: nguyên phân giúp: Tăng số lƣợng tế bào -> giúp cơ thể sinh trƣởng và phát triển ,Tái sinh những mô hoặc các cơ quan

không có pha tiềm phát và pha suy vong.(1 đ) -Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải thường xuyên bbổ sung vào môi trường nuôi cấy các chất